Đề HSG môn văn Trại hè Hùng Vương 2023 trường Chuyên Bắc Kạn

TRƯỜNG THPT

CHUYÊN BẮC KẠN

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

 

KÌ THI HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG

LẦN THỨ XVII  NĂM 2023

MÔN: NGỮ VĂN 10

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề.

 

Câu 1 (8,0 điểm)  R.Tagor đã viết:

 Quyền uy nói với thế giới: Ngươi là của ta.

Thế giới đã cầm tù quyền uy trên ngai vàng của nó.

Tình yêu nói với thế giới: Tôi là của người.

 Và thế giới đã cho tình yêu được tự do trên mảnh đất của mình.

(Những con chim bay lạc)

Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về thông điệp được gửi gắm trong ý thơ trên.

Câu 2 (12 điểm)

Bàn về tác phẩm văn học, có ý kiến:

“Như một quả lắc dao động đều giữa tác giả và độc giả, tác phẩm nghệ thuật dần hình thành những chân giá trị của nó ngay trong rung động của đời”.  (I.Lalich).

Quan điểm của anh/ chị về ý kiến trên? Bằng trải nghiệm văn học, hãy làm sáng tỏ quan điểm của mình.

 

                                          HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN

(Hướng dẫn chấm này có 03 trang)

  1. HƯỚNG DẪN CHUNG

– Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của học sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm.

– Đặc biệt trân trọng những bài viết có cách diễn đạt chặt chẽ mạch lạc, giàu hình ảnh và cảm xúc, có cách nhìn riêng, cách trình bày riêng thuyết phục.

– Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm

  1. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

Câu 1 ( 8,0 điểm):

R.Tagor đã viết:

 Quyền uy nói với thế giới: Ngươi là của ta.

 Thế giới đã cầm tù quyền uy trên ngai vàng của nó.

Tình yêu nói với thế giới: Ta là của người.

Và thế giới đã cho tình yêu được tự do trên mảnh đất của mình.

(Những con chim bay lạc)

Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về thông điệp được gửi gắm trong ý thơ trên

 

I  Yêu cầu về hình thức và kĩ năng Điểm
  – Vận dụng thuần thục cách thức làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý; kết hợp các thao tác lập luận một cách nhuần nhuyễn, huy động tốt kiến thức sách vở, đời sống, trải nghiệm bản thân để bảo vệ cho lập luận của mình.  
– Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt sáng rõ trôi chảy, hạn chế tối đa việc mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.  
II  Yêu cầu về kiến thức  
  Cần hiểu đúng ý nghĩa của bài thơ, dẫn ra được những dẫn chứng xác đáng, thuyết phục để bảo vệ lập luận. Học sinh có quyền đưa ra ý kiến riêng song cách hiểu và cách bàn luận phải xuất phát từ ý tưởng được nêu trên đề và phù hợp với các chuẩn mực chung của xã hội cũng như có sự hợp lý trong lập luận. Bài làm có thể hướng đến các nội dung sau:  
1 Giải thích vấn đề 2.0
  Quyền uytình yêu: Năng lực, sức mạnh, ý chí… và tình cảm yêu thương, gắn bó của con người. Thế giới: Đời sống quanh ta, cả đời sống tự nhiên và xã hội

Ngươi là của ta, Ta là của người: Thái độ ứng xử của con người với thế giới, là chinh phục, chiếm giữ… hay tôn trọng, gắn kết

– Thế giới đã cầm tù quyền uy trên ngai vàng của nó – Và thế giới đã cho tình yêu được tự do trên mảnh đất của mình: Phản ứng của đời sống đối với con người, là cô lập, quay lưng… hay yêu thương, bao bọc…

=>Ta- gor đã đề xuất một thái độ sống của con người trong mối quan hệ với đời sống, với thế giới, như một yêu cầu và cũng là một thách thức: Phải biết tôn trọng gắn kết để có được một đời sống an lành, hạnh phúc.

0,5

 

0.5

 

0.5

 

 

 

0.5

2 Bàn luận vấn đề:   4.0
– Con người là một phần tử trong vũ trụ, có mối liên hệ, kết nối mật thiết với tự nhiên và xã hội.

– Con người có ý thức, có trí tuệ để tác động, cải tạo thế giới để thỏa mãn các nhu cầu. Con người cũng có tâm hồn sống gần gũi, gắn kết với tất cả để cảm nhận cái đẹp, niềm vui…

– Mọi thái độ ứng xử của con người với thế giới đều nhận lại những phản hồi tương ứng. Muốn có hạnh phúc con người phải học cách sống hài hòa, gắn bó với tự nhiên, xã hội. Cần phát huy ưu thế về trí tuệ, tâm hồn của con người để làm giàu có hơn thế giới tự nhiên và đời sống.

0.5

 

 

1.0

 

 

1.0

 

 

1.0

 

0.5

– Sống hài hòa, gắn kết với tự nhiên, xã hội nhưng không phụ thuộc một  cách bị động.

– Phê phán những thái độ, hành vi tàn phá, hủy hoại đời sống tự nhiên, làm mai một các giá trị tốt đẹp của đời sống.

3 Bài học nhận thức và hành động 2.0
– Cần trau dồi cho bản thân một quan niệm sống đúng đắn, đẹp đẽ hướng đến nâng cao những giá trị cao đẹp của con người trước thế giới.

– Có những thái độ và hành vi đẹp thể hiện bản lĩnh sống trong việc bảo vệ, làm đẹp thêm đời sống trong quan hệ với tự nhiên, xã hội.

 

Câu 2 ( 12,0 điểm):

Bàn về tác phẩm văn học, có ý kiến:

“Như một quả lắc dao động đều giữa tác giả và độc giả, tác phẩm nghệ thuật dần hình thành những chân giá trị của nó ngay trong rung động của đời”.  (I.Lalich).

Quan điểm của anh/ chị về ý kiến trên? Bằng trải nghiệm văn học, hãy làm sáng tỏ quan điểm của mình.

 

I  Yêu cầu về hình thức và kĩ năng Điểm
  – Học sinh cần giải thích được ý nghĩa của nhận định, xác định đúng trọng tâm vấn đề; phân tích các tác phẩm để làm sáng rõ tinh thần của nhận định đồng thời xác định được nét riêng độc đáo của từng tác phẩm.

– Kết cấu bài văn chặt chẽ, bám sát vấn đề; hành văn mạch lạc, có hình ảnh, cảm xúc; hạn chế mắc lỗi chính tả, đặt câu, dùng từ.

 
II Yêu cầu về nội dung  
1

 

 Giải thích 1.0
–  Quả lắc dao động đều: Sự kết nối chặt chẽ giữa tác giả và độc giả thông qua tác phẩm nghệ thuật.

–  Tác phẩm nghệ thuật dần hình thành những chân giá trị của nó ngay trong rung động của đời: Những ý nghĩa, tác động tích cực của nghệ thuật sẽ biểu hiện trong quá trình tiếp nhận của độc giá.

Ý nghĩa: Ý kiến đã khẳng định ý nghĩa, vai trò đặc biệt của quá trình tiếp nhận đối với sức sống của tác phẩm văn học trong đời sống.

 
2 Bàn luận 3.5
  –  Quá trình tiếp nhận là một chặng đường quan trọng trong đời sống văn học.

 Vì sao quá trình tiếp nhận có thể giúp tác phẩm bộc lộ “chân giá trị”?

+ VBVH là hệ thống kí hiệu thẩm mỹ bằng ngôn ngữ, là sự mã hóa nghệ thuật những nhận thức, phát hiện, những tư tưởng, quan niệm của nhà văn.

+ TPVH là kết quả của quá trình giải mã do người đọc với tầm đón đợi cụ thể thực hiện để tự mình chiếm lĩnh ý nghĩa cũng như vẻ đẹp của văn bản.

=>  Tiếp nhận là con đường để độc giả sống trọn vẹn với văn học, hiện thực hóa những giá trị tiềm tàng của văn học trong cuộc đời.

–  Mối quan hệ giữa sự sáng tạo của tác giả và sự tiếp nhận của độc giả biểu hiện:

+ Nội dung: Những khám phá mởi mẻ về đời sống sẽ khơi dậy quá trình nhận thức, chiêm nghiệm đời sống.

+ Nghệ thuật: Tính hàm súc, sự mơ hồ, lạ hóa của hình tượng, ngôn từ…kích thích quá trình đồng sáng tạo

 
3 Chứng minh 6,0
  HS lựa chọn các TPVH tiêu biểu, phong phú trên nhiều phạm vi và có sự phân tích hợp lý làm nổi bật khả năng mời gọi trên các phương diện nội dung, nghệ thuật.  
4 Mở rộng vấn đề 1.5
  –  Chỉ có những tác phẩm chân chính, chứa đựng giá trị thẩm mỹ mới khơi dậy khả năng tiếp nhận tích cực, đúng nghĩa.

–  Điều này đòi hỏi nhà văn phải trau dồi năng lực và nỗ lực sáng tạo

–  Người đọc cần trân trọng mọi sáng tạo, nâng cao tầm đón đợi để đồng hành cùng nhà văn

 

 

———————————— HẾT————————————–

Lưu ý:

– Cho điểm tối đa khi bài thi đảm bảo tốt cả 2 yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, khuyến khích những bài viết có chất văn, sáng tạo.

– Điểm của bài thi là tổng điểm các câu cộng lại; cho điểm từ 0 đến 10.

– Điểm lẻ làm tròn tính đến 0,25 điểm.                                                                              

————Hết————

                                                                           

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *