Đề đọc hiểu + nghị luận về bài thơ Mặt trời ấu thơ Phan Thị Thanh Nhàn

 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ MÔN NGỮ VĂN, LỚP 11

THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT

TT Kĩ năng Nội dung/đơn vị kiến thức Mức độ nhận thức Tổng

 

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL
1 Đọc

 

Thơ 4 0 3 1 0 1 0 1 60
2 Viết

 

Viết văn bản nghị luận về một đoạn trích/tác phẩm văn học 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40
Tỉ lệ % 20 10 15 25 0 20 0 10 100
30% 40% 20% 10%
Tổng 70% 30%

 

Bản đặc tả các mức độ kiểm tra, đánh giá định kì Ngữ văn, lớp 11

TT Kĩ năng Đơn vị kiến thức/ Kĩ năng Mức độ đánh giá Số lượng câu hỏi theo mức độ nhận thức Tổng %
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
1 ĐỌC Thơ Nhận biết:

– Nhận biết được chi tiết tiêu biểu, đề tài, nhân vật trữ tình trong bài thơ.

– Nhận biết được cấu tứ, vần, nhịp, những dấu hiệu thể loại của bài thơ.

– Nhận biết được yếu tố tượng trưng (nếu có) trong bài thơ.

– Nhận biết được những biểu hiện của tình cảm, cảm xúc trong bài thơ.

– Nhận biết đặc điểm của ngôn từ nghệ thuật trong thơ.

Thông hiểu:

– Hiểu và lí giải được ý nghĩa giá trị thẩm mĩ của ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ.

– Phân tích, lí giải được vai trò của yếu tố tượng trưng trong bài thơ (nếu có).

– Xác định được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của bài thơ.

– Lí giải được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua bài thơ.

– Phát hiện và lí giải được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh của bài thơ.

– Phân tích được tính đa nghĩa của ngôn từ trong bài thơ.

Vận dụng:

– Nêu được ý nghĩa hay tác động của bài thơ đối với quan niệm, cách nhìn của cá nhân về những vấn đề văn học hoặc cuộc sống.

– Thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với các vấn đề đặt ra từ bài thơ.

Vận dụng cao:

– Đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ.

– Đánh giá được ý nghĩa, tác dụng của yếu tố tương trưng (nếu có) trong bài thơ.

– So sánh được hai văn bản thơ cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau.

– Mở rộng liên tưởng về vấn đề đặt ra trong bài thơ để hiểu sâu hơn bài thơ.

4 Câu TNKQ 3 câu TNKQ, 1 câu TL 1 câu  TL 1 câu TL 60%
2

 

 

 

 

 

 

VIẾT

 

 

 

 

 

 

Viết văn bản nghị luận về một đoạn trích/tác phẩm văn học Nhận biết:

– Giới thiệu được đầy đủ thông tin chính về tên tác phẩm, tác giả, loại hình nghệ thuật,… của đoạn trích/tác phẩm.

– Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận.

Thông hiểu:

– Trình bày được những nội dung khái quát của tác phẩm nghệ thuật

– Phân tích được những biểu hiện riêng của loại hình nghệ thuật thể hiện trong tác phẩm

– Nêu và nhận xét về nội dung, một số nét nghệ thuật đặc sắc.

– Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

– Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

– Nêu được những bài học rút ra từ đoạn trích/tác phẩm.

– Thể hiện được sự đồng tình / không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong đoạn trích/tác phẩm).

Vận dụng cao:

– Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm, tự sự,…để tăng sức thuyết phục cho bài viết.

– Vận dụng hiệu quả những kiến thức Tiếng Việt lớp 11 để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết.

1 1 1 1 40%
Tỉ lệ chung   70% 30% 100%

NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA

 

Trường THPT Xuân Huy

ĐỀ SỐ 1

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2023 – 2024

Môn: Ngữ văn, lớp 11

  Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian phát đề

(Đề có ….. trang)

  1. ĐỌC HIỀU (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau: MẶT TRỜI ẤU THƠ

Một mình thong thả đạp xe

Đường quen, con lại tìm về mẹ xa

Trời trong trẻo quá – tháng Ba

Hồ Tây sóng sánh như là ngày xưa

 

Con tìm về tuổi bé thơ

Đầu trần chân đất gió lùa mái xiêu

Nhà ta thuở ấy rất nghèo

Sao con chỉ nhớ bao nhiêu tiếng cười

 

Lòng con thầm gọi mẹ ơi

Mẹ cho con cả khoảng trời hôm nay

Giấu bao mất mát đắng cay

Trong vòng tay mẹ chỉ đầy sướng vui

 

Mong sao mẹ mãi tươi cười

Cho con gặp lại mặt trời ấu thơ

(Phan Thị Thanh Nhàn, in trong tập thơ Con muốn mặc áo đỏ đi chơi,

NXB Kim Đồng, 2016)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1 (0,5đ). Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

  1. Bảy chữ B. Lục bát C. Tám chữ                D. Tự do

Câu 2 (0,5đ). Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ?

  1. Tự sự B. Miêu tả             C. Biểu cảm                               D. Nghị luận

Câu 3 (0,5đ). Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai dòng thơ: “Mong sao mẹ mãi tươi cười/ Cho con gặp lại mặt trời ấu thơ

  1. Nhân hóa B. So sánh                 C. Hoán dụ                D. Ẩn dụ

Câu 4 (0,5đ). Chủ thể trữ tình trong bài thơ là:

  1. Người con B. Người cha C. Người mẹ              D. Chủ thể ẩn

Câu 5 (0,5đ). Dòng thơ nào sau đây thể hiện tâm trạng của người con khi tìm về tuổi thơ bé?

  1. Đầu trần chân đất gió lùa mái xiêu B. Nhà ta thuở ấy rất nghèo
  2. Sao con chỉ nhớ bao nhiêu tiếng cười D. Lòng con thầm gọi mẹ ơi

Câu 6 (0,5đ). Phát biểu nào sau đây nói về ý nghĩa của hai dòng thơ: “Giấu bao mất mát đắng cay/ Trong vòng tay mẹ chỉ đầy sướng vui?

  1. Khẳng định những tháng ngày trong vòng tay mẹ chỉ có niềm vui, hạnh phúc.
  2. Khẳng định những tháng ngày trong vòng tay mẹ chỉ có mất mát cay đắng.
  3. Mẹ đã giấu đi những khó khăn gian khổ của cuộc sống để cho con sống sung sướng.
  4. Mẹ đã giấu đi những mất mát đắng cay của cuộc sống để cho con niềm vui hạnh phúc.

Câu 7 (0,5đ). Phát biểu nào sau đây nói về nội dung của bài thơ?

  1. Từ hiện tại nhớ về tuổi bé thơ, nhớ mẹ và ước mong mẹ vui vẻ hạnh phúc.
  2. Kỉ niệm tuổi bé thơ, nỗi nhớ về mẹ.
  3. Từ hiện tại nhớ về mẹ và ước mong mẹ vui vẻ hạnh phúc.
  4. Từ hiện tại nhớ về gia đình và mẹ.

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:

Câu 8 (1,0đ). Nêu chủ đề của bài thơ?

Câu 9 (1,0đ). Từ nội dung của bài thơ, bạn có suy nghĩ gì về ý nghĩa của việc trân trọng quá khứ đối với mỗi con người? (viết khoảng 5 – 7 dòng)

Câu 10 (0,5đ). Bạn rút ra được thông điệp gì sau khi đọc bài thơ trên.

  1. LÀM VĂN (4,0 điểm)

Bạn hãy viết bài văn nghị luận phân tích những tâm sự của người con ở bài thơ trên.

– Hết –

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.

 

 

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2023 – 2024

Đề số 1 – Môn: Ngữ văn, lớp 11

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 6,0
  1 B 0.5
2 C 0.5
3 D 0.5
4 A 0.5
5 C 0.5
6 D 0.5
7 A 0.5
8 Chủ đề của bài thơ: Qua lời tâm sự của người con khi nhớ về những kỉ niệm tuổi bé thơ bên gia đình, nhớ về mẹ, bài thơ gửi gắm thông điệp về tình cảm gia đình, lòng biết ơn đến mẹ, ước mong mẹ luôn sống vui vẻ và sự trân trọng quá khứ.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như Đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 1,0 điểm

– Học sinh chỉ trả lời được nội dung bài thơ mà không chỉ ra được thông điệp: 0,5 điểm

– Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: không cho điểm.

1.0
9 Ý nghĩa của việc trân trọng quá khứ:

– Quá khứ tạo nên chúng ta của hiện tại

– Quá khứ chứa đựng nhiều bài học vô giá

– Quá khứ là một phần không thể thiếu và không nên bị lãng quên

v.v…

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trình bày thuyết phục về nội dung, đảm bảo về hình thức: 1,0 điểm;

– Học sinh trình bày khá thuyết phục về nội dung, đảm bảo hình thức:0,75 điểm;

– Học sinh trình bày nội dung chung chung, đảm bảo hình thức:0,5 điểm;

– Học sinh trình bày thiếu thuyết phục: 0,25 điểm.

1.0
10 Học sinh được tự do rút ra bài học, miễn là tích cực và liên quan đến nội dung bài thơ. Tham khảo:

– Tình yêu gia đình, trân trọng và ghi nhớ công ơn của mẹ

– Trân trọng và biết ơn quá khứ

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như Đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 0,5 điểm

– Học sinh trả lời được 1 ý: 0,25 điểm

– Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: không cho điểm.

0.5
II   LÀM VĂN 4,0
  a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học 0,25
  b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Phân tích những tâm sự của người con trong bài thơ.

0,5
  c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng hợp lí.

Sau đây là một số gợi ý:

* Giới thiệu tác giả và tác phẩm; Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá.

* Phân tích những tâm sự của người con trong bài thơ.

1. Khổ 1:

– Bài thơ bắt đầu bằng một khung cảnh con đường quen, với bầu trời tháng ba trong trẻo, bên Hồ Tây sóng sánh, người con trong tâm thế thong thả đạp xetìm về mẹ xa. (Phân tích cách dùng từ láy thong thả, tìm về, mẹ xa, … biện pháp so sánh)

2. Khổ 2:

Nhân vật trữ tình khẳng định tìm về tuổi bé thơ với những kỉ niệm bên gia đình trong cuộc sống khó khăn thiếu thốn đầu trần chân đất đất gió lùa mái xiêu/ Nhà ta thuở ấy rất nghèo. Nhưng kí ức đọng lại sâu sắc trong lòng con là những tiếng cười hạnh phúc Sao con chỉ nhớ bao nhiêu tiếng cười (phân tích cách dùng từ chỉ nhớ, cách sử dụng câu hỏi sao con…?)

3. Khổ 3: Khổ thơ này tiếp tục là nỗi nhớ về mẹ

– Hai câu đầu: Lòng con thầm gọi mẹ ơi/ Mẹ cho con cả khoảng trời hôm nay

+ Tiếng gọi mẹ xuất phát từ tận đáy lòng con. Lời thơ khẳng định mẹ chính là người cho con sự sống, cho con cả khoảng trời hôm nay

– Hai câu tiếp: Giấu bao mất mát đắng cay/ Trong vòng tay mẹ chỉ đầy sướng vui là suy nghĩ của người con về những vất vả mất mát đắng cay trong cuộc sống, mẹ đã đem giấu đi hết chỉ dảnh cho con những niềm vui, những hạnh phúc.

Ở đây có thể hiểu rằng, trong vòng tay mẹ con luôn có đầy những sướng vui. Không bao giờ phải lo nghĩ đến khó khăn vất vả.

4. Khổ cuối: Hai câu thơ cuối là ước mơ của người con dành cho mẹ mong sao mẹ mãi tươi cười/ cho con gặp lại mặt trời ấu thơ.

– Hình ảnh ẩn dụ mặt trời ấu thơ chỉ mẹ chính là niềm vui, niềm hạnh phúc, là ánh sáng của tuổi ấu thơ của con. Con mong muốn được gặp lại mẹ trong tiếng cười trong niềm vui hạnh phúc bởi mẹ là điểm tựa, là ánh sáng mặt trời chỉ lối để con tự tin vững vàng trong cuộc sống.

* Khẳng định khái quát những nét đặc sắc về chủ đề và nghệ thuật của bài thơ; Nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức bài thơ

2.5
  d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25
  e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy. 0,5
Tổng điểm 10.0

 

Trường THPT Xuân Huy

ĐỀ SỐ 2

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2023 – 2024

Môn: Ngữ văn, lớp 11

  Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian phát đề

(Đề có 02 trang)

  1. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau:

THUỐC ĐẮNG

(Cho Ngọc Trâm)

Cơn sốt thiêu con trên giàn lửa

Cha cũng có thể thành tro nữa

Thuốc đắng không chờ được rồi

Giữ tay con

Cha đổ

Ngậm ngùi thả lòng chén vơi…

 

Con ơi! Tí tách sương rơi

Nhọc nhằn vắt qua đêm lạnh

Và những cánh hoa mỏng mảnh

Đưa hương phải nhờ rễ cay.

 

Mồ hôi keo thành chai tay

Mùa xuân tràn vào chén đắng

Tuổi cha nước mắt lặng lặng

Sự thật khóc oà vu vơ.

 

Con đang ăn gì trong mơ

Cha để chén lên cửa sổ

Khi lớn bằng cha bây giờ

Đáy chén chắc còn bão tố.

(Mai Văn Phấn, in trong Giọt nắng,

Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Hải Phòng xuất bản, 1992)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1 (0,5đ). Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

  1. Bảy chữ B. Lục bát C. Song thất lục bát                          D. Tự do

Câu 2 (0,5đ). Người cha trong bài thơ đang tâm sự với ai?

  1. Người vợ B. Người con C. Người mẹ                  D. Nói với chính mình

Câu 3 (0,5đ). Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai dòng thơ: “Và những cánh hoa mỏng mảnh/ Đưa hương phải nhờ rễ cay” ?

  1. Nhân hóa B. Ẩn dụ C. Điệp từ ngữ                      D. So sánh

Câu 4 (0,5đ). Chủ thể trữ tình trong bài thơ là:

  1. Người cha B. Người con C. Người mẹ              D. Chủ thể ẩn

Câu 5 (0,5đ). Dòng thơ nào sau đây thể hiện tâm trạng lo lắng của người cha?

  1. Nhọc nhằn vắt qua đêm lạnh B. Mùa xuân tràn vào chén đắng
  2. Tuổi cha nước mắt lặng lặng D. Cha cũng có thể thành tro nữa

Câu 6 (0,5đ). Phát biểu nào sau đây nói về ý nghĩa của hai dòng thơ: “Và những cánh hoa mỏng mảnh/ Đưa hương phải nhờ rễ cay”?

  1. Muốn chiến thắng phải trải qua khổ luyện
  2. Muốn khỏi bệnh phải uống thuốc đắng
  3. Muốn hạnh phúc phải trải qua khổ đau
  4. Muốn trưởng thành phải trải qua vấp ngã

Câu 7 (0,5đ). Phát biểu nào sau đây nói về nội dung của bài thơ?

  1. Sự quan tâm, nỗi lo lắng và những suy tư của người cha khi con khi con bị ốm
  2. Người cha lo lắng cho tương lai sau này của đứa con mình
  3. Người cha chăm sóc đứa con bị ốm và nghĩ về cuộc đời mình
  4. Người cha nghĩ về những đắng cay và bão tố trong cuộc đời

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:

Câu 8 (1,0đ). Nêu chủ đề của bài thơ?

Câu 9. (1,0đ) Từ nội dung của bài thơ, bạn có suy nghĩ gì về vai trò của thử thách trong cuộc sống? (viết khoảng 5 – 7 dòng)

Câu 10 (0,5đ). Bạn rút ra được thông điệp gì sau khi đọc bài thơ trên.

  1. LÀM VĂN (4,0 điểm)

Bạn hãy viết bài văn nghị luận phân tích những tâm sự của người cha ở bài thơ trên.

– Hết –

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.

 

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2023 – 2024

Đề số 2 – Môn: Ngữ văn, lớp 11

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 6,0
  1 D 0.5
2 B 0.5
3 B 0.5
4 A 0.5
5 D 0.5
6 C 0.5
7 A 0.5
8 Chủ đề của bài thơ: Qua lời tâm sự của người cha đối với đứa con bị ốm, bài thơ ca ngợi tình cảm mà người cha dành cho đứa con mình, qua đó gửi gắm thông điệp: cuộc đời này nhiều chông gai và bão tố, người cha muốn con mình phải nhìn ra và chấp nhận nếm trải nó để lớn lên, để trưởng thành.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như Đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 1,0 điểm

– Học sinh chỉ trả lời được nội dung bài thơ mà không chỉ ra được thông điệp: 0,5 điểm

– Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: không cho điểm.

1.0
9 Suy nghĩ về vai trò của thử thách:

– Thử thách giúp con người nhìn nhận và vượt qua giới hạn của bản thân

– Thử thách giúp rèn luyện bản lĩnh

– Thử thách giúp tích lũy kinh nghiệm

v.v…

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trình bày thuyết phục về nội dung, đảm bảo về hình thức: 1,0 điểm;

– Học sinh trình bày khá thuyết phục về nội dung, đảm bảo hình thức:0,75 điểm;

– Học sinh trình bày nội dung chung chung, đảm bảo hình thức:0,5 điểm;

– Học sinh trình bày thiếu thuyết phục: 0,25 điểm.

1.0
10 Học sinh được tự do rút ra bài học, miễn là tích cực và liên quan đến nội dung bài thơ. Tham khảo:

– Muốn có được hạnh phúc phải trải qua khổ luyện, cũng như muốn khỏi bệnh phải cần thuốc đắng.

– Hãy luôn biết trân trọng và ghi nhớ công ơn của cha mẹ.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như Đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 0,5 điểm

– Học sinh trả lời được 1 ý: 0,25 điểm

– Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: không cho điểm.

0.5
II   LÀM VĂN 4,0
  a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học 0,25
  b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Phân tích những tâm sự của người cha trong bài thơ.

0,5
  c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng hợp lí.

Sau đây là một số gợi ý:

* Giới thiệu tác giả và tác phẩm; Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá.

* Phân tích những tâm sự của người cha trong bài thơ.

1. Khổ 1:

– Bài thơ bắt đầu bằng một khoảnh khắc dữ dội, gay cấn: Cơn sốt thiêu con trên giàn lửa miêu tả căn bệnh của người con. Các từ thiêu, giàn lửa, tro đầy ám ảnh, cho thấy căn bệnh đang hủy hoại cơ thể đứa con và cũng hủy diệt tinh thần của người cha.

– Những câu tiếp theo mô tả hành động người cha cho con uống thuốc. Nhìn bề ngoài, đây có vẻ là những hành động nghiệt ngã (giữ tay con, cha đổ), nhưng nhìn kĩ, nó xuất phát từ nỗi lo lắng, từ tình yêu thương của người cha: chỉ có uống thuốc, dù đắng, thì mới hết bệnh. Sau khi cho con uống thuốc, người cha cũng ngậm ngùi, xót xa vì con phải uống thuốc đắng như vậy: Ngậm ngùi thả lòng chén vơi.

2. Khổ 2:

Mở đầu là hô ngữ “con ơi” nhưng thực ra đây lại là lời người cha tự nói với mình. Đó là những suy tư về đời. Cuộc sống vốn không dễ dàng: Hạt sương dù nhỏ nhưng cũng phải nhọc nhằn chắt chiu qua một đêm lạnh giá mới có; hoa muốn tỏa hương cũng phải nhờ những chùm rễ cay.

3. Khổ 3: Khổ thơ này tiếp tục là những suy niệm của người cha về cuộc đời:

– Hai câu đầu:

+ Mồ hôi – chai tay: Mồ  hôi là hình ảnh biểu tượng cho sự vất vả, khó nhọc, chai tay là sự chịu đựng, quen với sự vất vả khó nhọc ấy.

+ Mùa xuân và chén đắng: mùa xuân là biểu tượng của sự sống, của cái bắt đầu, của niềm hy vọng lúc này đang tràn vào lòng chén đắng, biểu tượng cho nỗi khổ đau.

Qua hai câu thơ này, người cha muốn nói với con rằng: mọi nỗi đau khổ sẽ rèn luyện sức chịu đựng cho con người, và mọi nỗi đau khổ rồi cũng sẽ qua, hạnh phúc rồi sẽ đến. Ở đây, người cha đang hy vọng người con sẽ có một cuộc sống tốt đẹp sau này.

– Hai câu tiếp: là suy nghĩ của người cha về đời mình. Ở đây có thể hiểu rằng, cha hy vọng con sau này sẽ có được sung sướng, hạnh phúc, còn cuộc đời cha bây giờ, dù đã trải qua đau khổ nhưng vẫn chưa có được niềm vui. Nỗi đau vẫn còn đó, nhưng đó là nỗi đau không thể thổ lộ, chỉ biết câm lặng nuối nước mắt vào trong.

Câu thơ sự thật khóc òa vu vơ có thể hiểu là: cái sự thật cuộc đời mà người cha đã nếm trải là vô cùng éo le, nó không như người cha nghĩ. Sự thường thì qua đau khổ sẽ đến hạnh phúc, nhưng dường như điều đó không đúng đối với cuộc đời người cha.

4. Khổ cuối: Khổ 4 vẫn là những suy ngẫm của người cha.

Con đang ăn gì trong mơ: thế giới của mơ mộng, người con đang tận hưởng niềm hạnh phúc trong thế giới mơ mộng đó, nhưng đó là một thế giới không có thật. Đó cũng là cái nhìn màu hồng của trẻ thơ đối với cuộc đời, thấy cuộc đời cũng nhẹ nhàng, đẹp đẽ như một giấc mơ.

– Đối lập với thế giới mơ mộng đó của người con là thế giới hiện thực, với chiếc chén thuốc đắng vẫn còn đó, ở trên cửa sổ. Khi con lớn lên, bằng tuổi cha, con sẽ thấy cuộc đời không như mơ, và cuộc đời không chỉ có những gian nan nhỏ bé như chén thuốc đắng kia, mà còn là bão tố, là bao nỗi đau khổ lớn lao mà con người bắt buộc phải chịu đựng.

* Khẳng định khái quát những nét đặc sắc về chủ đề và nghệ thuật của bài thơ; Nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức bài thơ

2.5
  d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25
  e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy. 0,5
Tổng điểm 10.0

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *