6 đề Sóng – Xuân Quỳnh (đề 2) – Thi thử THPT QG môn Văn bám sát đề minh họa 2021

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích:

         Trong dòng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn có nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta chia sẻ, giúp đỡ. Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới những người khác.Đó chính là sự cho và nhận trong cuộc đời này.

         “Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói?Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình.Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác.Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim có những nhịp đập yêu thương.

          Cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình yêu thương.Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi.

(Trích- Lời khuyên cuộc sống, nguồn Internet)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản (0,5 điểm)

Câu 2: Theo tác giả, chúng ta cần phải sống như thế nào? (0,75 điểm)

Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình”?(0,75 điểm)

Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình”?không? Vì sao?(1,0 điểm)

PHẦN II:LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về sức mạnh của tình yêu thương trong cuộc sống

Câu 2 (5 điểm)       

Anh/ chị hãy phân tích đoạn thơ sau:

Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương

Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở

( TríchSóngXuân Quỳnh, sgk Ngữ văn 12 – NXB GD, 2016, tr.155-156)

Từ đó nhận xét về nét độc đáo trong bút pháp thể hiện những cảm xúc tình yêu của nhà thơ Xuân Quỳnh trong bài thơ “Sóng”.

—–Hết ——

 

 

Đáp án

(Đáp án – thang điểm gồm có 05 trang)

  Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 3.0
  1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. 0.5
2 – Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới những người khác

– Hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim có những nhịp đập yêu thương

– Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi

0.25

 

0.25

 

0.25

3 – Cái tôi của chính bản thân mình: chỉ cá nhân, bản thể riêng của mỗi người

=> Là lời khuyên con người  không nên sống vị kỉ, chỉ biết nghĩ đến bản thân, cá nhân mà quên đi trách nhiệm với cộng đồng với người khác. Con người cần phải biết sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi

0.25

 

0.5

4 – Đồng tình với quan điểm

– Vì đó là sự “cho” đi xuất phát từ tấm lòng, từ tình yêu thương thực sự, không vụ lợi, không tính toán hơn thiệt. Khi đó cái ta nhận lại sẽ là niềm vui, hạnh phúc thực sự.

(Chấp nhận nhiều cách lí giải khác nhau, nhưng phải hợp lí, thuyết phục)

0.25

0.75

II   LÀM VĂN 7.0
  1 Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sức mạnh của tình yêu thương trong cuộc sống

 

2.0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Sức mạnh của tình yêu thương trong cuộc sống

 

0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được sức mạnh của tình yêu thương trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau:

– Cho ta chỗ dựa tinh thẩn để niềm vui được nhân lên, nỗi buổn được giải tỏa; cho ta sự giúp đỡ khi cần; Nhờ được yêu thương, ta có cảm giác mình không đơn độc, một mình, có đủ dũng khí để vượt qua những điều tưởng như không thể.

– Tình yêu thương giúp con người biết cảm thông, thấu hiểu, vị tha; để con người có thêm nhiều cơ hội hiểu nhau, sống tốt đẹp, thân ái với nhau hơn; Tinh yêu thương có thể cảm hóa cái xấu, cái ác; xóa bỏ những ngăn cách, hận thù, làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp, nhân văn

 

 

 

 

 

 

 

1.0

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0.25
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.25
  2 Anh/ chị hãy phân tích đoạn thơ (khổ 5. 6.7 trong Sóng) để thấy được nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của nhà thơ Xuân Quỳnh. 5.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của nhà thơ Xuân Quỳnh quakhổ 5, 6, 7 trong bài thơ Sóng.

 

0.5
    c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

 
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích.

•       Khổ 5 – Nỗi nhớ trong tình yêu

+Trong khổ 5 tập trung vào nỗi nhớ trong tình yêu của chính tác giả. Sóng dù “dưới lòng sâu” hay con sóng “trên mặt nước” đều có chung một nỗi nhớ đó là “nhớ bờ”.

+Sóng hiện thân con gái khi yêu vô cùng mãnh liệt, nhớ nhung người yêu tựa như những con sóng liên tiếp đang xô vào bờ.

+Nỗi nhớ đó thường trực cả ngày lẫn đêm, xâm chiếm tâm trí người con gái đến cả khi chìm vào giấc mơ.

+ Nghệ thuật: Khổ thơ có 6 câu, điệp tử, nhịp thơ

•       Khổ 6 – Sự thủy chung trong tình yêu

+ Con sóng dù có xuôi về phương Bắc hay phương Nam cách xa, trắc trở về địa lý nhưng có điểm chung đều hướng vào bờ.

+ Hình ảnh sóng vỗ vào bờ tựa như người con gái vượt qua nhiều khó khăn, trắc trở để hướng đến tình yêu, một lòng thủy chung sắc son.

+ Thủy chung là đức tính quý báu của người con gái Việt Nam và nhà thơ Xuân Quỳnh nguyện một lòng chung thủy suốt đời.

+ Nghệ thuật: Cách nói xuôi bắc – ngược nam

•       Khổ 7 – như một lời khẳng định tình yêu đích thực có thể vượt qua mọi khó khăn, rào cản.

+ Đại dương mênh mông có biết bao con sóng nhưng chúng đều sẽ hướng vào bờ.

+Sức mạnh, niềm tin của tình yêu sẽ giúp con người hạnh phúc.

+Tác giả ca ngợi tình yêu đẹp và sức mạnh vượt qua mọi thử thách.

+ Con người sẽ hạnh phúc trong tình yêu như những con sóng ngoài đại dương chắc chắn sẽ vào bờ.

+ Nghệ thuật: Cách nói đặc biệt ở 2 câu thơ cuối.

0.5

 

 

 

1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,75

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,75

 

 

 

 

 

 

 

 

 

•       Nhận xét  nét độc đáo trong nghệ thuật của Xuân Quỳnh thể hiện ở 3 khổ thơ

+ Thể thơ 5 chữ với cách ngắt nhịp hồi hoàn tạo âm điệu như những sóng biển, sóng lòng.

+ 2 hình tượng nghệ thuật sóng và em song song và hòa nhập tạo nên kết cấu ấn tượng cho đoạn thơ, khiến cảm xúc trong tình yêu của Xuân Quỳnh vừa có nét chủ quan riêng tư vừa hồi lên những nhịp đập tình yêu của người phụ nữ nói chung.

+Các phép điệp từ điệp ngữ, cách ngắt nhịp tạo nên giọng điệu tha thiết lúc si mê tha thiết, lúc trăn trở  bối rối.

+ Nét độc đáo trong nghệ thuật có tác dụng trong việc thể hiện nội dung: Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu: nỗi nhớ tha thiết, sự chung thủy son sắt, niềm tin mãnh liệt vào hạnh phúc cuối cùng.

+ Thấy được phong cách thơ Xuân Quỳnh: tiếng thơ đầy cảm xúc chân thành, mãnh liệt với khát khao về hạnh phúc bình dị đời thường.

 

 

0.75

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0.25
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.2.5
TỔNG ĐIỂM 10.0

 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *