Đề thi theo cấu trúc mới 2019 đề 35 : Tây Tiến Quang Dũng

  ĐỀ MINH HỌA KỲ THI THPTQG NĂM 2019
MÔN: NGỮ VĂN
(Thời gian làm bài: 120 phút)

ĐỀ SỐ 1
Phần 1.Thiết lập ma trận:
 

Nội dung Mức độ cần đạt  
Tổng số
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
I.Đọc hiểu   Tìm kiếm được thông tin trong văn bản
 
– Hiểu được ý nghĩa/ tác dụng của từ ngữtrong văn bản. – Từ vấn đề đặt ra trong văn bản, liên hệ với thực tiễn đời sống/ Thể hiện ý kiến/ quan điểm cá nhân về vấn đề đặt ra trong văn bản.    
Tổng Số câu 1 1 2   4
Số điểm 0,5 1,0 1,5   3,0
Tỉ lệ % 5 10 15   30
 
II. Làm văn Câu 1: Nghị luận xã hội
-Khoảng 200 chữ
-Trình bày suy nghĩ về một vấn đề xã hội đặt ra từ văn bản trong phần đọc hiểu
    Viết đoạn văn nghị luận.    
  Câu 2: Nghị luận văn học:
Nghị luận về 2  đoạn thơ trong một tác phẩm.
      Viết bài văn nghị luận  
Tổng Số câu     1 1 2
Số điểm     2,0 5.0 7,0
Tỉ lệ     20% 50 % 70%
Tổng
Cộng
Số câu 1 1 3 2 6
Số điểm 0,5 1,0 3,5 5,0 10
Tỉ lệ 5% 10% 35% 50 % 100%

 
 
Phần 2: Biên soạn đề
 
I.Đọc hiểu (3,0điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Thế giới hiện đại phát triển quá nhanh khiến cho nhiều người cảm thấy chỉ một khắc chậm chân đã tụt lại phía sau quá xa. Lấy việc đó làm động lực để bước tiếp hay chịu thua và bị trói buộc vào cuộc sống nhàm chán, đơn điệu hàng ngày là sự lựa chọn của mỗi người; thế nhưng thế giới vĩnh viễn sẽ không bao giờ thu nhỏ lại, vậy nên tầm nhìn của bạn cần phải to lớn hơn.
Bạn có biết rằng, từ “Sekai” trong tiếng Nhật có nghĩa là “thế giới”; nhưng trong đó bản thân từ “kai” lại vừa có nghĩa là “giải” – “phát triển”; lại có nghĩa là “đáng giá”? Điều đó có nghĩa là, mỗi cuộc dấn thân, mỗi chuyến phiêu lưu tìm hiểu thế giới này đều là những trải nghiệm cần thiết và quý báu. Thay vì dính chặt lấy cuộc sống thường nhật tẻ nhạt và nhàm chán, nhiều bạn trẻ giờ đây đã chọn cách mạnh mẽ thể hiện bản thân mình, trải nghiệm cuộc sống bằng những chuyến đi xa, những cuộc gặp gỡ, kết giao thú vị. Có thể nói, đó chính là những người trẻ chọn việc không ngừng phấn đấu và tiến về phía trước, và sẽ là những người thu vào trong tầm mắt phần rộng lớn và tươi đẹp nhất của thế giới này.
Và trên hành trình kiếm tìm sự hoàn hảo cho cái tôi của mình, những khoảng nghỉ ngơi của mỗi người sẽ luôn cần một vọng đài, một điểm nghỉ chân để nghiệm thu và chiêm ngưỡng lại thế giới sau lưng mình. Những dãy núi hùng vĩ, thảo nguyên rộng lớn hay mặt biển xanh vô tận; những kỷ niệm ngọt ngào bên những người bạn thân – đó sẽ là thành tựu riêng của chính bản thân mỗi người, là thứ xúc cảm mà bạn chỉ biết mình đã cần nó tới mức nào ngay sau lần trải nghiệm đầu tiên.
Vậy nên hãy luôn khát khao bám đuổi theo cái tôi mới mẻ và bứt phá; mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống để bước chân ra khỏi vùng an toàn của chính mình, bạn nhé! Bởi cuộc đời chỉ thực sự trở nên hoàn hảo khi tầm nhìn của bạn rộng mở hơn.
( Nguồn http://ttvn.vn/nhip-song/mo-rong-doi-mat-truoc-cuoc-doi-rong-lon-ban-se-nhan-lai-dieu-gim)
 

  1. Nêu tác hại của việc con người bị trói buộc vào cuộc sống nhàm chán, đơn điệu hàng ngày được nêu trong văn bản?
  2. Việc giải thích từ “Sekai” trong tiếng Nhật của văn bản có tác dụng gì?
  3. Anh, chị hãy nêu ít nhất hai hình thức trải nghiệm cuộc sống dành cho tuổi trẻ học đường.
  4. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm: thế giới vĩnh viễn sẽ không bao giờ thu nhỏ lại, vậy nên tầm nhìn của bạn cần phải to lớn hơn được nêu trong văn bản hay không? Vì sao?
  5. Làm văn (7,0 đim)

Câu 1. (2,0 đim)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc “mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay được trích ở phần Đọc hiểu.
            Câu 2(5.0 điểm)
Trong bài thơ Tây Tiến, nhà thơ Quang Dũng đã nhiều lần gợi tả vẻ đẹp của thiên nhiên miền Tây. Ở đoạn thơ thứ nhất, thiên nhiên hiện lên với những nét đặc sắc:
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.
Và đến đoạn thơ thứ hai, thiên nhiên lại hiện lên với những vẻ đẹp mới lạ
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
 Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”.
(Quang Dũng – Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.88 và tr.89)
Phân tích hình ảnh thiên nhiên trong hai lần gợi tả trên, từ đó làm nổi bật cảm hứng lãng mạn của nhà thơ Quang Dũng.
———–HẾT———-
HƯỚNG DẪN
 

Phần Câu/Ý Nội dung Điểm
I   Đọc hiểu 3.0
  1 Tác hại của việc con người bị trói buộc vào cuộc sống nhàm chán, đơn điệu hàng ngày được nêu trong văn bản:
– Bào mòn trái tim của người trong cuộc;
– Bản thân con người đều thấy mệt mỏi về thể xác, suy sụp tinh thần;
– Làm rạn nứt các mối quan hệ trong gia đình, nhà trường, xã hội.
0.5
  2 Việc giải thích từ “Sekai” trong tiếng Nhật của văn bản có tác dụng:
– Từ “Sekai” trong tiếng Nhật có nghĩa là “thế giới”; nhưng trong đó bản thân từ “kai” lại vừa có nghĩa là “giải” – “phát triển”; lại có nghĩa là “đáng giá”;
– Tác dụng:
+ Làm rõ đặc điểm của thế giới. Thế giới rộng lớn, luôn phát triển không ngừng và đáng giá.
+ Khuyến khích tuổi trẻ cần phải biết khám phá thế giới
1.0
  3 Nêu ít nhất hai hình thức trải nghiệm cuộc sống dành cho tuổi trẻ học đường:
( Gợi ý), Học sinh có thể nêu 2 trong các hình thức sau:
Hoạt động câu lạc bộ : Câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm học sinh cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu,… dưới sự định hướng của những nhà giáo dục nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với nhau và giữa học sinh với thầy cô giáo, với những người lớn khác
– Tổ chức trò chơi: Trò chơi là hình thức tổ chức các hoạt động vui chơi với nội dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác dụng giáo dục “chơi mà học, học mà chơi”.
– Tổ chức diễn đàn: tạo điều kiện cho học sinh trực tiếp, chủ động bày tỏ ý kiến của mình với đông đảo bạn bè, nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ và những người lớn khác có liên quan.
– Sân khấu tương tác: là một hình thức nghệ thuật tương tác dựa trên hoạt động diễn kịch, trong đó vở kịch chỉ có phần mở đầu đưa ra tình huống, phần còn lại được sáng tạo bởi những người tham gia.
– Tham quan, dã ngoại: Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em học sinh được đi thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các di tích lịch sử, văn hóa, công trình, nhà máy… ở xa nơi các em đang sống, học tập, giúp các em có được những kinh nghiệm thực tế, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chính các em.
        -Hoạt động chiến dịch:. Việc học sinh tham gia các hoạt động chiến dịch nhằm tăng cường sự hiểu biết và sự quan tâm của học sinh đối với các vấn đề xã hội như vấn đề môi trường, an toàn giao thông, an toàn xã hội,… giúp học sinh có ý thức hành động vì cộng đồng; tập dượt cho học sinh tham gia giải quyết những vấn đề xã hội; phát triển ở học sinh một số kĩ năng cần thiết như kĩ năng hợp tác, kĩ năng thu thập thông tin, kĩ năng đánh giá và kĩ năng ra quyết định.
0.5
 
 
 
  4 Anh/ chị có đồng tình với quan điểm: thế giới vĩnh viễn sẽ không bao giờ thu nhỏ lại, vậy nên tầm nhìn của bạn cần phải to lớn hơn  được nêu trong văn bản hay không? Vì sao?
Học sinh có thể trả lời: Đồng tình ý kiến, không đồng tình hoặc đồng tình một phần nhưng lí giải hợp lí, thuyết phục.
-Đồng tình: Quy luật của thế giới là luôn vận động và phát triển không ngừng. Vì thế, sứ mệnh của mỗi người là phải mở rộng tầm nhìn về thế giới để tăng cường sự hiểu biết, tiếp thu tri thức nhân loại, rèn luyện kĩ năng sống và làm giàu đời sống tâm hồn.
– Không đông tình hoặc đông tình một phần: Nêu học sinh có lập luận hợp lý,thuyết phục, vẫn linh động cho điểm.
1.0
 
 
 
 
II   Làm văn  
  1 Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc “mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay được trích ở phần Đọc hiểu. 2.0
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
( Nếu HS viết từ 2 đoạn trở lên thì không cho điểm cấu trúc)
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một tư tưởng đạo lí: ý nghĩa của việc “mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay
0.25
 
 
 
 
0.25
 
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể:
c.1. Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan (có thể lấy câu chuyện trong phần Đọc hiểu) để nêu vấn đề cần nghị luận.
c.2. Các câu phát triển đoạn:
– Giải thích: Thử thách là những yếu tố gây khó khăn, cản trở đến việc thực hiện một công việc, một kế hoạch, một mục tiêu nào đó, buộc con người ta phải vượt qua.
– Phân tích, chứng minh :
+ Tại sao tuổi trẻ cần “mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống”?
++ Tuổi trẻ là tuổi của ước mơ, khát vọng vươn cao, bay xa; được giáo dục từ gia đình, nhà trường và xã hội;
++ Những khó khăn của cuộc sống là môi trường để thử thách tuổi trẻ;
++ Minh chứng bằng những tấm gương vượt khó, học giỏi, sống tốt; những học sinh rơi vào hoàn cảnh bất hạnh nhưng đã vươn lên để gặt hái những thành quả tốt đẹp
– Bàn bạc mở rộng:
+ Ý nghĩa: Khi “mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống”, tuổi trẻ sẽ có bản lĩnh vững vàng; rèn được ý chí, nghị lực; có sức mạnh tinh thần để từng bước dấn thân vào cuộc đời; làm chủ cuộc đời của mình…
+ Phê phán một bộ phận giới trẻ luôn sống trong sợ hãi: sợ khó, sợ khổ, trở thành người nhụt chí, thiếu bản lĩnh, dễ sa ngã trước những cám dỗ của cuộc sống.
c.3. Câu kết đoạn: đưa ra bài học nhận thức và hành động phù hợp:
– Về nhận thức: Phải biết thử thách là điều tất yếu để chuẩn bị tinh thần tìm mọi cách vượt qua.
– Về hành động: tích cực học tập và rèn luyện, tham gia hoạt động trải nghiệm cuộc sống…
1.00
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. ( Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ không tính điểm này) 0,25
  2 Trong bài thơ Tây Tiến, nhà thơ Quang Dũng đã nhiều lần gợi tả vẻ đẹp của thiên nhiên miền Tây. Ở đoạn thơ thứ nhất, thiên nhiên hiện lên với những nét đặc sắc:
                                 Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
                                   Heo hút cồn mây súng ngửi trời
                                  Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
                                  Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
Và đến đoạn thơ thứ hai, thiên nhiên lại hiện lên với những vẻ đẹp mới lạ:
                                  Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
                                   Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
                                  Có nhớ dáng người trên độc mộc
                                 Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.
(Quang Dũng – Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.88 và tr.89)
Phân tích hình ảnh thiên nhiên trong hai lần gợi tả trên, từ đó làm nổi bật cảm hứng lãng mạn của nhà thơ Quang Dũng.
5,0
    a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
0,25
    b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Vẻ đẹp đặc sắc của thiên nhiên miền Tây trong đoạn thơ thứ nhất; vẻ đẹp mới lạ, nhiều khác biệt của nhiên nhiên miền Tây ở đoạn thơ thứ hai; làm nổi bật cảm hứng lãng mạn của bài thơ từ hình ảnh thiên nhiên trong hai đoạn thơ trên.
0,5
    c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
 
    * Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng và tác phẩm Tây Tiến 0,5
    * Phân tích vẻ đẹp đặc sắc của thiên nhiên miền Tây trong đoạn thơ thứ nhất
–  Vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội
+ Quang Dũng sử dụng rất nhiều từ láy tượng hình và từ tạo hình: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút, cồn mây,...Những từ láy này vừa diễn tả được sự gập ghềnh, cheo leo, hiểm trở của núi đèo Tây Bắc vừa gợi được sự vất vả gian lao của người lính Tây Tiến trên chặng đường hành quân.
+ Tác giả sử dụng nhiều thanh trắc (đặc biệt là ở hai câu đầu) tạo nên những nét những nét vẽ gân guốc, táo bạo, khỏe khoắn; tạo nên âm hưởng thơ ghềnh thác như núi non Tây Bắc hun hút đến ghê người.
– Nghệ thuật đối ở câu ba: “Ngàn thước lên cao/ ngàn thước xuống” như vẽ ra trước mắt người đọc hình ảnh núi đèo Tây Bắc cao ngất trời, tiếp ngay là vực sâu thăm thẳm.
– Vẻ đẹp thơ mộng trữ tình.
+ Trong tầm xa xa, hư ảo, thiên nhiên Tây Bắc hiện ra mênh mang, huyền ảo, thơ mộng với những bản làng như đang bồng bềnh trôi giữa biển khơi sương rừng mưa núi.
+ Câu thơ toàn thanh bằng gợi người đọc liên tưởng đến nét bút lông mềm mại làm mát cả bài thơ. Sự êm ả mà câu thơ đem đến đã gợi được cái lâng lâng, bay bổng, thư thái trong tâm hồn người lính Tây Tiến.
1,25
    * Phân tích vẻ đẹp mới lạ của thiên nhiên miền Tây trong đoạn thơ thứ hai
– Khung cảnh:
+ Thời gian: là một buổi chiều tĩnh lặng, êm ả đầy chất thơ.
+ Không gian được phủ bởi một chiều sương huyền thoại khiến tất cả con người và cảnh vật như nhòe đi, bảng lảng như một bức tranh thủy mặc cổ điển.
– Hình ảnh “hồn lau”: Quang Dũng không tả cây lau, bông lau mà nắm bắt cái hồn vía, hình thái của cảnh vật. Một lối viết rất gần gũi với bút pháp cổ điển phương Đông gợi lên biết bao bâng khuâng trước thiên nhiên Tây Bắc.
– Hình ảnh “hoa đong đưa”:
+ Quang Dũng không viết “đung đưa” mà viết là “đong đưa”. Vì “đong đưa” thì dù vẫn là tả cái lay động của cảnh nhưng âm hưởng thơ mềm mại hơn và tình tứ, lãng mạn hơn.
+ Với hình ảnh “hoa đong đưa” này, Quang Dũng đã biến những bông hoa kia như một sinh thể có linh hồn, người đọc có cảm giác “hoa” cũng như con người đang soi mình làm duyên trên gương nước chòng chành.
– Nét mới lạ trong hình ảnh thiên nhiên ở đoạn thơ thứ hai: Đặt trong bài thơ Tây Tiến thì bức tranh Tây Bắc với mây trời, sông nước trong chiều sương có nét lạ. Không phải núi hiểm trở, cheo leo, không còn âm thanh đại ngàn dữ dội, bốn câu thơ này chỉ có sự trong vắt, mộng mơ được diễn tả bằng cảm hứng lãng mạn, thuần khiết. Đây là đoạn thơ giàu chất tạo hình, thoáng và đẹp như một bức tranh lụa mượt mà.
– Bút pháp
+ Bốn câu thơ diễn tả đến độ kết tinh nghệ thuật rất cao, chất thơ đạt đến độ ảo diệu, nét bút mềm mại, vờn vẽ rất đỗi hài hòa.
+ Chỉ bằng vài nét gợi mà Quang Dũng vừa tạo được hình sắc trực tiếp vừa gợi lên được cái hồn của cảnh vật.
1,25
    * Cảm hứng lãng mạn của bài thơ qua hình ảnh thiên nhiên ở hai đoạn thơ trên
– Lí giải về cảm hứng lãng mạn: Quang Dũng vốn là một hồn thơ hào hoa, lãng mạn, chất hào hoa lại được gặp thiên nhiên miền Tây với vẻ đẹp đặc sắc và mới lạ. Quang Dũng lại từng sống và chứng kiến những tháng ngày hào hùng giữa binh đoàn Tây Tiến. Do vậy, hồn thơ ấy đã hòa quyện lại tất cả để tạo nên những câu thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn.
– Biểu hiện của cảm hứng lãng mạn:
+ Cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc, giàu trí tưởng tượng: Cả bài thơ là một nỗi nhớ triền miên, da diết, chơi vơi của nhà thơ về: cảnh núi rừng hiểm trở, thiên nhiên thơ mộng…
+ Tác giả thường tô đậm những cái phi thường, gây ấn tượng mạnh về: cái hùng vĩ, dữ dội và thơ mộng của thiên nhiên.
+ Phát huy cao độ thủ pháp đối lập, tương phản (đối lập giữa cái hùng vĩ, dữ dội với cái tuyệt mĩ, thơ mộng..).
0,5
    d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
0,25
    e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
0,5
                                                          Tổng điểm 5,0

 TRƯỜNG THPT B THANH LIÊM
 

,

1 bình luận trong “Đề thi theo cấu trúc mới 2019 đề 35 : Tây Tiến Quang Dũng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *