Câu 1 (8.0 điểm)
Chu Văn Sơn đã viết: “Sống là chi chút từng khoảnh khắc, dành dụm từng khoảnh khắc”.
(Tự tình cùng cái đẹp – Chu Văn Sơn, NXB Hội Nhà văn, 2019, tr.49)
Bằng trải nghiệm của bản thân về những vấn đề nhân loại đã và đang phải đối mặt trong hai thập niên đầu của thế kỉ XXI, anh/ chị hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ về quan niệm nêu trên.
Câu 2 (12.0 điểm)
Bằng trải nghiệm văn học, anh/chị hãy trả lời câu hỏi:Hư cấu có “giết chết” tính chân thật của văn chương?
———- HẾT ———-
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu | Sơ lược lời giải/ Một số gợi ý chính | Điểm |
1 | Oscar Wilde (1854 – 1900) thi sĩ, nhà soạn kịch người Ireland cho rằng: “Mỗi thánh nhân đều có một quá khứ, mỗi tội đồ đều có một tương lai”
Anh/chị có đồng tình với ý kiến trên? Viết một bài văn trình bày suy nghĩ của bản thân |
8,0 |
I. Yêu cầu về kĩ năng:
– Kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của thí sinh, đòi hỏi thí sinh huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, những trải nghiệm sống của bản thân, kĩ năng tạo lập văn bản, năng lực bày tỏ, quan điểm, thái độ chủ kiến của mình để làm bài. – Bài viết có bố cục rõ ràng; lí lẽ và căn cứ xác đáng; vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận như giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ…; diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; hành văn trong sáng, giàu cảm xúc… |
||
II. Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng bài làm cần đạt được những ý cơ bản sau: 1. Giải thích(0,5 điểm): – Chi chút: chắt chiu, dành dụm cẩn thận từng tí một – Dành dụm: để dành từng tí một và tích góp lại – Khoảnh khắc: khoảng thời gian ngắn ngủi Ý kiến của tác giả Chu Văn Sơn đã đề cập đến một quan niệm nhân sinh đúng đắn: sống là quá trình chắt chiu, tích góp từng khoảnh khắc ngắn ngủi mà có ý nghĩa của đời người. |
0,5
|
|
2. Phân tích, bàn luận
Thí sinh có thể bày tỏ ý kiến đồng tình, đồng tình một phần hoặc không đồng tình với quan điểm nêu trên song cần có lí lẽ, căn cứ xác đáng, thuyết phục, có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. Có thể tham khảo những định hướng sau: a. Những vấn đề mà nhân loại đã và đang phải đối mặt trong hai thập niên đầu của thế kỉ XXI khiến ta phải suy nghĩ về việc cần chắt chiu, dành dụm từng khoảnh khắc của sự sống: – Nạn khủng bố, phân biệt chủng tộc, chạy đua vũ trang… – Tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu toàn cầu kéo theo những vấn đề về thiên tai như động đất, sóng thần, lũ lụt… – Vấn đề dịch bệnh toàn cầu… (Thí sinh có thể lấy dẫn chứng cụ thể để trình bày những hiểu biết của bản thân về những vấn đề mà nhân loại đã và đang phải đối mặt.) =>Tất cả những thực trạng nêu trên đều có thể đẩy nhân loại đứng trước nguy cơ bị hủy diệt, đặt con người trước thực tế nghiệt ngã phải đối mặt với sự sinh tồn, bất ổn… =>Trước những vấn đề trên, con người cần nhận thức sâu sắc về ý nghĩa của việc cần trân trọng, nâng niu, chắt chiu, góp nhặt từng khoảnh khắc của sự sống. b. Sống là chi chút từng khoảnh khắc, dành dụm từng khoảnh khắc”, bởi: – Thời gian là một dòng chảy trôi, một đi không trở lại, mỗi khoảnh khắc của sự sống chính là một phần trong hành trình sống của con người, mỗi khoảnh khắc của sự sống là một thứ tài sản vô giá mà con người cần phải chi chút, dành dụm. – Chi chút, dành dụm từng khoảnh khắc của sự sống sẽ giúp con người: + Biết trân quý từng khoảnh khắc được sống trên cõi đời này, giúp con người càng nhận thức rõ giá trị của những giây phút được sống, được tồn tại. + Từng khoảnh khắc của sự sống (dù là khoảnh khắc bình yên, hạnh phúc hay là khoảnh khắc đau khổ, bất hạnh) đều góp phần nâng cao giá trị, ý nghĩa sự sống của con người: cho ta những trải nghiệm làm giàu có và phong phú thêm thế giới nội tâm của mình, làm cho con người trưởng thành hơn về trí tuệ, bồi đắp thêm tài năng, vốn sống, hoàn thiện nhân cách, cho ta thêm cơ hội, bản lĩnh để vượt qua ranh giới, chinh phục thử thách, vươn tới thành công, làm những điều tốt đẹp cho cuộc sống của chính mình và đóng góp tích cực cho cộng đồng xã hội. – Cuộc sống hiện đại với nhịp điệu hối hả thôi thúc con người luôn muốn chạy đua cùng thời gian để đạt được mục tiêu. Nếu không chi chút, dành dụm từng khoảnh khắc của sự sống, ta sẽ vô tình để trôi mất những khoảnh khắc đẹp của cuộc đời, không để ý đến những điều nhỏ bé, giản dị đang diễn ra xung quanh mình, đôi khi con người sẽ phải hối tiếc vì những khoảnh khắc, những cơ hội mình đã bỏ lỡ trong cuộc sống. (Thí sinh cần lựa chọn, phân tích dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu để làm sáng tỏ các luận điểm)
|
1,0
4,0 |
|
3. Đánh giá, mở rộng:
– Hành trình sự sống của con người suy cho cùng là sự tiếp nối của một chuỗi những khoảnh khắc mà ta trải qua hằng ngày. Vì vậy, để tạo dựng một cuộc đời có ý nghĩa, con người cần có suy nghĩ, xúc cảm và hành động hướng tới những điều tốt đẹp, nhân văn, bắt đầu từ những gì nhỏ bé, giản đơn và bình dị nhất. – Mỗi khoảnh khắc của sự sống đôi khi không chỉ có ý nghĩa với cuộc đời của một con người mà nó còn có ý nghĩa và giá trị đối với cả cộng đồng, quốc gia, dân tộc. – Chi chút, dành dụm từng khoảnh khắc của sự sống không phải là lối sống tủn mủn, vụn vặt, thu mình mà thực chất là sống sâu, sống thật có ý nghĩa với mỗi giây phút ngắn ngủi của thời gian sự sống. |
1,5 | |
4. Bài học nhận thức và hành động:
Đánh giá cao những trải nghiệm chân thực, sâu sắc của thí sinh |
1,0 | |
2 | Trong Hội thảo Quốc tế “Thơ ca vì một châu Á – Thái Bình Dương hòa bình, đoàn kết, hợp tác và phát triển”, nhà thơ Trần Nhuận Minh đã chia sẻ: “Thơ không chỉ ca ngợi đất nước mà cao cả hơn, còn thăng hoa và bảo vệ mọi giá trị của con người trước những biến động của thời cuộc”.
Bằng trải nghiệm văn học, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên. |
|
I. Yêu cầu về kĩ năng:
– Làm đúng kiểu bài nghị luận về vấn đề lí luận văn học được đề cập đến qua một ý kiến. – Sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận và các phương thức diễn đạt. Thí sinh cần phát huy đồng thời các năng lực: giải thích, bình luận vấn đề lí luận văn học; chọn lựa và phân tích những dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện, xác đáng trong thực tế tiếp nhận văn học để làm sáng tỏ vấn đề, bàn luận, mở rộng vấn đề. – Bố cục bài viết sáng rõ, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, hành văn lưu loát, trong sáng, có cảm xúc. |
||
II. Yêu cầu về kiến thức: | ||
1. Giải thích (1.0 điểm):
– Hư cấu (trong văn học): là hoạt động vận dụng trí tưởng tượng để sáng tạo nên những tác phẩm nhằm phản ánh cuộc sống và thực hiện những mục đích nghệ thuật nhất định. – Tính chân thật: là thuộc tính, phẩm chất của nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng. Tính chân thật đòi hỏi văn học phải phản ánh đúng hiện thực, nói đúng được những bản chất, quy luật của hiện thực, nói trúng những biểu hiện phức tạp, tinh tế, phong phú trong thế giới nội tâm của con người. – Giết chết: là cách nói nhấn mạnh nhằm tô đậm sự mâu thuẫn, đối lập giữa hai khái niệm > Nhận định đặt ra một câu hỏi về bản chất của nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng: liệu hư cấu có mâu thuẫn với tính chân thật trong văn học. Mối quan hệ của những phạm trù này là như thế nào? Trả lời được câu hỏi sẽ giúp ta hiểu hơn về bản chất của nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng. |
1,0 | |
2. Phân tích, bàn luận. | 9,0 | |
2.1.Hư cấu không thể/không bao giờ giết chết tính chân thật của văn chương:
– Hư cấu phản ánh đúng bản chất của quá trình sáng tạo: + Hư cấu trong văn học bắt nguồn từ hiện thực đời sống, từ những gì chân thật nhất của cuộc đời: Hư cấu xuất phát từ những hình ảnh, sự vật có thật ở ngoài đời; hư cấu xuất phát từ những ước mơ, khát vọng có thật của con người. +sáng tạo thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ; hư cấu làm cho chân lí nghệ thuật thống nhất nhưng không trùng khít, không đồng nhất với chân lí đời sống. – Hư cấu là phương tiện để thể hiện tính chân thật: + Bằng hư cấu, người nghệ sĩ sáng tạo ra cả thế giới nghệ thuật sống động, làm cho hiện thực cuộc sống hiện lên chân thực nhất trên trang giấy; bằng hư cấu, nhà văn sáng tạo ra cả cấu trúc văn bản ngôn từ là một kết cấu đặc biệt … + Hư cấu giúp văn học bộc lộ được tính chân thật theo một cách riêng, làm cho những gì thật nhất của cuộc sống đi vào trái tim bạn đọc một cách chân thành và thấm thía. (Thí sinh lấy dẫn chứng cụ thể trong các tác phẩm văn học để làm sáng tỏ luận điểm) |
4,0
4,0
|
|
2.2. Cũng có khi hư cấu sẽ” giết chết” tính chân thật trong văn học
– Khi sự hư cấu là thái quá, nhà văn sa vào việc tô hồng hay bôi đen hiện thực một cách quá đà nhằm thực hiện một mục đích phi văn học nào đó. – Hư cấu không phản ánh đúng bản chất của đối tượng được miêu tả do sự “non tay” trong quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ. |
1,0
|
|
3. Đánh giá, mở rộng:
– Câu hỏi Hư cấu có “giết chết” tình chân thật trong văn học? đã đặt ra vấn đề sâu sắc về bản chất, đặc trưng của văn học. – Câu hỏi không chỉ khiến ta suy nghĩ về đặc trưng, bản chất của văn học mà mở rộng ra là vấn đề đặc trưng, bản chất của nghệ thuật nói chung. Chỉ có điểm khác là hư cấu hay tính chân thật trong văn học đều được biểu hiện thông qua hình tượng ngôn từ – chất liệu đặc trưng của văn học. – Câu hỏi trên tác động đến cả quá trình sáng tác của người nghệ sĩ và quá trình tiếp nhận bạn đọc. Với nhà văn, hư cấu hay phi hư cấu là một sự lựa chọn trong sáng tác song mỗi nhà văn cần nhân thức sâu sắc: cái gốc của vấn đề nằm ở chỗ sự hư cấu ấy có bắt nguồn, có phản ánh và có hướng con người tới tính chân thật hay không? Với người đọc, cần thấy được mối quan hệ giữa hư cấu với tính chân thật của văn học để tiếp nhận tác phẩm một cách sâu sắc, thấy được cái thật của cuộc đời và cái thật trong tâm hồn nhà văn được thể hiện một cách sáng tạo, độc đáo thông qua những hư cấu trong tác phẩm.
|
2,0 |
* Lưu ý:
– Trên đây chỉ là những gợi ý có tính chất định hướng; giám khảo cần thảo luận kĩ yêu cầu nội dung và biểu điểm để bổ sung cho hoàn chỉnh trước khi chấm.
– Giám khảo cần linh hoạt khi chấm bài; cần khuyến khích, trân trọng những tìm tòi, sáng tạo riêng cả trong nội dung và hình thức của bài làm.
– Điểm toàn bài là tổng điểm của hai câu, cho điểm lẻ đến 0,25.
———Hết———