Viết văn bản thuyết minh về tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh

VIẾT VĂN BẢN THUYẾT MINH VỀ MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC

Đề bài

ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

Rốt cuộc, sau những thương tích tâm hồn lẫn thể xác, chúng tôi buộc phải chấp nhận không nên nghĩ khác bản cửu chương in ở đằng sau mỗi cuốn tập. Nếu muốn thay đổi chúng tôi đành phải chờ đến lúc thành tài, tức là lúc đã trở thành những nhà toán học nổi tiếng thế giới, lúc đó chúng tôi sẽ soạn một bản cửu chương theo ý mình.

Trong khi chờ đợi (ôi, lâu quá!), tôi, Hải cò, con Tủn và con Tí sún buộc phải đồng ý trong đớn đau rằng 2 lần 4 là 8, cũng như 3 lần 5 là 15.

Với thái độ đầu hàng nhục nhã đó, chúng tôi nhanh chóng trở lại là những đứa con ngoan trong mắt ba mẹ, nghĩa là coi chuyện giữ gìn tập vở là thiêng liêng như giữ gìn con ngươi của mắt mình, cũng như buộc phải thừa nhận rằng một đứa trẻ siêng học dứt khoát không phải là một đứa trẻ hư hỏng.

Cuộc sống lại quay lại đường ray cũ kỹ của nó và đời tôi lại có nguy cơ mòn mỏi theo nhịp sống đơn điệu kể từ khi tôi được sinh ra.

Làm thế nào bây giờ nhỉ? Tôi nghĩ, nghĩ mãi, và nhờ thượng đế phù hộ cuối cùng tôi cũng nghĩ ra lối thoát.

– Này, tụi mày! – Nhà cách mạng tập hợp đám tàn binh của mình lại – Kể từ hôm nay, tụi mình không gọi con gà là con gà, con chim là con chim, cuốn tập là cuốn tập, cây viết là cây viết nữa…

Con Tí sún ngẩn ngơ:

– Thế gọi bằng gì?

– Gọi bằng gì cũng được, miễn là không gọi như cũ!

Hải cò nheo mắt:

– Thế gọi cái nón là cuốn tập, cái đầu là cái chân được không?

– Ðược. – Tôi hừ mũi – Mày muốn gọi cái đầu là cái mông cũng được.

Con Tủn thắc mắc:

– Nhưng tại sao lại làm thế?

(…) Tôi thao thao, mặt đỏ gay:

– Tại sao lại làm thế à? Tại vì tụi mình cần phải chứng tỏ tụi mình có giá trị riêng. Tụi mình không thích tuân thủ theo sự sắp đặt của người khác. Tại sao phải gọi con chó là con chó? Hừ, con chó là con chó, điều đó chẳng có ý nghĩa gì hết. Nếu người đầu tiên gọi con chó là cái bàn ủi thì bây giờ chúng ta cũng gọi nó là cái bàn ủi. Chỉ toàn là a dua thôi! Thật là ngu ngốc!

– Hay quá, cu Mùi! – Hải cò reo lên – Trong bọn, cái bàn ủi nhà con Tủn là hung dữ nhất. Nếu con Tủn không xích cái bàn ủi của nhà nó lại, thì dù tao có là chồng nó tao thề sẽ không bao giờ bước chân qua nhà nó!

– Hải cò! – Con Tủn gầm gừ – Tôi nghĩ bạn nên khép cái cánh tay của bạn lại đi.

Hải cò dang tay ra và nhíu mày:

– Cánh tay này á?

Tôi cười:

– Tao nghĩ con Tủn đang muốn nói đến cái miệng của mày thì đúng hơn.

– À, – Hải cò gục gặc đầu – Có nghĩa là từ nay chúng ta sẽ gọi cái miệng là cánh tay. Hay đấy!               

Những ngày đó, tốt nhất là bạn không nên bước vào thế giới của bọn tôi. Nếu không, bạn sẽ có cảm giác bạn đang lạc vào một hành tinh khác. Tôi nói thật đó.

(Trích Chương 3: Đặt tên cho thế giới, “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”,  Nguyễn Nhật Ánh, https://docsach24.co/e-book/cho-toi-xin-mot-ve-di-tuoi-tho-148.html)

Trả lời các câu hỏi sau

Câu 1. Tác phẩm viết về đề tài nào?

Câu 2. Xác định ngôi kể trong đoạn trích trên.

Câu 3. Theo đoạn trích, nhân vật “tôi” và đám bạn của mình khi thành tài sẽ làm gì?

Câu 6. Nhân vật “Tôi” được xây dựng ở những phương diện nào?

Câu 5. Vì sao nhân vật “Tôi” và các bạn muốn đổi tên các sự vật?

Câu 6. Anh/Chị hiểu như thế nào về cụm từ “đường ray cũ kỹ” trong câu: “Cuộc sống lại quay lại đường ray cũ kỹ của nó và đời tôi lại có nguy cơ mòn mỏi theo nhịp sống đơn điệu kể từ khi tôi được sinh ra ?

Câu 7. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến: “một đứa trẻ siêng học dứt khoát không phải là một đứa trẻ hư hỏng” không? Vì sao?

Câu 8. Bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra.

LÀM VĂN (4,0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 600 chữ) thuyết minh về tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh

 

Hướng dẫn chi tiết  

ĐỌC HIỂU

Câu 1. Tác phẩm viết về đề tài nào?

– Trẻ em

Câu 2. Xác định ngôi kể trong đoạn trích trên.

– Ngôi thứ nhất

Câu 3. Theo đoạn trích, nhân vật “tôi” và đám bạn của mình khi thành tài sẽ làm gì?

– Soạn một bản cửu chương theo ý mình.

Câu 4. Nhân vật “Tôi” được xây dựng ở những phương diện nào?

– Hành động, lời nói, suy nghĩ

Câu 5. Vì sao nhân vật “Tôi” và các bạn muốn đổi tên các sự vật?

– Để chứng tỏ giá trị bản thân.

Câu 6. Anh/Chị hiểu như thế nào về cụm từ “đường ray cũ kỹ” trong câu: “Cuộc sống lại quay lại đường ray cũ kỹ của nó và đời tôi lại có nguy cơ mòn mỏi theo nhịp sống đơn điệu kể từ khi tôi được sinh ra ?

Đặt trong câu văn có thể hiểu “đường ray cũ kỹ” là cuộc sống đơn điệu, nhàm chán /buồn tẻ, nhạt nhẽo…trước đây.

Câu 7. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến: “một đứa trẻ siêng học dứt khoát không phải là một đứa trẻ hư hỏng” không? Vì sao?

HS nêu quan điểm: đồng tình/ không đồng tình/ vừa đồng tình vừa không đồng tình

Lí giải phù hợp với lựa chọn trên.

– Đồng tình vì: Một đứa trẻ siêng học sẽ có nhận thức và trình độ cao hơn so với mọi người; có thể phân biệt được những điều tốt – xấu, điều nên làm và điều không nên làm… Nhận thức, suy nghĩ sẽ ảnh hưởng tới hành vi và hành động của họ trong cuộc sống. Vì vậy một đứa trẻ siêng học không phải là một đứa trẻ hư hỏng.

– Không đồng tình vì: Một đứa trẻ siêng học nhưng chưa chắc đã có nhận thức và trình độ cao hơn so với mọi người; chưa chắc có thể phân biệt được những điều tốt – xấu, điều nên làm và điều không nên làm… Nhận thức, suy nghĩ hạn hẹp sẽ ảnh hưởng tới hành vi và hành động của họ trong cuộc sống. Vì vậy một đứa trẻ siêng học nhưng không chắc là một đứa trẻ ngoan.

Vừa đồng tình vừa không đồng tình: tổng hợp 2 cách lí giải trên.

Câu 8. Bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra.

– Bài học về tình bạn: yêu thương, trân trọng bạn.

– Sống hết mình với hiện tại/ sống chân thành, hồn nhiên/ sống đúng lứa tuổi…

– Tạo trò chơi lành mạnh/ sáng tạo/ bổ ích…

LÀM VĂN

Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 600 chữ) thuyết minh về tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh

Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm

Nguyễn Nhật Ánh được mệnh danh là người viết truyện cho thiếu nhi và lứa tuổi mới lớn. Các tác phẩm của ông được nhiều độc giả yêu thích và có một số tác phẩm được chuyển thành thể phim.

Với lối viết trong sáng, chân thực và gần gũi, ai đã từng đọc tác phẩm của ông đều có thể cảm nhận và hòa mình vào nhân vật khi tìm được bản thân ở trong đó. Nguyễn Nhật Ánh đem lại dấu ấn đặc sắc với tác phẩm ” Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ ”.

Thân bài:

* Giới thiệu ngắn gọn về quê quán, gia đình, con người, sự nghiệp văn chương của tác giả

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955 tại làng Đo Đo, xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

Năm 13 tuổi, ông đăng báo bài thơ đầu tiên. Tác phẩm đầu tiên in thành sách là một tập thơ tên Thành phố tháng tư. Truyện dài đầu tiên của ông là tác phẩm Trước vòng chung kết (1984). Hai mươi năm trở lại đây, ông tập trung viết văn xuôi, chuyên sáng tác về đề tài thanh thiếu niên.

Nguyễn Nhật Ánh là một trong số ít những nhà văn lựa chọn vẻ đẹp của quá khứ để phán ánh trong những tác phẩm của mình. Tuy nhiên, khác với cách tiếp cận của những nhà văn khác, ngủ quên và nuối tiếc quá khứ dĩ vãng, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh lại viết về tuổi thơ như một nỗ lực để giữ gìn quãng thời gian đẹp nhất của đời người.

* Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác và thể loại của tác phẩm

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” là cuốn sách được phát hành nhiều nhất năm 2008, đến nay sách đã được tái bản hơn 65 lần. Tác phẩm giành giải Sách hay của Hội Xuất bản Việt Nam và Giải thưởng Văn học của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2009. Cuốn sách này đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng khác nhau và đạt giải thưởng Văn học ASEAN 2010. Tác phẩm “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” của Nguyễn Nhật Ánh đã khai thác nhiều khía cạnh khác nhau trong văn chương ở câu chuyện về thế giới trẻ thơ, giúp gợi nhớ lại những kí ức đẹp mà chúng ta đã từng trải qua.

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ  là chuyến tàu đưa chúng ta về với thời thơ ấu đầy những hồi ức đẹp đẽ. Tác phẩm không mang lại cảm giác gay cấn, hồi hộp hay thất vọng, chán nản mà những câu chuyện nhà văn mang lại giúp xoa dịu tâm hồn, những vết thương chưa lành. Tác phẩm gồm 12 chương với những câu chuyện xoay quanh về 4 nhân vật: Cu Mùi, Hải Cò, Tí Sún và Tủn. Trong đó, người kể chuyện là cu Mùi dưới hình thức kể của “thằng cu Mùi” lúc bé và nhận xét, đánh giá của “ông Mùi” khi đã gần 50 tuổi. Truyện ngắn là những câu chuyện dở khóc dở cười bởi sự khác biệt về quan niệm giữa một bên là trẻ con, một bên là người lớn khiến chúng như đang sống lại tuổi thơ tươi đẹp.. Những trò chơi dễ thương thời bé, tính cách thật thà, thẳng thắn một cách thông minh và dại dột, những ước mơ tự do trong lòng.

Cuốn sách mở đầu bằng một nhận xét về cuộc đời của nhân vật chính là Mùi, một chú bé mới tám tuổi: “Cuộc sống thật là buồn chán và tẻ nhạt”. Với một loạt dẫn chứng hùng hồn, cậu cho rằng “cuộc sống thật là cũ kỹ”. Khi mới đọc vào, tác phẩm đã làm cho người đọc thấy được cuộc sống tẻ nhạc của ‘Mùi’. Và Mùi chỉ “trẻ” lại khi cùng các bạn mình bắt đầu loay hoay tìm mọi cách thoát khỏi sự buồn chán, vô vị bằng thứ sẵn có của trẻ thơ – đó là trí tưởng tượng. Với trí tưởng tượng các bạn nhỏ bắt đầu xây dựng câu chuyện  “vợ chồng, bố mẹ, con cái” nhưng nội dung của xã hội bé bỏng đó lại không sao chép cuộc sống của người lớn, mà hoàn toàn lật ngược hết mọi trật tự quen thuộc. Phần sau càng khiến chúng ta giật mình với những suy nghĩ của Mùi. Trong tác phẩm tác giả sử dụng nhiều biện pháp như so sánh,… Mùi tự so sánh mình như tù nhân bị giam khi đi học đều đó làm ta thấy cậu rất chán chường. Đôi khi cậu quan sát, phân tích cuộc sống xung quanh, đưa ra những triết lý sắc bén về các quan hệ trong xã hội, về các khái niệm đối nghịch như con ngoan và con hư, sự đơn điệu và ổn định, sự êm đềm và vô vị, sự giống nhau và tính cá biệt.

* Trình bày giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm

Tiếp cận tác phẩm, người đọc được tìm về những cảm xúc và ký ức thơ ấu, hiểu hơn về quá khứ của mình và cuộc sống hiện tại với con trẻ, với bao mối quan hệ xung quanh. Bên cạnh đó, cuốn sách còn đề cập đến cách nhìn của trẻ em đối với người lớn: “ba mẹ bọn tôi khuyết điểm đầy rẫy, có lẽ nhiều hơn của bọn tôi cả chục lần” để thấy sự liên hệ, so sánh cụ thể, rõ ràng về việc chấp hành những nguyên tắc, luật lệ do chính người lớn đặt ra cho trẻ con!

Không chỉ thế, tác phẩm còn giúp người đọc thực sự tìm thấy những triết lý về cuộc đời, được thức tỉnh khi nghe nhân vật Hải cò phát biểu: “ Mỗi đứa trẻ đều có một phiên tòa trong lòng mình”. “Vì vậy để sống tốt hơn đôi khi chúng ta phải học làm trẻ con trước khi học làm người lớn”. Phải chăng đó chính là bức thông điệp mà Nguyễn Nhật Ánh muốn gửi tới tất cả chúng ta ở chương cuối cùng với nhan đề: “Cuối cùng là chuyến tàu không có người soát vé”?

Về nghệ thuật, tác giả xây dựng ngôn ngữ đối thoại gần gũi giữa các nhân vật ( trẻ nhỏ – người lớn…), nghệ thuật miêu tả bằng các từ ngữ có cánh cùng cách so sánh độc đáo: Trên thế giới rộng lớn này, có lẽ có rất nhiều đứa nhóc trạc tuổi tôi đều bị các bậc phụ huynh cột chặt vào giấc ngủ trưa theo cái cách người ta cột bò vào cọc để chúng khỏi chạy lung tung mà hậu quả là thể nào hàng xóm cũng kéo đến nhà chửi bới om sòm.” thể hiện trí tưởng tượng phong phú phù hợp với tính cách nhân vật.

Với giọng điệu nhẹ nhàng, trong trẻo, cách viết hồn nhiên, mang đậm chất trẻ thơ, sử dụng những ngôn từ bình dị, gần gũi, chân thật gắn liền với suy nghĩ và tính cách nhân vật là trẻ em khiến người đọc nghĩ rằng đây là quyển nhật kí của một đứa trẻ. Vậy mà thật ra đó lại là lời văn của một nhà văn trưởng thành. Chắc hẳn nhà văn phải là người có sự thấu hiểu tâm lí trẻ em đến tinh tế và sâu sắc mới có thể vẽ nên trang sách về đề tài thiếu nhi chân thực và lôi cuốn đến vậy.

Bên cạnh đó, nhà văn sử dụng ngôi kể thứ nhất, đó là nhân vật “tôi”, ở tuổi 50 ông viết lại bằng cảm xúc và kể câu chuyện bằng kí ức. Ông của tám tuổi được bày tỏ ra khi ông 50, điều này có một vai trò quan trọng trong giọng văn của tác phẩm. Bằng giọng điệu và nội dung được chứa đựng trong tác phẩm mà có thể bộc lộ tính cách như vậy ở cái tuổi đó. Và, đó là lí do tại sao Nguyễn Nhật Ánh viết cuốn sách này cho “những ai từng là trẻ em”

  1. Kết bài: Khẳng định đóng góp của tác phẩm cho nền văn học hoặc cho đời sống văn hóa của đất nước và thế giới.

Với tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ – Nguyễn Nhật Ánh không chỉ xin một chỗ trên chuyến tàu trở về tuổi thơ mà còn cho mọi người một vé tìm về nơi trong sáng, hồn nhiên và bình yên nhất của đời người. “Đắm mình trong dòng sông trong vắt của tuổi thơ sẽ giúp bạn gột rửa bụi bặm của thế giới người lớn một cách kỳ diệu.” Quả thật, trang sách cuối cùng khép lại, dường như mở ra cả một khung trời dĩ vãng trong veo, lung linh bên cánh đồng hoa đầy nắng, sống mãi trong tâm hồn mỗi người đọc

Bài viết tham khảo:

 

Nguyễn Nhật Ánh là một nhà văn nổi tiếng với nhiều tác phẩm về đề tài tuổi thơ, các tác phẩm của ông được nhiều người đọc yêu thích và có một số tác phẩm được chuyển thành thể phim. Với lối viết trong sáng, chân thực và gần gũi, ai đã từng đọc tác phẩm của ông đều có thể cảm nhận và hòa mình vào nhân vật khi tìm được bản thân ở trong đó. Được mệnh danh là người viết truyện cho thiếu nhi và lứa tuổi mới lớn, Nguyễn Nhật Ánh đem lại dấu ấn đặc sắc với tác phẩm ” Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ ”.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955 tại làng Đo Đo, xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Năm 13 tuổi, ông đăng báo bài thơ đầu tiên. Tác phẩm đầu tiên in thành sách là một tập thơ tên Thành phố tháng tư. Truyện dài đầu tiên của ông là tác phẩm Trước vòng chung kết (1984). Hai mươi năm trở lại đây, ông tập trung viết văn xuôi, chuyên sáng tác về đề tài thanh thiếu niên. Nguyễn Nhật Ánh là một trong số ít những nhà văn lựa chọn vẻ đẹp của quá khứ để phán ánh trong những tác phẩm của mình. Tuy nhiên, khác với cách tiếp cận của những nhà văn khác, ngủ quên và nuối tiếc quá khứ dĩ vãng, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh lại viết về tuổi thơ như một nỗ lực để giữ gìn quãng thời gian đẹp nhất của đời người.

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” là cuốn sách được phát hành nhiều nhất năm 2008, đến nay sách đã được tái bản hơn 65 lần. Tác phẩm giành giải Sách hay của Hội Xuất bản Việt Nam và Giải thưởng Văn học của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2009. Cuốn sách này đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng khác nhau và đạt giải thưởng Văn học ASEAN 2010. Tác phẩm “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” của Nguyễn Nhật Ánh đã khai thác nhiều khía cạnh khác nhau trong văn chương ở câu chuyện về thế giới trẻ thơ, giúp gợi nhớ lại những kí ức đẹp mà chúng ta đã từng trải qua.

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ  là chuyến tàu đưa chúng ta về với thời thơ ấu đầy những hồi ức đẹp đẽ. Truyện ngắn  không mang lại cảm giác gay cấn, hồi hộp hay thất vọng, chán nản mà những câu chuyện nhà văn mang lại giúp xoa dịu tâm hồn, những vết thương chưa lành. Tác phẩm gồm 12 chương với những câu chuyện xoay quanh về 4 nhân vật: Cu Mùi, Hải Cò, Tí Sún và Tủn. Trong đó, người kể chuyện là cu Mùi dưới hình thức kể của “thằng cu Mùi” lúc bé và nhận xét, đánh giá của “ông Mùi” khi đã gần 50 tuổi. Truyện ngắn là những câu chuyện dở khóc dở cười bởi sự khác biệt về quan niệm giữa một bên là trẻ con, một bên là người lớn khiến chúng như đang sống lại tuổi thơ tươi đẹp.. Những trò chơi dễ thương thời bé, tính cách thật thà, thẳng thắn một cách thông minh và dại dột, những ước mơ tự do trong lòng.

Cuốn sách mở đầu bằng một nhận xét về cuộc đời của nhân vật chính là Mùi, một chú bé mới tám tuổi: “Cuộc sống thật là buồn chán và tẻ nhạt”. Với một loạt dẫn chứng hùng hồn, cậu cho rằng “cuộc sống thật là cũ kỹ”. Khi mới đọc vào, tác phẩm đã làm cho người đọc thấy được cuộc sống tẻ nhạc của ‘Mùi’. Và Mùi chỉ “trẻ” lại khi cùng các bạn mình bắt đầu loay hoay tìm mọi cách thoát khỏi sự buồn chán, vô vị bằng thứ sẵn có của trẻ thơ – đó là trí tưởng tượng. Với trí tưởng tượng các bạn nhỏ bắt đầu xây dựng câu chuyện  “vợ chồng, bố mẹ, con cái” nhưng nội dung của xã hội bé bỏng đó lại không sao chép cuộc sống của người lớn, mà hoàn toàn lật ngược hết mọi trật tự quen thuộc. Phần sau càng khiến chúng ta giật mình với những suy nghĩ của Mùi. Trong tác phẩm tác giả sử dụng nhiều biện pháp như so sánh,… Mùi tự so sánh mình như tù nhân bị giam khi đi học đều đó làm ta thấy cậu rất chán chường. Đôi khi cậu quan sát, phân tích cuộc sống xung quanh, đưa ra những triết lý sắc bén về các quan hệ trong xã hội, về các khái niệm đối nghịch như con ngoan và con hư, sự đơn điệu và ổn định, sự êm đềm và vô vị, sự giống nhau và tính cá biệt.

Tiếp cận tác phẩm, người đọc được tìm về những cảm xúc và ký ức thơ ấu, hiểu hơn về quá khứ của mình và cuộc sống hiện tại với con trẻ, với bao mối quan hệ xung quanh. Bên cạnh đó, cuốn sách còn đề cập đến cách nhìn của trẻ em đối với người lớn: “ba mẹ bọn tôi khuyết điểm đầy rẫy, có lẽ nhiều hơn của bọn tôi cả chục lần” để thấy sự liên hệ, so sánh cụ thể, rõ ràng về việc chấp hành những nguyên tắc, luật lệ do chính người lớn đặt ra cho trẻ con!

Không chỉ thế, tác phẩm còn giúp người đọc thực sự tìm thấy những triết lý về cuộc đời, được thức tỉnh khi nghe nhân vật Hải cò phát biểu: “ Mỗi đứa trẻ đều có một phiên tòa trong lòng mình”. “Vì vậy để sống tốt hơn đôi khi chúng ta phải học làm trẻ con trước khi học làm người lớn”. Phải chăng đó chính là bức thông điệp mà Nguyễn Nhật Ánh muốn gửi tới tất cả chúng ta ở chương cuối cùng với nhan đề: “Cuối cùng là chuyến tàu không có người soát vé”?

Về nghệ thuật, tác giả xây dựng ngôn ngữ đối thoại gần gũi giữa các nhân vật ( trẻ nhỏ – người lớn…), nghệ thuật miêu tả bằng các từ ngữ có cánh cùng cách so sánh độc đáo: Trên thế giới rộng lớn này, có lẽ có rất nhiều đứa nhóc trạc tuổi tôi đều bị các bậc phụ huynh cột chặt vào giấc ngủ trưa theo cái cách người ta cột bò vào cọc để chúng khỏi chạy lung tung mà hậu quả là thể nào hàng xóm cũng kéo đến nhà chửi bới om sòm.” thể hiện trí tưởng tượng phong phú phù hợp với tính cách nhân vật.

Với giọng điệu nhẹ nhàng, trong trẻo, cách viết hồn nhiên, mang đậm chất trẻ thơ, sử dụng những ngôn từ bình dị, gần gũi, chân thật gắn liền với suy nghĩ và tính cách nhân vật là trẻ em khiến người đọc nghĩ rằng đây là quyển nhật kí của một đứa trẻ. Vậy mà thật ra đó lại là lời văn của một nhà văn trưởng thành. Chắc hẳn nhà văn phải là người có sự thấu hiểu tâm lí trẻ em đến tinh tế và sâu sắc mới có thể vẽ nên trang sách về đề tài thiếu nhi chân thực và lôi cuốn đến vậy.

Bên cạnh đó, nhà văn sử dụng ngôi kể thứ nhất, đó là nhân vật “tôi”, ở tuổi 50 ông viết lại bằng cảm xúc và kể câu chuyện bằng kí ức. Ông của tám tuổi được bày tỏ ra khi ông 50, điều này có một vai trò quan trọng trong giọng văn của tác phẩm. Bằng giọng điệu và nội dung được chứa đựng trong tác phẩm mà có thể bộc lộ tính cách như vậy ở cái tuổi đó. Và, đó là lí do tại sao Nguyễn Nhật Ánh viết cuốn sách này cho “những ai từng là trẻ em”

Với tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ – Nguyễn Nhật Ánh không chỉ xin một chỗ trên chuyến tàu trở về tuổi thơ mà còn cho mọi người một vé tìm về nơi trong sáng, hồn nhiên và bình yên nhất của đời người. “Đắm mình trong dòng sông trong vắt của tuổi thơ sẽ giúp bạn gột rửa bụi bặm của thế giới người lớn một cách kỳ diệu.” Quả thật, trang sách cuối cùng khép lại, dường như mở ra cả một khung trời dĩ vãng trong veo, lung linh bên cánh đồng hoa đầy nắng, sống mãi trong tâm hồn mỗi người đọc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *