Đề đọc hiểu tự luận đoạn trích Truyện Kiều SGK mới

TÁC GIẢ NGUYỄN DU ĐỀ 1

Nỗi nàng canh cánh bên lòng biếng khuây. Sầu đong càng lắc càng đầy,

Ba thu dồn lại một ngày dài ghê. Mây Tần khóa kín song the,

Bụi hồng dứt nẻo đi về chiêm bao. Tuần trăng khuyết đĩa dầu hao,

Mặt tơ tưởng mặt lòng ngao ngán lòng. Phòng văn hơi giá như đồng,

Trúc se ngọn thỏ tơ chùng phím loan. Mành Tương phân phất gió đàn,

Hương gây mùi nhớ trà khan giọng tình. Ví chăng duyên nợ ba sinh,

Làm chi đem thói khuynh thành trêu ngươi. Bâng khuâng nhớ cảnh nhớ người,

Nhớ nơi kì ngộ vội dời chân đi, Một vùng cỏ mọc xanh rì,

Nước ngâm trong vắt thấy gì nữa đâu. Gió chiều như gợi cơn sầu,

Vi lô9 hiu hắt như màu khảy trêu10.

(Trích Truyện Kiều, Đào Duy Anh, in trong Từ điển Truyện Kiều,

NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 2000, tr.640)

9 Vi lô: Lau

10 Khẩy trêu: trêu đùa

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Dựa vào hiểu biết về cốt truyện của tác phẩm “Truyện Kiều”, hãy nêu bối cảnh của đoạn trích? (0,5 điểm)

Câu 2. Đoạn trích sử dụng người kể chuyện ở ngôi thứ mấy? (0,5 điểm)

Câu 3. Xác định thể thơ của đoạn trích? (0,5 điểm)

Câu 4. Đoạn trích có thể được chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần? (0,5 điểm)

Câu 5. Anh/ chị hiểu như thế nào về nội dung của hai dòng thơ: (0,5 điểm)

Sầu đong càng lắc càng đầy,

Ba thu dồn lại một ngày dài ghê.

Câu 6. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đối trong hai dòng thơ sau: (1,0 điểm)

Tuần trăng khuyết đĩa dầu hao,

Mặt tơ tưởng mặt lòng ngao ngán lòng.

Câu 7. Nhận xét về nghệ thuật sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du trong đoạn trích? (1,0 điểm)

Câu 8. Từ đoạn trích trên, anh/ chị có suy nghĩ gì về vẻ đẹp của tình yêu đôi lứa (Viết khoảng 5 – 7 dòng) (1,5 điểm)

  1. LÀM VĂN (4,0 điểm)

Anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích tâm trạng của nhân vật Kim Trọng ở đoạn trích trên.

TÁC GIẢ NGUYỄN DU ĐÁP ÁN ĐỀ 1

Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 6,0
1 Bối cảnh của đoạn trích: Sau khi gặp Thúy Kiều trong cuộc du xuân,

Kim Trọng trở về, ôm mối tương tư hình bóng nàng Kiều.

0.5
2 Đoạn trích sử dụng người kể chuyện ở ngôi thứ ba. 0.5
3 Thể thơ: Lục bát. 0.5
4 Đoạn trích có thể được chia làm 2 phần:

–   Phần 1 (từ đầu đến Làm chi đem thói khuynh thành trêu ngươi): Kim Trọng tương tư nàng Kiều.

–  Phần 2 (còn lại): Kim Trọng trở lại nơi đã gặp Thúy Kiểu.

0.5
5 Hai dòng thơ: Sầu đong càng lắc càng đầy/ Ba thu dồn lại một ngày dài ghê có thể hiểu là: Nỗi buồn nhớ Thúy Kiều cứ ngày một dâng đầy trong lòng Kim Trọng. Nỗi niềm ấy khiến Kim Trọng thấy thời

gian như bị kéo dài lê thê.

0.5
6 Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đối trong hai dòng thơ: Tuần trăng khuyết đĩa dầu hao/ Mặt tơ tưởng mặt lòng ngao ngán lòng.

–  Tạo sự cân đối, hài hòa cho câu thơ.

–  Cho thấy nỗi niềm tương tư sâu nặng mà Kim Trọng dành cho Thúy Kiều: hết tháng này đến tháng khác, hết đêm này đến đêm khác, Kim

đều nhớ đến Kiều.

1.0
7 Nhận xét về nghệ thuật sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du trong đoạn trích:

–  Ngôn ngữ trang trọng (sử dụng nhiều hình ảnh mang tính chất ước lệ, tượng trưng)

–   Sử dụng thành công các biện pháp tu từ như: đối, ẩn dụ, hoán dụ, nhâ hóa,…)

–  Các từ ngữ được chọn lọc, góp phần quan trọng trong việc khắc họa

tâm trạng nhân vật.

1.0
8 Suy nghĩ gì về vẻ đẹp của tình yêu đôi lứa:

–  Tình yêu đôi lứa có thể nói là thứ tình cảm mãnh liệt nhất của con người.

–  Tình yêu đôi lứa giúp con người có cảm hứng để sống say mê hơn.

–  Tình yêu đôi lứa làm cho con người biết hướng tới những điều cao đẹp.

–  Tình yêu đôi lứa là nguồn sức mạnh để con người có thể vượt qua

mọi khó khăn.

1.5
II VIẾT 4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học 0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Phân tích tâm trạng của nhân vật Kim Trọng trong đoạn trích.

0,5

 

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng hợp lí. Sau đây là một số gợi ý:

1.  Khái quát tác giả, tác phẩm:

–  Tác giả: Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc Việt Nam. Sự nghiệp thơ văn của ông là tiếng nói của một tấm lòng nhân đạo cao cả, của con người có “con mắt nhìn thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời”.

–  Tác phẩm:

+ “Truyện Kiều” được xem là kiệt tác của Nguyễn Du nói riêng và của nền văn học Việt Nam nói chung.

+ Đoạn trích trên là một trong những đoạn trích đặc sắc trong Truyện Kiều, nói về nỗi niềm tương tư của Kim Trọng đối với Thúy Kiều sau lần đầu tiên gặp mặt.

2.  Phân tích tâm trạng nhân vật Kim Trọng:

a. Nỗi nàng canh cánh bên lòng:

Nguyễn Du đã viết một mạch 16 câu thơ (từ câu 243 đến câu 258) để thể hiện nỗi nhớ da diết của Kim Trọng dành cho Thúy Kiều.

–  Chàng Kim đem nỗi sầu ấy mà đong. Muốn cho yên nỗi nhớ, nhưng nỗi sầu lại cứ sinh sôi, nảy nở, sầu đong càng lắc càng đầy. Chuyện nỗi sầu là hiện tượng tình cảm. Nó vô hình, Nguyễn Du đã vật chất hóa, cụ thể hóa một hiện tượng trừu tượng khiến người đọc như trông thấy, sờ nắn được nỗi buồn ấy.

–   Kinh thi (Trung Quốc) có câu: nhất nhật bất kiến như tam thu hề (một ngày không thấy nhau như ba năm xa cách). Nguyễn Du không dừng ở biện pháp so sánh một ngày bằng ba năm mà nhà thơ lại dồn ba năm trong một ngày chờ đợi, nhớ mong: Ba thu dồn lại (dọn lại) một ngày dài ghê.

=> Cả hai câu thơ đều nằm trong trạng thái dồn nén mà nỗi nhớ lại vô cùng. Đó là miêu tả nỗi sầu.

–   Rồi cũng chính từ nỗi sầu ấy, Kim Trọng oán trách mây trên núi Tần đã che mất hướng nhìn của chàng khi chàng dõi mắt trông về nơi người đẹp ở: Mây Tần khóa kín song the! Trông ngóng mãi trong trạng thái thức không được, hay ngủ đi gửi lòng mình vào cơn mộng? Nhưng khốn khổ thay: bụi hồng đã che mất lối đi (bụi hồng dứt nẻo đi về chiêm bao). Như vậy, thức không được, mộng không xong. Ấy vậy mà thời gian cứ trôi qua: tuần trăng khuyết, một ngọn đèn leo lắt đợi chờ, dầu để thắp sáng vơi đi: đĩa dầu hao! Tâm trạng chàng Kim buồn chán vô cùng: mặt mơ tưởng mặt, lòng ngao ngán lòng (hai chữ mặt, chữ lòng được nhắc lại trong câu thơ nhưng chữ thứ nhất thuộc

chàng Kim, chữ thứ hai là của người đẹp). Chán ngán như thế thì còn

2.5

 

tâm trí đâu mà học hành, vui thú gì mà ôm đàn gảy khúc nhạc và hình như việc học hành, thú vui âm nhạc cũng buồn nỗi buồn của chủ: ngọn bút se lại, dây đàn chùng xuống. Đang buồn thảm thiết như vậy mà cái mành trúc che trước cửa kia, cái thứ trúc lấy ở sông Tương nơi tình yêu hò hẹn cứ bị gió phân phất kêu lên như một sự trêu ngươi! Rồi mùi hương sao lại lan tỏa lúc này để chàng tưởng đến mùi hương người đẹp…

Cứ như vậy, ý này dồn lên ý khác, nối tiếp, dập dồn y như chàng Kim không nằm yên trong giấc ngủ, cứ trở mình trằn trọc, nghĩ suy.

b. Nhớ nơi kì ngộ vội dời chân đi:

–  Nỗi niềm tương tư quá mãnh liệt khiến Kim Trọng đứng ngồi không yên, cuối cùng, chàng quyết quay trở lại nơi gặp gỡ, với ước mong được gặp lại nàng Kiều.

–  Thế nhưng, buồn thay, cảnh vẫn đó nhưng người đã vắng: một vùng cỏ mọc xanh rì/ Nước ngâm trong vắt thấy gì nữa đâu.

–   Thiên nhiên buổi chiều buồn bã, hoang vắng, hiu hắt như phụ họa thêm cho nỗi sầu của Kim Trọng; hay là con mắt của kẻ tương tư đã nhuốm lên cảnh vật một màu sắc thảm sầu?

3. Vài nét về nghệ thuật:

–  Miêu tả nội tâm nhân vật một cách tinh tế và sâu sắc.

–  Ngôn ngữ trang trọng, giàu sức gợi.

–  Sử dụng thành công nhiều biện pháp tu từ.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn

phong trôi chảy.

0,5
Tổng điểm 10.0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *