KÌ THI HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG
LẦN THỨ XVI NĂM 2022
MÔN: NGỮ VĂN 10
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề.
Câu 1(8,0 điểm)
“Một hòn đá lăn mãi thì rêu sẽ không bám vào được”
(Teruko Kobayashi, Giữ tâm cho sáng, giữ lòng cho yên, NXB Dân Trí, 2019, tr.47)
Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên.
Câu 2 (12,0 điểm)
“Tác phẩm trữ tình đích thực trình bày cuộc sống như một bức tranh. Ý nghĩa chính không phải là bức tranh mà ở tình cảm mà nó gợi lên” (Biêlinxki)
Bằng hiểu biết văn học của mình, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
———— Hết————
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1(8,0 điểm)
* Yêu cầu về kỹ năng:
Thí sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài; biết cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí; bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
* Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song phải thể hiện rõ quan điểm của mình về bài học được rút ra từ câu chuyện. Quan điểm đó phải phù hợp với đạo đức, lẽ phải, không suy diễn tùy tiện. Dưới đây là những gợi ý cơ bản:
Ý | Nội dung | Điểm |
1 | Giải thích | 1,0 |
– “Hòn đá lăn mãi”: Không đứng yên mà chuyển động không ngừng. Biểu tượng cho những con người năng động, luôn tiến về phía trước.
– “Rêu”: Những tạp chất làm hoen mờ, cản trở. – “Rêu sẽ không bám vào được”: Không bị những điều tồi tệ, tiêu cực kìm hãm sự phát triển. |
0,5 | |
Mượn cách nói ẩn dụ, tác giả muốn khẳng định những con người luôn năng động, tự chủ trong cuộc sống sẽ không bao giờ bị mai một, tụt hậu. Chính bản thân mỗi người sẽ quyết định cuộc đời mình là hòn đá phủ rong rêu hay thành viên đá quý tỏa sáng. Bởi vậy cần luôn tiến về phía trước, chuyển động không ngừng để khẳng định giá trị của mình và làm cho cuộc đời trở nên ý nghĩa. | 0,5 | |
2 | Bàn luận | 5,5 |
– Thực tế cuộc sống luôn vận động và không ngừng phát triển, mỗi chúng ta cần phải năng động để thích ứng với mọi hoàn cảnh.
– Trên hành trình phấn đấu, có rất nhiều thử thách, khó khăn, nếu chúng ta không vận động thì những tiêu cực, bi quan, thất bại sẽ là thứ “rêu” bám lấy, khiến chúng ta trở nên mờ nhạt, tầm thường, cuộc sống không có ý nghĩa; nếu chúng ta không ngừng vận động, luôn mạnh mẽ tiến lên thì không thứ “rêu” nào có thể nhấn chìm, cảm trở, ta sẽ rạng rỡ, tỏa sáng. – Để có thể “lăn mãi”, “rêu không bám vào được”, con người cần có phẩm chất của những hòn đá: Mạnh mẽ, cứng rắn, bền bỉ, gan góc… (Thí sinh có dẫn chứng minh họa phù hợp với lập luận) |
||
3 | Bài học nhận thức và hành động | 1,0 |
– Cần tránh xa lối sống tẻ nhạt, thụ động giống như hòn đá phủ đầy rêu phong. Sống như vậy là sống mòn, cuộc sống sẽ mốc ra, rỉ ra, tàn tạ.
– Tuy nhiên, “lăn mãi” không đồng nghĩa với chuyển động mù quáng, mạo hiểm, bất chấp, cần có kế hoạch, định hướng, mục tiêu, những đích đến đích thực. – Trong hành trình liên tục ấy, con người cũng cần có những khoảng trống để cân bằng, suy ngẫm, làm mới mình. |
||
4 | Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu; khuyến khích bài viết có sự sáng tạo. | 0,5 |
Câu 2(12,0 điểm)
* Yêu cầu về kỹ năng: Thí sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài; vận dụng tốt các kĩ năng làm văn để viết bài văn nghị luận văn học; bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; dẫn chứng phong phú, tiêu biểu; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; khuyến khích những bài viết sáng tạo.
* Yêu cầu về kiến thức:Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở hiểu rõ yêu cầu của đề bài. Bài viết cần đảm bảo những ý cơ bản theo gợi ý sau:
Ý | Nội dung | Điểm |
1 | Giới thiệu vấn đề nghị luận | 0,5 |
2 | Giải thích ý kiến | 1,0 |
– “Tác phẩm trữ tình”: Là tác phẩm thiên về biểu đạt tình cảm, cảm xúc của tác giả, trong đó thơ là thể loại đặc trưng nhất.
– “Tác phẩm trữ tình đích thực trình bày cuộc sống như một bức tranh”: Tác phẩm là sự tái hiện lại cuộc sống qua lăng kính nghệ thuật của nhà văn. – “Ý nghĩa chính không phải là bức tranh mà ở tình cảm mà nó gợi lên”: Điều quan trọng nhất là tác phẩm thông qua việc mô tả cuộc sống đã gợi lên được những tình cảm, cảm xúc cho người đọc; khiến cho người đọc biết yêu, ghét, nhớ thương, căm giận, ngợi ca, lên án… trước phạm vi hiện thực mà tác phẩm phản ánh. |
0,75
|
|
=> Nhận định khẳng định giá trị, chức năng của văn học: Văn học không chỉ tái hiện cuộc sống mà còn hình thành nên ở độc giả những rung động thẩm mỹ về cuộc sống. | 0,25 | |
3 | Bàn luận | 3,0 |
– Tác phẩm văn học như một bức tranh thu nhỏ về hiện thực cuộc sống. Văn học bắt nguồn từ cuộc sống, nhà văn vận dụng tài tình những từ ngữ, hình ảnh, những bút pháp nghệ thuật để phản ánh lại hiện thực phong phú xung quanh mình. Chính cuộc sống bao la, diệu kì với bao trăn trở, suy tư này là chất liệu vô giá, trở thành “nơi xuất phát cũng là nơi đi tới” cho văn chương. Không có cuộc sống làm mạch nguồn nuôi dưỡng thì sẽ chỉ có thể sinh ra thứ văn chương yểu mệnh, nhợt nhạt. | 1,0 | |
– Văn học “miêu tả cuộc sống không chỉ để miêu tả”. Tác phẩm sinh ra từ cuộc sống, phản ánh lại hiện thực cuộc sống nhưng nó không thể là một bản sao y nguyên của hiện thực. Điều khiến cho một tác phẩm thực sự có giá trị là ở chỗ có thể tác động mạnh mẽ đến tâm hồn con người, bồi đắp cho họ những tình cảm cao đẹp: tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, yêu thương và quý trọng những nhân cách đẹp đẽ, căm ghét những thế lực bạo tàn, xấu xa… Bằng cách đó, văn học giúp tâm hồn độc giả trở nên phong phú và sâu sắc hơn. Người đọc khi đến với tác phẩm vừa nhận diện cuộc sống vừa là chuyến hành trình đi tìm ra lẽ đời, tình người, như Hoài Thanh từng nói: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. | 1,0
|
|
– Đặc trưng của thể loại trữ tình là sự bộc lộ cảm xúc. Người sáng tác đã tìm tới thể loại này có nghĩa rằng họ thực sự có những nỗi niềm mãnh liệt cần được giãi bày. Đó có thể là những sự bộc bạch trực tiếp, nhưng đôi khi lại được ẩn ý trong những hình tượng, những chi tiết nghệ thuật… Tác phẩm khi ấy trở thành nơi kí thác tâm tư của người nghệ sĩ và chờ đợi những tấm lòng tri âm tìm đến, giải mã và đồng điệu. | 1,0 | |
4 | Chứng minh | 6,00 |
Học sinh chọn tác phẩm tiêu biểu để làm dẫn chứng. Có thể triển khai theo hướng sau đây:
– Tác phẩm đã tái hiện bức tranh hiện thực nào? – Thông qua bức tranh hiện thực ấy tác phẩm thể hiện tâm tư, tình cảm gì của người nghệ sĩ và gợi lên những rung cảm suy nghĩ gì ở người tiếp nhận? – Tài năng nghệ thuật của người nghệ sĩ thể hiện trong tác phẩm ra sao để có thể tái hiện cuộc sống và truyền tải tâm tư, suy nghĩ của mình về cuộc sống. |
||
5 | Đánh giá, mở rộng | 1,0 |
– Lời nhận định cho ta thấy được giá trị, chức năng của những tác phẩm văn học chân chính. Tác phẩm nào vừa miêu tả được cuộc sống, vừa dấy lên trong người đọc những cảm xúc thẩm mỹ sâu sắc, tác phẩm đó sẽ có sức sống lâu bền.
– Bài học sáng tác và tiếp nhận: + Đối với người sáng tác: Phải không ngừng trăn trở về vấn đề sống và viết, có cái nhìn trung thực, dũng cảm vào sự thật đời sống,không ngừng tìm tòi, đổi mớicách viết, viết bằng tình cảm chân thành, mãnh liệt nhất của bản thân. + Đối với người tiếp nhận: Người đọc không nên tiếp nhận tác phẩm văn chương một cách hời hợt, nông nổi. Cần đọc bằng cả tâm hồn mình để được mở rộng và bồi đắp những nhận thức, tình cảm mới mẻ. |
||
6 | – Có cách diễn đạt sáng tạo, độc đáo; có suy nghĩ riêng, mới mẻ phù hợp với vấn đề nghị luận.
– Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp. |
0,5 |
Lưu ý:
– Cho điểm tối đa khi bài thi đảm bảo tốt cả 2 yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, khuyến khích những bài viết có chất văn, sáng tạo.
– Điểm của bài thi là tổng điểm các câu cộng lại; cho điểm từ 0 đến 10.
– Điểm lẻ làm tròn tính đến 0,25 điểm.
————Hết————