Đề thi THPT Quốc gia theo hướng giảm tải Chiếc thuyền ngoài xa

SỞ GD&ĐT BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT SỐ 1 AN NHƠN
ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI THPT
MÔN: NGỮ VĂN
NĂM HỌC 2019-2020

 
ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới :
Trong điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam nói riêng và bối cảnh toàn cầu nói chung, càng ngày chúng ta càng nhận ra tầm quan trọng của việc học các kĩ năng sống để ứng phó với sự thay đổi, biến động của môi trường kinh tế, xã hội và thiên nhiên. Đặc biệt là với lứa tuổi dậy thì, khi các em bước vào giai đoạn khủng hoảng lứa tuổi quan trọng của cuộc đời. Từ những phân tích trên cho thấy, tuổi trẻ hiện nay phải tự đương đầu với nhiều vấn đề tâm lí xã hội phức tạp trong cuộc sống. Ngoài kiến thức, mỗi học sinh đều cần trang bị cho mình những kĩ năng để ngày càng hoàn thiện bản thân và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học là giúp các em có khả năng: Làm chủ bản thân, thích ứng và biết cách ứng phó trước những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Rèn cách sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng. Mở ra cơ hội, hướng suy nghĩ tích cực, tự tin, tự quyết định và lựa chọn những hành vi đúng đắn… Những người có kĩ năng sống là những người biết làm cho mình và người khác cùng hạnh phúc. Họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính họ. Các cá nhân thiểu kĩ năng sống là một nguyên nhân làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội. Giáo dục kĩ năng sống có thể thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực và do vậy sẽ làm giảm bớt tệ nạn xã hội. Kĩ năng sống góp phần thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội, ngăn ngừa các vấn đề về sức khỏe, xã hội và bảo vệ quyền con người. Giáo dục kĩ năng sống giúp con người sống an toàn, lành mạnh và có chất lượng trong một xã hội hiện đại.
(Trích Cẩm nang Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr.9)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?(0.5điểm)
Câu 2. Theo đoạn trích, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học nhằm hướng tới mục tiêu nào?(0.5 điểm)
Câu 3. Tại sao tác giả lại cho rằng: “Giáo dục kĩ năng sống giúp con người sống an toàn, lành mạnh và có chất lượng trong một xã hôi hiện đại”? (1.0 điểm)
Câu 4. Theo em, cần phải làm gì để trở thành người có kĩ năng sống tốt? (1.0 điểm)
LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Trên cơ sở những hiểu biết từ đoạn trích ở phần Đọc – hiểu, anh (chị)hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của việc rèn luyện kĩ năng sống.
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về đoạn kết sau đây trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu:
     “Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân giậm trên mặt đất, hòa lẫn trong đám đông …”
(Sách Ngữ văn 12- tập 2, trang 78, NXB Giáo dục, năm 2011)
 

SỞ GD&ĐT BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT SỐ 1 AN NHƠN
 
 
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
 

 

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 3.0
1 Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: Nghị luận 0,5
2 Theo đoạn trích, mục tiêu của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học là giúp các em có kĩ năng làm chủ bản thân, thích ứng và biết cách ứng phó trước những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, rèn cách sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng; mở ra cơ hội, hướng suy nghĩ tích cực, tự tin, tự quyết định và lựa chọn những hành vi đúng đắn… 0,5
3 Giáo dục kĩ năng sống giúp con người sống an toàn, lành mạnh và có chất lượng trong một xã hội hiện đại  vì đó là nội dung giáo dục hướng cho con người biết sống khỏe, làm chủ và bảo vệ chính mình. Giáo dục kĩ năng sống còn giúp chúng ta có những suy nghĩ tích cực, tự tin, tự quyết định và lựa chọn những hành vi đúng đắn trong những tình huống cụ thể của cuộc sống. 1,0
4 Học sinh trả lời ngắn gọn, rõ ý, thể hiện rõ quan điểm của cá nhân. Chẳng hạn, để trở thành người có kĩ năng sống tốt cần: có lí tưởng sống lành mạnh, luôn có nhu cầu phát triển và hoàn thiện bản thân, làm chủ được bản thân, làm chủ được cuộc sống của chính mình; có bản lĩnh để thích ứng và ứng phó trước những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. 1,0
 
II
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
  LÀM VĂN 7,0
1
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Trên cơ sở những hiểu biết từ đoạn trích ở phần Đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của việc rèn luyện kĩ năng sống. 2,0
a.Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Ý nghĩa của việc rèn luyện kĩ năng sống
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được những gì bạn phải bắt đầu để tạo nên tương lai tốt đẹp. Có thể theo hướng sau:
* Giải thích khái niệm “Kĩ năng sống”:
– Là các kĩ năng mang tính tâm lý xã hội, là các khả năng để thích ứng và hành vi tích cực cho phép các cá thể giải quyết có hiệu quả nhu cầu và thách thức trong cuộc sống hằng ngày.
– Là kĩ năng tự quản bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả.
=> “Kĩ năng sống” chính là năng lực của mỗi người giúp giải quyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống có hiệu quả; đó cũng là khả năng của mỗi cá nhân để duy trì một trạng thái khỏe mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện qua hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với nền văn hóa và môi trường xung quanh..
* Phân tích, chứng minh, bàn luận
– Vai trò của việc rèn luyện kĩ năng sống:
+ Cuộc sống hiện đại đòi hỏi mỗi cá nhân phải không ngừng cập nhật giá trị và hoàn thiện giá trị của mình. Để tồn tại và phát triển, với bất kì ai, không chỉ cần học tập bồi dưỡng, nâng cao kiến thức mà còn phải rèn luyện kĩ năng sống để không ngừng nâng cao chất lượng đời sống để đời sống thực sự là sống chứ không là tồn tại.
+ Kĩ năng sống giúp con người ứng xử linh hoạt và hiệu quả nhất trước những tình huống nảy sinh trong cuộc sống.
+ Kĩ năng sống giúp mỗi người bình tĩnh, tự tin vào bản thân, dám khẳng định năng lực, sở trường của mình.
+ Những người có kĩ  năng sống tốt thường dễ thành đạt hơn trong cuộc sống.
– Nếu không có kĩ năng sống tốt:
+ Con người thiếu tự tin, thiếu chủ động khi cuộc sống nảy sinh những vấn đề phức tạp.
+ Con người sẽ khó thành công hơn trong cuộc sống, không dám thể hiện, khẳng định mình trong các môi trường hoạt động.
(Bài viết phải có dẫn chứng minh họa phù hợp)
– Phê phán một bộ phận con người đặc biệt là thanh niên coi nhẹ việc tiếp thu, học hỏi kĩ năng sống
* Bài học nhận thức và hành động:
Nhận thức: Kỹ năng sống có vai trò rất quan trọng đối với tất cả mọi người, nhất là giới trẻ.
– Hành động: Bên cạnh tích lũy kiến thức hàn lâm từ nhà trường, sách vở,… mỗi người cần thường xuyên trau dồi, rèn luyện, bồi dưỡng kĩ năng sống – kĩ năng mềm để dễ dàng thích nghi với cuộc sống hiện đại.
1,0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng việt, dùng từ, đặt câu…
0,25
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
0,25
2
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Cảm nhận của anh/ chị về đoạn kết sau đây trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu:
     “Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân giậm trên mặt đất, hòa lẫn trong đám đông …
(Sách Ngữ văn 12- tập 2, trang 78, NXB Giáo dục, năm 2011)
5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. 0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Phân tích ý nghĩa đoạn kết
 
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:  
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận 0,25
2. Thân bài 3,5
a. Giới thiệu khái quát
– Giới thiệu khái quát phong cách sáng tác,vị trí của nhà văn Nguyễn Minh Châu
– Giới thiệu khái quát tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa”:
b. Nội dung:
–  Giá trị của bức ảnh nghệ sĩ Phùng chụp được về cảnh chiếc thuyền ngoài xa; Vẻ đẹp nghệ thuật gợi lên từ tấm ảnh, khẳng định tài năng của người nghệ sĩ.
Giá trị nhân đạo: câu chuyện đằng sau bức ảnh sau khi Phùng chụp là câu chuyện về gia đình người đàn bà hàng chài, những nghịch lý cuộc đời.
– Niềm tin vào con người: Những bước đi chắc chắn và hòa lẫn vào đám đông của người đàn bà hàng chài thể hiện niềm tin của Phùng về sự hòa nhập của họ trong hành trình đi lên của cuộc sống, niềm tin vào tương lai.
– Mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống
– Quan niệm về nghệ thuật của nhà văn
 
 
c. Nghệ thuật
Truyện được xây dựng theo lối kết cấu vòng tròn : mở đầu là đi tìm ảnh, kết thúc là ngắm nhìn ảnh mà ngẫm nghĩ, chiêm nghiệm nhằm nhấn mạnh tính triết lí của truyện. Giọng văn trầm lắng, suy tư, nhiều dư vị, nhiều liên tưởng bất ngờ..
0,5
 
 
 
 
 
2,0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1,0
 
 
 
 
 
 
3. Kết bài: Khái quát nội dung chính 0,25
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt, dung từ, đặt câu…
0,25
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
0,25
TỔNG ĐIỂM 10,0
 

 
 
______________________Hết________________________
 
 
 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *