Từ đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia trích” (Trích Số đỏ), nghị luận về sự bất hiếu của con cháu

TRƯỜNG THPT LƯƠNG THẾ VINH

TỔ VĂN-SỬ-ĐỊA-GDCD

 

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI I  LỚP 11

NĂM HỌC 2023 – 2024

Môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

MỤC TIÊU

Kiến thức: Kiểm tra, đánh giá kiến thức về:

+ Hiểu biết của học sinh về phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt, nội dung văn bản, biện pháp tu từ và giá trị của biện pháp tu từ

+ Khả năng nhận biết và vận dụng những kiến thức về thể loại  truyện (cốt truyện, đề tài, chi tiết tiêu biểu, ngôi kể, hệ thống nhân vật, cốt truyện, không gian, thời gian…)

+ Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

+ Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân.

Năng lực:

+ Năng lực chung: Giải quyết vấn đề và sáng tạo;

+ Năng lực đặc thù: sử dụng ngôn ngữ, cảm thụ thẩm mĩ

Phẩm chất: Chăm chỉ, yêu nước, trách nhiệm

HÌNH THỨC KIỂM TRA

1. Thời điểm kiểm tra: Tuần 17

2. Thời gian làm bài: 90 phút.

3. Hình thức kiểm tra: Kiểm tra trên giấy, gồm trắc nghiệm và tự luận

– Phần I. Đọc – hiểu (5 điểm): gồm 7 câu trắc nghiệm, 3 câu tự luận

– Phần II. Viết (5 điểm): gồm 1 câu tự luận

4. Cấu trúc:

– Mức độ nhận thức: 25% nhận biết, 35% thông hiểu, 20% vận dụng, 10% vận dụng cao.

– Số câu: 7 câu TNKQ; 4 câu Tự luận

III. MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ

  1. MA TRẬN
TT Kĩ năng Nội dung/đơn vị kiến thức Mức độ nhận thức Tổng

% điểm

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL
1

 

Đọc hiểu

 

 Truyện ngắn / tiểu thuyết hiện đại 4 0 2 1 1 1 0 1 50
2 Viết

 

Viết văn bản nghị luận về một vấn đề   xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 50
Tỉ lệ % 20 5 10 25 5 25 0 10 100
25% 35% 30% 10%
Tỉ lệ chung 60% 40%

 

  1. BẢN ĐẶC TẢ
TT Kĩ năng Đơn vị kiến thức/ kĩ năng Mức độ đánh giá Số lượng câu hỏi theo mức độ nhận thức Tổng %
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
I Đọc hiểu 1. Truyện ngắn và tiểu thuyết hiện đại Nhận biết:

– Nhận biết được đề tài, câu chuyện, sự kiện, chi tiết tiêu biểu, không gian, thời gian, nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết hiện đại.

– Nhận biết được người kể chuyện (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất), lời người kể chuyện, lời nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết hiện đại.

– Nhận biết được điểm nhìn, sự thay đổi điểm nhìn; sự nối kết giữa lời người kể chuyện và lời của nhân vật.

– Nhận biết một số đặc điểm của ngôn ngữ văn học trong truyện ngắn và tiểu thuyết hiện đại

Thông hiểu:

– Tóm tắt được cốt truyện của truyện ngắn, tiểu thuyết.

– Phân tích, lí giải được mối quan hệ của các sự việc, chi tiết trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

– Phân tích được đặc điểm, vị trí, vai trò của của nhân vật trong truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại; lí giải được ý nghĩa của nhân vật.

– Nêu được chủ đề (chủ đề chính và chủ đề phụ trong văn bản nhiều chủ đề) của tác phẩm.

– Phân tích và lí giải được thái độ và tư tưởng của tác giả thể hiện trong văn bản.

– Phát hiện và lí giải được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh của tác phẩm.

Vận dụng:

– Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản tới quan niệm, cách nhìn của cá nhân với văn học và cuộc sống.

– Thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với các vấn đề đặt ra từ văn bản.

Vận dụng cao:

– Vận dụng kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống, hiểu biết về lịch sử văn học để nhận xét, đánh giá ý nghĩa, giá trị của tác phẩm.

– So sánh được hai văn bản văn học cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau; liên tưởng, mở rộng vấn đề để hiểu sâu hơn với tác phẩm.

4 câu 3 câu 2câu 1câu 50
II Viết 1.    Viết văn bản nghị luận về một vấn đề đặt ra trong  tác phẩm truyện / tiểu thuyết

 

Nhận biết:

Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận.

– Mô tả được vấn đề xã hội đặt ra và những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học .

– Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận.

– Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận.

Thông hiểu:

– Giải thích được những khái niệm liên quan đến vấn đề nghị luận.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các luận điểm về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm.

– Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

– Cấu trúc chặt chẽ, có mở đầu và kết thúc gây ấn tượng; sử dụng các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

– Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội.

– Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận.

Vận dụng cao:

– Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm, tự sự,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết.

– Vận dụng hiệu quả những kiến thức tiếng Việt lớp 11 để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết.

1* 1* 1* 1câu TL 50
Tỉ lệ %   25% 35% 30% 10% 100%
Tỉ lệ chung   60% 40%

Lưu ý: (1*) Một bài văn đánh giá 4 mức độ nhận thức (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao); tỉ lệ điểm cho từng mức độ được thể hiện trong đáp án và hướng dẫn chấm.

ĐỀ KIỂM TRA

 

TRƯỜNG THPT LƯƠNG THẾ VINH

TỔ VĂN-SỬ-ĐỊA-GDCD

 

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI  HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2023 – 2024

MÔN: Ngữ văn 11 (Cánh Diều)

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

Đề kiểm tra gồm 02 trang

 

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA

Ba hôm sau, ông cụ già chết thật.

[…]

Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm. Ông Phán mọc sừng đã được cụ Hồng nói nhỏ và tai rằng sẽ chia cho con gái và rể thêm một số tiền là vài nghìn đồng. Chính ông ta cũng không ngờ rằng giá trị đôi sừng hươu vô tình trên đầu ông ta mà lại to đến như thế. Ông cho rằng Xuân có tài quảng cáo lắm, nói một lời là có vài nghìn bạc, nên sau khi được lời hứa quý hoá của ông bố vợ, ông trù tính ngay với Xuân một công cuộc doanh thương… “Thưa ngài, ngài là một người chồng mọc sừng!” Ông Xuân chỉ nói có thế mà làm cho ông thêm được vài ba nghìn bạc thì khi ông Xuân nói đại khái: “Thưa ngài, thứ hàng này tốt nhất, buôn ở Tây phương” chắc phải có giá trị hơn nữa. Ông muốn gặp ngay Xuân để trả nốt năm đồng, trước khi buôn bán cũng phải giữ chữ tín làm đầu.

Cụ cố Hồng đã nhắm nghiền mắt lại để mơ màng đến cái lúc cụ mặc ồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mấu, để cho thiên hạ phải chỉ trỏ:

– Úi kìa, con giai nhớn đã già đến thế kia kìa!” Cụ chắc cả mười rằng ai cũng phải ngợi khen một cái đám ma như thế, một cái gậy như thế…

Ðiều băn khoăn của con cụ, ông Văn Minh, chỉ là mời luật sư đến chứng kiến cái chết của ông nội mà thôi. Thế là từ nay mà đi cái chúc thư kia sẽ vào thời kỳ thực hành chứ không còn là lý thuyết viển vông nữa. Ông chỉ phiền một nỗi không biết xử trí với Xuân Tóc Ðỏ ra sao cho phải… Xuân tuy phạm tội quyến rũ một em gái ông, tố cáo cái tội trạng hoang dâm của một em gái khác nữa của ông, nhưng tình cờ đã gây ra cái chết của ông cụ già đáng chết. Hai cái tội nhỏ, một cái ơn to… Làm thế nào? Ông phân vân, vò đầu rứt tóc, lúc nào cũng đăm đăm chiêu chiêu, thành thử lại thành ra hợp thời trang, vì mặt ông thật đúng cái mặt một người lúc gia đình đương là tang gia bối rối

(Trích Số đỏ – Vũ Trọng Phụng, tập III, NXB Văn học, Hà Nội, 1997)

Lựa chọn đáp án đúng nhất:

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là:

A. Biểu cảm. C. Tự sự.
B. Nghị luận. D. Tự sự và biểu cảm.

Câu 2. Xác định ngôi kể và người kể chuyện trong đoạn trích.

  1. Ngôi kể thứ 3, người kể chuyện toàn tri.
  2. Ngôi kể thứ 3, người kể chuyện hạn tri
  3. Ngôi kể thứ nhất, người kể chuyện toàn tri
  4. Ngôi kể thứ nhất, người kể chuyện hạn tri.

Câu 3. Các nhân vật trong đoạn trích được làm rõ niềm “hạnh phúc” là ai?

  1. Ông Phán mọc sừng, Xuân Tóc Đỏ, cụ cố Hồng.
  2. Xuân Tóc Đỏ, cụ cố Hồng, ông Văn Minh.
  3. Ông Phán mọc sừng, Xuân Tóc Đỏ, ông Văn Minh.
  4. Ông Phán mọc sừng, cụ cố Hồng, ông Văn Minh.

Câu 4. Niềm “hạnh phúc” của các thành viên trong gia đình cụ cố Hồng có trong đoạn trích là gì?

  1. Là dịp để khoe khoang “đẳng cấp” của gia đình.
  2. Trút được gánh nặng nuôi nấng, phụng dưỡng cụ cố tổ.
  3. Là dịp để khoe khoang “đẳng cấp” và được chia tài sản theo di chúc.
  4. Là dịp để khoe của.

Câu 5. Nghệ thuật trào phúng sắc bén, sâu cay trong truyện được thể hiện qua yếu tố nào sau đây?

A. Cách đặt tên nhân vật. C. Điểm nhìn nghệ thuật.
B. Ngôn ngữ kể chuyển. D. Tất cả đều đúng.

Câu 6. Vì sao nhân vật Văn Minh trước cái chết của ông nội, hắn lại có bộ mặt đăm đăm chiêu chiêu?

  1. Hắn đang nghĩ tới việc tổ chức một đám ma to.
  2. B. Hắn đang không biết xử trí với Xuân Tóc Ðỏ ra sao cho phải .
  3. Đang mời luật sư đến chứng kiến cái chết của ông nội mà thôi.
  4. Vì bị cắm sừng.

Câu 7. Theo anh chị, ý nghĩa phê phán của đoạn trích là gì?

  1. Bản chất đại bất hiếu của con cháu gia đình cụ cố Hồng.
  2. B. Tính chất bịp bợm, giả nhân, giả nghĩa của tầng lớp thượng lưu tư sản.
  3. Lối sống vô nghĩa, không lành mạnh của thanh thiếu niên trong xã hội đương thời.
  4. Đáp án A và B.

Thực hiện yêu cầu/Trả lời câu hỏi:

Câu 8. Chỉ ra câu văn là đầu mối đưa đến niềm “hạnh phúc” của gia đình cụ cố Hồng.

Câu 9. Anh/chị hiểu như thế nào về nhan đề Hạnh phúc của một tang gia?

Câu10. Đọc đoạn trích, anh/chị rút ra được bài học gì cho bản thân? Lí giải.

PHẦN II. VIẾT (5,0 điểm)

Từ đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia trích” (Trích Số đỏ) của nhà văn Vũ Trọng Phụng, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận suy nghĩ về sự bất hiếu của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.

———- Hết ———-

(Học sinh không được xem tài liệu, Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm)

 

Duyệt của BGH

 

 

 

Duyệt của TCM  

 

 

 

GV phản biện

 

 

 

  

GV ra đề

 

 

  

 

 

 

TRƯỜNG THPT LƯƠNG THẾ VINH

TỔ: VĂN – SỬ – ĐỊA – GDCD

 

ĐỀ CHÍNH THỨC

KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ INĂM HỌC 2023 – 2024

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

Môn: Ngữ văn, lớp 11 (Cánh Diều)

(Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 03 trang)

 

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 5.0
  1 – 7  

1 2 3 4 5 6 7
C A D C D B D

Hướng dẫn chấm: Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

3.5
8 Câu văn là đầu mối đưa đến niềm “hạnh phúc” của gia đình cụ cố Hồng

Ba hôm sau, ông cụ già chết thật.

Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm.

Hướng dẫn chấm:

Trả lời đầy đủ 2 ý như đáp án: 0.5 điểm

Trả lời được 1 ý trong 2 ý như đáp án: 0.25 điểm

– Trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm

0.5

 

9 Nhan đề: “Hạnh phúc của một tang gia

– Sự đối lập giữa hạnh phúc và tang gia tạo ra sự hài hước, chua chát.

– Có ý nghĩa phê phán, tố cáo một xã hội thối nát, lố lăng, suy đồi đạo đức .

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời như Đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0,5 điểm

Trả lời chạm ý hoặc chưa rõ ràng: 0.25 điểm

Trả lời được 1 ý trong 2 ý như đáp án: 0.25 điểm

– Trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm

Lưu ý:  HS có thể diễn đạt  với nghĩa tương đương vẫn cho điểm tối đa

0.5
    10 – Bài học: Hs có thể trả lời theo cách riêng miễn là phù hợp với chuẩn mực đạo đức, sau đây là một vài gợi ý:

+ Không tham lam, ích kỉ…

+ Biết yêu thương , có trách nhiệm, có hiếu với ông bà, cha mẹ…

– Lí giải: HS lý giải phù hợp với  bài học đã rút ra theo quan điểm cá nhân (0.25đ)

Hướng dẫn chấm:

 Học sinh trả lời có nội dung phù hợp diễn đạt  tốt: 0,5 điểm

– Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm

– Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm

*Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được.

0.5
II   VIẾT 5.0
Từ đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia trích” (Trích Số đỏ) của nhà văn Vũ Trọng Phụng, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận suy nghĩ về sự bất hiếu của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.  
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề; thân bài triển khai được vấn đề; kết bài khái quát được vấn đề. 0. 25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự bất hiếu của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. 0. 5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

3,5
* Giải thích:  Bất hiếu là hành vi, thái độ, lời nói, hành động, cách  cư xử  thiếu đạo dức của con cháu đối với ông bà, cha mẹ…. 0,25
*Trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia trích”

+ Biểu hiện cụ thể: mọi người  trong gia đình cụ cố Hồng đều hạnh phúc vì  được chia gia tài; niềm vui riêng của các thành viên như cụ cố Hồng, ông Phán mọc sừng, ông Văn Minh. (0,5 điểm)

+Ý nghĩa phê phán: Lên án xã hội thượng lưu đương thời suy đồi, băng hoại đạo đức, sự bất hiếu của con cháu nhà cụ cố Hồng. (0,5 điểm)

* Tội bất hiếu ra trong đời  sống

– Biểu hiện: qua thái độ, cử chỉ, lời nói hành động như sống ích kỉ, không nghe lời cha mẹ, ông bà, không giúp đỡ cha mẹ, ông bà trong công việc, không chăm sóc khi ốm đau, …(0,75 điểm)

– Hệ lụy: Nêu gương  cho con cháu sau này, bị pháp luật trừng phạt, sẽ nhận lấy quả báo về sau,…  (0,5 điểm)

– Bàn luận mở rộng (0,5 điểm)

+ Sự bất hiếu một phần do sự ảnh hưởng của lối sống tiêu cực và cũng có một phấn do cách sống cách giáo dục của bố mẹ.

+ Vẫn luôn tồn tại những tấm gương đạo hiếu

+ Lên án những người con bất hiếu với cha mẹ, ông bà

– Bài học (0,5 điểm)

+ Nhận thức: Khẳng định bất hiếu là mang tội đối với những người sinh thành và nuôi dưỡng.

+ Hành động: Con cháu sống phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ qua lời nói và hành động cụ thể,…

Hướng dẫn chấm:

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (2,75 điểm – 3,5 điểm.).

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng dẫn chứng chưa tiêu biểu (1,5 điểm – 2,5 điểm).

– Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,75 điểm – 1,25 điểm).

– Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25– 0,75 điểm).

Học sinh có thể trình bày quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

3,25

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.25
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

*Lưu ý: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh.

– Đáp ứng được 2 yêu cầu: 0,5 điểm.

– Đáp ứng được1 trong 2 yêu cầu: 0,25 điểm.

– Không đáp ứng được ý nào: 0 điểm

0.5
                                                                   Tổng điểm 10,0
 

Duyệt của BGH

 

 

 

 

 

Duyệt của TCM  

 

 

 

 

 

GV phản biện

 

 

 

 

 

GV ra đề

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *