Đọc hiểu + nghị luận về bài thơ Mùa hạ – Xuân Quỳnh

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NAM

TRƯỜNG B THPT  PHỦ LÝ

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN NGỮ VĂN 11 NĂM HỌC 2023 – 2024

Thời gian làm bài: 90 phút       

 

 

MỤC ĐÍCH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

– Đây là đề thi cuối học kì I nhằm đánh giá năng lực môn Ngữ văn của học sinh lớp 11. Đề thi có thời gian làm bài là 90 phút với cấu trúc hai phần tương ứng với năng lực đọc hiểu và năng lực tạo lập văn bản.

– Đề thi có mục tiêu đánh giá các năng lực đọc và viết được mô tả trong bảng đặc tả đính kèm. Từ đó xác định căn cứ xếp loại học lực và cung cấp thông tin phản hồi về quá trình dạy học Học kì I lớp 11 để có biện pháp điều chỉnh thích đáng.

GIỚI HẠN NỘI DUNG KIỂM TRA:

Phần đọc hiểu văn bản, Tạo lập văn bản, Tiếng việt ở học kì I, Ngữ văn 11.

III. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:

– Kết hợp trắc nghiệm và tự luận

– Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

– Không sử dụng tài liệu

THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I

MÔN NGỮ VĂN LỚP 11– THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT

 

 

TT Kĩ năng Nội dung/

đơn vị kĩ năng

Mức độ nhận thức Tổng

% điểm

Nhận biết

(Số câu)

Thông hiểu

(Số câu)

Vận dụng

(Số câu)

 

Vận dụng cao

(Số câu)

 

TN

KQ

TL TN

KQ

TL TN

KQ

TL TN

KQ

TL
1 Đọc Thơ hiện đại

 

4 0 3 2 0

 

1 0 0  

 

60

 

 

Tỉ lệ điểm từng loại

câu hỏi

  20   15 20 0 5 0 0 60
2 Viết

 

Viết văn nghị luận văn học 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40
Tỉ lệ điểm từng loại

câu hỏi

    10   20   25   05 40
Tỉ lệ điểm từng loại

câu hỏi

20

%

05% 15% 30

%

0

 

15

%

0 15

%

100
Tỉ lệ điểm các mức độ nhận thức 25% 45% 15% 15%
Tổng % điểm 60% 40%

 

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I- LỚP 11

Thời gian làm bài: 90 phút

TT Kĩ năng Nội dung/Đơn vị kĩ năng Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận biết Thông hiểu

 

Vận dụng Vận dụng cao
1 Đọc Thơ hiện đại

 

Nhận biết:

– Nhận biết chi tiết tiêu biểu, đề tài, nhân vật trữ tình trong bài thơ.

– Nhận biết cấu tứ, vần, nhịp, những dấu hiệu thể loại của bài thơ.

– Nhận biết được yếu tố tượng trưng (nếu có) trong bài thơ.

– Nhận biết được những biểu hiện của tình cảm, cảm xúc trong bài thơ.

– Nhận biết được đặc điểm của ngôn từ nghệ thuật trong bài thơ.

Thông hiểu:

– Phân tích được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ thể hiện trong văn bản.

– Phân tích được vai trò của yếu tố tượng trưng trong thơ.

– Phân tích được chủ đề tư tưởng, thông điệp mà bài thơ muốn gửi đến người đọc.

– Phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản.

– Phân tích được tính đa nghĩa của ngôn từ trong tác phẩm văn học.

Vận dụng:

– Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản đối với quan niệm, cách nhìn của cá nhân đối với văn học và cuộc sống.

– Thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với các vấn đề đặt ra của bài thơ.

Vận dụng cao:

– Đặt tác phẩm trong bối cảnh sáng tác và bối cảnh hiện tại để đánh giá ý nghĩa, giá trị của tác phẩm.

– So sánh được hai văn bản thơ cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau.

4TN, 1TL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3TN;3TL  1KQ

1 TL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1TL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2 Viết Viết được một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ. Nhận biết:

– Xác định được kiểu bài nghị luận, vấn đề cần nghị luận

– Nêu được thông tin về tác giả, tác phẩm (bài hoặc đoạn thơ).

–  Nêu nội dung, chủ đề, cảm hứng, hình tượng nhân vật trữ tình, đặc điểm nghệ thuật nổi bật… của đoạn/ bài thơ.

Thông hiểu:

– Diễn giải được những giá trị về nội dung, nghệ thuật của đoạn/ bài thơ theo yêu cầu đề bài

– Lí giải được một số đặc điểm thể loại được thể hiện trong bài thơ/đoạn thơ.

Vận dụng:

– Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ.

– Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ; vị trí, đóng góp của tác giả.

– Vận dụng các kĩ năng tạo lập văn bản; kiến thức đã học về thơ để viết bài văn nghị luận đáp ứng yêu cầu của đề bài.

Vận dụng cao:

– Liên hệ, so sánh với các tác phẩm khác để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận

– Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một bài văn nghị luận.

1* 1* 1* 1TL*
Tổng   4TN

 

1*

3TN;2TL

1*

 

1 TL

1*

1TL

 

1 *

Tỉ lệ %   25 45 15 15
Tỉ lệ chung   60 40

 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NAM

TRƯỜNG B THPT  PHỦ LÝ

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN NGỮ VĂN 11 NĂM HỌC 2023 – 2024

Thời gian làm bài: 90 phút       

 

  1. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau:

Đó là mùa của những tiếng chim reo

Trời xanh biếc, nắng tràn lên khắp ngả

Đất thành cây, mật trào lên vị quả

Bước chân người bỗng mở những đường đi

 

Đó là mùa không thể giấu che

Cả vạn vật đều phơi trần dưới nắng

Biển xanh thẳm, cánh buồm lồng lộng trắng

Từ những miền cay đắng hóa thành thơ.

 

Đó là mùa của những ước mơ

Những dục vọng muôn đời không kể xiết

Gió bão hòa, mưa thành sông thành bể

Một thoáng nhìn có thể hóa tình yêu

 

Đó là mùa của những buổi chiều

Cánh diều giấy nghiêng vòm trời cao vút

Tiếng dế thức suốt đêm dài oi bức

Tiếng cuốc dồn thúc giục nắng đang trưa

 

Mùa hạ của tôi, mùa hạ đã đi chưa

Ôi tuổi trẻ bao khát khao còn, hết

Mà mặt đất màu xanh là vẫn biển

Quả ngọt ngào thắm thiết vẫn màu hoa.

 

(Mùa hạ – Xuân Quỳnh, Thơ Xuân Quỳnh, NXB Văn học, 2016, tr. 34)

 

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

  1. Thơ tự do B. Thơ tám chữ
  2. Thơ lục bát D. Thơ bảy chữ

 

Câu 2: Sắc màu nào của mùa hạ được tác giả nhắc đến nhiều nhất trong bài thơ?

  1. Vàng
  2. Trắng
  3. Tím
  4. Xanh

  

   Câu 3: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ?

  1. Tự sự
  2. Biểu cảm
  3. Thuyết minh
  4. Nghị luận

 

Câu 4: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ in đậm:

  1. Ẩn dụ
  2. So sánh
  3. Điệp cấu trúc
  4. Nhân hóa

 

Câu 5: Dòng nào dưới đây thể hiện đầy đủ những đặc điểm của bức tranh mùa hạ trong khổ thơ 1 và khổ thơ 2?

  1. Mùa hạ rực rỡ, căng tràn sức sống.
  2. Mùa hạ xôn xao của tiếng chim reo, của sắc biếc trời xanh, của nắng vàng rực rỡ, cây cối trưởng thành cho đời mật ngọt, của biển xanh buồm trắng tinh khiết.
  3. Mùa hạ đẹp đẽ, trong sáng, tinh khiết với biển xanh, buồm trắng.
  4. Mùa hạ rực rỡ, nên thơ, tinh khiết khiến tâm hồn con người nhẹ nhàng, bay bổng.

 

Câu 6: Trong bài thơ, tác giả đã cảm nhận mùa hạ có sự tương đồng với giai đoạn nào của cuộc đời con người?

  1. Thời thơ ấu hồn nhiên, trong sáng và đẹp đẽ
  2. Giai đoạn trưởng thành nhiều thăng trầm, thử thách
  3. Tuổi già thâm trầm, từng trải
  4. Tuổi trẻ nhiều đam mê, khát vọng, hoài bão

 

Câu 7: Chọn phương án trả lời đúng nhất tâm trạng của nhân vật trữ tình trong khổ thơ cuối

  1. Thảng thốt, tiếc nuối khi mùa hạ đã đi qua
  2. Thảng thốt, tiếc nuối khi mùa hạ của mình đã qua và mong muốn níu giữ những khát khao tuổi trẻ
  3. Thảng thốt, tiếc nuối tuổi trẻ và tin tưởng dù năm tháng qua đi nhưng những khát khao, ước mơ vẫn còn mãi
  4. Tin tưởng dù năm tháng đi qua nhưng những khát khao, ước mơ vẫn còn mãi

 

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:

Câu 8: Chỉ ra yếu tố tự sự trong khổ thơ thứ 4, anh/chị hãy nêu tác dụng của yếu tố tự sự trong bài thơ Mùa hạ (Xuân Quỳnh) ?

Câu 9: Câu thơ Bước chân người bỗng mở những đường đi gợi lên trong bạn suy nghĩ gì về sức mạnh của con người trong cuộc sống?

Câu 10: Anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 7 đến 8 câu) bàn về ý kiến được gợi ra từ bài thơ Mùa hạ (Xuân Quỳnh): Tuổi trẻ cần có những đam mê, khát vọng.

 

  1. VIẾT (4.0 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của ba khổ cuối bài thơ Mùa hạ (Xuân Quỳnh).

 

*****************HẾT*****************

 

Định hướng chấm đề kiểm tra hết học kì 1, Ngữ Văn 11

 Năm học 2023-2024

 

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 6,0
  1 A 0.5
2 D 0.5
3 B 0.5
4 C 0.5
5 B 0.5
6 D 0.5
7 C 0.5
8 – Yếu tố tự sự trong khổ 4 ( 0.5 điểm):

Khổ thơ kể về buổi chiều mùa hạ có cánh diều bay trên bầu trời, buổi đêm có tiếng dế kêu, buổi trưa có tiếng cuốc khắc khoải, giục giã nắng hè…

– Tác dụng của yếu tố tự sự trong thơ Mùa hạ (0.5 điểm):

+ Yếu tố tự sự đã khiến người đọc bị cuốn cảm xúc say mê mùa hạ trong bài thơ một cách tự nhiên, chân thật, gần gũi

+ Yếu tố tự sự làm đa dạng hoá các cảm nhận của nhân vật trữ tình về mùa hạ.

+ Yếu tố tự sự đã giúp tác giả làm sáng tỏ được nhiều cung bậc của cảm xúc một cách khách quan, dễ tạo nên sự đồng thuận, chia sẻ với người đọc…

1.0
9 Câu thơ Bước chân người bỗng mở những đường đi gợi lên trong bạn suy nghĩ gì về sức mạnh của con người làm nên những điều mới mẻ, lớn lao, mở ra những con đường mới… 0.5
10 – Học sinh làm sáng rõ được ý: từ mùa hạ rực rỡ của thiên nhiên liên hệ tuổi trẻ của đời người nhiều khát khao, ước mơ, hoài bão.

– Học sinh trình bày trong một đoạn văn, có thể triển khai theo các kiểu đoạn văn diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích, song hành.

1.0

 

II   VIẾT 4,0
  a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ 0,25
  b. Xác định đúng vấn đề nghị luận.

Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Mùa hạ (Xuân Quỳnh).

0,5
  c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần nghị luận, thể hiện được cảm nhận, đánh giá của bản thân; hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, thuyết phục.

Có thể phân tích kết hợp nội dung và nghệ thuật theo từng khổ hoặc tách riêng xong cần đảm bảo đủ 2 ý này, theo hướng:

– Giới thiệu tác phẩm, tác giả…; nêu vấn đề cần phân tích, đánh giá

– Về nội dung:

+ Khổ 3: Mùa hạ được tả thực với bão mưa và khát vọng sống mãnh liệt của con người…

+ Khổ 4: Thiên nhiên hiện lên chân thực với buổi chiều mùa hạ có cánh diều bay trên bầu trời, buổi đêm oi bức có tiếng dế kêu, buổi trưa có tiếng cuốc khắc khoải, giục giã nắng hè…

+ Khổ 5: từ mùa hạ của thiên nhiên tác giả đã liên hệ đến mùa hạ của đời người với bao khát khao sống, cống hiến và dựng xây…

Thông qua bức tranh mùa hạ rực rỡ và tràn đầy sức sống, tác giả ca ngợi vẻ đẹp của tuổi trẻ, bày tỏ những ước mơ, khát khao, hoài bão…

– Về nghệ thuật:

+ Cấu tứ: bài thơ được cấu tứ theo mạch cảm xúc và liên tưởng, suy tư của chủ thể trữ tình trước vẻ đẹp của mùa hạ, sự tương đồng giữa sức sống căng tràn, mãnh liệt của vạn vật khi đất trời vào hạ với tuổi trẻ của con người.

+ Nghệ thuật sử dụng hình ảnh:

Những hình ảnh đặc trưng của mùa hạ: gió bão, cánh diều,  tiếng dế, tiếng cuốc, nắng… gợi hình dung về một không gian thoáng đãng, rộng lớn, nhộn nhịp, náo động…

+ Ngôn từ: sử dụng nhiều động, tính từ làm bật sức sống căng tràn của vạn vật; thể hiện được những xao động, niềm rạo rực, say mê, khát vọng của chủ thể trữ tình.

+ Sử dụng kết hợp các biện pháp tu từ: điệp cấu trúc, liệt kê… làm cho bài thơ giàu nhạc tính

+ Giọng điệu: vừa sôi nổi, vừa chất chứa những trắc ẩn, suy tư.

– Khẳng định lại những nét độc đáo, đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ; nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức bài thơ.

2.5
  d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25
  e. Sáng tạo: Bài viết thể hiện được những cảm nhận mới mẻ, có giọng điệu riêng, cách diễn đạt linh hoạt, sáng tạo. 0,5
Tổng điểm 10.0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *