ĐỀ BÀI
I.PHẦN I. ĐỌC HIỂU.
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu
“… (1) Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi những phương tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad, điện thoại Smart, và hệ thống sách báo điện tử trên Internet. Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ … rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.
…(2) Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus… Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v… càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động.
(Trích “Suy nghĩ về đọc sách” – Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính của văn bản
Câu 2. Vì sao tác giả lại cho rằng: “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha”?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến của Nguyễn Du: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”.
Câu 4. Anh/chị có suy nghĩ đồng ý với quan điểm của người Nhật “mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v…“Tại sao?
- LÀM VĂN.
Câu 1: Từ ngữ liệu phần đọc hiểu, anh/chị có suy nghĩ như thế nào về vai trò của việc đọc sách? Đồng thời, anh/chị hãy đề xuất một số phương pháp đọc sách hiệu quả (Trình bày trong đoạn văn khoảng 200 chữ)
Câu 2. Suy nghĩ của anh/chị về hình ảnh người đàn bà hàng chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”(Nguyễn Minh Châu). Từ đó, hãy chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt giữa người đàn bà hàng chài với bà Tú trong “Thương vợ” của Trần Tế xương
HƯỚNG DẪN HS LÀM BÀI
PHẦN ĐỌC HIỂU
Câu 1.
– PCNN: báo chí/ chính luận
– PTBĐ chính: nghị luận
Câu 2. Vì
– Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ,
– Sách đặc biệt sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi những phương tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad, điện thoại Smart, và hệ thống sách báo điện tử trên Internet.
– Các thư viện hoạt động cầm chừng, …
Câu 3. Cách hiểu: Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”.
-> Có bao nhiêu sách cũng là không đủ, tri thức là vô tận, việc học là cả đời
Câu 4. HS có quan điểm và lý giải riêng, miễn là hợp lý
– Không đồng ý: sách cũ kĩ, trì trệ, lạc hậu hơn với c/s, nên có thể dùng điện thoại, các phương tiện khác để giải trí, liên lạc, phục vụ công việc, …
– Đồng ý: tác dụng to lớn của sách (thêm hiểu biết, thêm kĩ năng, phát triển cảm xúc,…)
– Ý kiến khác
II.PHẦN LÀM VĂN.
Câu 1:
– Hình thức: cấu trúc đoạn, 1-> 1,5 mặt giấy, không mắc lỗi diễn đạt, chính tả, …
– ND:
+ Giải thích:
~ Sách: kho tri thức phong phú, tài sản tinh thần của nhân loại
~ Đọc sách: Sử dụng các chi, các giác quan, bộ não để tìm hiểu, chiễm lĩnh những vấn đề sách viết
+ Phân tích: Vai trò việc đọc sách:
~ Mở rộng kiến thức, phát triển kĩ năng (nói, viết, đời sống, …)
~ Đời sống tâm hồn phong phú, phát triển các giác quan, …
~ ….
+ Bình luận: đề xuất một số PP đọc sách:
~ Đọc hiểu từ dễ đến khó, từ ngoài vào trong: từ ngữ -> câu -> văn bản
~ Đọc kết hợp liên hệ, vận dụng: biến lạ thành quen
~ Đọc kết hợp với ghi chép, suy nghĩ, tìm tòi, mở rộng -> khắc sâu kiến thức
Câu 2: HS trình bày theo nhiều cách khác nhau , song đảm bảo được các ND cơ bản:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm
– Cảm nhận về người đàn bà hàng chài qua các yếu tố:
+ Tên gọi: không có tên riêng, gọi theo nghề nghiệp
+ Ngoại hình: thô kệch, xấu xí (dẫn chứng)
+ Số phận: đau khổ, bất hạnh (dẫn chứng)
+ Tính cách, phẩm chất: yêu chồng, thương con; giàu đức hi sinh; thấu hiểu lẽ đời; …. (dẫn chứng)
=> Đánh giá: Người phụ nữ nghèo khổ, bất hạnh, xấu xí nhưng mang vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ VN truyền thống
– Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt giữa người đàn bà hàng chài và bà Tú:
+ Giống:
~ Họ là nạn nhân của hoàn cảnh, phải gánh vác mưu sinh vì cuộc sống nghèo khó, đông con
~ Có nhiều vẻ đẹp đáng quý: đảm đang, tháo vát, nhẫn nại, hi sinh, vì chồng vì con, cam chịu hoàn cảnh -> vẻ đẹp người phụ nữ VN truyền thống
+ Khác: Hoàn cảnh, số phận:
~ Người đàn bà hàng chài: làm nghề chài lưới sông nước̉, bị chính chồng bạo hành trong XH mới nhưng còn ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh
~ Bà Tú: làm nghề buôn bán, được chồng yêu thương nhưng không có tiếng nói vì tư tưởng trọng nam khinh nữ của XH phong kiến
Xem thêm: ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NGỮ VĂN :Dạng đề liên hệ tác phẩm 12-11, CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA, THƯƠNG VỢ