Viết văn bản thuyết minh về tác phẩm Đường về quê mẹ

Đề bài

ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

ĐƯỜNG VỀ QUÊ MẸ

U tôi ngày ấy mỗi mùa xuân,
Dặm liễu mây bay sắc trắng ngần,
Lại dẫn chúng tôi về nhận họ
Bên miền quê ngoại của hai thân.

 

Tôi nhớ đi qua những rặng đề,
Những dòng sông trắng lượn ven đê.
Cồn xanh, bãi tía kề liên tiếp,
Người xới cà, ngô rộn bốn bề.

 

Thúng cắp bên hông, nón đội đầu,
Khuyên vàng, yếm thắm, áo the nâu
Trông u chẳng khác thời con gái
Mắt sáng, môi hồng, má đỏ au.

 

Chiều mát, đường xa nắng nhạt vàng,
Đoàn người về ấp gánh khoai lang,
Trời xanh cò trắng bay từng lớp,
Xóm chợ lều phơi xác lá bàng.

 

Tà áo nâu in giữa cánh đồng,
Gió chiều cuốn bụi bốc sau lưng.
Bóng u hay bóng người thôn nữ
Cúi nón mang đi cặp má hồng.

 

Tới đường làng gặp những người quen.
Ai cũng khen u nết thảo hiền,
Dẫu phải theo chồng thân phận gái
Đường về quê mẹ vẫn không quên

Đoàn Văn Cừ

Nguồn: Đoàn Văn Cừ toàn tập, NXB Hội nhà văn, 2013

Chú thích

Đoàn Văn Cừ (1913 – 2004) quê gốc ở xã Nam Lợi, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Ông được bạn đọc biết đến từ những bài thơ viết về hội hè, đình đám, chợ tết nông thôn đăng trên báo Ngày nay của nhóm Tự lực văn đoàn. Ông vốn là một giáo viên tiểu học, hay làm thơ và đã từng có tập thơ Thôn ca in từ năm 1939.

– Bài thơ “Đường về quê mẹ” là một bài thơ khá tiêu biểu của nhà thơ Đoàn Văn Cừ, in trong tập “Thôn ca” năm 1942. Năm 1941, khi giới thiệu thơ Đoàn Văn Cừ trong “Thi nhân Việt Nam”, Hoài Thanh đã viết: “Trong các nhà thơ đồng quê, không ai có ngòi bút dồi dào mà rực rỡ như Đoàn Văn Cừ “.

 

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định thể thơ của văn bản.

Câu 2. (0,5 điểm) Cảnh sắc thiên nhiên quê mẹ hiện lên qua những hình ảnh nào?

Câu 3. (0,5 điểm) Nêu tên biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ 3                        Câu 4. (1,0 điểm) Nêu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh “Tà áo nâu” trong câu thơ “Tà áo nâu in giữa cánh đồng”?

Câu 5. (1,0 điểm) Anh (chị) hiểu nghĩa của từ ngữ “mang đi” trong câu thơ “Cúi nón mang đi cặp má hồng là gì?

Câu 6. (1,0 điểm) Phẩm chất nào của người mẹ được thể hiện qua khổ cuối ?

Câu 7. (1,0 điểm) Anh (chị) thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao?

 Câu 8. (0,5 điểm) Thông điệp mà anh (chị) nhận được từ bài thơ là gì ?

LÀM VĂN (4,0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 600 chữ) thuyết minh về bài thơ Đường về quê mẹ của tác giả Đoàn Văn Cừ

Hướng dẫn đáp án chi tiết  

ĐỌC – HIỂU

 

Câu hỏi Đáp án Điểm
1 Thể loại : Thơ bảy chữ

Hướng dẫn chấm:

– HS trả lời như đáp án : 0,5 điểm

– HS trả lời sai hoặc không trả lời: Không cho điểm

0,5
2 Cảnh sắc thiên nhiên quê mẹ hiện lên qua những hình ảnh: rạng đề, dòng sông uốn lượn ven đê, cồn xanh, bãi tía, đường làng, trời xanh…

 Hướng dẫn chấm:

– HS trả lời được 5 hình ảnh trở lên : 0,5 điểm.

– HS trả lời 3-2 hình ảnh : 0,5 điểm.

0,5

 

3 Gọi tên đúng biện pháp tu từ : liệt kê

 Hướng dẫn chấm:

– HS trả lời như đáp án : 0,5 điểm

– HS trả lời sai hoặc không trả lời: Không cho điểm

0,5

 

4 HS nêu được ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh Tà áo nâu”:

– Là biểu tượng cho vẻ đẹp dân dã, thôn quê của người mẹ.

– Là biểu tượng cho vẻ đẹp bình dị, gần gũi của người mẹ.

Hướng dẫn chấm:

– HS trả lời như đáp án: 1,0 điểm

– HS trả lời được 1 ý : 0,5 điểm

– HS trả lời chung chung : 0,25 điểm

– HS trả lời sai hoặc không trả lời: Không cho điểm

1,0

 

5 Nghĩa của từ ngữ “mang đi” trong câu thơ “Cúi nón mang đi cặp má hồng”:

–      Sự trôi chảy của thời gian.

–      Thanh xuân của mẹ bị tàn phai theo thời gian.

Hướng dẫn chấm:

HS trả lời như đáp án : 1,0 điểm

HS trả lời được 1 ý như đáp án: 0,5 điểm

– HS có cách diễn đạt khác nhưng phù hợp, gv linh hoạt ghi điểm.

– HS trả lời sai hoặc không trả lời: Không cho điểm

1,0
6 Phẩm chất của người mẹ thể hiện qua khổ thơ cuối: thảo hiền,
 nghĩa tình, luôn hướng về quê hương, cội nguồn.Hướng dẫn chấm:

HS trả lời như đáp án : 1,0 điểm

Hs trả lời được ½ ý như đáp án : 0,5 điểm

– HS trả lời chưa đủ ý : 0,25 điểm

– HS trả lời sai hoặc không trả lời: Không cho điểm

*Lưu ý: Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, đảm bảo tính hợp lí, thuyết phục.

1,0
7 – HS chọn đúng và có lí giải phù hợp.

Hướng dẫn chấm:

 – HS chọn đúng 1 hình ảnh: 0,25

– HS giải phù hơp: 0,75 điểm

– HS trả lời sai hoặc không trả lời: Không cho điểm

1,0
8 –  Có nhiều thông điệp của tác giả muốn gửi gắm đến mọi người, học sinh tự do lựa chọn thông điệp ý nghĩa nhất với bản thân và lí giải hợp lí.

– Gợi ý một số thông điệp:

+Nhắc nhở chúng ta hãy luôn nhớ về cội nguồn với lòng biết ơn và kính trọng.

+ Phải biết yêu mến quê hương, tự hào về những người thân yêu…

Hướng dẫn chấm:

– HS trả lời rõ ràng thông điệp có ý nghĩa nhất với bản thân và lí giải hợp lí (thông điệp có thể như đáp án): 0,5 điểm

– HS trả lời đúng có cách diễn đạt khác nhưng hợp lí: 0,5 điểm

– HS trả lời chung chung: 0,25 điểm

– HS trả lời sai hoặc không trả lời: Không cho điểm

*Lưu ý: Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, cần đảm bảo tính hợp lí, thuyết phục.

0,5

 

LÀM VĂN

Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm

–  Giới thiệu vài nét về tác giả Đoàn Văn Cừ

– Giới thiệu khái quát về bài thơ “ Đường về quê mẹ”

Thân bài:

Giới thiệu ngắn gọn về quê quán, gia đình, con người, sự nghiệp văn chương của tác giả

Đoàn Văn Cừ (1913 – 2004) quê gốc ở xã Nam Lợi, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Ông được bạn đọc biết đến từ những bài thơ viết về hội hè, đình đám, chợ tết nông thôn đăng trên báo Ngày nay của nhóm Tự lực văn đoàn. Ông vốn là một giáo viên tiểu học, hay làm thơ và đã từng có tập thơ Thôn ca in từ năm 1939.

Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác và thể loại của tác phẩm

Bài thơ “Đường về quê mẹ” là một bài thơ khá tiêu biểu của nhà thơ Đoàn Văn Cừ, in trong tập “Thôn ca” năm 1942. Năm 1941, khi giới thiệu thơ Đoàn Văn Cừ trong “Thi nhân Việt Nam”, Hoài Thanh đã viết: “Trong các nhà thơ đồng quê, không ai có ngòi bút dồi dào mà rực rỡ như Đoàn Văn Cừ”.

Trình bày giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm

– Giá trị nội dung tư tưởng :

– Bài thơ là lời của nhân vật “tôi” – người con – hồi tưởng lại kỉ niệm được mẹ dẫn đi trên con đường về quê ngoại để nhận họ hàng mỗi dịp xuân. Bài thơ là những dòng hoài niệm của người con về những lần cùng mẹ về quê ngoại. Khung cảnh thiên nhiên mùa xuân thật đẹp với những rặng đề, dòng sông trắng, bãi tía, cồn xanh,… Cảnh vật vừa sinh động, tràn đầy sức sống, hiện lên như một bức tranh thôn quê với những màu sắc và đường nét được phối hài hòa. Con người nơi đây đang rộn ràng trong khung cảnh lao động quen thuộc: Người xới cà, ngô rộn cánh đồng. Khung cảnh đầy bình yên và ấm áp. Qua những cảm nhận của người con, quê ngoại là cả một vùng kí ức êm đềm và thơ mộng thơ. Bài thơ tái hiện những kí ức đẹp đẽ về khung cảnh thiên nhiên, con người khi về quê.

+ Mở đầu bài thơ bức tranh thiên nhiên nhiều màu sắc,

+ Tiếp theo là hình ảnh con người dân quê chăm chỉ, vui vẻ trong cuộc sống lao động hàng ngày

+  Rồi đến hình ảnh người mẹ mang những vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ thôn quê Việt Nam xưa.

– Giá trị nghệ thuật:

– Lời thơ nôm na, giản dị mà vẫn có sức lay động mạnh mẽ.

-Các biện pháp nghệ thuật liệt kê, bút pháp miêu tả kết hợp với tự sự, ngôn ngữ giản dị, mộc mạc…

– Logic kết nối các hình ảnh thơ: các hình ảnh thơ đều tập trung thể hiện hoài niệm của tác giả về quê mẹ…

  1. Kết bài: Khẳng định đóng góp của tác phẩm cho nền văn học hoặc cho đời sống văn hóa của đất nước và thế giới.

Đường về quê mẹ” là bài thơ thấm đẫm cảm xúc hoài niệm của tác giả về quê hương, về người mẹ thảo hiền. Từ cảnh sắc mùa xuân thôn quê và sinh hoạt của con người trước 1945, Đoàn Văn Cừ đã đưa người đọc tìm về một không gian thuần Việt, đậm chất hồn Việt.

Bài viết tham khảo:

 

Nhắc tới Đoàn Văn Cừ là nói tới sự nghiệp lao động sáng tạo thơ của ông trong suốt hơn 60 năm cầm bút với hàng chục tập thơ, thơ dịch và câu đối. Cả cuộc đời Đoàn Văn Cừ luôn tâm đắc một điều là phụng thờ Tổ quốc, phụng thờ thơ.

Nói tới thơ Đoàn Văn Cừ mọi người nhớ nhất là bài thơ “Đường về quê mẹ”. Đây là tác phẩm tiêu biể u cho phong cách thơ ông, được  in trong tập “Thôn ca” năm 1942. Nhà thơ đồng quê Đoàn Văn Cừ  cứ bình lặng sống, bình lặng viết để dâng hiến cho thơ, cho đời. Thơ ông chính là cuộc đời ông, như những bông hoa mộc ngoài vườn kia, cứ lặng lẽ tỏa hương, có đến gần mới cảm hết được, hãy tìm về kí  ức cùng quê mẹ trong những vần thơ sau để hiểu hơn về sự lặng lẽ của hương thơm ấy

Đoàn Văn Cừ (1913 – 2004) quê gốc ở xã Nam Lợi, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Ông được bạn đọc biết đến từ những bài thơ viết về hội hè, đình đám, chợ tết nông thôn đăng trên báo Ngày nay của nhóm Tự lực văn đoàn. Ông vốn là một giáo viên tiểu học, hay làm thơ và đã từng có tập thơ Thôn ca in từ năm 1939.

Bài thơ “Đường về quê mẹ” là một bài thơ khá tiêu biểu của nhà thơ Đoàn Văn Cừ, in trong tập “Thôn ca” năm 1942. Năm 1941, khi giới thiệu thơ Đoàn Văn Cừ trong “Thi nhân Việt Nam”, Hoài Thanh đã viết: “Trong các nhà thơ đồng quê, không ai có ngòi bút dồi dào mà rực rỡ như Đoàn Văn Cừ”.

 

Bài thơ là lời của nhân vật “tôi” – người con – hồi tưởng lại kỉ niệm được mẹ dẫn đi trên con đường về quê ngoại để nhận họ hàng mỗi dịp xuân. Bài thơ là những dòng hoài niệm của người con về những lần cùng mẹ về quê ngoại. Khung cảnh thiên nhiên mùa xuân thật đẹp với những rặng đề, dòng sông trắng, bãi tía, cồn xanh,… Cảnh vật vừa sinh động, tràn đầy sức sống, hiện lên như một bức tranh thôn quê với những màu sắc và đường nét được phối hài hòa. Con người nơi đây đang rộn ràng trong khung cảnh lao động quen thuộc: Người xới cà, ngô rộn cánh đồng. Khung cảnh đầy bình yên và ấm áp. Qua những cảm nhận của người con, quê ngoại là cả một vùng kí ức êm đềm và thơ mộng thơ. Bài thơ tái hiện những kí ức đẹp đẽ về khung cảnh thiên nhiên, con người khi về quê.

Mở đầu bài thơ bức tranh thiên nhiên nhiều màu sắc, con đường về quê ngoại uốn lượn theo bờ đê của dòng sông đẹp mềm mại như đường nét trong một bức tranh vẽ tươi sáng của kí ức tuổi thơTiếp theo là hình ảnh con người dân quê chăm chỉ, vui vẻ trong cuộc sống lao động hàng ngày – chăm sóc, vun xới mùa màng, cùng nhau trò chuyện vui vẻ lúc làm đồng, làm bãi, … chất phác hồn hậu, mộc mạc, hồ hởi, luôn quan tâm đến người khácRồi đến hình ảnh người mẹ mang những vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ thôn quê Việt Nam xưa. Lấy chồng xa quê, mỗi năm chỉ vào dịp Tết đến, xuân về mới có dịp trở về thăm quê ngoại. Mẹ dẫn theo các con về để nhận họ hàng, nhận quê hương. Bằng cách ấy, người mẹ đã kết nối tâm hồn trẻ thơ của các con với quê ngoại, bồi đắp cho các con tình yêu và sự gắn bó với quê hương, nguồn cội, …

Bài thơ không những thể hiện những tình cảm mộc mạc chân thành của tác giả về tình cảm mẫu tử thiêng liêng mà thi phẩm này còn lưu dấu ấn về những sáng tạo nghệ thuật của tác giả Đoàn Văn Cừ. Đến  với thi phẩm này người đọc nhân ra chất mộc mạc nôm na, giản dị của lời thơ nhưng vẫn có sức lay động mạnh mẽ.Các biện pháp nghệ thuật liệt kê, bút pháp miêu tả kết hợp với tự sự được khai thác hiệu quả. Mạch logic kết nối các hình ảnh thơ: các hình ảnh thơ đều tập trung thể hiện hoài niệm của tác giả về quê mẹ .

Đường về quê mẹ” là bài thơ thấm đẫm cảm xúc hoài niệm của tác giả về quê hương, về người mẹ thảo hiền. Từ cảnh sắc mùa xuân thôn quê và sinh hoạt của con người trước 1945, Đoàn Văn Cừ đã đưa người đọc tìm về một không gian thuần Việt, đậm chất hồn Việt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *