Đề HSG môn văn Trại hè Hùng Vương 2023 trường Chuyên Lương Văn Tuỵ

 

SỞ GD&ĐT NINH BÌNH

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

LƯƠNG VĂN TỤY

********

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

  KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG NĂM 2023

MÔN: NGỮ VĂN 10

Thời gian làm bài: 180 phút

(Đề thi gồm 02 câu, 01 trang)

Câu 1 (8,0 điểm)

Lắng nghe lời chia sẻ sau:

– “Hãy là chính mình và nói điều bạn muốn nói. Bởi những người thấy phiền lòng sẽ chẳng có ý nghĩa, và những người có ý nghĩa sẽ không thấy phiền lòng.” (Dr Seuss)

– “Hãy cẩn trọng với mỗi phát ngôn, mỗi dòng trạng thái hay bình luận; bởi bất kì ai, kể cả chúng ta và người thân, đều có thể trở thành nạn nhân bởi những cú nhấp chuột vô tình hay ác ý” (“Bôi nhọ, gây hận thù trên mạng – “Quyền” của mỗi người?”, Chương trình Câu chuyện văn hóa, phát sóng 1/7/2021, VTV4)

Là một người trẻ, anh (chị) suy nghĩ gì về vấn đề gợi ra từ những lời chia sẻ trên? Hãy viết bài văn trình bày quan điểm của mình.

Câu 2 (12,0 điểm)

Trong buổi lễ trao giải thưởng Cikada1 ngày 30/11/2015 tại Đại sứ quán Thụy Điển ở Hà Nội; trước nhiều sự băn khoăn về vai trò, vị thế của thơ ca, nhà thơ Ý Nhi đã phát biểu: “Thơ tồn tại một cách tự nhiên, một cách hữu lý; như tất cả những gì tồn tại trong thế giới chúng ta. Vì sao ư? Vì nỗi đau khổ và niềm hy vọng của con người”.

Bằng trải nghiệm văn học, anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên.

Chú thích:

(1) Giải thưởng Cikada là giải thưởng văn học được thành lập năm 2004 nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà thơ Thụy Điển Harry Martinson – người đoạt giải thưởng Nobel Văn học năm 1974. Giải thưởng chủ yếu được trao cho các nhà thơ Đông Á nhằm ghi nhận những đóng góp thông qua các sáng tác ca ngợi sự thiêng liêng của cuộc sống. Ý Nhi là nhà thơ Việt Nam đầu tiên được nhận giải thưởng này.

———HẾT——–

SỞ GD&ĐT NINH BÌNH

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

LƯƠNG VĂN TỤY

********

HDC ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

  KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG NĂM 2023

MÔN: NGỮ VĂN 10

(HDC gồm 02 câu, 09 trang)

 

  1. YÊU CẦU CHUNG

– Giám khảo cần vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo; tránh đếm ý cho điểm.

– Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản, diễn đạt tốt vẫn cho điểm tối đa.

– Điểm bài thi làm tròn đến 0,25 điểm.

  1. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu Yêu cầu cần đạt Điểm
1 Lắng nghe lời chia sẻ sau:

– “Hãy là chính mình và nói điều bạn muốn nói. Bởi những người thấy phiền lòng sẽ chẳng có ý nghĩa, và những người có ý nghĩa sẽ không thấy phiền lòng.” (Dr Seuss)

– “Hãy cẩn trọng với mỗi phát ngôn, mỗi dòng trạng thái hay bình luận; bởi bất kì ai, kể cả chúng ta và người thân, đều có thể trở thành nạn nhân bởi những cú nhấp chuột vô tình hay ác ý” (“Bôi nhọ, gây hận thù trên mạng – “Quyền” của mỗi người?”, Chương trình Câu chuyện văn hóa, phát sóng 1/7/2021, VTV4)

Là một người trẻ, anh (chị) suy nghĩ gì về vấn đề gợi ra từ những lời chia sẻ trên? Hãy viết bài văn trình bày quan điểm của mình.

8,0
* Yêu cầu về hình thức, kĩ năng:

– Đáp ứng yêu cầu của bài làm văn nghị luận xã hội.

– Trình bày vấn đề một cách khoa học, hấp dẫn.

1.0
* Yêu cầu về nội dung:

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần hướng đến những ý sau:

1.1. Giải thích

– Câu nói của Dr Seuss khuyên chúng ta dám sống là mình, trung thực và bản lĩnh với những quan điểm, xúc cảm, lý tưởng, khát vọng cả trong suy nghĩ và hành động, đặc biệt là qua lời nói. Những người thực sự quý mến, chân thành và có ý nghĩa với ta sẽ trân trọng con người thật của ta, khi ta là chính mình.

– Lời bình trong chương trình Câu chuyện văn hóa với chủ đề “Bôi nhọ, gây hận thù trên mạng – “Quyền” của mỗi người?” khuyên chúng ta nên cẩn trọng với những phát ngôn, bài viết của mình, đặc biệt trên không gian mạng – một đời sống thứ hai cũng rất sôi động và phức tạp; bởi nếu không, dù vô tình hay cố ý, sẽ có thể gây tổn thương đến người khác và làm chính mình bị ảnh hưởng.

=> Hai ý kiến tưởng chừng mâu thuẫn nhưng thực chất bổ sung cho nhau, giúp ta có cái nhìn đa chiều, toàn diện; hướng đến quan điểm sống, xây dựng cách sống, cách ứng xử đúng đắn, nhân văn, tích cực.

1.2. Bàn luận

* Tại sao “Hãy là chính mình và nói điều bạn muốn nói”?

– Trong cuộc sống biến động và phức tạp, dám sống là mình, dám mạnh mẽ và thẳng thắn nói lên suy nghĩ, cảm xúc không phải điều dễ dàng nhưng nếu thực hiện được thì sẽ đem lại những giá trị sống tích cực.

– Mỗi cá nhân có những ưu điểm, hạn chế, cá tính, sở thích, thị hiếu riêng; sống là chính mình sẽ giúp chúng ta không bị người khác chi phối, có thể xây dựng bản lĩnh cá nhân và nội lực mạnh mẽ để vượt qua những khó khăn và hướng đến thành công.

– Việc mạnh mẽ bảo vệ quan điểm, chính kiến giúp ta dám xóa bỏ những rào cản, ràng buộc để giải phóng cá nhân, cá tính, bản ngã; dám sống với khát vọng, dám hành động theo những điều mình suy nghĩ, tự quyết định cuộc đời, số phận của mình. Chỉ khi được sống đúng là chính mình, con người mới có sự tự do đích thực.

– “Nói những điều bạn muốn” không phải là phơi trải tất cả mọi điều của thế giới nội tâm. Khi để tâm tư và khát vọng chân chính được cất lên thành lời, ta cũng sẽ mở lối chia sẻ, giúp người khác thấu hiểu và trân trọng mình.

– Dám sống là mình và nói điều ta muốn có thể sẽ khiến ta gặp phải những ý kiến trái chiều, mâu thuẫn hay phải hy sinh quyền lợi cá nhân; nhưng nếu ta dũng cảm bảo vệ ý kiến đúng đắn, những điều chân chính và tốt đẹp sẽ được gìn giữ và lan tỏa.

* Tại sao cần “cẩn trọng với mỗi phát ngôn, mỗi dòng trạng thái hay bình luận”, đặc biệt trên không gian mạng?

– Trong thế giới số, các trang mạng xã hội được xem như đời sống thứ hai của chúng ta. Đó là nơi người dùng tương tác, kết nối…thông qua mạng internet, vừa mang đến rất nhiều tiện ích và giá trị nhưng đồng thời cũng ẩn chứa rất nhiều hiểm họa, đặc biệt là qua những hành xử kém văn minh, phát ngôn bừa bãi để kích động, trả đũa, xúc phạm, làm tổn thương người khác…

– Bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ, chính kiến là quyền của cá nhân nhưng mỗi người trong giao tiếp đều cần cẩn trọng bởi lời nói mà gây tổn hại đến người khác và lợi ích cộng đồng thì hậu quả lại khôn lường. Bất kì ai trong chúng ta cũng có thể trở thành nạn nhân của bạo lực mạng, của ngôn từ lăng mạ, sự bôi nhọ vu khống với những phát ngôn sai sự thật, thiếu căn cứ, thiếu suy nghĩ, gây hận thù, tổn thương tinh thần.

– Sự cẩn trọng trong suy nghĩ và lời nói trở thành quy tắc hàng đầu của đông đảo cộng đồng tham gia trong môi trường số, là thước đo của đạo đức, nhân phẩm, lối sống văn minh, cách nghĩ, cách ứng xử có văn hoá.

=> Nhận thức đúng đắn bản chất của vấn đề, mỗi người cần dám sống là chính mình, mạnh mẽ bày tỏ quan điểm, khát vọng của bản thân, nhưng phải bằng lí trí tỉnh táo, sáng suốt, cẩn trọng, đúng cách để tạo ra những giá trị tốt đẹp.

(Thí sinh cần lựa chọn dẫn chứng phù hợp, lập luận thuyết phục)

1.3. Đánh giá, mở rộng

– “Khởi thủy là lời”, câu nói bất hủ trong Kinh Thánh nhắc nhở chúng ta về ý nghĩa quan trọng của ngôn ngữ trong đời sống. Hành động, phát ngôn là một trong những yếu tố thể hiện bản thân; nhưng phát ngôn hàm hồ, cư xử thiếu văn hóa tuyệt đối không phải là sự thể hiện “chính mình” đúng cách. Mọi lời nói ra trong giao tiếp trực tiếp hay tương tác trên mạng mỗi người đều phải chịu trách nhiệm trước lương tâm và pháp luật.

– Kiên trì và bản lĩnh bảo vệ quan điểm sống, lý tưởng sống nhưng không tùy ý làm theo mọi điều mình muốn, mình nghĩ mà bất chấp các chuẩn mực đạo đức, quy định pháp luật và lợi ích của cộng đồng.

– Ranh giới giữa sự tự do bày tỏ quan điểm và phát ngôn ảnh hưởng tới người khác, giữa nỗ lực để được là chính mình với sự bảo thủ, ích kỷ nhiều khi rất mong manh, cần tỉnh táo chọn lựa để không mắc sai lầm. Mạnh mẽ lên tiếng nhưng không phát ngôn tùy tiện, nhầm lẫn giữa “quyền tự do ngôn luận” với nói năng bừa bãi, chia sẻ thông tin bất chấp đúng – sai, thật – giả, phán xét, công kích người khác. Mọi hành động, lời nói đều phải xuất phát từ sự đề cao, bảo vệ giá trị sống tốt đẹp, nhân văn, giá trị người chân chính.

7.0

 

 

2.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.0

2 Trong buổi lễ trao giải thưởng Cikada tại đại sứ quán Thụy Điển ở Hà Nội; trước nhiều sự băn khoăn về vai trò, vị thế của thơ ca, nhà thơ Ý Nhi đã phát biểu: “Thơ tồn tại một cách tự nhiên, một cách hữu lý; như tất cả những gì tồn tại trong thế giới chúng ta. Vì sao ư? Vì nỗi đau khổ và niềm hy vọng của con người”.

Bằng trải nghiệm văn học, anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên.

12.0
* Yêu cầu về hình thức, kĩ năng:

– Đáp ứng yêu cầu của bài làm văn nghị luận về vấn đề lí luận văn học được đề cập đến qua một ý kiến.

– Sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận và các phương thức biểu đạt, trình bày vấn đề một cách khoa học, hấp dẫn.

1.0
* Yêu cầu về nội dung:

2.1. Giải thích

– “Thơ”: là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu.

-“Thơ tồn tại một cách tự nhiên, một cách hữu lý”: giống như vạn vật tồn tại trong thế giới đều có vai trò, vị thế riêng; thơ ca ra đời từ rất lâu nhưng không hề biến mất; nó luôn song hành, gắn bó và đáp ứng những nhu cầu của con người. Thơ vẫn tồn tại bởi những giá trị không thể phủ nhận với đời sống tinh thần con người.

– “Vì nỗi đau khổ và niềm hy vọng của con người”: lý giải cho sự “tồn tại” của thơ: thơ ca cất lên tiếng nói của những xúc cảm mãnh liệt, chạm đến những nỗi niềm sâu khuất; chia sẻ, đồng điệu và phản ánh đời sống tinh thần, tâm hồn phong phú và phức tạp của con người.

=> Ý kiến của nhà thơ Ý Nhi đã thể hiện niềm tin vào giá trị, khẳng định vai trò, vị thế của thơ ca nói riêng, văn chương nghệ thuật nói chung: cho dù cuộc sống có thay đổi và nhiều biến động, nhưng văn thơ với sứ mệnh thiêng liêng và cao quý, sẽ luôn dấn thân, đồng hành cùng con người, trường tồn cùng năm tháng.

2.2. Bàn luận

a. Tại sao “Thơ tồn tại một cách tự nhiên, một cách hữu lý”?

– Trước hết, sự băn khoăn, nghi ngờ về vai trò, vị thế và sức sống của thơ ca trong đời sống đương đại là điều không hiếm gặp; nhất là trong cuộc sống hiện đại với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, sự lên ngôi của truyền thông đại chúng, nhịp sống khẩn trương, hối hả với bao lo toan, bận rộn, xô bồ tác động, làm thay đổi mối quan tâm, nhu cầu, thị hiếu, suy nghĩ, quan niệm, cách nhìn nhận… của con người. Băn khoăn này một mặt vừa mang tính lịch sử; mặt khác, cũng là một câu hỏi mang tính thời sự văn học.

– Với nhà thơ Ý Nhi, mặc dù vị thế, sức sống của thơ ca có nhiều thay đổi, nhưng thơ ca không yểu mệnh, luôn tồn tại cùng con người với những giá trị tự thân mà nhiều loại hình, thể loại khác không thể thay thế:

+ Thơ ca từ lâu đã gắn bó, đồng hành cùng với con người. Qua hàng ngàn năm, sự tiến bộ của con người, của nền văn minh nhân loại đều gắn với chiều dài phát triển, sự vận động và chuyển mình của thơ, thơ ca đã trở thành một phần trong đời sống tinh thần của nhân loại.

+ Văn chương, trong đó có thơ ca là lĩnh vực của sáng tạo nghệ thuật, dùng ngôn từ làm chất liệu để xây dựng hình tượng, phản ánh và biểu hiện đời sống, đồng thời bộc lộ tư tưởng, tình cảm của tác giả. Thơ là phương tiện để nhà thơ giao cảm, chia sẻ với cuộc sống và con người, là ý nghĩa sự tồn tại của người nghệ sĩ.

+ Trong sâu thẳm mỗi người, đều có một “nhà thơ”, nơi trú ngụ của những nỗi niềm không dễ ngỏ, tình yêu, nỗi đau, niềm trắc ẩn. Và khi những trạng thái tinh thần ấy thăng hoa thì thơ ra đời. Thơ tồn tại vì làm thơ là sự cởi tỏa nội tâm, hành trình kiếm tìm để con người được là chính mình.

+ Thơ tồn tại vì nỗi đau khổ, và niềm hy vọng của con người. Thơ kiến tạo một không gian sống, như một phương thức tái lập cân bằng, một nguồn trợ lực cho sự sống, cứu rỗi con người trước những nguy cơ của xã hội đầy bất trắc, trong những hiện diện vô cảm. Thơ như một cách tự chữa lành của con người trong đời sống rất dễ tổn thương hiện nay. Thơ tồn tại vì con người cần thơ.

+ Văn học nói chung, thơ ca nói riêng không chỉ cất lên tiếng nói của thế giới nội tâm phong phú, đưa đến nhận thức và sự tự nhận thức mà còn bồi đắp khả năng cảm thụ thế giới trong trạng thái thẩm mĩ. Ngôn từ thơ ca được tổ chức đặc biệt nên đem lại cho con người khoái cảm thẩm mĩ, sự bất ngờ… Nhờ đó, thơ ca bồi đắp cảm quan cho con người, mở rộng giới hạn của cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm thụ về đời sống.

b. Làm thế nào để thơ ca có thể tồn tại và phát triển “một cách tự nhiên, một cách hữu lý”?

– Để tồn tại và phát triển, thơ ca nói riêng và văn chương nói chung phải là sự giải tỏa những áp lực căng thẳng mà con người đối diện trong cuộc sống, trả lời được những câu hỏi mang tính thời đại, tính nhân loại và phải phù hợp với thị hiếu thẩm mĩ của người tiếp nhận.

– Những tác phẩm thơ ca có giá trị luôn có sức gợi mở, thu hút, hấp dẫn người đọc bằng chính tư tưởng, tình cảm của người nghệ sĩ, tạo được mối quan hệ hai chiều giữa người sáng tạo và người tiếp nhận, đáp ứng được những nhu cầu về tinh thần, nhu cầu thẩm mĩ, giải trí, nhu cầu sáng tạo…

– Trong khi thế giới chịu sự tác động mạnh mẽ bởi khoa học kĩ thuật, công nghệ và truyền thông… thì thơ ca phải tự thay đổi để thích ứng với sự đổi thay của xã hội và nhu cầu tinh thần của con người: thay đổi quan niệm, tư duy nghệ thuật, nội dung, hình thức nghệ thuật… Tuy nhiên, những cái gì là giá trị căn cốt, là đặc trưng của thơ thì cần phải duy trì và phát triển.

2.3. Chứng minh

Học sinh lựa chọn tác giả, tác phẩm tiêu biểu để làm sáng tỏ vấn đề. Song cần đảm bảo yêu cầu: dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu, toàn diện. Việc phân tích dẫn chứng phải hướng về làm sáng tỏ những biểu hiện của vấn đề, tránh viết chung chung, tràn lan, không bám sát luận đề.

Có thể khai thác dẫn chứng theo hướng:

– Đoạn thơ/ bài thơ ấy đã thể hiện cảm xúc mãnh liệt, trạng thái tinh thần đặc biệt nào; đưa tới cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm thụ về đời sống ra sao?

– Đoạn thơ/ bài thơ ấy sử dụng hình thức ngôn từ đặc biệt, có ý nghĩa bồi đắp khả năng cảm thụ thế giới trong trạng thái thẩm mỹ và thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người như thế nào?

– Những cảm xúc, cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm thụ về đời sống, những sáng tạo nghệ thuật đã đem lại giá trị gì cho bài thơ/ đoạn thơ, củng cố niềm tin nào vào sức mạnh và sự tồn tại của thơ?

2.4. Mở rộng

– Thấm thía vai trò, ý nghĩa, sức sống và sức mạnh của thơ nhưng không thần thánh hóa, tuyệt đối hóa thơ ca, cần nhìn nhận vấn đề khách quan, toàn diện.

– Trước những thách thức đặt ra cho văn thơ trong đời sống hiện nay, nhà thơ cần có ý thức trách nhiệm hơn trong sáng tạo nghệ thuật, sứ mệnh của nhà thơ không chỉ là cất lên tiếng nói của cá nhân mà phải nói lên tiếng nói của muôn triệu trái tim, triệu tâm hồn, phải đau nỗi đau của thế nhân, vui buồn cùng nhân loại. Thơ phải luôn nồng nàn hơi thở của cuộc đời và in đậm dấu ấn cá nhân của người nghệ sĩ.

– Về phía người tiếp nhận, cần trân trọng các tác phẩm nghệ thuật chân chính, làm giàu giàu tâm hồn mình bằng văn thơ và nâng cao khả năng cảm nhận khi đánh giá mỗi tác phẩm văn chương.

– Sức sống của thơ ca phụ thuộc chủ yếu vào tài năng của người làm thơ và khả năng đồng cảm của người đọc. Sự thực dụng hóa, máy móc hóa tinh thần thơ ca chính là nguyên nhân khiến thơ ca nghệ thuật tàn lụi.

11.0

1.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.0

  TỔNG ĐIỂM TOÀN BÀI 20.0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *