Mục lục
- I. Ý NGHĨA CỦA CHUYÊN ĐỀ
- II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
- Yêu cầu của đoạn văn nghị luận xã hội (200 chữ) trong đề thi Tốt nghiệp THPT
- 2. Hướng dẫn học sinh sử dụng kết hợp các thao tác lập luận, trình bày dẫn chứng để viết đoạn văn nghị luận xã hội
I. Ý NGHĨA CỦA CHUYÊN ĐỀ
- Qua khảo sát tại một số trường THPT trên địa bàn tỉnh cùng thực tiễn giảng dạy và chấm thi Tốt nghiệp THPT, chúng tôi nhận thấy: học sinh còn khá lúng túng trong việc kết hợp các thao tác lập luận, việc sử dụng các thao tác còn dàn trải, chưa trọng tâm vào việc đánh giá, bộc lộ quan điểm cá nhân; sử dụng dẫn chứng còn máy móc, khiên cưỡng, chưa nhận thức đúng vai trò của dẫn chứng nên chưa hình thành được một đoạn văn mạch lạc, dẫn tới hiệu quả nghị luận không
- Từ yêu cầu thực tế của câu hỏi nghị luận xã hội trong đề thi Tốt nghiệp THPT, nối tiếp chuyên đề đã được trình bày trong Hội nghị chuyên môn lần 1 (Một số vấn đề nghị luận xã hội cần chú trọng; định hướng một số dẫn chứng tiêu biểu để viết đoạn văn nghị luận xã hội), trong khuôn khổ của buổi tập huấn, chuyên đề lần này được trình bày với hai nội dung cơ bản:
Thứ nhất, gợi ý một số mô hình cụ thể kết hợp các thao tác lập luận trong đoạn văn nghị luận xã hội.
Thứ hai, một vài kinh nghiệm trong hướng dẫn trình bày dẫn chứng để viết đoạn văn nghị luận xã hội trong bài thi Tốt nghiệp THPT.
II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
-
Yêu cầu của đoạn văn nghị luận xã hội (200 chữ) trong đề thi Tốt nghiệp THPT
Khảo sát một số đề thi Tốt nghiệp THPT trong hai năm gần đây:
|
Đề thi dự bị: Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sức mạnh của sự đoàn kết trong cuộc sống. | |
2021 | Đề thi tham khảo: Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sức mạnh của tình người trong
hoàn cảnh khó khăn, thử thách. |
Đề thi Tốt nghiệp THPT lần 1: Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải biết sống cống hiến. |
|
Đề thi Tốt nghiệp THPT lần 2: Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sự cần thiết của tinh thần hợp tác trong cuộc
sống. |
Kết hợp với nghiên cứu tìm hiểu hướng dẫn chấm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chúng tôi nhận thấy, câu hỏi nghị luận xã hội trong đề thi Tốt nghiệp THPT có những đặc điểm và yêu cầu:
Câu hỏi nghị luận xã hội | Hướng dẫn chấm |
+ Hình thức: Đoạn văn (khoảng 200 chữ)
+ Dạng đề: Nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra từ văn bản đọc hiểu – Vấn đề nghị luận: Không yêu cầu bàn về vấn đề nói chung mà yêu cầu bàn về khía cạnh của vấn đề và gắn liền với bản thân/cá nhân mỗi con người. |
– Điểm về hình thức: 0.75 điểm
+ Đoạn văn + Chính tả, ngữ pháp + Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ – Điểm về nội dung: 1.25 điểm + Xác định chính xác vấn đề nghị luận: 0.25 điểm + Triển khai vấn đề nghị luận: 1.0 điểm |
Để đáp ứng được các yêu cầu trên, khi làm bài học sinh cần lựa chọn một trong các cách diễn đạt đoạn văn nghị luận như diễn dịch, quy nạp, tổng- phân – hợp, …Trong đoạn văn cần phải xâu kết các ý lại thành hệ thống liên kết chặt chẽ theo một thể thống nhất về hình thức, hoàn chỉnh về nội dung, cần có sự kết hợp linh hoạt các thao tác lập luận. Trong quá trình viết đoạn văn, học sinh có thể trình bày quan điểm cá nhân nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
Như vậy, việc phối kết hợp các thao tác lập luận và sử dụng dẫn chứng là những yếu tố quan trọng quyết định đến thành công của học sinh khi viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ).
2. Hướng dẫn học sinh sử dụng kết hợp các thao tác lập luận, trình bày dẫn chứng để viết đoạn văn nghị luận xã hội
2.1 Hướng dẫn học sinh sử dụng kết hợp các thao tác lập luận
2.1.1 Các thao tác lập luận cần huy động để viết đoạn văn nghị luận xã hội
- Những thao tác lập luận học sinh đã được học, được biết và được vận dụng trong chương trình Ngữ văn từ THCS đến THPT bao gồm: giải thích, so sánh, phân tích, bình luận, chứng minh, bác bỏ; mỗi thao tác sẽ có vai trò, nhiệm vụ khác nhau trong việc làm sáng tỏ vấn đề nghị luận, thuyết phục người khác tin vào quan điểm của bản thân.
- Nếu vấn đề cần nghị luận là A, thao tác giải thích hướng đến trả lời câu hỏi : “A là gì”; thao tác bình luận trả lời câu hỏi: “A như thế nào”, thao tác chứng minh trả lời câu : “Tại sao người viết lại đánh giá/ có quan điểm như vậy về A”; thao tác phân tích chia nhỏ các khía cạnh của A, thao tác bác bỏ sẽ đưa ra một cách nhìn, quan điểm khác biệt với một góc nhìn một quan điểm trước đó về A và thao tác so sánh sẽ đối chiếu A với B,C – một hoặc một vài vấn đề khác trên tiêu chí cụ thể để làm rõ hơn bản chất của A, mở rộng vấn đề nghị luận.
- Trên cơ sở định hướng ra đề chỉ yêu cầu nghị luận về một khía cạnh của vấn đề, muốn triển khai viết đoạn văn nghị luận xã hội học sinh không cần phải sử dụng tất cả các thao tác lập luận nhưng cần có sự kết hợp chặt chẽ, linh hoạt của một số thao tác giải thích, bình luận, phân tích, chứng minh ở mức độ đậm nhạt khác nhau với mỗi đề.
a. Thao tác giải thích
- Việc sử dụng thao tác giải thích không phải là yêu cầu bắt buộc trong đáp án và hướng dẫn chấm nhưng học sinh có thể sử dụng thao tác này như là một cơ sở để bày tỏ quan điểm (vì vấn đề A có thể hiểu như sau….nên tôi đánh giá vấn đề đó theo hướng…..). Câu văn giải thích cũng có thể được sử dụng để đặt vấn đề, mở đầu đoạn trong đoạn văn nghị luận xã hội để dành dung lượng nhiều hơn cho phần bình luận – phân tích – chứng
- Để dễ nhớ, dễ nhận diện và vận dụng, giáo viên có thể mô hình hóa các thao tác: A là B A (khái niệm) có thể hiểu là B (dấu hiệu, thuộc tính, biểu hiện bản chất của A)
Ví dụ: với đề bài “ ý nghĩa của lối sống tự lập”
Tự lập (A) có thể hiểu là một cách sống khi con người (B) tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống của mình không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác (Giáo dục công dân 8)
b. Thao tác bình luận kết hợp phân tích, chứng minh
- Từ thực tế đề thi Tốt nghiệp THPT hai năm gần đây, có thể thấy, học sinh cần sử dụng thao tác bình luận để bày tỏ quan điểm như một thao tác trọng tâm; đồng thời khi bình luận nhận xét vấn đề sẽ kết hợp với chia tách vấn đề thành các ý theo các quan hệ, các khía cạnh như là với cá nhân, với cộng đồng; với tâm hồn, với nhận thức; trong hiện tại trong tương lai…(phân tích) đồng thời cần đưa vào dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề đó (chứng minh).
- Học sinh có thể bắt đầu bình luận kết hợp phân tích, chứng minh với các từ/ cụm từ/ câu như:
Đối với mỗi cá nhân, với cộng đồng trong cả quá khứ, hiện tại, tương lai, vấn đề A mang lại rất nhiều giá trị/ ý nghĩa…Hoặc:
Đây là vấn đề không thể thiếu trong đời sống của cá nhân và xã hội, bởi lẽ…
Thứ nhất, với mỗi người, A sẽ đem lại… (đưa dẫn chứng chứng minh ý vừa trình bày)
Đồng thời, A cũng đã tạo ra/ hình thành nên giá trị…cho cộng đồng (đưa dẫn chứng chứng minh ý vừa trình bày).
- Với phần chứng minh, giáo viên nên có yêu cầu phân hóa về việc đưa dẫn chứng vào đoạn văn với các đối tượng học sinh khác Cụ thể:
Với học sinh trung bình, yếu, kém chỉ cần nêu được tên của dẫn chứng dưới dạng liệt kê hướng vào vấn đề nghị luận. (Ví dụ: Nhân vật X là đại diện tiêu biểu cho người có…A; Nhà bác học Edison là đại diện tiêu biểu cho người có tính tự lập)
Với học sinh khá giỏi, cần hướng dẫn cụ thể hơn về cách phân tích dẫn chứng để chốt ý, bám đề (nội dung này sẽ được trình bày chi tiết ở phần thứ hai của chuyên đề này).
c. Các thao tác khác
Các thao tác khác như so sánh, bác bỏ cũng không phải là yêu cầu bắt buộc trong bài làm của học sinh, tùy năng lực nghị luận, hiểu biết và khả năng tư duy của học sinh mà có thể sử dụng thêm các thao tác đó để bài viết được sâu sắc, hấp dẫn hơn.
Ví dụ: HS có thể đưa ra quan điểm: Tuy nhiên, còn rất nhiều bạn trẻ sống ỷ lại vào gia đình, người thân bạn bè, việc học thêm… mà không nỗ lực tự tạo ra giá trị cho bản thân, đó là thái độ sống đáng lên án.
2.1.2 Mô hình chung trong kết hợp các thao tác lập luận
Trên cơ sở những yêu cầu của đoạn văn, kết hợp với nghiên cứu hướng dẫn chấm của Bộ Giáo dục & Đào tạo cùng với thực tiễn giảng dạy, chúng tôi đề xuất một số mô hình kết hợp các thao tác lập luận để viết đoạn văn nghị luận xã hội như sau:
a. Mô hình chung
- Nêu vấn đề nghị luận.
- Giải thích ngắn gọn (nếu cần).
- Bàn luận về vấn đề.
- Đưa ra dẫn chứng chứng minh (có thể kết hợp cùng lí lẽ phía trên).
- Phản đề và mở rộng vấn đề (nếu có).
- Rút ra bài học nhận thức và hành động.
Trên cơ sở mô hình khái quát, chúng tôi đề xuất một số mô hình viết đoạn văn nghị luận xã hội với dạng đề nghị luận về một khía cạnh của vấn đề tư tưởng đạo lí và khía cạnh của vấn đề hiện tượng đời sống.
b. Một số mô hình cụ thể kết hợp các thao tác lập luận với các dạng đề.
- Với dạng đề bàn về khía cạnh của một tư tưởng đạo lí (trọng tâm)
- Đối với học sinh trong nhà trường phổ thông, do những đặc điểm tâm lí, lứa tuổi, tầm nhận thức nên những vấn đề đặt ra để bàn luận không phải là những vấn đề quá lớn lao, phức tạp mà chủ yếu là những khía cạnh đạo đức, tư tưởng gắn với cuộc sống hằng ngày. Đó có thể là các giá trị của cuộc sống (ước mơ/khát vọng; niềm tin; hạnh phúc; thành công/thất bại; tình yêu…); hay các phẩm chất, năng lực của con người (dũng cảm, ý chí, nghị lực, trung thực, sáng tạo, tự tin, khiêm tốn, trách nhiệm, tự lập, tự trọng…); hoặc lối sống, thái độ sống, cách ứng xử (sống cống hiến, sống sẻ chia, sống đam mê, trân trọng giá trị truyền thống, ý thức về nguồn cội, sống khoan dung/ vị tha, tinh thần ham học hỏi, lối sống tiết kiệm…).
- Tuy nhiên, trong phạm vi của một đoạn văn nghị luận chỉ 200 chữ (khoảng 20 dòng, 2/3 trang giấy thi), mức độ nghị luận sẽ chỉ xoay quanh chủ yếu về ý nghĩa/ giá trị / sự cần thiết/ sức mạnh của tư tưởng đạo lí hoặc giải pháp/cách thức để đạt được giá trị tư tưởng đạo lí đó:
- Ví dụ:
+ Về ý nghĩa/ giá trị/ sự cần thiết/sức mạnh của tư tưởng đạo lí:
. Ý nghĩa của lối sống tiết kiệm
. Sức mạnh của lòng vị tha
. Sự cần thiết của niềm tin trong cuộc sống
.Giá trị của lòng tự trọng
…
+ Về giải pháp/cách thức/ điều bản thân cần làm để đạt được một giá trị tư tưởng, đạo lí:
- . Điều bản thân cần làm để theo đuổi ước mơ/khát vọng
- . Cách thức để sống cống hiến của người trẻ
Khảo sát nhanh về đề nghị luận xã hội xuất hiện trong Kì thi Tốt nghiệp THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong hai năm gần đây có thể thấy, 4/4 đề thi chính thức thuộc dạng đề nghị luận về khía cạnh của một tư tưởng, đạo lý: vai trò, sự cần thiết, giá trị hay ý nghĩa của thái độ, lối sống, cách ứng xử, các giá trị cuộc sống trong mối quan hệ đối với chính mình (phải trân trọng cuộc sống, phải có niềm tin), với cá nhân khác (sức mạnh của tình người, tinh thần hợp tác), với cộng đồng, dân tộc (sức mạnh của sự đoàn kết, phải biết sống cống hiến).
Trên cơ sở đó, kết hợp với mô hình chung của sự kết hợp các ý trong đoạn văn nghị luận xã hội, chúng tôi đề xuất mô hình cụ thể với các dạng đề:
Mô hình 1: Với dạng đề ý nghĩa/ giá trị/ sự cần thiết của một tư tưởng đạo lí
Phần | Yêu cầu | Nội dung |
Mở đoạn | Nêu vấn đề nghị luận: ý nghĩa
của…. |
Nêu vấn đề… (Có thể bám luôn vào yêu cầu của đề bài để hình thành câu mở đoạn: Đoạn trích…đã đánh thức trong
mỗi chúng ta về ý nghĩa của…. |
Thân đoạn | Tập trung bàn luận về ý nghĩa của vấn đề tư tưởng đạo lí trong đề bài | – Giải thích (1 – 2 dòng): vấn đề tư tưởng đạo lí ấy: là gì? (ngắn gọn)
– Bàn luận về ý nghĩa (trọng tâm: 10 – 12 dòng): + Ý nghĩa với bản thân: về tâm hồn, tính cách, suy nghĩ, định hướng tương lai + Ý nghĩa với gia đình + Ý nghĩa với cộng đồng, xã hội – Chứng minh (đưa từ 1 – 2 dẫn chứng )(có thể kết hợp cùng phần trình bày lí lẽ ở trên) – Phản đề (2 – 3 dòng) : Lật ngược lại vấn đề (phê phán những người đi ngược lại tư tưởng đạo lí) và gợi mở vấn đề mới (nếu có) |
Kết đoạn | Rút ra bài học nhận thức và
hành động |
(2 – 3 dòng)
– Nhận thức được vai trò quan trọng của tư tưởng, đạo lí – Rút ra bài học, hướng hành động cho bản thân. |
Ví dụ: Xây dựng dàn ý: Ý nghĩa của lối sống tiết kiệm
– Tiết kiệm có thể hiểu là sử dụng hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, thời gian, sức lực của mình và người khác, không xa hoa, lãng phí.
– Bàn luận về ý nghĩa của lối sống tiết kiệm
+ Ý nghĩa với bản thân:
+ Ý nghĩa với cộng đồng, xã hội:
++ Không gây lãng phí các nguồn lực vật chất từ thiên nhiên hay do con người tạo ra góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống của loài người; không gây sự xáo trộn cho đời sống xã hội, bình ổn được thị trường; góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu có hơn.
++ Góp phần xây dựng một xã hội, một thế giới “xanh, sạch, đẹp”
- Dẫn chứng chứng minh ý nghĩa của lối sống tiết kiệm:
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương cho mỗi chúng ta về lối sống tiết kiệm. (cần – kiệm- liêm- chính).
+ Đất nước, con người Nhật Bản: sự tiết kiệm về nguồn tài nguyên, nguồn lực vật chất; sự tiết kiệm trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày đã làm nên một đất nước Nhật Bản xinh đẹp, giàu có; đã làm nên những nhân cách cao đẹp cho con người Nhật Bản.
- Mở rộng vấn đề: tiết kiệm khác với keo kiệt; phê phán những con người lãng phí, những con người keo kiệt.
- Bài học nhận thức và hành động: nhận thức được “tiết kiệm” là một đức tính tốt đẹp cần hình thành; bản thân con người không chỉ cần biết tiết kiệm của cải, vật chất mà còn phải biết tiết kiệm cả thời gian, công sức của chính mình; tiết kiệm cho gia đình, cho xã hội.
Mô hình 2: đoạn văn NLXH về giải pháp thực hiện một tư tưởng đạo lí
Phần | Yêu cầu | Nội dung |
Mở đoạn | Nêu vấn đề nghị luận: giải pháp/
điều bản thân cần làm/ sứ mệnh để… |
Nêu vấn đề… (Có thể bám luôn vào yêu cầu của đề bài để hình thành câu mở đoạn: Đoạn trích…đã giúp chúng ta đặt
câu hỏi cho chính mình: Cần phải có giải pháp, hành động như thế nào…cho cuộc sống hôm nay?) |
Thân đoạn | Tập trung bàn luận về giải pháp/cách thức/ điều bản thân cần làm/sứ mệnh để đạt được giá trị tư
tưởng đạo lí trong đề bài |
– Bàn luận về giải pháp/hành động của mỗi người (12 – 14 dòng):
+ Nâng cao, rèn luyện sức mạnh thể chất + Rèn luyện sức mạnh tinh thần: nuôi dưỡng tâm hồn, ước mơ, trau dồi tri thức, rèn luyện ý chí. + Đóng góp cho gia đình, nhà trường, cộng đồng… – Giải pháp hành động của mọi người: cần đoàn kết, chung tay… |
– Chứng minh: đưa từ 1 – 2 dẫn chứng (có thể kết hợp cùng phần trình bày lí lẽ ở trên)
– Phản đề, mở rộng ( 2 – 3 dòng): Lật ngược lại vấn đề (phê phán những người đi ngược lại tư tưởng đạo lí) và gợi mở vấn đề mới (nếu có) |
||
Kết đoạn | Rút ra bài học nhận thức và hành
động |
( 2 – 3 dòng):
– Sự cần thiết của những giải pháp, hành động. – Khẳng định quyết tâm thực hiện của bản thân |
Đọc kĩ đề, xác định chính xác vấn đề nghị luận: Điều bản thân cần thực hiện để biến ước mơ thành hiện thực
Ví dụ: Xây dựng dàn ý: Điều bản thân cần thực hiện để biến ước mơ thành hiện thực
– Nêu vấn đề nghị luận: Điều bản thân cần thực hiện để biến ước mơ thành hiện thực
– Bình luận + Phân tích: bàn về điều cần làm của bản thân:
+ Rèn luyện sức khỏe
+ Trau dồi kiến thức, kĩ năng
+ Lập kế hoạch cho bản thân theo từng giai đoạn
+ Rèn luyện ý chí: luôn nuôi dưỡng ước mơ; kiên trì, quyết tâm.
- Chứng minh : đưa dẫn chứng để làm sáng tỏ quan điểm phía trên
+ Tấm gương khởi nghiệp sáng tạo
+ Hoa hậu: Nguyễn Thúc Thùy Tiên
- Phản đề: phê phán những người chỉ ước mơ mà không hành động, những người sống thiếu lí tưởng.
* Với dạng đề nghị luận về một khía cạnh của một hiện tượng đời sống
Những vấn đề hiện tượng đời sống nổi lên trong thời gian gần đây có thể kể đến: dịch bệnh, mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, chiến tranh, thiên tai, mạng xã hội, cách mạng 4.0, công dân toàn cầu, các vấn đề liên quan trực tiếp đến giới trẻ (khởi nghiệp, áp lực tâm lí như áp lực đồng trang lứa, trầm cảm, bạo lực ngôn từ, khủng hoảng niềm tin…).
Trong phạm vi nghị luận của đoạn văn, các vấn đề thuộc các lĩnh vực liên quan đến các sự kiện nổi bật, các trạng thái đời sống đương thời sẽ không được bàn bạc như các vấn đề trọn vẹn mà chỉ được quan tâm chủ yếu ở những tác động của vấn đề đó. Cụ thể có thể là:
Thứ nhất, giải pháp, hành động để khắc phục một hiện tượng đời sống tiêu cực hoặc giải pháp/hành động để phát huy, phát triển một hiện tượng đời sống tích cực
Ví dụ:
- Giải pháp/điều bản thân cần làm để hạn chế rác thải nhựa
- Giải pháp/ điều bản thân cần làm để hạn chế tác động tiêu cực của mạng xã hội.
- Giải pháp/điều bản thân cần làm để trở thành công dân toàn cầu
…
Thứ hai, đề bài có thể hỏi về ý nghĩa của một hiện tượng đời sống tích cực
Ví dụ:
- Ý nghĩa/giá trị của phong trào khởi nghiệp ở giới trẻ.
- Ý nghĩa của xu thế sống tối giản
- Ý nghĩa/ giá trị của những tấm gương xông pha mùa dịch…
Mô hình 3: đoạn văn nghị luận về cách khắc phục một hiện tượng đời sống tiêu cực
Phần | Yêu cầu | Nội dung |
Mở đoạn | Nêu vấn đề nghị luận: giải pháp/
hành động để… |
Nêu vấn đề… (Có thể bám luôn vào yêu cầu của đề bài để hình thành câu mở đoạn) |
Thân đoạn | Tập trung bàn luận về giải pháp để khắc phục một hiện tượng đời sống tiêu cực | Bàn luận về giải pháp (10 -12 dòng)
– Giải pháp cho cá nhân + Nâng cao nhận thức cho bản thân để nhận rõ hậu quả/tác hại của hiện tượng. + Biết tự đề ra hành động thiết thực cho bản thân – Giải pháp cho cộng đồng, xã hội + Tuyên truyền để nâng cao nhận thức + Hình thành, lan tỏa những phong trào tích cực. – Chứng minh: đưa từ 1 – 2 dẫn chứng (có thể kết hợp cùng phần trình bày lí lẽ ở trên) – Phản đề, mở rộng (2 – 3 dòng): Lật ngược lại vấn đề (ca ngợi những con người có hành động đẹp) và gợi mở vấn đề mới (nếu có) |
Kết đoạn | Rút ra bài học nhận thức và hành động | ( 2 – 3 dòng):
– Nhận thức được sự cần thiết của những giải pháp/ hành động – Khẳng định sự quyết tâm thực hiện những giải pháp/ hành động của bản thân |
Ví dụ:
Vấn đề nghị luận: Giải pháp/ điều bản thân cần làm để hạn chế tác động tiêu cực của mạng xã hội.
– Thân đoạn: (Kết hợp phân tích + bình luận)
+ Nâng cao nhận thức cho bản thân để nhận thức rõ hậu quả/tác hại của hiện tượng lạm dụng mạng xã hội
+ Từ đó, biết tự đề ra hành động thiết thực cho bản thân, điều chỉnh hành vi, hình thành thời gian biểu hợp lí, tìm kiếm, tập trung những đam mê lành mạnh, tích cực, có mục tiêu sống cụ thể.
+ Tuyên truyền để nâng cao nhận thức
+ Hình thành, lan tỏa những phong trào tích cực.
- Chứng minh:
+ Với cá nhân: trào lưu “ngắt kết nối”
+ Với cộng đồng: Luật an ninh mạng…
- Phản đề, mở rộng
Mô hình 4: đoạn văn nghị luận về ý nghĩa/giá trị của một hiện tượng đời sống tích cực
Phần | Yêu cầu | Nội dung |
Mở đoạn | Nêu vấn đề nghị luận: ý nghĩa của hiện tượng/ sự
kiện |
Nêu vấn đề… (Có thể bám luôn vào yêu cầu của đề bài để hình thành câu mở đoạn: Đoạn trích…đã đánh thức trong mỗi chúng ta về ý nghĩa của hiện tượng/sự kiện….) |
Thân đoạn | Tập trung bàn luận về ý nghĩa của vấn đề hiện tượng đời sống trong đề bài | – Giải thích (ngắn gọn nếu cần) (1 – 2 dòng)
– Bàn luận về ý nghĩa: (10 – 12 dòng) + Ý nghĩa trực tiếp với đối tượng của hiện tượng/ sự kiện đó + Ý nghĩa với bản thân: về tâm hồn, tính cách, suy nghĩ, định hướng tương lai + Ý nghĩa với gia đình + Ý nghĩa với cộng đồng, xã hội – Chứng minh: đưa từ 1 – 2 dẫn chứng (có thể kết hợp cùng phần trình bày lí lẽ ở trên) – Phản đề, mở rộng (2 – 3 dòng) : Lật ngược lại vấn đề và gợi mở vấn đề mới (nếu có) |
Kết đoạn | Rút ra bài học nhận thức và hành động | (2 – 3 dòng)
– Nhận thức được ý nghĩa của những hiện tượng/ sự kiện tích cực – Có hành động nhân rộng, lan tỏa những hiện tượng/sự kiện tích cực đó |
Ví dụ: Xây dựng dàn ý cho đề bài: ý nghĩa của trào lưu sống tối giản trong giới trẻ
- Giải thích: sống tối giản giảm đi tối đa những thứ không cần thiết trong cuộc sống.
- Bàn luận về ý nghĩa:
+ Ý nghĩa trực tiếp với những người sống tối giản:
.Có tinh thần thoải mái, tự do hơn, cảm giác bình an, trải nghiệm sống lành mạnh
.Có không gian sống rộng hơn.
. Có thời gian tập trung vào sức khỏe và sở thích.
+ Ý nghĩa với gia đình: có thêm không gian và thời gian dành cho nhau.
+ Ý nghĩa với cộng đồng, xã hội: cộng đồng văn minh, phát triển.
- Chứng minh: đưa từ 1 – 2 dẫn chứng.
- Phản đề: Tối giản không có nghĩa là sống khắc khổ, thiếu tiện nghi, tùy theo từng điều kiện mà có cách sống phù hợp.
Lưu ý: Qua khảo sát đề thi tham khảo, đề thi minh họa và đề thi chính thức trong thời gian 3 năm gần đây có thể thấy: dạng đề nghị luận về hiện tượng đời sống thường không xuất hiện trực tiếp trong yêu cầu nghị luận của đề bài. Nếu trong ngữ liệu đọc hiểu đề cập đến các vấn đề, các hiện tượng, sự kiện mang tính thời sự như: dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, chiến tranh, cách mạng công nghiệp, khủng hoảng tâm lí hiện đại, bạo hành… thì yêu cầu của phần nghị luận xã hội sẽ theo hướng: thái độ, cách ứng xử của con người trước các hiện tượng đời sống đó. Ví dụ: nếu ngữ liệu liên quan đến dịch bệnh thì phần yêu cầu nghị luận có thể liên quan đến: tinh thần cống hiến, tinh thần sống dấn thân, lối sống sẻ chia,…nghĩa là từ một hiện tượng đời sống sẽ yêu cầu bàn luận về một khía cạnh lối sống/ thái độ sống/ cách ứng xử/ phẩm chất (thuộc về tư tưởng đạo lí). Do đó, trong quá trình ôn tập cho học sinh, giáo viên nên cân đối và dành thời lượng phù hợp với các dạng bài, tránh tập trung nhiều vào dạng bài chỉ bàn đến giải pháp của hiện tượng đời sống hay ý nghĩa của hiện tượng.
- Những mô hình cho các dạng đề được nêu ở trên chỉ có ý nghĩa tương đối, người viết nên có sự linh hoạt khi vận dụng, không nên áp dụng máy móc vì có thể dẫn đến những đoạn văn bất hợp lí.
2.2. Hướng dẫn HS cách trình bày dẫn chứng trong đoạn văn nghị luận xã hội
2.2.1 Một số lưu ý về dẫn chứng trong đoạn văn nghị luận xã hội
Trong một đoạn văn nghị luận, bên cạnh việc lí giải và đánh giá vấn đề, khâu chứng minh cũng rất quan trọng, là cơ sở củng cố và sáng tỏ những đánh giá của người viết, chứng tỏ thông hiểu và sự chủ động trong xử lí vấn đề của người viết.
Để tăng sức thuyết phục, những dẫn chứng được đưa vào cần đảm bảo một số yêu cầu:
– Hệ thống dẫn chứng cụ thể, xác thực, nên hạn chế việc lấy dẫn chứng trong tác phẩm văn học dễ làm nhòe ranh giới giữa NLXH và NLVH.
- Dung lượng dành cho dẫn chứng cần ngắn gọn, nhấn mạnh vào khía cạnh ứng dụng của dẫn chứng với ý cần trình bày.
- Cần đưa dẫn chứng vào những ý trọng tâm để tăng sức thuyết phục, không nên tùy tiện (chủ yếu đưa vào phần bàn luận).
- Khi đưa nên cố gắng bộc lộ thái độ, quan điểm của người viết trong phần phân tích ngắn gọn dẫn chứng.
Những lưu ý khác liên quan đến việc lựa chọn và thu thập dẫn chứng đã được chúng tôi trình bày ở chuyên đề trong Hội nghị chuyên môn tháng 10; tại chuyên đề này, chúng tôi tập trung làm rõ về cách hướng dẫn học sinh đưa dẫn chứng vào đoạn văn để tạo nên hiệu quả nghị luận cho đoạn văn.
2.2.1 Hướng dẫn HS đưa dẫn chứng vào đoạn văn nghị luận xã hội
- Với đối tượng học sinh trung bình hoặc yếu, kém, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh chỉ cần nêu được tên của dẫn chứng dưới dạng liệt kê hướng vào vấn đề nghị luận. (Ví dụ: Nhân vật X là đại diện tiêu biểu cho người có…A; Nhà bác học Edison là đại diện tiêu biểu cho người có tính tự lập)
- Với học sinh khá giỏi, cần hướng dẫn cụ thể hơn về cách phân tích dẫn chứng để chốt ý, bám đề. Học sinh có thể lựa chọn nhiều cách đưa dẫn chứng khác nhau, như: đưa dẫn chứng sau khi bình luận, đánh giá xong vấn đề nghị luận, hoặc kết hợp với lí lẽ đánh giá vấn đề.
Nếu chọn cách đưa dẫn chứng sau khi đã trình bày xong lí lẽ, học sinh nên chọn dẫn chứng có đủ tầm bao quát những ý mà mình vừa triển khai, phân tích ở trên.
Bước 1: Tái hiện dẫn chứng
Bước 2: Phân tích dẫn chứng (triển khai các khía cạnh ứng vào các lí lẽ vừa phân tích ở trên)
Bước 3: Chốt ý bám đề
Ví dụ: Với đề bài sức mạnh của tình yêu thương
Trong phần bàn luận, học sinh có thể nhắc đến các ý: tình yêu thương giúp con người trở nên hoàn thiện, hình thành nên những mối quan hệ tốt đẹp, bền vững, đem lại cho những người được yêu thương những giá trị tích cực, vượt qua những khó khăn, thử thách, lan tỏa được đến cộng đồng…
Học sinh có thể chọn dẫn chứng là câu chuyện xúc động về tình nghĩa vợ chồng: trong đám cháy dữ dội ngày 13/3/2022 tại căn hộ ở Giang Tô Trung Quốc.
Bước 1: Tái hiện dẫn chứng: Tôi đã rất xúc động khi biết đến câu chuyện ngày 13/3 vừa qua ở Trung Quốc, khi người chồng dù đã bị bỏng trên 95% và lửa cháy dữ dội sau lưng nhưng vẫn nắm chặt tay vợ không buông, còn người vợ thì cầu xin lính cứu hỏa hãy cứu chồng mình trước.
Bước 2: Phân tích dẫn chứng: Khi đã cận kề cái chết nhưng họ vẫn dành tình yêu thương trọn vẹn cho nhau , điều ấy đã chứng minh sức mạnh của tình yêu thương, giúp con người vượt qua hoàn cảnh khó khăn hoạn nạn, tỏa sáng vẻ đẹp Người, lan tỏa đến cộng đồng niềm tin vào tình yêu….
Bước 3: chốt ý, bám đề: Đó là một trong vô số câu chuyện cảm động khác về sức mạnh vô giá của tình yêu thương.
- Theo chúng tôi, học sinh khá giỏi có thể lựa chọn cách linh hoạt lồng việc chứng minh với các khâu khác trong quá trình viết, chọn ý kiến lí giải đánh giá quan trọng để gắn với thực tiễn đời sống tạo nên tính thực tế, chân xác của phần trình bày.
Với đoạn văn nghị luận xã hội, nên tập trung đưa dẫn chứng vào phần bình luận, nêu ý nghĩa/ sự cần thiết/ giá trị của vấn đề đang bàn luận.
Với phần đưa dẫn chứng xen kẽ, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh thực hiện thao tác đưa dẫn chứng theo các bước:
Bước 1: Xuất phát từ lí lẽ Bước 2: Tái hiện dẫn chứng Bước 3: Phân tích dẫn chứng Bước 4: Chốt ý, bám đề
GV có thể lựa chọn phương pháp dạy học theo góc hoặc dạy học theo mẫu, các kĩ thuật: mảnh ghép, kĩ thuật khăn trải bàn để hướng dẫn học sinh.
Ví dụ 1: với đề bài: ý nghĩa của những nghịch cảnh với cuộc sống của con người
Bước 1: Lí lẽ: Gian nan, khó nhọc là thước đo bản lĩnh, ý chí con người để khi ta vượt qua, ta trưởng thành hơn
Bước 2: Tái hiện dẫn chứng: Cuộc chinh phục đỉnh Everest là một hành trình như thế.
Bước 3: Phân tích dẫn chứng: Những người leo núi phải đối diện với khó khăn của khí hậu, phải kiên trì vượt qua những thác băng khổng lồ, những khe vực, những con đường mòn cheo leo để vượt lên phía trước, và không gian đỉnh núi hiện ra là phần thưởng xứng đáng trên con đường chinh phục.
Bước 4: Khi có đủ bản lĩnh, ý chí, họ đã vượt qua được những giới hạn không tưởng và trưởng thành hơn.
Những câu văn đưa dẫn chứng vào đoạn văn sau khi kết hợp:
Gian nan, khó nhọc là thước đo bản lĩnh, ý chí con người để khi ta vượt qua, ta trưởng thành hơn. Cuộc chinh phục đỉnh Everest là một hành trình như thế khi những người leo núi phải đối diện với khó khăn của khí hậu, phải kiên trì vượt qua những thác băng khổng lồ, những khe vực, những con đường mòn cheo leo để vượt lên phía trước, và không gian đỉnh núi hiện ra là phần thưởng xứng đáng trên con đường chinh phục. Khi có đủ bản lĩnh, ý chí, họ đã vượt qua được những giới hạn không tưởng và trưởng thành hơn.
MỘT SỐ ĐOẠN VĂN CỦA HỌC SINH
Vấn đề NL | Đoạn văn | Dẫn chứng được sử dụng |
Giá trị
của sự khác biệt/ ý nghĩa của việc vượt lên định kiến |
(1) Việc con người dám đối diện và phản kháng với những định kiến lệch lạc để sống bằng chính mình đem lại cho con người niềm hạnh phúc và cao hơn là sự công nhận từ những người xung quanh. (2) Hoa hậu H’Henie đăng quang trong ánh mắt soi xét của mọi người, trong sự so sánh của dư luận. (3) Bỏ qua những phán xét khắc khe, tiêu cực của số đông, H’Henie vẫn nhận ra thế mạnh, nét đẹp của chính mình .(4) Chính quá trình cố gắng không ngừng khiến H’Henie được công nhận, ghi
dấu ấn rất riêng. |
Hoa hậu H’Henie
(vượt qua định kiến, trân trọng sự khác biệt của mình, khẳng định bản thân) |
(1) Những người không chịu điều khiển bởi định kiến | Galilê
(bảo vệ quan điểm bản thân, ngược lại với giáo hội, đem đến chân lí) |
|
là những người đi đầu, người mở đường, khai sáng. | ||
(2)(3) Galilê bảo vệ cho quan điểm: Trái Đất có hình | ||
tròn, đi ngược lại với những tuyên bố của Giáo Hoàng, | ||
để rồi vì thế nhận về cái chết đau đớn. Tuy nhiên, thời | ||
gian đã chứng minh học thuyết của ông là đúng đắn. (4) | ||
Ông đã cởi trói cho quan điểm của cả nhân loại. | ||
Giá trị của thất bại | (1) Thất bại cho ta những kinh nghiệm, hiểu biết mà không có bất cứ sách vở nào nói đến. (2)(3) Bạn có biết rằng Edison đã thành công phát minh ra bóng đèn điện | Edison đã thành công phát minh ra bóng đèn điện sau |
sau hơn 10000 lần thất bại. Tôi vẫn có nhớ như in những lời bất hủ của ông: “Tôi không thất bại. Tôi chỉ là tìm ra được 10000 cách nó không hoạt động”. (4) Trước ý
chí và niềm tin ấy, thất bại đã ngả mũ trước ông. |
hơn 10000 lần thất bại | |
Vai trò/ | (1) Hiểu biết giúp con người thích nghi với sự chuyển | cuộc hành trình của |
giá trị | biến không ngừng của xã hội. (2,3) Cứ nhìn vào cuộc | nhân loại từ lửa đến |
của tri | hành trình của nhân loại từ lửa đến khí ga và năng lượng | khí ga và năng |
thức/ sự | điện từ, từ ti vi đen trắng đến màn hình tinh thể siêu | lượng điện từ, từ ti |
hiểu | mỏng, chiếc điện thoại bàn cồng kềnh đã bị thay thế bởi | vi đen trắng đến |
biết | chiếc điện thoại thông minh cũng đủ thấy sự cần thiết | màn hình tinh thể |
của hiểu biết, tri thức với mỗi con người. (4)Thiếu đi | siêu mỏng, chiếc | |
hiểu biết, con người lập tức sẽ trở nên lạc lõng, tụt lại | điện thoại bàn cồng | |
phía sau quy luật phát triển chung. | kềnh đã bị thay thế | |
bởi chiếc điện thoại | ||
thông minh | ||
(1) Hiểu biết giúp chúng ta có được cái nhìn sâu sắc, | Ngày xưa hay ngày | |
toàn diện về đời sống xung quanh, tránh gặp phải những | nay, trong bất kể | |
sai lầm không đáng có. (2,3) Ngày xưa hay ngày nay, | lĩnh vực nào cũng | |
trong bất kể lĩnh vực nào cũng vậy, không có hiểu biết | vậy, không có hiểu | |
thì kể cả những công việc lao động chân tay để sinh tồn | biết thì kể cả những | |
con người cũng khó mà làm được. (4)Thế mới thấy vốn | công việc lao động | |
hiểu biết, tri thức như chiếc chìa khóa duy nhất để tồn | chân tay để sinh tồn | |
tại, để sống có ý nghĩa. | con người cũng khó | |
mà làm được. |
- KẾT LUẬN
Trong thời điểm hiện tại, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa công bố đề tham khảo hay đề minh họa cho kì thi Tốt nghiệp THPT 2022, chuyên đề có thể là một gợi cho các thầy cô khi hướng dẫn HS ôn tập phần nghị luận xã hội cho đề bài trên cơ sở những yêu cầu chung trong đề thi những năm qua.