Viết văn bản thuyết minh về tác phẩm Hoa cỏ may Xuân Quỳnh

VIẾT VĂN BẢN THUYẾT MINH VỀ MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC

 Đề bài

ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

Hoa cỏ may

Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ,
Không gian xao xuyến chuyển sang mùa.
Tên mình ai gọi sau vòm lá,
Lối cũ em về nay đã thu.

Mây trắng bay đi cùng với gió,
Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ.
Đắng cay gửi lại bao mùa cũ,
Thơ viết đôi dòng theo gió xa.

Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may
Áo em sơ ý cỏ găm đầy
Lời yêu mỏng mảnh như màu khói,
Ai biết lòng anh có đổi thay?

(Thơ Xuân Quỳnh, Kiều Văn chủ biên, NXB Đồng Nai, 1997)

Trả lời các câu hỏi sau (Theo ma trận của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Câu 1: Xác định thể thơ được sử dụng trong của văn bản

Câu 2: Bài thơ nói về đề tài gì?

Câu 3: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?

Câu 4: Thiên nhiên trong bài thơ được khắc họa qua những chi tiết nào?

Câu 5: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu thơ sau:
Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ

Câu 6: Nhận xét bức tranh mùa thu trong bài thơ.

Câu 7: Tâm trạng của nhân vật trữ tình lúc giao mùa là tâm trạng như thế nào?

Câu 8: Có người cho rằng “Tình chỉ đẹp khi còn dang dở”. Anh/chị có đồng tình không? Tại sao?

LÀM VĂN (4,0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 600 chữ) thuyết minh về tác phẩm trên

Hướng dẫn đáp án chi tiết  

ĐỌC – HIỂU

Câu 1. Thể thơ: 7 chữ

Câu 2. Bài thơ nói về đề tài Tình yêu

Câu 3. Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là em – người con gái dạo trên lối đi đầy hoa cỏ may

Câu 4. Thiên nhiên trong bài thơ được khắc họa qua những chi tiết: Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ, vòm lá, mây trắng, gió, trời biếc, hoa cỏ may

Câu 5. Biện pháp tu từ so sánh: “Lòng như trời biếc

– Tác dụng: Phép so sánh được khéo léo dùng để lấy một hình ảnh trừu tượng là “lòng người” so sánh với hình ảnh cụ thể “trời biếc”. Màu xanh gợi ngay cho ta đến niềm tin và hy vọng. Bởi lẽ mỗi một màu sắc có một thứ ngôn ngữ riêng, hiểu được ngôn ngữ của sắc màu đó bằng chính những rung động của trái tim, của cảm tính. Màu xanh trong câu thơ này gợi cho người đọc hình dung về tấm lòng thuần khiết của tình yêu thuở ban đầu.

Câu 6. Bức tranh mùa thu trong bài thơ thơ mộng, mơ màng với vẻ đẹp nhẹ nhàng, êm dịu của thiên nhiên tiết trời thu.

Câu 7. Tâm trạng của nhân vật trữ tình lúc giao mùa là tâm trạng suy tưu, lo âu và cũng rất đỗi trăn trở, băn khoăn, nghi ngờ về tình yêu.

Câu 8.  HS thể hiện quan điểm cá nhân

Lí giải hợp lí

LÀM VĂN (Đảm bảo các luận điểm cơ bản dưới đây, yêu cầu hướng dẫn chi tiết)

Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả Xuân Quỳnh, tác phẩm Hoa cỏ may

Thân bài:

* Giới thiệu ngắn gọn về quê quán, gia đình, con người, sự nghiệp văn chương của tác giả

Xuân Quỳnh (1942 – 1988)

– Mồ côi mẹ từ nhỏ, sống với bà nội, khao khát tình yêu thương.

– Một trong số ít gương mặt thơ trẻ thời chống Mĩ.

– Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường.

* Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác và thể loại của tác phẩm

– Bài thơ được sáng tác vào năm 1969, khi Xuân Quỳnh đang sống ở Hà Nội.

– Bài thơ là một tác phẩm nổi tiếng của Xuân Quỳnh trong bối cảnh chiến tranh chống thực dân Pháp.

– Bài thơ ằm trong tập thơ cùng tên xuất bản năm 1989, được trao giải thưởng Hội Nhà văn VN 1990.

* Trình bày giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm

– Giá trị tư tưởng của tác phẩm:

+ Qua hình ảnh hoa cỏ may, người con gái hoài niệm về những ngày cũ, nơi chứa đựng kỷ niệm tình yêu đôi lứa.

+ Niềm khát khao yêu và được yêu mãnh liệt của một trái tim phụ nữ hồn hậu.

+ Quy luật rất nghiệt ngã của tình yêu: tình yêu rất đẹp, nhưng cái gì đẹp đều rất mong manh, rất dễ thay đổi theo thời gian và theo những biến động của cuộc đời.

– Giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm:

+ Bài thơ sử dụng nhiều hình ảnh, so sánh, phép ẩn dụ, biện pháp tu từ để tạo nên sự sinh động, hùng tráng và cảm xúc cho bài thơ. Ví dụ, hình ảnh “cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ” tạo nên bối cảnh tĩnh lặng, u hoài, phù hợp với tâm trạng của người viết

+ So sánh “lời yêu mỏng mảnh như màu khói” thể hiện sự mong manh, vô vị và tan biến của tình yêu trong chiến tranh

+ Phép ẩn dụ “lòng như trời biếc lúc nguyên sơ” gợi lên sự trong sáng, thanh thản và ngây thơ của tình yêu. Biện pháp tu từ “đắng cay gửi lại bao mùa cũ” tăng cường sự súc tích, giàu cảm xúc và có tính nhân hóa cho bài thơ.

Kết bài: Khẳng định đóng góp của tác phẩm Hoa cỏ may trong đời sống tinh thần của nhân dân Việt Nam

Bài viết tham khảo:

Hoa cỏ may của Xuân Quỳnh là một bài thơ đẹp, đã ghi dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc.

Xuân Quỳnh sinh năm 1942, mất năm 1988. Nhà thơ mồ côi mẹ từ nhỏ, sống với bà nội, khao khát tình yêu thương. Nữ thi sĩ được xem là một trong số ít gương mặt thơ trẻ thời chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường

Bài thơ Hoa cỏ may được sáng tác vào năm 1969, khi Xuân Quỳnh đang sống ở Hà Nội. Bài thơ là một tác phẩm nổi tiếng của Xuân Quỳnh, thể hiện tình yêu say đắm và nhớ nhung của một người phụ nữ với người yêu xa cách trong bối cảnh chiến tranh chống thực dân Pháp. Bài thơ Hoa cỏ may mằm trong tập thơ cùng tên xuất bản năm 1989, được trao giải thưởng Hội Nhà văn VN 1990.

Trong bài thơ, mượn cái níu giữ của hoa cỏ may, nhà thơ hoài niệm về những ngày cũ, nơi chứa đựng kỷ niệm tình yêu đôi lứa. Để từ đó, người đọc cảm nhận được niềm khát khao yêu và được yêu mãnh liệt của một trái tim phụ nữ hồn hậu. Nhưng đến tận cùng, người con gái ấy lại nhận ra một qui luật rất nghiệt ngã của tình yêu: tình yêu rất đẹp, nhưng cái gì đẹp đều rất mong manh, rất dễ thay đổi theo thời gian và theo những biến động của cuộc đời.

Bài thơ sử dụng nhiều hình ảnh, so sánh, phép ẩn dụ, biện pháp tu từ để tạo nên sự sinh động, hùng tráng và cảm xúc cho bài thơ. Ví dụ, hình ảnh “cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ” tạo nên bối cảnh tĩnh lặng, u hoài, phù hợp với tâm trạng của người viết. So sánh “lời yêu mỏng mảnh như màu khói” thể hiện sự mong manh, vô vị và tan biến của tình yêu trong chiến tranh. Phép ẩn dụ “lòng như trời biếc lúc nguyên sơ” gợi lên sự trong sáng, thanh thản và ngây thơ của tình yêu. Biện pháp tu từ “đắng cay gửi lại bao mùa cũ” tăng cường sự súc tích, giàu cảm xúc và có tính nhân hóa cho bài thơ.

Hoa cỏ may là tiếng lòng riêng của một trái tim phụ nữ thiết tha, chân thành trong tình yêu. Bài thơ đã thực sự đã sống trong lòng người đọc bao thế hệ qua

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *