Đề đọc hiểu Truyện Kiều, từ đó suy nghĩ về lòng chung thủy trong tình yêu đôi lứa

I.   ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau:

Cửa ngoài vôi rủ rèm the,

Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình. Nhặt thưa gương11 giọi đầu cành,

Ngọn đèn trông lọt trướng huỳnh12 hắt hiu. Sinh vừa tựa án thiu thiu,

Dở chiều như tỉnh, dở chiều như mê. Tiếng sen13 sẽ động giấc hòe14,

Bóng trăng đã xế hoa lê15 lại gần. Bâng khuâng đỉnh Giáp non Thần,

Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng. Nàng rằng: “Khoảng vắng đêm trường, Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa

Bây giờ rõ mặt đôi ta,

Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?” Vội mừng làm lễ rước vào,

Đài sen nối sáp lò đào thêm hương. Tiên16 thề cùng thảo một chương, Tóc mây một món dao vàng chia đôi. Vầng trăng vằng vặc giữa trời,

Đinh ninh hai miệng một lời song song. Tóc tơ căn vặn tấc lòng,

Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương.

ĐỀ 2

 

(Trích Truyện Kiều, Đào Duy Anh, in trong Từ điển Truyện Kiều,

NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 2000, tr.647-648)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Dựa vào hiểu biết về cốt truyện của tác phẩm “Truyện Kiều”, hãy nêu bối cảnh của đoạn trích? (0,5 điểm)

Câu 2. Chỉ ra đâu là lời của nhân vật ở đoạn trích trên? (0,5 điểm)

Câu 3. Xác định đề tài của đoạn trích? (0,5 điểm)

Câu 4. Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần? (0,5 điểm)

Câu 5. Kim Trọng có tâm trạng như thế nào khi thấy Thúy Kiều trở lại? (0,5 điểm) Câu 6. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đối trong các dòng thơ sau: (1,0 điểm) Vầng trăng vằng vặc giữa trời,

Đinh ninh hai miệng một lời song song.

Câu 7. Nhận xét về nghệ thuật sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du trong đoạn trích? (1,0 điểm)

Câu 8. Anh/ chị đánh giá như thế nào về việc Thúy Kiều chủ động sang nhà Kim Trọng và cùng Kim Trọng thề nguyền? (Viết khoảng 5 – 7 dòng) (1,5 điểm)

LÀM VĂN (4,0 điểm)

 

11 Gương: Ỏ đây chỉ mặt trăng.

12 Trướng huỳnh: Chỉ phòng học của Kim Trọng.

13 Tiếng sen: chỉ tiếng bước chân của người con gái đẹp, ở đây là Thúy Kiều.

14 Giấc hòe: giấc ngủ (mượn điển tích Thuần Vu nằm chiêm bao dưới gốc cây hòe, mơ thấy mình được làm Thái tử. Đến khi thức dậy chỉ thấy đàn kiến bên mình).

15 Hoa lê: chỉ Thúy Kiều.

16 Tiên: tờ giấy viết thư.

 

Anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về lòng chung thủy trong tình yêu đôi lứa.

ĐÁP ÁN ĐỀ 2

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 6,0
  1 Bối cảnh của đoạn trích: Sau khi hội ngộ, Thúy Kiều giã biệt Kim Trọng để trở về nhà. Nhưng khi về đến nhà, thấy cha mẹ vẫn chưa về, Thúy Kiều quyết định sang nhà Kim Trọng lần nữa để hai người

trao lời đính ước.

0.5
2 Lời của nhân vật được đặt trong dấu ngoặc kép:

“Khoảng vắng đêm trường,

Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa Bây giờ rõ mặt đôi ta,

Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?”

0.5
3 Đề tài: Tình yêu đôi lứa. 0.5
4 Đoạn trích có thể chia làm hai phần:

–  Phần 1 (từ đầu đến Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?”): Thúy Kiều sang nhà Kim Trọng.

–  Phần 2 (còn lại): Thúy Kiều và Kim Trọng đính ước cùng nhau.

0.5
5 Khi thấy Thúy Kiều trở lại, Kim Trọng ngạc nhiên đến ngỡ ngàng,

không tin vào mắt mình, tưởng rằng đó chỉ là giấc mộng.

0.5
6 Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đối trong các dòng thơ sau:

Vầng trăng vằng vặc giữa trời,

Đinh ninh hai miệng một lời song song.

–  Làm cho câu thơ, nhịp thơ trở nên đăng đối, hài hòa.

–  Thể hiện lời thề nguyền sắt son chung thủy giữa Thúy Kiều và Kim Trọng.

1.0
7 –  Sử dụng kết hợp một cách hài hòa giữa lời nhân vật và lời người kể chuyện.

–  Ngôn ngữ trang trọng: Sử dụng điển tích, nhiều hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng.

–  Từ ngữ được chọn lọc, góp phần thể hiên rõ nét tính cách và tâm lí

nhân vật.

1.0
8 Đánh giá về việc Thúy Kiều chủ động sang nhà Kim Trọng và cùng Kim Trọng thề nguyền:

–   Đó là một sự chủ động hiếm thấy của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.

–  Điều đó cho thấy ở Thúy Kiều một tình yêu mãnh liệt, một bản lĩnh vững vàng, dám tự quyết định lấy hạnh phúc của cuộc đời mình.

–   Nó cũng cho thấy tư tưởng nhân đạo vô cùng tiến bộ của Nguyễn

Du.

1.5
II   VIẾT 4,0
  a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội 0,25
  b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5

 

    Suy nghĩ của mình về lòng chung thủy trong tình yêu đôi lứa.  
  c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng hợp lí. Sau đây là một số gợi ý:

1.  Giải thích:

–  “Chung” là cuối, “thủy” là đầu. Chung thủy là trước sau như một.

–   Trong tình yêu, chung thủy nghĩa là đã nói yêu nhau thì mãi mãi giữ vững tình yêu đó, không bao giờ thay lòng đổi dạ.

2.  Bàn luận:

a. Ý nghĩa:

–   Lòng chung thủy sẽ tạo nên sự tin tưởng ở người mình yêu, từ đó mà tình yêu và hôn nhân sẽ đạt được hạnh phúc bền vững.

–   Người có lòng chung thủy sẽ có được một đời sống nội tâm thanh thản, an vui.

–   Lòng chung thủy trong tình yêu và hôn nhân cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần duy trì sự ổn định và cân bằng của xã hội.

b. Giải pháp phát huy:

–  Nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa to lớn của lòng chung thủy cũng như những tác hại nghiêm trọng do việc không chung thuy gây ra.

–  Trong tình yêu và hôn nhân, cần tôn trọng tình cảm của nửa còn lại, để từ đó biết giữ vừng lòng chung thủy của mình.

–  Cần tìm hiểu kĩ càng về đối tượng mà mình muốn trao gửi tình yêu và cuộc đời, để không dẫn đến những sự sứt mẻ tình cảm về sau.

c. Phê phán những biểu hiện sai lệch:

Phê phán những con người không chung thủy.

3. Rút ra bài học cho bản thân:

–   Nhận thức: Nhận thức được ý nghĩa của lòng chung thủy; tác hại của thói không chung thủy.

–  Hành động:

+ Cần có lòng chung thủy trong tình yêu.

+ Lên án những con người không có lòng chung thủy, hoặc chung thủy một cách mù quáng.

2.5
  d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25
  e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn

phong trôi chảy.

0,5
Tổng điểm 10.0

ĐÁP ÁN ĐỀ 3

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 6,0
  1 Bối cảnh của đoạn trích: Để cứu cha, Thúy Kiều đã phải bán mình cho Mã Giám Sinh. Đoạn trích kể lại cảnh Mã Giám Sinh đem kiệu hoa đến đón Thúy Kiều và tâm trạng của Thúy Kiều sau khi phải rời

bỏ gia đình ra đi.

0.5
2 Hai phương thức biểu đạt nổi bật: Tự sự và biểu cảm. 0.5
3 Thể thơ: Lục bát. 0.5
4 Đoạn trích có thể chia làm hai phần:

–  Phần 1 (từ đầu đến Bốn bề xuân khóa một nàng ở trong): Cảnh Thúy Kiều từ biệt gia đình ra đi.

–  Phần 2 (còn lại): Tâm trạng của Thúy Kiều.

0.5
5 –  Hình ảnh “phẩm tiên” chỉ Thúy Kiều.

–  Hình ảnh “tay hèn” chỉ Mã Giám Sinh.

–  Hình ảnh “người tình chung” chỉ Kim Trọng.

0.5
6 Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đối được sử dụng trong hai dòng thơ sau:

Đau lòng kẻ ở người đi,

Lệ rơi thấm đá, tơ chia rũ tằm.

–  Tạo sự hài hòa, đăng đối cho câu thơ.

–  Làm nổi bật nỗi đau chia ly giữa Thúy Kiều và gia đình.

1.0
7 Chủ đề: Đoạn trích cho ta thấy được nỗi đau chia li của Thúy Kiều và gia đình, tâm trạng đau khổ của Thúy Kiều khi phải bán mình cho Mã Giám Sinh, phụ tình Kim Trọng. Qua đoạn trích, Nguyễn Du cũng ngầm cất lên tiếng nói cảm thương cho số phận truân chuyên

của nàng Kiều.

1.0
8 Phân tích bi kịch của Thúy Kiều được thể hiện ở đoạn trích:

–   Vì cứu cha, Thúy Kiều đã phải từ bỏ mối tình đầu tươi đẹp và tha thiết với Kim Trọng, để lấy một người mà mình không yêu.

–  Đau khổ khi phải rời xa gia đình, bước vào con đường truân chuyên lưu lạc.

–  Hoài công giữ gìn với người yêu, để rồi phải thất tiết dưới tay một

kẻ tiểu nhân là Mã Giám Sinh.

1.5
II   VIẾT 4,0
  a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học 0,25
  b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích trên.

0,5
  c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.5

 

    Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng hợp lí. Sau đây là một số gợi ý:

1. Khái quát tác giả, tác phẩm:

–  Tác giả: Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc Việt Nam. Sự nghiệp thơ văn của ông là tiếng nói của một tấm lòng nhân đạo cao cả, của con người có “con mắt nhìn thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời”.

–  Tác phẩm:

+ “Truyện Kiều” được xem là kiệt tác của Nguyễn Du nói riêng và của nền văn học Việt Nam nói chung.

+ Đoạn trích trên là một trong những đoạn trích đặc sắc trong “Truyện Kiều”, kể lại cảnh Thúy Kiều phải rời bỏ gia đình để đi theo Mã Giám Sinh.

2.  Phân tích, đánh giá chủ đề:

a.  Chủ đề:

Đoạn trích cho ta thấy được nỗi đau chia li của Thúy Kiều và gia đình, tâm trạng đau khổ của Thúy Kiều khi phải bán mình cho Mã Giám Sinh, phụ tình Kim Trọng. Qua đoạn trích, Nguyễn Du cũng ngầm cất lên tiếng nói cảm thương cho số phận truân chuyên của nàng Kiều.

b.  Phân tích, đánh giá chủ đề:

–  Nỗi đau chia li:

+ Nguyễn Du đã tạo dựng một bối cảnh không gian u ám và buồn thảm. Hình ảnh “Trời hôm mây kéo tối rầm/ Dầu dầu ngọn cỏ đầm đầm cành sương” như là dấu hiệu để mở đầu cho quãng đời đầy bão tố, dự đoán một tương lai đầy bất trắc của Kiều.

+ Nỗi đau chia li được thể hiện qua một loạt các từ ngữ như: “nỗi thảm sầu”, “sinh ly”, “đau lòng”, “Lệ rơi thấm đá, tơ chia rũ tằm”, cho thấy một nỗi đau khổ tột cùng của cả người đi (Thúy Kiều) và người ở lại (gia đình Thúy Kiều).

–  Tâm trạng đau khổ của Thúy Kiều:

+ Thẹn với chính mình, vì phải thất thân với một kẻ hèn hạ, một kẻ mà mình không yêu.

+ Xót xa vì đã phải bội ước với Kim Trọng.

+ Ân hận vì hoài công giữ gìn với Kim Trọng, Thúy Kiều đã có một suy nghĩ thật táo bạo: Nếu biết trước tình cảnh, thà hiến dâng cuộc đời cho người mình yêu.

+ Rơi vào tuyệt vọng khi nghĩ rằng cuộc đời mình như thế là đã hết, dù sau này có gặp lại Kim Trọng, thì tình xưa cũng không cách gì nối lại.

–  Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du:

 

 

    Nguyễn Du đã dùng những câu thơ thấm thía nhất, như có máu nhỏ ở đầu ngọn bút để nói về nỗi đau khổ của Thúy Kiều. Điều đó cho thấy tác giả có một mối đồng cảm sâu sắc với nỗi đau mà Thúy Kiều đang phải gánh chịu.

3. Nghệ thuật:

–  Sử dụng độc thoại nội tâm kết hợp với lời kể chuyện một cách hài hòa để làm nổi bật tâm trạng đau khổ của nhân vật.

–  Xây dựng bối cảnh không gian mang ý nghĩa biểu tượng: bằng vài nét chấm phá về khung cảnh, Nguyễn Du đã khiến người đọc liên tưởng và hình dung ra không chỉ bối cảnh u ám ngày đưa tiễn, mà còn dự báo được số phận truân chuyên của Thúy Kiều sau này.

–  Kết hợp giữa ngôn ngữ dân gian mộc mạc giản dị và ngôn ngữ bác

học giàu tính ước lệ, tượng trưng.

 
  d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25
  e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn

phong trôi chảy.

0,5
Tổng điểm 10.0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *