SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK
ĐỀ SỐ 16 (Đề gồm có 02 trang) |
ĐỀ THAM KHẢO ÔN THI TỐT NGHIỆP
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2021 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề |
- ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Đông thì chật, ít thì thưa
Chẳng bao giờ thấy dư thừa thường dân.
Quanh năm chân đất đầu trần
Tác tao sau những vũ vần bão giông.
Khi làm cây mác cây chông
Khi thành biển cả khi không là gì.
Thấp cao đâu có hề chi
Cỏ ngàn năm vẫn xanh rì đấy thôi.
Ăn của đất, uống của trời
Dốc lòng cởi dạ cho người mình tin.
Ồn ào mà vẫn lặng im
Mặc ai mua bán nổi chìm thiệt hơn.
Chỉ mong ấm áo no cơm
Chắt chiu dành dụm thảo thơm ngọt lành.
Hòa vào trời đất mà xanh
Vô tư mấy kiếp mới thành thường dân.
(Trích Thường dân, Nguyễn Long, Báo Văn nghệ Trẻ, năm 2003)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2.Tìm và nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
Khi làm cây mác cây chông
Khi thành biển cả khi không là gì.
Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về hai câu thơ:
Hòa vào trời đất mà xanh
Vô tư mấy kiếp mới thành thường dân.
Câu 4. Qua đoạn trích, anh/chị hiểu thêm gì về tình cảm của nhà thơ đối với những người thường dân?
- LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1.(2,0 điểm)
Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về vai trò của người thường dân đối với đất nước.
Câu 2. (5,0 điểm)
Bởi thế cho nên, chúng tôi, Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.
Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp.
Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc của dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Tê-hê-răng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam.
Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!
Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trong tuyên bố với thế giới rằng:
Nước việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữa vững quyền tự do, độc lập ấy.
(Trích Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh, Ngữ văn 12, Tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.41)
Anh/Chị hãy phân tích đoạn văn trên.
…………. HẾT…………
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK
ĐỀ SỐ 16
|
ĐỀ THAM KHẢO ÔN THI TỐT NGHIỆP
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2021 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề |
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
(Đáp án – Thang điểm gồm có 03 trang)
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 3,0 | |
1 | Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm. | 0,5 | |
2 | – Biện pháp tu từ: Liệt kê (cây mác, cây chông, biển cả)
– Tác dụng: Nhà thơ khẳng định được cả vai trò và thân phận của người thường dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những người dân bình thường đoàn kết tạo nên sức mạnh vĩ đại dời non lấp bể, thay đổi sơn hà (khi là biển cả) rồi trở về với cuộc sống dời thường nhỏ bé, vô danh, bình dị… |
0,5 | |
3 | Nội dung của hai câu thơ: Hòa vào trời đất mà xanh/ Vô tư mấy kiếp mới thành thường dân: Nhà thơ khẳng định và tôn vinh người thường dân từ vẻ đẹp tính cách và thân phận. Chỉ khi sống vô tư cùng trời đất cỏ cây, không ham hố, đố kị, bon chen… mới trở thành người thường dân… | 1,0 | |
4 | Qua đoạn trích, chúng ta hiểu được tình cảm của nhà thơ dành cho người thường dân: thấu hiểu và trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của người thường dân; ý thức được sứ mệnh của người dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc… | 1,0 | |
II | LÀM VĂN | 7,0 | |
1 | Viết một đoạn văn bàn trình bày suy nghĩ về vai trò của người thường dân đối với đất nước. | 2,0 | |
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn:Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:Vai trò của người thường dân đối với đất nước. | 0,25 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được trọng tâm là vai trò của người thường dân đối với đất nước. Có thể tập trung vào các ý sau:
– Người thường dân chính là nhân dân lao động, những con người lao động bình thường nhưng cũng là lực lượng đông đảo trong sự nghiệp bảo vệ quê hương đất nước. – Đó là lực lượng lao động trực tiếp tạo ra toàn bộ giá trị vật chất, tinh thần cho xã hội; là lực lượng lao động vĩ đại của mọi thời đại với những phẩm chất nổi bật: cần cù, chăm chỉ, chịu thương chịu khó, bền bỉ, mạnh mẽ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. – Đó cũng là những con người sẵn sàng hi sinh tuổi xuân cho sự nghiệp chiến tranh vệ quốc vĩ đại. – Người thường dân còn là những con người trực tiếp tạo dựng, gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc. |
1,0 | ||
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt |
0,25 | ||
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. |
0,25 | ||
2 | Phân tích đoạn văn từ Bởi thế cho nên … độc lập ấy (Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh) | 5,0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Có đầy đủ mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu tác giả tác phẩm, vấn đề nghị luận. Thân bài triển khai các luận điểm thể hiện được quan điểm của người viết. Kết bài khái quát được nội dung nghị luận. | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:Lời tuyên ngôn hùng hồn của tác giả về quyền độc lập tự do, thực tế độc lập tự da và quyết tâm bảo về độc lập tự do của nhân dân Việt Nam. | 0,5 | ||
c. Triển khai các luận điểm nghị luận: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: | |||
* Giới thiệu khái quát: tác giả Hồ Chí Minh, tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập, đoạn trích và vấn đề nghị luận. | 0,5 | ||
*Khái quát nội dung của phần đầu: Ở các đoạn văn trước, tác giả đã nêu cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn của bản Tuyên ngôn…
* Phân tích đoạn trích: Lời tuyên bố trịnh trọng của Hồ Chí Mính đã hướng tới: – Bọn thực dân Pháp – kẻ thù xâm lược gần một thế kỉ nay đang lăm le tái nô dịch nước ta một lần nữa. Tác giả tuyên bố dứt khoát: thoát li hẳn, xóa bỏ hết những hiệp ước, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam… nhằm khẳng định quyền độc lập tự do của Chính phủ và nhân dân Việt Nam về mặt chính trị và pháp lí… – Nhân dân Việt Nam: tác giả khẳng định mà thực chất kêu gọi ý chí, sức mạnh, quyết tâm, tinh thần đoàn kết của cả dân tộc trong sự nghiệp chống lại âm mưu cướp nước của bọn thực dân. – Các nước Đồng minh: Hồ Chí Minh tin tưởng, đồng thời thuyết phục họ công nhận quyền độc lập tự do của nhân dân Việt Nam. – Toàn thế giới: tác giả khẳng định chắc nịch và đanh thép quyền được hưởng tự do độc lập; thực tế độc lập tự do, tinh thần và ý chí của toàn dân Việt Nam trong sự nghiệp bảo về độc lập tự do; lời tuyên bố còn có ý nghĩa cảnh cáo các loại kẻ thù có dã tâm xâm lược Việt Nam. Đồng thời, cũng mang tính chất dự báo về một chặng đường lịch sử mới mà dân tộc Việt Nam sẽ phải trải qua… |
2,5 | ||
* Đánh giá nghệ thuật: Nghệ thuật lập luận chặt chẽ, thấu tình đạt lí; lí lẽ thuyết phục; ngôn ngữ đanh thép; giọng văn hùng hồn, mạnh mẽ… | 0,5 | ||
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt |
0,25 | ||
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ |
0,5 | ||
TỔNG ĐIỂM | 10,0 |