VIẾT VĂN BẢN THUYẾT MINH VỀ MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC
Đề bài
ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:
Mưa Xuân Trên Biển
Mưa xuân trên biển, thuyền yên chỗ,
Tôm cá chắc đầy phiên chợ mai,
Sắm tết, thuyền về dăm khóm đỗ;
Đảo xa thâm thẩm vệt mưa dài.
Thuyền đậu thuyền đi hạ kín mui,
Lưa thưa mưa biển ấm chân trời
Chiếc tàu chở đá về bến Cảng
Khói lẩn màu mây tưởng đảo khơi.
Em bé thuyền ai ra giỡn nước,
Mưa xuân tươi tốt cả cây buồm.
Biển bằng không có dòng xuôi ngược,
Cơm giữa ngày mưa gạo trắng thơm.
Hồng Gai, 1-1959
Bài thơ “Mưa Xuân Trên Biển” được trích trong tập “Đất nở hoa”, xuất bản năm 1960. Bài thơ miêu tả vẻ đẹp yên bình, ấm no của người dân chài với tôm, cá đầy khoang, cơm gạo trắng thơm …
Trả lời các câu hỏi sau (Theo ma trận của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Câu 1: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
Câu 2: Đề tài của bài thơ là gì?
Câu 3:Chỉ ra những từ láy trong bài thơ.
Câu 4: Hình ảnh được gợi ra trong câu thơ: “Lưa thưa mưa biển ấm chân trời”là gì?
Câu 5: Các danh từ: thuyền, tàu ,được tác gỉa sử dụng trong bài thơ có điểm gì giống và khác nhau? Ý nghĩa của hai hình ảnh ấy?
Câu 6: Biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong câu thơ : “Mưa xuân tươi tốt cả cây buồm” là gì?
Câu 7: Hai câu thơ cuối bài gợi ra cuộc sống như thế nào?
Câu 8:Nhận xét của em về thái độ, tình cảm của nhà thơ với hình ảnh hiện ra trong khổ thơ cuối.
LÀM VĂN (4,0 điểm)
Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 600 chữ) thuyết minh về tác phẩm trên
Hướng dẫn đáp án chi tiết
ĐỌC – HIỂU
Câu 1: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là tác giả
Câu 2: Đề tài : Mùa xuân (Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người)
Câu 3:Chỉ ra những từ láy trong bài thơ: thâm thẩm, lưa thưa
Câu 4: Hình ảnh được gợi ra trong câu thơ: “Lưa thưa mưa biển ấm chân trời”là:
Trước mặt những hạt mưa nhỏ- nhẹ- ít đang trải khắp không gian, xa xa phía chân trời cod dấu hiệu vừng dương đang chuẩn bị lan toả=> tạo ra một bức tranh với không gian đẹp,lãng mạn, nên thơ và tràn đầy niềm tin vào tương lai tươi sáng.
Câu 5: Các danh từ: thuyền, tàu ,được tác gỉa sử dụng trong bài thơ có điểm giống và khác nhau:
Giống: đều chỉ phương tiện sinh sống, hoặc chuyên chở xuất hiện trên biển.
Khác:
+ Thuyền: nhỏ bé
+ Tàu: to lớn hơn
Ý nghĩa:hai hình ảnh tượng trưng cho cuộc sống của nhân dân đang đà phát triển đi lên, bộc lộ niềm vui sướng, phấn khởi trước sự đổi thay theo hướng tích cực của đất nước.
Câu 6: Biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong câu thơ : “Mưa xuân tươi tốt cả cây buồm” là : Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Câu 7: Hai câu thơ cuối bài gợi ra cuộc sống: No đủ, vui tươi, đầm ấm của người dân làng chài ven biển
Câu 8: Nhận xét của em về thái độ , tình cảm của nhà thơ với hình ảnh hiện ra trong khổ thơ cuối:
Thái độ,tình cảm của tác giả: yêu mến, trân trọng, ngợi ca, phấn khởi trước cuộc sống tươi đẹp của nhân dân
Nhận xét: Đó là thái độ tình cảm vô cùng cao đẹp, ý nghĩa, giúp gợi trong ta niềm tin tưởng vào cuộc sống của nhân dân, thêm yêu Tổ quốc, yêu cuộc sống mới.
LÀM VĂN (Đảm bảo các luận điểm cơ bản dưới đây, yêu cầu hướng dẫn chi tiết)
Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
– Giới thiệu vị trí Huy Cận trong nền thơ ca hiện đại
– Giới thiệu tác phẩm “ Mưa xuân trên biển”
Thân bài:
* Giới thiệu ngắn gọn về quê quán, gia đình, con người, sự nghiệp văn chương của tác giả
– Huy Cận (31 tháng 5 năm 1919 – 19 tháng 2 năm 2005),tên khai sinh là Cù Huy Cận,ông sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo gốc nông dân dưới chân núi Mồng Gà, bên bờ sông Ngàn Sâu (thượng nguồn sông La) ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn sau đó thuộc huyện Đức Thọ (nay là xã Ân Phú, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh. là một chính khách, từng giữ nhiều chức vụ lãnh đạo cao cấp trong chính phủ Việt Nam , đồng thời cũng là một trong những thi sĩ xuất sắc nhất của phong trào Thơ mới. Ông từng là Viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới và Chủ tịch Ủy ban Liên hiệp các Hiệp hội Văn học Việt Nam giai đoạn 1984-1995.
– Sáng tác của Huy Cận trước Cách mạng tháng 8 mang nét sầu não, buồn thương. Còn sau Cách mạng tháng 8 thơ Huy Cận đã lột xác hoàn toàn, trở nên mới mẻ và tràn đầy sức sống. Có thể thấy rằng các sáng tác của Huy Cận luôn bám sát hiện thực cuộc sống, thời đại
* Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác và thể loại của tác phẩm
Bài thơ “Mưa Xuân Trên Biển” được trích trong tập “Đất nở hoa”, xuất bản năm 1960. Lúc đó, đất nước ta ở miền Bắc đang bước vào thời kì xây dựng chế độ mới xã hội chủ nghĩa với biết bao han hoan phấn khởi. Bài thơ là cảm xúc dạt dào của thi nhân trước thế vận hội mới của đất nước
* Trình bày giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm
– Bài thơ mở ra trước mắt người đọc ở khổ thơ đầu là bức tranh làng chài với những con thuyền về bến tôm cá đầy khoang, tâm trạng náo nức của người dân biển chuẩn bị đón Tết, vui xuân. Tiếp đến là bức tranh cảng biển tấp nập thuyền tàu đến đi cùng hình ảnh bầu trời mưa xuân hừng sáng phía chân trời ở khổ thơ thứ hai. Khép lại tác phẩm là bức tranh cận cảnh về một gia đình thuyền chài với hình ảnh ngây thơ hồn nhiên của một bé thơ đùa chơi cùng sóng nước cũng như bữa cơm gạo trắng thơm- biểu tượng về cuộc sống no đủ của nhân dân.
– Từ ba bức tranh tươi đẹp của thiên nhiên hoà cùng cuộc sống con người ấy, nhà thơ bộc lộ niềm vui sướng hân hoan của mình khi ngắm nhìn đất nước, thiên nhiên và con người đang đổi thay từng giờ, từng ngày.Đó cũng là niềm tin vào chế độ mới, tin vào con đưởng mà Bác đã tìm ra cho cả dân tộc của nhà thơ. Bài thơ là tình yêu quê hương đất nước, tự hào về cong người, tự hào về cuộc sống mới của thi nhân.
– Về nghệ thuật, “Mưa xuân trên biển”là thi phẩm kết tinh tài năng hồn thơ Huy Cận sau Cách mạng tháng Tám. Với thể thơ bảy chữ, cách ngắt nhịp 4/3 đã tạo nên một nhịp điệu nhẹ nhàng, êm ái cho bài ca mùa xuân. Không những thế, cấu tứ của bài thơ cũng rất độc đáo, hình ảnh giàu sức gợi và có tính khái quát cao…….
Kết bài: Khẳng định đóng góp của tác phẩm cho nền văn học hoặc cho đời sống văn hóa của đất nước và thế giới.
– Bài thơ đúng là hình ảnh “ đất nở hoa”, là sự chuyển biến của hồn thơ Huy Cận đến với cuộc đời.
– Nó khẳng định vị trí của tác giả trong thi đàn dân tộc.
Bài viết tham khảo:
Đến với vườn hoa muôn sắc muôn hương của văn học Việt Nam hiện đại, người đọc không thể không chú ý đến bông hoa “ Mưa xuân trên biển” của Huy Cận . Một đoá hoa bình dị mà ngát hương thơm, tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cận sau Cách mạng tháng Tám.
Huy Cận (31 tháng 5 năm 1919 – 19 tháng 2 năm 2005),tên khai sinh là Cù Huy Cận,ông sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo gốc nông dân dưới chân núi Mồng Gà, bên bờ sông Ngàn Sâu (thượng nguồn sông La) ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn sau đó thuộc huyện Đức Thọ (nay là xã Ân Phú, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh. là một chính khách, từng giữ nhiều chức vụ lãnh đạo cao cấp trong chính phủ Việt Nam , đồng thời cũng là một trong những thi sĩ xuất sắc nhất của phong trào Thơ mới. Ông từng là Viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới và Chủ tịch Ủy ban Liên hiệp các Hiệp hội Văn học Việt Nam giai đoạn 1984-1995.
Sáng tác của Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám mang nét sầu não, buồn thương. Còn sau Cách mạng, thơ ông đã lột xác hoàn toàn, trở nên mới mẻ và tràn đầy sức sống. Có thể thấy rằng các sáng tác của Huy Cận luôn bám sát hiện thực cuộc sống, thời đại
Bài thơ “Mưa Xuân Trên Biển” nằm trong tập “Đất nở hoa”, xuất bản năm 1960. Lúc đó, đất nước ta ở miền Bắc đang bước vào thời kì xây dựng chế độ mới xã hội chủ nghĩa với biết bao han hoan phấn khởi. Bài thơ là cảm xúc dạt dào của thi nhân trước thế vận hội mới của đất nước
Bài thơ mở ra trước mắt người đọc ở khổ thơ đầu là bức tranh làng chài với những con thuyền về bến tôm cá đầy khoang, tâm trạng náo nức của người dân biển chuẩn bị đón Tết, vui xuân. Tiếp đến là bức tranh cảng biển tấp nập thuyền tàu đến đi cùng hình ảnh bầu trời mưa xuân hừng sáng phía chân trời ở khổ thơ thứ hai. Khép lại tác phẩm là bức tranh cận cảnh về một gia đình thuyền chài với hình ảnh ngây thơ hồn nhiên của một bé thơ đùa chơi cùng sóng nước cũng như bữa cơm gạo trắng thơm- biểu tượng về cuộc sống no đủ của nhân dân.
Từ ba bức tranh tươi đẹp của thiên nhiên hoà cùng cuộc sống con người ấy, nhà thơ bộc lộ niềm vui sướng hân hoan của mình khi ngắm nhìn đất nước, thiên nhiên và con người đang đổi thay từng giờ, từng ngày.Đó cũng là niềm tin vào chế độ mới, tin vào con đưởng mà Bác đã tìm ra cho cả dân tộc của nhà thơ. Bài thơ là tình yêu quê hương đất nước, tự hào về cong người, tự hào về cuộc sống mới của thi nhân.
Về nghệ thuật, “Mưa xuân trên biển”là thi phẩm kết tinh tài năng hồn thơ Huy Cận sau Cách mạng tháng Tám. Với thể thơ bảy chữ, cách ngắt nhịp 4/3 đã tạo nên một nhịp điệu nhẹ nhàng, êm ái cho bài ca mùa xuân. Không những thế, cấu tứ của bài thơ cũng rất độc đáo. Cấu tứ của độc đáo của “mxtb” được bộc lộ ngay từ nhan đề. Nó giúp ta nhận ra mạch nguồn của tp được gọi lên từ một ngày mưa xuân, thi nhân đứng trước biển trời rộng lớn của vùng biển Quảng Ninh, nhìn cảnh vật thiên nhiên và cuộc sống của người dân mà thi hứng dạt dào. Để rồi từ đó, trong 3 khổ thơ lần lượt hiện lên hình ảnh của thiên nhiên và con người trước cuộc sống tươi đẹp. Hệ thống hình ảnh trong bài thơ giàu sức gợi và có tính khái quát cao như: “thuyền”,” tàu”,“cây buồm”, “ gạo trắng thơm”,… Cách cảm nhận của nhân vật trữ tình từ xa đến gần rất sinh động, nhiều ý nghĩa. Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, bộc lộ những rung động chân thành, sâu sắc của nhà thơ.
Bài thơ đúng là hình ảnh đất nước đang “ nở hoa”, là sự chuyển biến của hồn thơ Huy Cận đến với cuộc đời.Thi phẩm góp phần quan trọng trong việc khẳng định vị trí của tác giả trên thi đàn dân tộc.