Đề thi thử THPT Quốc gia môn văn 2019 . đề số 28 :Tây Tiến

SỞ GD & ĐT THANH HÓA ĐỀ KSCL GIỮA KỲ I, NĂM HỌC 2018 – 2019
TRƯỜNG THPT ĐÀO DUY TỪ                      Môn: Ngữ Văn , Khối: 12
Thời gian làm bài: 120 phút
( Không kể thời gian phát đề)
PHẦN I. ĐỌC HIỂU( 3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
            Cuộc sống luôn có nhiều áp lực nên không phải lúc nào ta cũng có đủ vững chãi  để làm chủ hết bản thân, nhất là khi có những biến động bất ngờ. Trong những lúc tâm tư rối bời hoảng loạn hay chán chường lạc lõng, ta luôn ước ao có một người thân bên cạnh để được chia sẻ. Dù người ấy chẳng giúp ta giải quyết được vấn đề, thậm chí chẳng khuyên được một điều gì bổ ích, nhưng chỉ cần thái độ lắng nghe hết lòng cũng đủ khiến ta vơi đi rất nhiều phiền muộn rồi.Cho nên, được lắng nghe là nhu cầu không thể thiếu của con người.Thế nhưng, điều nghịch lý là ai cũng muốn người khác lắng nghe mình, còn mình lại không chịu lắng nghe ai cả.
(….) Nếu ta thực sự muốn giúp người kia vơi đi những nỗi khổ niềm đau đang đè nặng trong lòng, thì việc trước tiên là ta phải biết lắng nghe họ. Cũng như vị thầy thuốc trước khi chẩn mạch kê toa thì phải luôn quan sát thần sắc của bệnh nhân. Sau đó, lắng nghe thật kĩ càng những báo cáo hay những lời than thở về bệnh trạng.Khi ta quyết định lắng nghe một người đang khổ, tức là ta đang đóng vai thầy thuốc để chữa trị bệnh cho họ. Dù ta không phải nhà tâm lý trị liệu, nhưng với lòng chân thành và thái độ lắng nghe đúng đắn, chắc chắn ta sẽ giúp được người kia ít nhiều. Vì vậy mỗi khi chúng ta chuẩn bị lắng nghe, ta phải hỏi kỹ lại mình đã thật sự vào vai của một người cứu giúp chưa?
( Theo Minh Niệm, Hiểu về trái tim, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2017, tr.160-162)
Câu1.Đoạn văn bản trên sử dụng thao tác lập luận nào?
Câu 2.Theo tác giả, khi chúng ta lắng nghe cần có thái độ như thế nào?
Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: « khi ta quyết định lắng nghe một người đang khổ, tức là ta đang đóng vai thầy thuốc để chữa trị bệnh cho họ,»?
Câu 4.Theo anh/chị, chúng ta cần lưu ý điều gì khi lắng nghe ai đó?
PHẦN II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. (2 điểm): NLXH
Được lắng nghe là nhu cầu không thể thiếu của con người. Anh/chị hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên.
Câu 2. (5 điểm ): NLVH
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến( Quang Dũng) trong đoạn thơ:
                                 Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc, 
             Quân xanh màu lá dữ oai hùm
                                 Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
                                 Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
                                Rải rác biên cương mồ viễn xứ
                                Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
                                Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
( Tây Tiến – Quang Dũng; Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, 2017)
Từ đó, liên hệ với hình tượng người chiến sĩ cộng sản trong Từ ấy( Tố Hữu) để  rút ra nhận xét chung về vẻ đẹp trong lí tưởng của người chiến sĩ cách mạng.
 
 
Họ và tên học sinh:………………………………………………SBD:………………………
 
SỞ GD & ĐT THANH HÓA             KỲ THI KSCL GIỮA KỲ I, NĂM HỌC 2018 – 2019
TRƯỜNG THPT ĐÀO DUY TỪ                      ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
Môn: Ngữ Văn , Khối: 12
 

Phần Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 3.0
Câu 1 Thao tác lập luận: Bình luận. 0.5
Câu 2 Theo tác giả, chúng ta “ cần thái độ lắng nghe hết lòng”. 0.5
Câu 3 – Tác giả cho rằng: « khi ta quyết định lắng nghe một người đang khổ, tức là ta đang đóng vai thầy thuốc để chữa trị bệnh cho họ» vì khi được lắng nghe, người đang khổ sẽ cảm thấy được đồng điệu, được cảm thông, được san sẻ. Lúc ấy tâm trạng của họ sẽ khá hơn, do đó tác giả cho rằng người lắng nghe đóng vai trò là người thầy thuốc. 1.0
Câu 4 –  Ngừng trò chuyện, hãy lắng nghe, đừng làm phiền, đừng cắt ngang câu chuyện của họ.
– Cổ vũ người nói để họ được tự nhiên, thoải mái bày tỏ nổi niềm.
–  Hãy lắng nghe một cách chân thành và cảm thông với điều người khác chia sẻ.
1.0
 II LÀM VĂN 7.0
Câu 1 Được lắng nghe là nhu cầu không thể thiếu của con người.  Anh/chị hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên. 2.0
a. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận 200 chữ.
– Có đủ kết cấu của đoạn văn gồm: mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vai trò của lắng nghe trong cuộc sống và trình bày quan điểm của mình về ý kiến:Được lắng nghe là nhu cầu không thể thiếu của con người.
0.25
 
0.25
c.  Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm.Học sinh vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách. Có thể theo hướng sau:
– Được lắng nghe là bạn đã được chia sẻ, được thấu hiểu và cảm thông.
– Được lắng nghe là chìa khóa để tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, mở cửa hạnh phúc gia đình và thành công trong cuộc sống .
– Hãy lắng nghe và thấu hiểu chính mình thì ta mới lắng nghe và thấu hiểu người khác.
– Hãy lắng nghe chân thành, tập trung và có chọn lọc.
 
1.0
 
 
 
 
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc mới mẻ về vấn đề nghị luận. 0.25
 
e.Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25
Câu 2 Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến ( Quang Dũng) trong đoạn thơ “  Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,/…/ Sông Mã gầm lên khúc độc hành”. Từ đóliên hệ với hình tượng người chiến sĩ cộng sản trong Từ ấy( Tố Hữu) để  rút ra nhận xét chung về vẻ đẹp trong lí tưởng của người chiến sĩ cách mạng.  
 
5.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận  –  Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề. 0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.
Vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến ( Quang Dũng) trong đoạn thơ “  Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,/…/ Sông Mã gầm lên khúc độc hành”. Từ đóliên hệ với hình tượng người chiến sĩ cộng sản trong Từ ấy( Tố Hữu) để  rút ra nhận xét chung về vẻ đẹp trong lí tưởng của người chiến sĩ cách mạng.
0.5
 
 
 
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm.
–     Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau:
*.Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận.
*. Cảm nhận về hình tượng người lính trong đoạn thơ Tây Tiến của Quang Dũng:
– 4 câu đầu: Vẻ đẹp người lính hiện lên trong  cuộc sống, chiến đấu:  gian khổ, khó khăn và  đời sống tâm hồn: lãng mạn, hào hoa.
+ 2 câu đầu là bức chân dung người lính hiện lên với những nét vẽ chân thực : Cuộc sống gian khổ nhưng vẫn toát lên vẻ oai phong, dũng mãnh .
+ 2 câu tiếp là vẻ đẹp tâm hồn đậm chất hào hoa, lãng mạn: Quang Dũng đã tạo nên một tương phản hết sức đặc sắc – những con người chiến đấu kiên cường với ý chí sắt thép cũng chính là con người có đời sống tâm hồn lãng mạn, bay bổng.
– 4 câu sau: Những hi sinh mất mát và ý chí quyết tâm của người lính Tây Tiến.
+ Sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn, Quang Dũng đã giúp người đọc cảm nhận được sự hi sinh của người lính Tây Tiến không bi lụy mà thấm đẫm tinh thần bi tráng.
+  Lời thề và  lí tưởng quên mình, xả thân vì Tổ quốc của những chàng trai đô thành .
ð Tây Tiến xứng đáng được xem là một tượng đài kỉ niệm bằng thi ca về đoàn quân Tây Tiến nói riêng về con người Việt Nam nói chung của một thời đại đầy gian lao mà anh dũng.
 
 
 
0.5
2.0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
*. Liên hệ hình tượng người chiến sĩ cộng sản trong Từ ấy (Tố Hữu) .
–  Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu và bài thơ Từ ấy;
–  Nhận xét về hình tượng người chiến sĩ cộng sản trong Từ ấy:
+  Người chiến sĩ cộng sản có tình yêu, niềm say mê mãnh liệt với lí tưởng cộng sản.
+  Đó là người chiến sĩ có lẽ sống nhân đạo cao đẹp. Con người đã tự nguyện đem cái “tôi” nhỏ bé của mình gắn kết với cuộc đời để tạo nên sức mạnh đoàn kết, tranh đấu.
0.5
 
 
 
 
 
*. Nhận xét chung về vẻ đẹp trong lí tưởng của người chiến sĩ cách mạng.
–  Cả 2 nhà thơ đều xây dựng hình tượng chung về  người chiến sĩ cách mạng với vẻ đẹp lí tưởng sángngời, cùng sử dụng bút pháp lãng mạng cách mạng để thể hiện;
+ Người chiến sĩ cộng sản trong Từ ấy say mê lí tưởng Đảng, cất lên tiếng hát của một tâm hồn trẻ trong buổi đầu giác ngộ cách mạng.
+ Người chiến sĩ trong Tây Tiến là đoàn binh hùng mạnh, can trường, tài hoa và lãng mạn khi còn sống và khi đã hi sinh.
– Nguyên nhân sự khác biệt : Cảnh ngộ riêng và hoàn cảnh thời đại đã để lại dấu ấn trong cảm xúc và hình tượng người chiến sĩ của mỗi tác giả.
0.5
  d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy  nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề cần nghị luận. 0.5
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ đặt câu. 0.25
  TỔNG ĐIỂM 10.0

 
 
———– HẾT ———–
 

, ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *