Đề thi thử THPT quốc gia môn văn 2019 Tuyên ngôn độc lập. đề 8

PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)
 
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm
Đất ôm ấp cho những hạt nảy mầm
Nhưng chồi tự vươn mình tìm ánh sáng
Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận ra ta
Ai trong đời cũng có thể tiến xa
Nếu có khả năng tự mình đứng dậy
Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy
Đâu chỉ dành cho một riêng ai
( Trích “ Tự sự” Nguyễn Quang Vũ)
 
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên. (0.5 điểm)
 
Câu 2: Xác định và phân tích tác dụng của  biện pháp tu từ trong câu thơ sau:
“Đất ôm ấp cho những hạt nảy mầm
Nhưng chồi tự vươn mình tìm ánh sáng” (1.0 điểm)
 
Câu 3: Vì sao tác giả lại cho rằng:
“Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy
Đâu chỉ dành cho một riêng ai”       (0.5 điểm)
 
Câu 4: Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị? Vì sao?  (1.05 điểm)
 
LÀM VĂN (7  điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong 2 câu thơ trong phần Đọc Hiểu sau:
“Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
  Sao ta không tròn ngay tự trong tâm”
Câu 2 (5,0 điểm)
Chứng minh rằng : “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh vừa là văn kiện có ý nghĩa lịch sử, vừa là áng văn chính luận mẫu mực”, từ đó liên hệ với bài “ Bình ngô đại cáo” của  Nguyễn Trãi để thấy được tính chất “ văn – sử bất phân” của hai tác phẩm văn chính luận  này.
 
SỞ GD & ĐT  BÌNH THUẬN                             ĐỀ THAM DỰ HỘI THẢO 2019
TRƯỜNG THPT BẮC BÌNH                              Môn  Ngữ Văn  – Thời gian 120 phút
———– HẾT ———–
 
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
 
Họ, tên thí sinh:…………………………………………………………. Số báo danh………………………
ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM

Phần Câu Nội dung Điểm
 
 
 
 
 
 
I
  ĐỌC HIỂU 3 điểm
Câu 1 Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật 0.5
Câu 2 – Các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu:
+ Nhân hóa: Đất, chồi ( thiên nhiên) trở nên sinh động, gợi cảm như con người.
+ Ẩn dụ: Đất – chồi giúp ta hiểu về mối quan hệ giữa người với người, từ đó nhận ra con người hãy sống tự lực phát triển, không nên trông chờ, ỷ lại vào người khác.
     
 
0.5
 
0.5
Câu 3 Vì: Bầu trời rộng lớn, là của chung tất cả mọi người. Hạnh phúc cũng có ở khắp thế gian, không chỉ thuộc về một cá nhân nào. Cái quan trọng là mỗi người cần chủ động, nỗ lực để tìm hạnh phúc.     0.5
Câu 4 HS cần rút ra thông điệp có ý nghĩa và lí giải phù hợp, thuyết phục.
– Chọn thông điệp có ý nghĩa
– Lý giải hợp lý, thuyết phục
 
  1.0
 
 
 
 
 
 
 
II
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Câu 1
 
 
 
 
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu:
“Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm”
2 điểm
a.      Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận.
Có đủ các phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, thân đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
0.25
b.      Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Ccuộc đời “ méo mó” hay không là do cách nhìn nhận của mỗi người. Vậy nên hãy sống tích cực, lạc quan
0.25
c.       Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.
Giải thích:
+ “Cuộc đời méo mó”: cuộc đời luôn xấu, tiêu cực, thất bại …
+ :” Tròn trong tâm”: Cách nhìn ( tâm hồn, tư tưởng …) lạc quan, tích cực, trong sáng …
Ý nghĩa: Cuộc sống chúng ta xấu hay tốt bắt đầu từ chính tâm hồn, tư tưởng của chúng ta.
Phân tích – bàn luận:
–          Cuộc đời vốn không phải lúc nào cũng tròn trịa, trơn láng; cũng có lúc méo mó, sần sùi … Hãy chấp nhận điều đó và hãy sống tích cực, lạc quan để cuộc sống tốt đẹp hơn
–          Phê phán những người sống có tư tưởng, tâm hồn và suy nghĩ tiêu cực, bi quan; hoặc cũng có người chỉ oán trách, than phiền mà không biết cải tạo thay đổi cuộc đời
–          Bài học bản thân: chấp nhận hiện thực cuộc đời, sống lạc quan, tích cực …
10
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo thể hiện suy nghĩ sâu sắc mới mẻ về vấn đề nghị luận. 0.25
e. Chính tả, dùng từ , đăt câu : Đảm bảo qui tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25
  Câu 2   Chứng minh rằng : “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh vừa là văn kiện có ý nghĩa lịch sử, vừa là áng văn chính luận mẫu mực”, từ đó liên hệ với bài “ Bình ngô đại cáo” của  Nguyễn Trãi để thấy được tính chất “ văn – sử bất phân” của hai tác phẩm văn chính luận  này. 5 điểm
a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận 0.25
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.  
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
“Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh vừa là văn kiện có ý nghĩa lịch sử, vừa là áng văn chính luận mẫu mực”.
Liên hệ với bài “ Bình ngô đại cáo” của  Nguyễn Trãi để thấy được tính chất “ văn – sử bất phân” của hai tác phẩm văn chính luận  này.
0.5
d.      Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
* Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Hồ Chí Minh và tác phẩm “ Tuyên ngôn độc lập”
* Chứng minh:  
+ TNĐL là văn kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn: Là lời tuyên bố xoá bỏ chế độ thực dân, phong kiến; là sự khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới, là mốc so lịch sử  mở ra kỉ nguyên độc lập tự do trên đất nước ta. ( HS cần dựa vào hoàn cảnh ra đời của văn bản + Một số chứng cứ Hồ Chí Minh đưa ra để thấy được tội ác của Pháp đối với dân tộc Việt Nam, đồng thời thấy được nhân dân ta đã đấu tranh chống lại Pháp và Nhật như thế nào …)
+ TNĐL cũng là áng văn chính luận mẫu mực: thể hiện qua cách  lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực, ngôn ngữ hùng hồn, đầy cảm xúc. Hs phân tích cách đặt vấn đề ở phần mở đầu; cách chọn lựa và đưa chứng cứ về tội ác của Pháp, cách thuyết phục thế giới và buộc họ phải công nhận nền độc lập từ do của nước Việt Nam …
* Liên hệ với Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi
– Từ hoàn cảnh lịch sử ra đời , thấy được giá trị lịch sử của bài Cáo: sau khi đánh đuổi giặc Minh xâm lược ra khỏi bờ cõi, công bố điều đó đến với toàn dân.
– Giá trị văn học: áng văn chính luận này thể hiện cách lập luận chặt chẽ, bằng chứng xác thực, cụ thể, đầy thuyết phục; ngôn ngữ hùng hồn …qua việc nêu lập trường chính nghĩa của dân tộc, đưa ra hàng loạt tội các của giặc Minh đối với nước ta; chúng minh cuộc chiến đấu của nhân dân là chính nghĩa …
* Đánh giá chung : Dù 2 tác phẩm khác nhau về thể loại, chữ viết, đối tượng và mục đích và hoàn cảnh sáng tác, nhưng cả hai đều cho thấy sức mạnh của những áng văn chính luận: mang lại giá trị lịch sử to lớn. Điều đó cho thấy “ văn – sử” bất phân.
3.5
 
 
0.5
 
 
2.0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
0.5
 
 
 
 
 
 
 
 
0.5
 
d. Sáng tạo 0.5
Có cách diễn đạt sáng tạo thể hiện suy nghĩ sâu sắc mới mẻ về vấn đề nghị luận.  
e. Chính tả, dùng từ , đăt câu: Đảm bảo qui tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25
TỔNG ĐIỂM TOÀN BÀI: I +II= 10,00 ĐIỂM  

 
 
 
 

, , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *