Đề thi thử bài Tuyên Ngôn Độc lập theo hướng mới

ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MỚI VỀ TÁC PHẨM
“TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP” – HỒ CHÍ MINH.
 ĐỀ 1. Mở đầu bản “Tuyên ngôn Độc lập”, Hồ Chí Minh trích dẫn hai bản “Tuyên ngôn Độc lập” năm 1776 của Mỹ và “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của Cách mạng Pháp năm 1791, trong đó có câu: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”; Sau đó Người lại viết: “Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn nhân đạo và chính nghĩa”.
Từ việc cảm nhận những câu văn trên, anh/chị hãy nhận xét về nghệ thuật lập luận của Bác trong bản “Tuyên ngôn Độc lập”
Hướng dẫn
1.Mở bài:
– Giới thiệu tác giả HCM và tác phẩm “TNĐL”
– Nêu vấn đề cần nghị luận: cảm nhận về hai câu văn và nghệ thuật lập luận trong bản “Tuyên ngôn Độc lập”
2.Thân bài:
Khái quát sơ lược về tác phẩm
* Hoàn cảnh sáng tác
– Ngày 19/08/1945, chính quyền Hà Nội về tay nhân dân. Ngày 26/08/1945, Hồ Chí Minh từ chiến khu cách mạng Việt Bắc về tới Hà Nội và tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Người đã soạn “Tuyên ngôn Độc lập”.
– Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Người đã đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Tuyên ngôn Độc lập” ra đời trong một tình thế vô cùng cấp bách : nền độc lập vừa mời giành được bị đe dọa bởi các thế lực phản động, bọn đế quốc thực dân đang chuẩn bị chiếm lại nước ta: tiến vào từ phía Bắc là quân đội Quốc dân đảng Trung Quốc, đằng sau là đế quốc Mĩ; tiến vào từ phía Nam là quân đội Anh, đằng sau là lính viễn chinh Pháp. Lúc này thực dân Pháp tuyên bố Đông Dương là đất “bảo hộ” của người Pháp bị nhật xâm chiếm, nay Nhật đầu hàng, vậy Đông Dương đương nhiên phải trở lại với người Pháp
* Giá trị lịch sử và văn học, mục đích,  đối tượng của bản “Tuyên ngôn Độc lập”
– Giá trị lịch sử: Là văn kiện lịch sử vô giá, là lời tuyên bố của một dân tộc đã đứng lên xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến, thực dân, thoát khỏi thân phận thuộc địa để hòa nhập vào cộng đồng nhân loại với tư cách là một nước độc lập, dân chủ, tự do.
– Giá trị  văn học:
             + Giá trị tư tưởng: “Tuyên ngôn Độc lập” là tác phẩm kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập, tự do. Tác phẩm có tính nhân văn sâu sắc.
             + Giá trị nghệ thuật: Là áng văn chính luận mẫu mực với lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, những bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục, ngôn ngữ gợi cảm, hùng hồn.
– Đối tượng: Nhân dân Việt Nam; Các nước trên thế giới; Bọn đế quốc, thực dân đang lăm le xâm lược nước ta : Mỹ, Pháp.
Mục đích: Tuyên bố nền độc lập của nước Việt Nam và sự ra đời của nước Việt Nam mới; Ngăn chặn âm mưu xâm lược của bọn đế quốc, thực dân.
Giới thiệu vị trí, tái hiện hai câu văn
– Câu: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”(Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791) thuộc phần mở đầu – cơ sở pháp lý của bản Tuyên ngôn Độc lập.
– Câu “Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn nhân đạo và chính nghĩa”.thuộc phần 2 – cơ sở thực tiễn của bản Tuyên ngôn Độc lập.
Phân tích
* Câu văn trích dẫn trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1791 của Pháp “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”
Trước hết, để đưa ra cơ sở pháp lí cho bản Tuyên ngôn Độc lập của dân tộc Việt Nam, Hồ Chủ tịch đã viện dẫn Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ – một cường quốc thế giới lúc này, Người cũng không quên đưa ra những khẳng định hùng hồn của người Pháp – đất nước trực tiếp đi đô hộ dân tộc Việt Nam – về quyền con người: quyền tự do và bình đẳng về quyền lợi. Đồng thời Người khẳng định đó là những chân lí lớn của thời đại đã được thế giới công nhận, không ai có thể chối cãi được.
– Ý nghĩa của việc trích dẫn:
+ Tuyên ngôn muốn được mọi người thừa nhận phải xuất phát từ lí lẽ, nền tảng vững chắc, có giá trị như một chân lí không ai chối cãi được. Hồ Chí Minh đã mượn lời trong tuyên ngôn của hai nước Mĩ và Pháp, tức là xuất phát từ những nguyên tắc của hai cường quốc lớn trên thế giới.
+ Việc trích dẫn này nhằm mục đích “gậy ông đập lưng ông”. Cách viết của Hồ Chí Minh vừa khéo léo, vừa kiên quyết. Khéo léo vì tỏ ra tôn trọng lời của người Mĩ và Pháp, tức là tôn trọng những đanh ngôn bất hủ. Kiên quyết ở chỗ nhắc nhở bọn đế quốc đừng đi ngược lại những gì cha ông đã dạy, đừng đạp đổ lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái mà tổ tiên chúng đã giương lên.
* Câu “Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn nhân đạo và chính nghĩa”.
– Vạch trần bộ mặt xảo quyệt của thực dân Pháp trong suốt hơn 80 năm qua khi chúng “lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta”. Hành động thực tế của chúng đã đi ngược lại với những chân lí tốt đẹp mà cha ông chúng tạo nên.
– Ý nghĩa: là cơ sở để Hồ Chí Minh lần lượt đập tan luận điệu xảo trá “khai hóa”, “bảo hộ” của thực dân Pháp, tố cáo những hành vi trái hẳn nhân đạo và chính nghĩa của chúng  đối với nhân dân ta ở các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội.
Nhận xét nghệ thuật lập luận
– Quan hệ giữa đoạn mở đầu với đoạn tiếp theo trong bản“Tuyên ngôn Độc lập” của Bác là quan hệ ngữ nghĩa đối lập: đối lập nội dung, đối lập chữ nghĩa, đối lập về thái độ. Tất cả đã được diễn đạt trang trọng, chặt chẽ, đanh thép, hùng hồn và xúc động.
+ Thứ nhất, đi từ một chân lý đã biết, đã được công nhận, suy ra một chân lý tương tự, có chung logic bên trong, làm cơ sở cho Tuyên ngôn của Bác.
+ Thứ hai, đối chiếu mặt trái ngược để làm nổi bật điều mình muốn hướng tới là phương pháp lập luận so sánh tương phản mà Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng khi đối chiếu nội dung đoạn trích “Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của cách mạng Pháp năm 1791, cho kết luận hết sức thuyết phục: “Thế mà hơn80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạovà chính nghĩa”.
– Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén.
– Cơ sở lập luận của kết luận trên được xây dựng bằng lí lẽ: “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”. Rõ ràng, xét một cách hiển ngôn, tác giả “Tuyên ngôn Độc lập” đã đánh giá lời trích dẫn Tuyên ngôn của nước Mĩ là “bất hủ” và lời trích dẫn Tuyên ngôn của nước Pháp “là những lẽ phải không ai chối cãi được” thể hiện rõ hành động chính trị, nhằm trả lời một đối một đối với những lí lẽ của những người chống đối hoặc phòng xa nguy cơ chống đối.
=> Có thể nhận thấy, một mặt Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cao tư tưởng chính trị chứa đựng trong những lời trích dẫn ấy được ghi bằng chữ vàng trong lịch sử không chỉ của nước Mĩ, nước Pháp mà cả toàn nhân loại; mặt khác Người lên án việc xâm phạm, áp bức các dân tộc, chà đạp nhân quyền là phi pháp lí và đạo lí, là phi văn hóa. Ở đây, chúng ta bắt gặp một cách nói, cách viết vừa khéo léo, vừa kiên quyết của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Kết bài:
– Khẳng định giá trị của hai câu văn cũng như của toàn bộ tác phẩm.
– Nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh.
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *