Đề thi thử kì thi THPT quốc gia môn văn ,đề 9 Tuyên ngôn độc lập

KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2019
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút ( không kể thời gian phát đề)

 Ma trận đề:
 

              Mức độ
 
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
 
Cộng
Vận dụng V/dụng cao
 Phần I:  Đọc- hiểu
Ngữ liệu: văn bản thông tin / văn bản nghệ thuật/ văn bảnkhoa học. / văn bản nghệ thuật/ văn bản khoa học.
Chỉ ra phương thức biểu đạt / thao tác lập luận/ biện pháp tu từ Nêu: Khái quát vấn đề chính mà văn bản đề cập / tác dụng của các hình thức nghệ thuật ,… Rút ra: bài học nhận thức cho bản thân / đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống ,…    
Số câu:4
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
Số điểm: 0.5
Tỉ lệ: 5%
Số điểm:1.5
Tỉ lệ: 15%
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
  Số câu: 4
Số điểm 3 Tỉlệ: 30%
Phần II:  Làm văn
Câu 1: NLXH
– Khoảng 200 chữ
-Trình bày suy nghĩ về vấn đề xã hội/ đạo lí được gợi ý từ văn bản đọc hiểu.
  – Xác định được vấn đề cần trình bày, chính tả, dùng từ, ngữ pháp – Tạo lập được 1 đoạn văn bàn về vấn đề được nêu ra trong phần đọc – hiểu
 
– Kĩ năng cảm nhận, đánh giá, liên hệ, khái quát  
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
  Số điểm: 0.5
Tỉ lệ: 5%
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số điểm: 0.5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 1
Sốđiểm: 2
Tỉlệ: 20%
Câu 2: NLVH
Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ, một vấn đề văn học được học trong chương trình THPT
-Nhận biết những nét chính về tác giả, tác phẩm
– Phạm vi dẫn chứng và các thao tác lập luận.
 
– Xác định được vấn đề cần nghị luận.
– Hiểu được nội dung yêu cầu đề
– Hiểu được cách dùng từ, đặt câu, viết đúng chính tả trong bài văn.
-Vận dụng kiến thức văn học và kĩ năng tạo lập văn bản để viết bài nghị luận văn học về đoạn trích.
– Vận dụng các thao tác để làm sáng tỏ những vấn đề về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
-Nâng cao năng lực tư duy  tổng hợp so sánh đối chiếu để làm rõ giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ
-Bày tỏ quan điểm, ý kiến, suy nghĩ của mình về vấn đề nghị luận.
– Liên hệ với tác phẩm khác có cùng chủ đề và nêu nhận xét
 
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50%
Số điểm: 0.5
Tỉ lệ: 5%
Số điểm: 2.5
Tỉ lệ: 25%
Số điểm: 1.0
Tỉ lệ: 10%
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Sốđiểm: 5
Tỉlệ: 50%
Tổng số câu: 2
Tổng điểm: 10
Tổng tỉ lệ: 100%
Số điểm: 1.0
Tỉ lệ: 10%
Số điểm: 4.5
Tỉ lệ: 45%
Số điểm: 30
Tỉ lệ: 30%
Sốđiểm: 1.5
Tỉ lệ: 15%
Số câu: 2
Số điểm:10

 Đề tham dự hội thảo

 
SỞ GD & ĐT BÌNH THUẬN 
Trường THPT Tuy Phong
 
KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2019
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút ( không kể thời gian phát đề)

 

  1. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích
                                      Trên sóng xanh những đàn ngựa biển
                                      lướt dưới mặt trời dưới trăng sao
                                      ngựa biển hôm nay choàng giáp sắt
                                      như ngựa thiêng Thánh Gióng thuở nào
 
                                      Không bay lên trời vẫn ngang dọc như chim
                                      lưới cá đầy mồ hôi tuôn lấp lánh
                                      tàu vỏ sắt ý chí màu thép lạnh
                                      thuộc Hoàng Sa, Trường Sa từng tấc đảo nổi chìm
 
                                      Chỉ nguyện cầu sóng lặng biển êm
                                      chỉ ao ước cá đầy khoang mỗi sớm
                                      chỉ xin được suốt đời bám biển
                                      như một người đánh cá ngay lành
 
                                      Như một ngư dân Việt rất thường dân
                                      yêu biển mình cũng là yêu Tổ quốc
                                      thương cha ông xưa thuyền nan đơn độc
                                      vẫn lên đường trực chỉ Hoàng Sa
 
                                      Những dây thừng chiếu bó nẹp tre
                                      mang một lời thề nóng bỏng
                                      dẫu thân xác này dạt trôi theo sóng
                                      chỉ khát mong ngày trở lại quê nhà
 
                                      Lớp cháu con của Hải đội Hoàng Sa
                                      đi đánh cá hôm nay tàu vỏ thép
                                      kĩ thuật cao mà trái tim nồng nhiệt
                                      vẫn trái tim yêu nước khôn cùng
(….)
(“Những ngư dân yêu nước rất thường dân” – Thanh Thảo
Báo Văn nghệ quân đội. com.vn – Chùm thơ của tác giả Thanh Thảo)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? (0,5 điểm)
Câu 2. Trong đoạn trích, niềm mong ước của ngư dân Việt Nam được thể hiện như thế nào?(0,75 điểm)
Câu 3. Xác định một biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong đoạn thơ sau?(0,75 điểm)
                                      Trên sóng xanh những đàn ngựa biển
                                      lướt dưới mặt trời dưới trăng sao
                                      ngựa biển hôm nay choàng giáp sắt
                                      như ngựa thiêng Thánh Gióng thuở nào
Câu 4. Hãy rút ra một thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất qua đoạn trích trên? (1,0 điểm)

  1. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung văn bản phần Đọc – hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ vềtình yêu biển đảo của thế hệ trẻ hôm nay .
Câu 2. (5,0 điểm)
Phân tích cơ sở pháp lí của bản Tuyên ngôn độc lập qua đoạn trích sau:
 Hỡi đồng bào cả nước,
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “ Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.”
(“Tuyên ngôn độc lập” – Hồ Chí Minh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008)
Từ đó, anh/chị hãy liên hệ đến cơ sở pháp lí trong đoạn đầu của bài Đại Cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi
“Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Như nước Đại việt ta từ trước,
Vốn xưng nên văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi cũng chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu,Đinh,Lí,Trần bao đời gây nên nền độc lập,
Cùng Hán,Đường,Tống,Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bạ,i
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
Việc xưa xem xét,
Chứng cớ còn ghi.”
(“Bình Ngô Đại Cáo” – Nguyễn Trãi, Ngữ văn 10, Tập hai, tr17,  NXB Giáo dục, 2006)
 

SỞ GD & ĐT BÌNH THUẬN
 Trường THPT Tuy Phong
KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2019
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
Môn thi: NGỮ VĂN
(Đáp án – Thang điểm có 04 trang)

 
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM
*Yêu cầu chung

  • Về kỹnăng:

Tạo lập được văn bản, có bố cục bài viết rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lý luận sắc sảo, ít mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.

  • Về nộidung:

+ Phần đọc hiểu: Trả lời chính xác từng nội dung ở mỗi câu hỏi, câu trả lời phải đầy đủ chủ – vị.
+ Phần làm văn: Học sinh, học viên làm bài (gọi tắt là TS) có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau tùy vào sự sáng tạo của mình nhưng phải đạt được những kiến thức và kỹ năng cơ bản ở phần yêu cầu cụ thể.
* Yêu cầu cụ thể
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Câu 1.Đoạn trích được viết theo thể thơ: tự do (0,5đ)

  • Điểm 0,5: Trả lời đúng ý trên
  • Điểm 00: Trả lời sai thể thơ hoặc không trả lời.

Câu 2.
+ Trong đoạn trích, ngư dân mong ước được trời êm biển lặng, cá đầy khoang, mong được vươn mình ra khơi ngày đêm bám biển như những người đánh cá bình thường nhất,…

  • Điểm 0,75: Trả lời đúng ý trên
  • Điểm0,25:Trả lời đúng ý 1
  • Điểm 0,5: Trả lời đúng ý 2
  • Điểm00:Trảlờisailệchhoàntoànkhông có ý nào chính xác, hiểu sai vấn đề

Câu 3. Biện pháp tu từ: ẩn dụ hoặc so sánh (ngựa biển hôm nay choàng giáp sắt/ như ngựa thiêng Thánh Gióng thuở nào)(0,25)
Ẩn dụ: ngựa biển là tàu đánh cá được làm bằng sắt thép
So sánh: ngựa biển như ngựa thiêng Thánh Gióng.
Tác dụng: Khắc họa được hình ảnh của những con tàu đánh cá hôm nay như những con ngựa chiến băng băng ra khơi thật oai phong lẫm liệt để đánh bắt thật nhiều tôm cá,… đồng thời làm cho hình ảnh thơ trở nên sinh động hấp dẫn hơn. (0,5)

  • Điểm 0,75: Nêu được hai ý trên
  • Điểm 0,25: Nêu được ý 1 (nêu được biện pháp tu từ)
  • Điểm 0,5: Nêu được ý 2 (Tác dụng)
  • Điểm 00:Không nêu được ý nào hoặc trả lời sai

Câu 4: HS trình bày theo cách riêng của mình nhưng có thể nêu một trong số những thông điệp sau:  (1đ)
– Tình yêu quê hương biển đảo
– Khát vọng bám biển
– Ý chí quyết tâm bảo vệ biển đảo
– Tự hào về đất nước, con người Việt Nam

  1. Phần Làm văn: (7 điểm) :

Câu 1: (2 điểm)
Viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tình yêu biển đảo của thế hệ trẻ hôm nay.
a.Đảm bảo đúng yêu cầu của một đoạn văn, khoảng 200 từ. Mở đoạn nêu được vấn đề, thân đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề. (0,25 điểm)

  1. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: tình yêu biển đảo của thế hệ trẻ hôm nay(0,25điểm)
  2. Biết triển khai vấn đề nghị luận, vận dụng các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, rút ra bài học nhận thức và hành động. (1 điểm)

* Giải thích: (0,25 điểm)
Biển đảo là chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, không thế lực thù địch nào có thể xâm chiếm được.
– Tình yêu biển đảo: là tình cảm yêu quý và ý thức bảo vệ, xây dựng biển đảo. Đấy là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi con người đối với Tổ quốc
* Phân tích, chứng minh, bình luận: (0,25 điểm)
Thí sinh có thể trình bày quan điểm cá nhân nhưng cần hợp lí, thuyết phục. Dưới đây là một hướng giải quyết:
– Biểu hiện của tình yêu biển đảo
+ Tình yêu biển đảo là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
+ Bao thế hệ đã chiến đấu, hi sinh quên mình để bảo vệ biển đảo, bảo vệ chủ quyền độc lập dân tộc.
+ Những người lính đảo hôm nay đang ngày đêm canh gác biển trời; họ thường xuyên phải đối đầu với những gian nan, thử thách để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, bảo vệ sự bình yên cho đất nước. (d/chứng)
+Những ngư dân vẫn ngày đêm bám biển, dù cho có nhiều mối hiểm nguy nhưng họ vẫn kiên cường và lao động đến cùng.
* Mở rộng: (0,25 điểm)
+ Phê phán những người có thái độ thờ ơ, không quan tâm biển đảo và những hành vi sai trái làm ảnh hưởng đến chủ quyền biển đảo.
* Bài học nhận thức và hành động (0,25 điểm)
+ Luôn nêu cao ý thức trách nhiệm và lòng tự hào dân tộc.
+ Cần có hành động thiết thực trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam.

  1. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề. (0,25 điểm)
  2. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. (0,25 điểm)

Câu 2: (5 điểm)

  1. Đảmbảocấutrúcbàinghịluận(0,5điểm)
  • Điểm 0,5: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liênkếtchặtchẽvớinhaucùnglàmsángtỏvấnđề;phầnKếtbàikháiquátđượcvấnđề.
  • Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng cácphần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn. Có dấuhiệubốcục3phầnnhưngcáchtrìnhbàychưathậtrõràng.
  • Điểm00:ThiếuMởbàihoặcKếtluận,hoặccảbàiviếtchỉcó1đoạnvăn.

2.    Xácđịnhđúngvấnđềcầnnghịluận(0,5điểm)

  • Điểm 0,5: Nêu được sơ sở pháp lí của bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh. Từ đó, liên hệ cơ sở pháp lí trong Đại Cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi
  • .Điểm0,25:Chưa xác định rõ về vấn đề cần nghị luận, còn nêu chung chung
  • Điểm00:Xácđịnhsaivấnđềcầnnghịluận,trìnhbàylạcsangvấnđềkhác.

3.    Triểnkhaithànhcácluậnđiểm(3,0điểm)
Chiavấnđềcầnnghịluậnthànhcácluậnđiểmphùhợp.Cácluậnđiểmđượctriển khaitheotrìnhtựhợplí,cósựliênkếtchặtchẽ.Sửdụngtốtcácthaotáclậpluậnđểtriển khai các luận điểm(trong đó phải thao tác chính là thao tác phân tích). Biết kết hợp giữa nêulílẽvàđưadẫnchứngsáthợp.Nộidungcơbảnphảiđảmbảocácýsau:

  1. Nêu được vài nét về tác giả Hồ Chí Minh, tác phẩm Tuyên ngôn độc lập và vấn đề cần nghị luận (0,25)
  2. Phân tích cơ sở pháp lí của bản Tuyên ngôn độc lập. Cụ thể được thể hiện qua các phương diện sau:

b.1 Trích dẫn hai bản Tuyên ngôn độc lập của Pháp và Mĩ (0,25)
b.2 Thể hiện sự khôn khéo: (0,75)
– Tỏ ra tôn trọng những tuyên ngôn bất hủ của cha ông kẻ xâm lược vì những điều được nêu là chân lí của nhân loại.
– Dùng lập luận Gậy ông đập lưng ông , lấy chính lí lẽ thiêng liêng của tổ tiên chúng để phê phán và ngăn chặn âm mưu tái xâm lược của chúng.
– Ngầm gửi gắm lòng tự hào tự tôn dân tộc: đặt ba cuộc cách mạng, ba bản tuyên ngôn, ba dân tộc ngang hàng nhau.
b.3 Thể hiện sự kiên quyết đanh thép phê phán thực dân và đế quốc.(0,25)
b.4 Thể hiện sự sáng tạo: (0,5)
 –Từ quyền bình đẳng, tự do, mưu cầu hạnh phúc của con người (tuyên ngôn của Mĩ và Pháp)
– Bác “suy rộng ra“, nâng lên thành quyền bình đẳng, tự do của các dân tộc trên thế giới
à Đó là suy luận hợp lí, sáng tạo, là đóng góp quan trọng nhất trong tư tưởng giải phóng dân tộc của Bác, là phát súng lệnh cho bão táp cách mạng ở các nước thuộc địa.
b.5 Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được (0,5)
– Khẳng định chân lí của lẽ phải
– Làm tiền đề, cơ sở pháp lí vững vàng cho bản tuyên ngôn

  1. Nhận xét nghệ thuật (0,5)

Hồ Chí Minh mở đầu bản tuyên ngôn thật súc tích, ngắn gọn, lập luận chặt chẽ, cách trích dẫn sáng tạo để đi đến một bình luận khéo léo, kiên quyết: “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.

  1. Liên hệ với cơ sở pháp lí trong phần đầu của bài Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi.
  • Điểm giống:

Cả hai bản tuyên ngôn đều đặt trong thế đối sánh, tương quan với kẻ thù để khẳng định tư thế ngang hàng và lòng tự hào dân tộc

  • Điểm khác

+ Tuyên ngôn độc lập – dựa vào chân lí chính nghĩa của nhân loại
– đề cập đến quyền dân chủ, mưu cầu hạnh phúc của con người
– mượn lời hai bản tuyên ngôn ngôn của Pháp và Mĩ
+Đại Cáo Bình Ngô: – dựa trên tư tưởng nhân nghĩa : yên dân – trừ bạo
– khẳng định quyền tự chủ dựa trên các yếu tố: văn hiến, lãnh thổ, phong tục, triều đại, anh hùng hào kiệt,…
– Việc xưa xem xét/ Chứng cớ còn ghi: Kết thúc cơ sở pháp lí là dựa vào lịch sử của cha ông, không thể thay đổi bởi đó là sự thật từ ngàn đời nay.

  • Đánh giá chung:

Cả hai bản tuyên ngôn và bài cáo đều khẳng định quyền độc lập của dân tộc. Với lí lẽ sắc bén, đánh thép, lập luận rõ ràng, dẫn chứng thuyết phục làm cho bản tuyên ngôn và bài cáo thực sự là những áng chính luận mẫu mực.
Thí sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.
– Điểm 2-3 : Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ.
– Điểm 1-2 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
– Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
4.    Sáng tạo (0,5 điểm)
– Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
– Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
– Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
5.    Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):
– Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
– Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
– Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
***
Lưu ý chung:

  • Phần Đọc hiểu: Chỉ yêu cầu dừng lại ở mức độ tư duy nhận biết, thông hiểu nhằm tạo điều kiệnchoTScónănglựchọctậptrungbìnhhoặctrungbìnhyếu cóthểlàmbài.NênGvkhôngđược yêu cầu caohơn.
  • Phần làm văn: Gv phải chú ý đến những bài diễn đạt trôi chảy, văn có hình ảnh, có cảm xúc, tỏ ra có năng khiếu, xem mối tương quan giữa các nội dung trình bày, nếu nội dung chưa đáp ứng được yêucầuởtừngmốcđiểmsovớiđápán,GVcầnxemxétđểchoconđiểmhợpl

 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *