ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
(1) “Nếu bạn có khát vọng và niềm tin vào sự thành công là bạn đã đạt được 50% của thành công, 50% còn lại phụ thuộc vào những gì bạn tích góp được trên đường đời”. Đó là câu nói đầy bản lĩnh và tự tin của Đặng Lê Nguyên Vũ –Tổng Giám đốc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên trong những ngày đầu phôi thai nên một trong những thương hiệu cà phê nổi tiếng không chỉ Việt Nam mà còn trên thế giới. Hãy xem những bí quyết thành công của Đặng Lê Nguyên Vũ khởi nghiệp từ chiếc xe đạp cọc cạch cộng niềm tin và ý chí mãnh liệt của tuổi trẻ với quyết tâm xây dựng một thương hiệu cà phê Việt lan tỏa khắp năm châu như thế nào.
(2) Trung Nguyên đã xây dựng một thương hiệu cao cấp trong thị trường đang phát triển. Vào những năm 90, thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam mới chỉ 250 USD (số thống kê vào năm 2011 là 1.200 USD), nhưng Trung Nguyên đã chọn chiến lược phát triển thương hiệu cao cấp với mong muốn thu hút thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Để làm được điều này, trước tiên Trung Nguyên cần phải thuyết phục người tiêu dùng nội địa sử dụng sản phẩm cao cấp, cũng như thuyết phục thị trường quốc tế rằng Việt Nam có thể sản xuất những loại cà phê cao cấp và chất lượng không thua kém “các tay chơi lớn”. Đặng Lê Nguyên Vũ tin rằng, người Việt có thể sản xuất được những loại cà phê sành điệu, chất lượng cao và giá cả hợp lý. Thế là vào những năm 1990, nhãn hiệu Trung Nguyên ra đời với một nhà máy và một chuỗi quán cà phê. Đưa ngành cà phê Việt Nam vượt ra khỏi mặc cảm là cà phê chất lượng thấp, giá rẻ.
(3) Kế hoạch xây dựng thương hiệu cũng đã được chuẩn bị chu đáo. Cạnh tranh trực tiếp với các nhãn hiệu đa quốc gia như Nescafe, và định vị nhãn hiệu như một phần văn hóa truyền thống của Việt Nam. Ngày nay, có rất nhiều quán cà phê sành điệu tại thị trường Việt Nam, nhưng ai cũng nhớ hình ảnh người tiên phong này. Nếu bạn hỏi “Thương hiệu cà phê nào gắn liền với hai chữ “khác biệt”? Câu trả lời dễ dàng nhận được là “Trung Nguyên”. Trung Nguyên đã thành công khi đưa giá trị và văn hóa quốc gia vào sản phẩm, vào thương hiệu. Trung Nguyên đã thật sự thu hút tầng lớp trung lưu, và thay đổi thị trường cà phê Việt Nam.”
(Trích Bí quyết thành công của ông chủ Trung Nguyên –
Diễn đàn Ý tưởng làm giàu – Báo Vietnet, 19/5/2014)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.
Câu 2: Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản.
Câu 3: Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?
Câu 4: Đề trở thành một Start up thành công trong tương lai, bạn cần chuẩn bị cho mình những phẩm chất nào?(Trả lời trong khoảng 7 dòng)
LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
“Nếu bạn có khát vọng và niềm tin vào sự thành công là bạn đã đạt được 50% của thành công, 50% còn lại phụ thuộc vào những gì bạn tích góp được trên đường đời”
Anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về lời chia sẻ trên.
Câu 2. (5,0 điểm)
Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đêm đông cứu A Phủ đến khi kết thúc tác phẩm (“Vợ chồng A Phủ“- Tô Hoài, SGK Ngữ Văn 12), từ đó liên hệ với nhân vật Chí Phèo (Chí Phèo- Nam Cao, SGK Ngữ Văn 11) để chứng minh rằng: Cùng viết về đề tài người dân lao động có số phận éo le bi kịch dưới sự bóc lột của giai cấp thống trị nhưng họ lại giải thoát cuộc đời mình bằng những cách khác nhau.
—-Hết—-
– Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.Hướng dẫn chung
– Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, chiều sâu và sáng tạo.
– Việc chi tiết hóa các ý của điểm số (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý.
– Sau khi cộng điểm toàn bài, giám khảo giữ nguyên điểm lẻ 0,25; 0,5; 0,75
Hướng dẫn cụ thể
Phần | Nội dung, yêu cầu cần đạt | Điểm |
I | Đọc – hiểu văn bản. | 3,0 |
Câu 1 | Phong cách ngôn ngữ chính luận/ Phong cách chính luận/ chính luận. | 0,75 |
Câu 2 | Câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích: “Nếu bạn có khát vọng và niềm tin vào sự thành công là bạn đã được 50% của thành công, 50% còn lại phụ thuộc vào những gì bạn tích cóp được trên đường đời”. | 0,5 |
Câu 3 | Thao tác lập luận chứng minh/ lập luận chứng minh/ thao tác chứng minh/ chứng minh | 0,75 |
Câu 4 | – Nêu ít nhất 02 phẩm chất làm nên sự thành công của cá nhân theo quan điểm riêng của bản thân: sáng tạo, chăm chỉ, quyết tâm, linh hoạt, tự tin… Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục. | 1,0 |
II | Làm văn (7,0 điểm) |
|
Câu 1 | 1. Yêu cầu về kỹ năng: Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận (200 chữ), xác định đúng vấn đề cần nghị luận; triển khai vấn đề nghị luận thành đoạn văn; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; khuyến khích sáng tạo; đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 2. Về kiến thức: Hs có thể viết, lí giải theo nhiều cách khác nhau, có thể bày tỏ quan điểm suy nghĩ riêng nhưng cần có lí lẽ và căn cứ xác đáng, có thái độ chân thành nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. |
2,0 |
1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận |
0,25 | |
2. Giải thích: – Khát vọng là mong muốn những điều lớn lao, tốt đẹp với một sự thôi thúc mạnh mẽ. – Niềm tin là khi ta tin vào những lời nói, hành động, việc làm của người khác cho dù ta không hiểu hết – Thành công là những thành quả, nỗ lực, cố gắng không ngừng để đạt được mục tiêu đề ra –> Khát vọng, niềm tin, trải nghiệm cuộc sống là các nhân tố làm nên thành công |
0,25 | |
3. Bàn luận: – Tại sao khát vọng, niềm tin sẽ đem đến một nửa thành công cho bạn? – Tại sao bài học trường đời quyết định tới một nửa thành công? – Muốn có được thành công, ta phải làm gì? (Lấy dẫn chứng minh họa) – Lên án, phê phán những người sống thiếu niềm tin, thiếu khát vọng và thiếu trải nghiệm thực tế,… |
1,0 | |
4. Bài học nhận thức và hành động: Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề cần nghị luận và có hành động phù hợp |
0,25 |
|
5. Đánh giá vấn đề | 0,25 | |
Câu 2 |
1. Yêu cầu về kĩ năng: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để tạo lập văn bản nghị luận văn học. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng. Văn viết có cảm xúc thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt, diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp 2. Yêu cầu kiến thức: Học sinh có thể cảm nhận mang tính chủ quan nếu hợp lý giáo viên nên khuyến khích cho điểm phù hợp. Một số gợi ý, định hướng: |
5,0 |
1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận |
0,25 | |
2. Phân tích a. Phân tích nhân vật Mị – Giới thiệu sơ lược về nhân vật của Mị |
0,5 |
|
– Phân tích nhân vật Mị trong đêm đông cứu A Phủ đến khi kết thức tác phẩm: + Cảnh đêm đông trên núi cao lạnh và buồn, mỗi đêm Mị thường trở dậy hơ tay, hơ lưng, làm bạn với ngọn lửa… + Lúc đầu: Mị thấy A Phủ bị trói nhưng vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay, lạnh lùng vô cảm. + Sau đó: Mị nhìn thấy hai dòng nước mắt của A Phủ, Mị thức tỉnh dần: x Mị nghĩ đến tình cảnh của mình lúc trước cũng bị trói như vậy…, Mị thấy thương mình. x Từ nỗi thương mình, Mị thấy thương người- thương A Phủ x Mị nhận thấy tội ác nhà thống lý x Mị nghĩ đến việc A Phủ trốn được… –> /Tình thương, sự thức tỉnh tâm hồn, khát khao tự do… đã thôi thúc Mị cắt dây trói cứu A Phủ rồi chạy theo a Phủ tự giải thoát cho mình. Hành động táo bạo và bất ngờ ấy là kết quả tất yếu của sức sống tiềm tàng khi người con gái yếu ớt dám chống lại cả cường quyền và thần quyền. / Ngôn ngữ kể chuyện sinh động, chọn lọc và đầy sáng tạo. Lối văn giàu tính tạo hình, thấm đẫm chất thơ. Nghệ thuật miêu tả tâm lý tinh tế và phát triển tính cách nhân vật hợp lí… nhà văn xây dựng thành công hình tượng nhân vật Mị điển hình cho người lao động Tây Bắc không chịu áp bức của bọn chúa đất phong kiến thực dân đã vùng lên tìm cuộc sống tự do. |
2,0 |
|
b. Liên hệ nhân vật Chí Phèo – Thân phận khốn khổ của người nông dân: Chí Phèo từ đứa trẻ bỏ rơi bơ vơ, không nhà cửa, không họ hàng thân thích, làm anh canh điền cho nhà Bá Kiến rồi bị đầy vào tù. Bị đẩy vào con đường tha hoá, lưu manh, bị huỷ hoại nhân tính đến nhân hình, bị gạt bỏ ra ngoài xã hội loài người, trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. – Khi thức tỉnh nhân tính, Chí Phèo khao khát trở về cuộc sống lương thiện, nhưng bị xã hội làng Vũ Đại lạnh lùng cự tuyệt. Chí Phèo rơi vào bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người dẫn đến cái chết đầy bi thảm. ->/ Qua Chí Phèo, Nam Cao xây dựng một hình tượng xã hội phổ biến ở nông thôn Việt Nam trước Cách Mạng, một bộ phận người lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha hoá, lưu manh hoá. / Bút pháp điển hình hoá, nghệ thuật trần thuật kể truyện linh hoạt tự nhiên, ngôn ngữ của Nam Cao cũng đặc biệt tự nhiên, sinh động, sử dụng khẩu ngữ quần chúng một cách triệt để, mang hơi thở đời sống, giọng văn hoá đời sống. |
1,0 |
|
3. So sánh cách giải thoát cuộc đời mình của Mị và Chí Phèo a. Cách giải thoát * Với Mị: Viết về sự giải thoát của Mị nhà văn Tô Hoài cũng thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc. Bằng tấm lòng yêu thương của nhà văn với người nông dân ông đã không để cho nhân vật của mình phải cam chịu trong vòng nô lệ mà mở ra cho họ một hướng giải thoát. Ý thức về quyền sống, quyền tự do đã giúp họ nhận thức về cuộc sống và họ đã tự vùng dậy để giải thoát cho chính mình. * Với Chí Phèo – Chí Phèo tha thiết muốn trở về sống lương thiện với mọi người, nhưng tất cả làng Vũ Đại đều sợ hãi, xa lánh anh ta. Thị Nở lại “cắt đứt” với Chí Phèo. Chí lại rơi vào tình thế hoàn toàn tuyệt vọng: Sống lương thiện thì không được chấp nhận, làm lưu manh như cũ thì không thể và cũng không muốn. – Trong bế tắc, Chí ý thức được kẻ đã cướp đi bộ mặt và linh hồn của con người Chí chính là Bá Kiến. Chí đã đến trả thù giết chết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình. b. Sự tương đồng và khác biệt của hai kết thúc truyện – Tương đồng: Hai kết thúc truyện cùng phản ánh hiện thực tăm tối của con người trước Cách mạng tháng Tám; cùng góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn; cùng là những kết thúc có tính mở, giàu sức gợi. – Khác biệt: + Cuộc đời Chí Phèo phản ánh hiện thực luẩn quẩn, bế tắc của người nông dân lao động khi bị bần cùng tha hóa không lối thoát. + Cuộc đời của Mị phản ánh xu hướng vận động tất yếu của số phận con người, thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ: Nhà văn đã tìm được hướng giải thoát cho nhân vật của mình và khẳng định một chân lí khi người nông dân bị đẩy vào bước đường cùng không lối thoát họ sẽ tìm đến cách mạng như một nhu cầu tất yếu để đổi đời. |
1,0 |
|
3. Đánh giá chung vấn đề cần nghị luận | 0,25 |
Xem thêm: ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NGỮ VĂN :Dạng đề liên hệ tác phẩm 12-11, VỢ CHỒNG A PHỦ, CHÍ PHÈO,