Đề thi thử THPT quốc gia môn văn .đề số 34 Việt Bắc Tố Hữu

 

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BIÊN HÒA MA TRẬN ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020
 Bài thi: NGỮ VĂN
(LẦN I)
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

 
 

Nội dung   Mức độ cần đạt   Tổng số
    Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao  
I. Đọc hiểu  Ngữ liệu: văn bản nhật dụng Nhận biết  phương thức biểu đạt; nắm bắt thông tin từ đoạn trích.
 
 Hiểu quan điểm được nói đến trong đoạn trích.
 

Liên hệ bản thân từ nội dung đoạn trích

  Số câu 2 1 1 4
  Tổng Số điểm 1,0 1,0 1,0 3
  Tỉ lệ 10,0% 10,0% 10,0% 30%
II.Làm văn Câu 1: NLXH
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về vấn đề xã hội đặt ra ở phần đọc hiểu
Viết đoạn văn    
  Câu 2: Nghị luận văn học
Nghị luận về một đoạn thơ.
Viết bài văn
  Số câu 1 1 2
Tổng Số điểm 2,0 5,0 7,0
  Tỉ lệ 20% 50% 70%
  Số câu 2 2 2 1 6
Tổng cộng Số điểm 1,0 1,0 3,0 5,0 10,0
  Tỉ lệ 10,0% 10,0% 30% 50% 100%

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BIÊN HÒA KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020
 Bài thi: NGỮ VĂN
(LẦN I)
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
  1. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:
Lần nọ trong lớp học, một học viên chợt giơ tay hỏi tôi: “… Làm thế nào để cân bằng giữa cuộc sống và công việc?”. Tôi trả lời: “Với tôi, không có khái niệm cân bằng giữa cuộc sống và công việc, bởi công việc chính là cuộc sống, bởi làm là sống”.
Thật vậy, ai trong chúng ta cũng gắn với một (hay một số) nghề nghiệp hay công việc và dành phần lớn cuộc đời của mình để làm nghề hay làm việc đó. Thời gian một ngày của chúng ta chủ yếu được dành cho công việc, chúng ta “sống” ở nơi làm việc có khi còn nhiều hơn ở nhà. Nhưng điều quan trọng hơn hết là: Rất hiếm ai có một cuộc sống hạnh phúc mà lại không hạnh phúc với việc mình làm. Hay nói cách khác nếu “đạo sống” và “đạo nghề” của một người không hòa quyện với nhau hay thậm chí trái ngược nhau thì người đó rất khó có được một cuộc sống hay cuộc đời trọn vẹn.
Như vậy, “làm nghề/làm việc” cũng chính là “làm người” và “làm người” thì không thể không “làm việc”. […] Nếu như “đạo sống” (làm người) là những giá trị mà ta lựa chọn cho cuộc đời của mình thì “đạo nghề” (làm việc) chính là lý tưởng nghề nghiệp của công việc mà ta làm. Nói cách khác, “đạo nghề” mà mình chọn chính là cách để mình hiện thực hóa “đạo sống” của mình trong công việc và nghề nghiệp mà mình làm. Chẳng hạn, ta thích trở thành cảnh sát giao thông vì ta yêu sự bình yên của phố phường hay là vì ta thích “núp lùm” để thổi phạt? Ta muốn trở thành người dạy học là vì ta yêu con người, yêu sự phát triển mỗi ngày của đứa trẻ hay yêu thứ quyền lực mà ta có thể thị uy với nó? Ta chọn nghề nấu ăn vì đó cũng là một nghệ thuật và ta muốn nhìn thấy niềm vui trên khuôn mặt thực khách khi họ thưởng thức một món ăn ngon hay vì muốn kiếm lợi từ việc chế biến lại những thực phẩm kém an toàn?…
(Trích Đúng việc – Giản Tư Trung, NXB Tri thức, 2018, tr.169-170)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Theo tác giả, “đạo sống” “đạo nghề” là gì?
  “đạo nghề” khiến anh/chị chọn “làm nghề/làm việc” ấy.

  1. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của việc tìm được niềm vui, hạnh phúc trong nghề nghiệp hay công việc mình làm.
Câu 2 (5,0 điểm)
Trong bài thơ Việt Bắc, Tố Hữu đã để người ở lại cất tiếng hỏi người ra đi:
– Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già.
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?
(Theo Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.110)
Cảm nhận của anh/chị về những tâm sự của người ở lại trong đoạn thơ trên.
———-Hết———-
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh: ……………………………………… Số báo danh: ……………………………………

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BIÊN HÒA HƯỚNG DẪN CHẤM
KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP
 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020 (LẦN I)
 Bài thi: Ngữ văn

(Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
 

  1. HƯỚNG DẪN CHUNG

Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm.
– Cần chủ động linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn chấm và biểu điểm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
– Những bài viết chưa thật đủ ý toàn diện nhưng trình bày được một số nội dung sâu sắc, có những kiến giải hợp lí cho những quan điểm riêng vẫn được đánh giá cao.
– Sau khi cộng điểm toàn bài, để điểm lẻ đến 0,25 điểm.

  1. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ VÀ BIỂU ĐIỂM
Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 3.0
1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0.5
2 Theo tác giả, “đạo sống”những giá trị mà ta lựa chọn cho cuộc đời của mình “đạo nghề” lý tưởng nghề nghiệp của công việc mà ta làm. 0.5
3 Học sinh có thể nêu các cách hiểu theo suy nghĩ của bản thân nhưng phải hợp lí, thuyết phục. Có thể hiểu “làm nghề/làm việc” cũng chính là “làm người” là bản thân mỗi người sẽ được thể hiện rõ qua công việc, nghề nghiệp họ làm… Nhìn vào cách mỗi người làm nghề/làm việc ta sẽ đánh giá được con người họ. Đạo nghề mà mình chọn chính là cách hiện thực hóa đạo sống… 1.0
4 Nêu được mơ ước của bản thân về làm nghề/làm việc trong tương lai.
– Chỉ rõ 01 đạo nghề  hợp lí, thuyết phục.
(Giám khảo căn cứ vào câu trả lời của thí sinh để đánh giá, cho điểm phù hợp.)
  0.5
0.5
II   LÀM VĂN 7.0
1 Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của việc tìm được niềm vui, hạnh phúc trong nghề nghiệp hay công việc mình làm. 2.0
  a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
0.25
  b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Sự cần thiết của việc tìm được niềm vui, hạnh phúc trong nghề nghiệp hay công việc mình làm
0.25
  c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết của việc tìm được niềm vui, hạnh phúc trong nghề nghiệp hay công việc mình làm.
Có thể triển khai theo cách: Tìm được niềm vui, hạnh phúc với công việc hay nghề nghiệp mình làm sẽ có động lực làm việc tốt hơn, năng suất lao động cao hơn; có cơ hội phát triển bản thân; giảm thiểu áp lực của công việc và cuộc sống; tìm niềm vui trong công việc cũng chính là tạo niềm vui trong cuộc sống khi đó sống mới trọn vẹn…
1.0
  d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
0.25
  e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
0.25
2 Cảm nhận về những tâm sự của người ở lại trong đoạn thơ 5.0
  a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề.
0.25
  b.  Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Những tâm sự của người ở lại trong đoạn thơ
0.5
  c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
  * Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu, tác phẩm Việt Bắc và đoạn thơ 0.5
  * Cảm nhận
– Tâm sự của người ở lại:
+ Nhắc nhớ kỉ niệm:
/ Khung cảnh đặc trưng của núi rừng Việt Bắc với khí hậu khắc nghiệt và vẻ bồng bềnh, mờ ảo. Nơi đây tự hào với nhiều sản vật miền rừng, những địa danh lịch sử gắn với các sự kiện trọng đại…
/ Cuộc sống kháng chiến gian khổ, thiếu thốn mà hào hùng.  Trong những năm tháng đáng nhớ ấy, cán bộ và nhân dân luôn luôn nung nấu ý chí quyết tâm đánh giặc; đồng bào Việt Bắc vẫn sâu nặng nghĩa tình, vẹn nguyên tấm lòng son sắt thủy chung với cách mạng, kháng chiến.
+ Giãi bày tâm trạng, tình cảm và nhắn nhủ: nhớ tha thiết, nỗi lòng trống trải khi chia xa là biểu hiện của tình cảm gắn bó sâu sắc; khéo léo nhắn nhủ về lẽ sống uống nước nhớ nguồn, ân nghĩa thủy chung…
– Nghệ thuật: Thể thơ lục bát với giọng điệu trữ tình, tha thiết, đầy thương mến; hệ thống những câu hỏi để gợi nhắc và bộc lộ; sử dụng tài tình, linh hoạt, sáng tạo đại từ mình; hình ảnh thơ chân thực, gần gũi mà giàu sức biểu cảm; nghệ thuật tiểu đối, các biện pháp tu từ giàu giá trị nghệ thuật… Đoạn thơ đậm đà tính dân tộc.
3.0
  d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
0.25
  e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
0.5
TỔNG ĐIỂM 10.0
,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *