KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023 – 2024
MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI: 11
Thời gian làm bài: 90 phút
Đề thi gồm 01 trang.
ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau đây:
CHỢ TÌNH KHAU VAI
(1) Chợ tình Kha Vai thuộc xã Khau Vai, huyện Meo Vạc, tinh Hà Giang. Đây là một phiên chợ tình độc đáo của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.
(2) Mới 3 giờ chiều ngày 26/3 (âm lịch), phiên chợ Khau Vai nằm trong làng người Nùng, trong một thung lũng khá rộng và bằng phẳng đã chật người. Đủ màu sắc phục trang của các dân tộc H’Mông, Dao, Giáy, Tày, Nùng… khiến cả phiên chợ cứ rực lên như rừng hoa chuối. Các cô gái, chàng trai thậm chí cả người già, người trung tuổi ai nấy đều không giấu nổi được nét rạo rực, bồn chồn trên khuôn mặt, trong bộ quần áo mới phẳng phiu, có lẽ đã được dành cất cả năm đến phiên chợ trọng đại này mới đem ra dùng.
(3) Từ ngày hôm trước, lều quán đã được dụng khắp thung lũng nhưng nhiều nhất vẫn là những quán rượu ngô, thắng cố, nơi dừng chân đầu tiên của những cặp tình nhân trẻ cũng như già, mới cũng như cũ. Và cũng ngay từ chiêu hôm trước, nhiều cặp vợ chồng, tình nhân vì đường xa, đã “xôi đùm, ngô năm” lên yên ngựa hoặc thong thả theo đường nửi cho kịp chợ tình trong tiếng khèn, tiếng sáo réo rắt suốt ngày đêm không tắt trên các triền núi xa xa dẫn đến Khau Vai ngày chợ.
(4) Cuộc sống ở vùng cao thường rất buồn tẻ. Cả năm mới có một phiên chợ, lại là phiên chợ tình, bởi vậy, có nhiều gia đình cả bố, , mẹ, con dâu, con trai dắt díu nhau đến chợ vui như trảy hội. Thậm chí có nhiều cặp vợ chồng lấy nhau từ hơn chục năm nay, đã có với nhau bốn mặt con và sống cách chợ Khau Vai gần hai ngày đường cũng lặn lội đến đây tìm niềm vui…
(5) Bóng chiều chạng vạng bắt đầu đổ xuống thung lũng Khau Vai trong thanh âm nhộn nhịp tiếng nói cười, đi lại, gọi nhau và cả tiếng lục lạc, vó ngựa của phiên chợ lúc nào cũng nhộn nhịp đông vui nhất. Đó đây trong các lều quán bắt đầu xuất hiện các cặp tình nhân ngồi sát bên nhau, vừa chụm đầu trò chuyện vừa nhắm thức ăn và …uống rượu. Rượu được rót tràn bát, như tình cảm của người vùng cao lúc nào cũng lai láng không bến bờ. Họ uống cho ngày gặp lại sau một năm xa cách, có thể đằng đẳng, đầy nhớ nhung, đến khi nào không thể uống và không nên uống nữa, họ sẽ đắt tay nhau ra ngọn núi phía xa kia để tự tình thâu đêm đến sáng mới trở về với vợ, chồng mình.
(6) Những người già nhất xã Khau Vai bây giờ cũng không ai biết chợ tình Khau Vai có tự bao giờ. Chỉ biết rằng, từ lúc còn để chóm họ đã thấy có chợ tình rồi. Truyền thuyết bắt nguồn phiên chợ là câu chuyện tình của một người con trai H’Mông và một người con gái Giáy yêu nhau. Song, tình yêu của họ đã gây ra hiềm khích giữa hai bộ tộc. Để tránh cuộc đối đầu đấm máu, họ buộc phải rời xa nhau. Tuy nhiên, chàng trai và cô gái thề nguyền rằng, dù không lấy được nhau và phải lập gia đình với người khác thì mỗi năm họ sẽ gặp nhau một lần vào đêm 26/3 tại chợ Khau Vai bây giờ. Chợ tình Khau Vai được hình thành từ đó, mới đầu chỉ là nơi hẹn hò của những người đã lỡ đở tình duyên với nhau và là đêm chợ truyền thống của người dân tộc H’Mông nhưng sau đó được các dân tộc khác hương ứng. Đến bây giờ Khau Vai đã trở thành phiên chợ hẹn hò, tìm kiếm tình yêu của tất cả mọi người từ thanh niên cho đến người đã có gia đình.
(7) Phiên chợ tình Khau Vai càng về đêm càng trở nên sâu lắng, chỉ có tiếng trò chuyện thì thầm và tiếng khèn, tiếng hát réo rắt gọi bạn tình vang lên từ những ngọn núi, đồi xa xa. Du khách dẫu một lần đến với chợ tình Khau Vai hẳn sẽ không quên được những phút giây đầy thi vị này.
(Nguồn: Theo Lễ hội văn hóa và du lịch Việt Nam, NXB Lao Động, 2009, tr.131-133)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1 (1.0 điểm). Xác định bố cục của văn bản? Nhận xét mối quan hệ giữa bố cục với nhan đề của văn bản.
Câu 2 (1.0 điểm). Tại sao tác giả lại cho rằng chợ tình Khau Vai là phiên chợ tình độc đáo?
Câu 3 (1.0 điểm). Tác giả thể hiện thái độ như thế nào qua văn bản? Chỉ ra căn cứ để xác định thái độ đó.
Câu 4 (1.0 điểm). Chỉ ra cách trình bày thông tin của phần văn bản dưới đây và cho biết hiệu quả của cách trình bày này:
“Mới 3 giờ chiều ngày 26/3 (âm lịch), phiên chợ Khau Vai nằm trong làng người Nùng, trong một thung lũng khá rộng và bằng phẳng đã chật người” cho đến “Đến bây giờ Khau Vai đã trở thành phiên chợ hẹn hò, tìm kiếm tình yêu của tất cả mọi người từ thanh niên cho đến người đã có gia đình”.
Câu 5 (1.0 điểm). Sau khi đọc văn bản trên em suy nghĩ như thế nào về vai trò của Chợ tình Khau Vai đối với đời sống của cộng đồng các dân tộc sinh sống trên vùng cao nguyên đá?
Câu 6 (1.0 điểm). Bên cạnh chợ tình Khau Vai, nước ta còn nổi tiếng với nhiều lễ hội độc đáo ở nhiều vùng miền khác nhau làm nên bản sắc văn hóa của dân tộc. Hãy kể tên 02 lễ hội văn hóa ở các vùng miền khác mà em biết.
- LÀM VĂN (4.0 điểm)
Em hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc giữ gìn lễ hội văn hóa trong đời sống tinh thần của người Việt Nam.
ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023 – 2024
MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI: 11
Thời gian làm bài: 90 phút
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6,0 | |
1 | – Bố cục của văn bản:
Đoạn 1: Giới thiệu phiên chợ Đoạn 2,3,4,5,6: Miêu tả khung cảnh, diễn biến phiên chợ Đoạn 7: Lời mời gọi di khách đến với phiên chợ – Bố cục của văn bản cho thấy nội dung văn bản phù hợp với nhan đề, chi tiết hóa nội dung được nêu ở văn bản. |
1,0
0,25/ý
|
|
2 | Tác giả cho rằng chợ tình Khau Vai là phiên chợ tình độc đáo vì:
– Phiên chợ được tổ chức chỉ mỗi năm một lần vào đêm 26/3 âm lịch – Chợ không mua bán hay trao đổi hàng hóa mà người ta đến đây để trao gửi yêu thương cho nhau. (Khau Vai đã trở thành phiên chợ hẹn hò, tìm kiếm tình yêu của tất cả mọi người từ thanh niên cho đến người đã có gia đình). |
2/3 ý = 1,0 |
|
3 | – Tác giả thể hiện thái độ: Yêu thích, tự hào về sự độc đáo của một lễ hội văn hóa truyền thống trên đất nước.
– Căn cứ để xác định: Du khách dẫu một lần đến với chợ tình Khau Vai hẳn sẽ không quên được những phút giây đầy thi vị này. |
1,0 | |
4 | – Cách trình bày thông tin của phần văn bản được trình bày theo trình tự thời gian (từ chiều hôm trước đến hôm diễn ra phiên chợ)
– Tác dụng: Giúp người đọc hiểu được diễn biến phiên chợ, lịch sử hình thành chợ tình Khau Vai. |
1,0 | |
5 | Vai trò của Chợ tình Khau Vai đối với đời sống của cộng đồng các dân tộc sinh sống trên vùng cao nguyên đá: Chợ tình Khau Vai không chỉ là nơi bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, giá trị nhân văn cao đẹp mà còn là nơi ca ngợi mối tình trong sáng, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng về những giá trị tốt đẹp, góp phần xây dựng và phát triển chuẩn mực đạo đức xã hội, gia đình, tình yêu đôi lứa. | 1,0 | |
6 | Tên 02 lễ hội văn hóa ở các vùng miền khác:
– Lễ hội đền Hùng hay ngày Giỗ tổ Hùng Vương, tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch tại Đền Hùng, TP VIệt Trì, tỉnh Phú Thọ – Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ, tổ chức từ đêm 23/4 đến hết ngày 27/4 âm lịch hằng năm tại Châu Đốc, An Giang. – Lễ hội Hoa Ban (dân tộc Thái) – Lễ hội Lồng Tồng (dân tộc Tày) *HS có thể kể tên một số lễ hội khác đáp án, nếu đúng vẫn được điểm |
1,0 | |
II | LÀM VĂN | 4,0 | |
Mở bài | Nêu vấn đề cần nghị luận + Nêu ý nghĩa/tính cấp thiết/tầm quan trọng của vấn đề: ý nghĩa của việc giữ gìn lễ hội văn hóa trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. | 0,5 | |
Thân bài
|
Giải thích được vấn đề cần nghị luận; trình bày được ít nhất 2 luận điểm
– Lễ hội truyền thống là một sinh hoạt văn hóa lâu đời, là dịp để các cộng đồng dân cư cùng sinh sống trên địa bàn thể hiện mối quan hệ gắn bó, tình đoàn kết, giúp đỡ tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống, cũng như trong lao động sản xuất, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ về mặt đời sống tinh thần cho nhân dân, đồng thời là hình thức giáo dục chuyển giao cho các thế hệ sau biết giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc. – Lễ hội bao gồm hai phần cơ bản là phần lễ và phần hội: + Phần lễ: là nghi thức thờ cúng mang ý nghĩa tâm linh, các lễ vật và nghi lễ gắn liền với đối tượng thờ cúng. Chữ lễ bao gồm tế lễ và lễ giáo nội dung của phần lễ là: Tưởng nhớ tôn vinh đối tượng thờ cũng và cầu xin thần linh bảo trợ cho cuộc sống cộng đồng. + Phần hội: Gồm các trò vui chơi giải trí hết sức phong phú. Xét về nguồn gốc phần lớn các trò chơi đều xuất phát từ ước vọng thiêng liêng của con người nông nghiệp. Giải thưởng của hội chỉ mang tính ước lệ, chủ yếu là đề cao danh dự, đề cao lòng nhiệt tình của những người tham dự và cổ vũ. Phần hội thể hiện tính cộng đồng và hiếu khách của người Việt.
|
0,5 | |
Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: – Lễ hội phục vụ nhu cầu văn hóa chính đáng của một cộng đồng, là dịp để mọi người thăng hoa một cách bay bổng nhất những phẩm chất tài năng tốt đẹp của mình hòa nhập cái tôi cá nhân vào cái ta chung của cộng đồng để tạo thành niềm vui chung sức mạnh chung của cả cộng đồng. Từ đó tạo nên một nút thắt gắn chặt sự đoàn kết của mọi người. – Qua các hoạt động lễ hội, chúng ta đúc kết thêm được nhiều giá trị vô cùng ý nghĩa: + Giá trị hướng về cội nguồn: Tất cả mọi lễ hội cổ truyền đều hướng về nguồn cội tự nhiên mà con người vốn từ đó sinh ra, nguồn cội cộng đồng như dân tộc, đất nước, xóm làng, tổ tiên,… Chính vì vậy, hướng về nguồn cội đã trở thành tâm thức của con người Việt Nam: “ Uống nước nhớ nguồn’’, “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. + Giá trị cân bằng đời sống tâm linh: Bên cạnh đời sống vật chất, đời sống tinh thần tư tưởng còn hiện hữu đời sống tâm linh. Đó là đời sống của con người về cái cao cả thiêng liêng chân-thiện-mỹ, cái mà con người ngưỡng mộ ước vọng tôn thờ. Như vậy, lễ hội góp phần thỏa mãn nhu cầu đời sống tâm linh của con người, đó là “ cuộc đời thứ hai”, là trạng thái ‘thăng hoa” từ đời sống trần tục, hiện hữu + Giá trị bảo tồn và trao truyền văn hóa: Lễ hội không chỉ là tấm gương phản chiếu nền văn hóa dân tộc mà còn là môi trường bảo tồn làm giàu và phát huy nền văn hóa dân tộc ấy. – Bên cạnh những giá trị tinh thần tốt đẹp đó thì lễ hội văn hóa còn mang lại cho chúng ta giá trị kinh tế rất to lớn: Lễ hội còn là sản phẩm độc đáo của du lịch tạo nên môi trường du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn nhân tố tạo nên sự thư giãn, không khí vui tươi linh thiêng của ngày lễ hội khi làm cho mọi người trút bỏ được những âu lo phiền muộn của cuộc sống đời thường, thúc đẩy quá trình lao động sáng tạo, sống nhân ái và yêu thương nhau hơn. Lễ hội là một sản phẩm đặc biệt mang lại giá trị kinh tế cao, là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và giới thiệu truyền, bá những đặc sắc văn hóa của dân tộc, vùng miền cho du khách trong và ngoài nước như vậy lễ hội tự mang trong mình giá trị kinh tế đặc biệt kinh tế du lịch văn hóa tâm linh. |
2,0 | ||
Kết bài | – Khẳng định lại vấn đề, ý kiến đã trình bày
– Nêu ý nghĩa thực tiễn của vấn đề |
0,25
0,25 |
|
Kĩ năng trình bày, diễn đạt | – Diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp
– Có mở bài, kết bài ấn tượng; sắp xếp luận điểm, lí lẽ, bằng chứng hợp lí |
0,25
0,25 |
|
I + II | 10 |