10. Đề thi thử TN THPT 2021 – Môn Văn – THPT Chuyên Thái Bình – Lần 1

Mục tiêu: 

Kiến thức: Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức của học sinh cụ thể như sau:

– Kiến thức làm văn, tiếng Việt

– Kiến thức văn học: Tác giả, tác phẩm.

– Kiến thức đời sống.

Kĩ năng: 

– Kĩ năng đọc hiểu văn bản.

– Kĩ năng tạo lập văn bản (viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận văn học).

  1. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới 

[1] Kiểu người đáng thương nhất trong đời là người luôn than vãn với bất cứ điều gì không vừa ý. Chơi với  người mắc bệnh than cũng là một thử thách sự kiên nhẫn và chịu đựng của bạn, và tôi cá rằng rất khó khăn để  bền lâu. Than là căn bệnh nguy hiểm và nan y, nó truyền nhiễm và hủy hoại mọi người, mọi việc ở không gian thời gian mà nó chạm vào, bởi năng lượng tiêu cực và buồn bã ấy sẽ làm cạn sinh lực, kiệt niềm vui và khô cả  tình yêu trong cuộc sống mà bạn có thể đã dày công nuôi dưỡng. 

[2] Buồn cười là chả ai than về niềm vui, về sự sung sướng, về những gì mà họ nhận được. Nhưng bất kì sở  thích hay ý muốn nào chưa được thỏa mãn, họ thường sẽ tìm cách đổ lỗi và than phiền. Với “bệnh than” thì dù  bạn có giàu nhất thì bạn cũng sẽ than phiền tại sao bạn lại chưa giàu như Jef Bezos. Dù bạn có hát hay như  Celine Dion thì bạn cũng sẽ khổ não tại sao bạn không đẹp như Aishiwarya Rai… Bạn luôn cảm thấy cuộc đời  u ám và chống lại bạn. Ai cũng biết, than vãn vẫn chỉ làm mình trở nên kém cỏi đi, nó không hề làm mọi khó  khăn trong đời bạn biến mất mà chỉ triệt tiêu mọi năng lượng vui sống của bạn. Khi bạn đổ lỗi cho cả thế giới  và chán chường cả chính mình thì chẳng có thế lực nào, dù siêu nhiên, có thể nâng bạn đặt vào chiếc ghế của  sự thành công. 

[3] Nếu khó khăn thậm chí bi kịch là rác thải thì tại sao bạn không biến nó thành phân bón cho cây đời xanh  tốt. Nó là công việc chúng ta phải làm một mình, không ai ở đây có thể giúp chúng ta thay đổi và biến hóa. Nếu  bạn kiên nhẫn với việc biến rác thành phân bón hữu cơ, tôi tin chắc một ngày cây đời của bạn sẽ trổ hoa và kết  trái ngọt. Chỉ cần bạn ngừng than vãn là bạn sẽ cảm nhận được hương vị đẹp của cuộc sống mà thôi… 

(Trích Một mai qua cơn mê, Samson Phạm, Phụ nữ mới số 44-45,7.8.2020) 

 

Câu 1. Nhận biết

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.

Câu 2. Nhận biết 

Theo tác giả, căn bệnh than vãn sẽ để lại hậu quả gì cho bản thân mỗi người?

Câu 3. Thông hiểu 

Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ được sử dụng ở đoạn văn thứ [3]? Câu 4. Thông hiểu 

Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “Chỉ cần bạn ngừng than vãn là bạn sẽ cảm nhận được hương vị đẹp của  cuộc sống mà thôi…” không? Vì sao?

 

  1. Làm văn (7,0 điểm) Vận dụng cao 

Câu 1.

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh than vãn của con người trong cuộc sống.

Câu 2. (ID: 441102) 

“Hỡi đồng bào cả nước, 

“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng, Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm  được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Lời bất hủ ấy ở  trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ. Suy rộng ra, cậu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc  trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. 

Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do  và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. 

Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”. 

(Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh, Ngữ Văn 12, Tập 1,   NXB                   Giáo dục, H.2019) 

Cảm nhận đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết văn chính luận của Hồ  Chí Minh được thể hiện trong đoạn trích?

 

———— HẾT ———–

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

 

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu I:

Câu 1. 

Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học

Cách giải: 

– Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2.

Phương pháp: đọc, tìm ý

Cách giải: 

– Hậu quả của căn bệnh than vãn là: cạn sinh lực, kiệt niềm vui và khô cả tình yêu trong cuộc  sống. 

Câu 3. 

Phương pháp: căn cứ các biện pháp tu từ đã học, phân tích

Cách giải: 

– Biện pháp so sánh: so sánh “bi kịch” với “rác thải”.

– Tác dụng:

+ Giúp diễn đạt thêm sinh động, người đọc dễ hình dung.

+ Khi so sánh bi kịch là rác thải tác giả nhấn mạnh những bi kịch trong cuộc đời là những đồ thừa thãi trong cuộc sống, bởi vậy cần phải loại bỏ nó để cuộc sống thêm phần tươi đẹp, hạnh  phúc.

Câu 4.

Phương pháp: phân tích, lí giải

Cách giải: 

– Đồng tình với quan điểm: “Chỉ cần bạn ngừng than vãn là bạn sẽ cảm nhận được hương vị đẹp  của cuộc sống mà thôi…”.

– Vì:

+ Khi bạn chỉ biết than vãn, chỉ biết nhìn vào những điều tiêu cực thì toàn bộ năng lượng sống  của bản thân đã bị triệt tiêu, bạn sẽ không có thời gian để cảm nhận, hưởng thụ những điều tốt  đẹp xung quanh cuộc sống.

+ Ngừng than vãn, nhìn đời bằng con mắt tích cực, tất yếu bạn sẽ thấy cuộc đời này thật đáng  yếu. Và năng lượng tích cực được sinh ra sẽ khiến bạn dễ dàng đi đến thành công hơn.

Câu II:

Câu 1 

Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp

Cách giải: 

  1. 1. Giới thiệu vấn đề: nguyên nhân dẫn đến căn bệnh than vãn của con người trong cuộc sống.
  2. Giải thích: 

– Than vãn có thể hiểu là kể lể dài dòng, than thở về một vấn đề nào đó mà bản thân cảm thấy  không vừa ý, không hài lòng.

=> Than vãn những vấn đề trong cuộc sống đã trở thành một căn bệnh phổ biến xuất hiện ở hầu  hết các tầng lớp trong xã hội.

  1. Bình luận: 

– Nguyên nhân đẫn đến căn bệnh than vãn:

+ Trước hết, nguyên nhân của căn bệnh than vãn là có cái nhìn bi quan, tiêu cực về cuộc sống  của mỗi cá nhân.

+ Không chỉ vậy, những người hay than vãn còn mong muốn nhận được sự đồng cảm, sẻ chỉa,  sự cảm thương từ những người xung quanh về cuộc đời “bất hạnh” của mình.

+ Với các bạn trẻ, bệnh than vãn là do được bao bọc quá nhiều. Mọi vấn đề liên quan tới cuộc  sống của người trẻ đều được người khác thực hiện thay hay thậm chí được trải “thảm đỏ” nên họ không phải đối mặt với khó khăn, vấp ngã. Vì thế, khi chỉ gặp một chút buồn phiền, nhiều người  trẻ không có kỹ năng đối phó, xử lý nên ngoài than vãn ra thì họ không còn cách biểu đạt nào  khác.

+….

– Giải pháp:

+ Biết cách chấp nhận những thất bại trong cuộc sống và có bản lĩnh đứng lên sau vấp ngã.

+ Có niềm tin vào cuộc sống, luôn có cái nhìn tích cực, lạc quan vào những vấn đề xung quanh  mình.

+ Học cách buông bỏ những bất hạnh, giữ lại niềm vui.

+…

  1. Tổng kết vấn đề

 

Câu 2: 

Phương pháp: biểu cảm, bình luận, phân tích, tổng hợp

Cách giải: 

  1. Mở bài

– Giới thiệu một số nét tiêu biểu về tác giả Hồ Chí Minh: Cuộc đời, sự nghiệp sáng cách mạng và  sáng tác.

– Nêu khái quát chung về bản “Tuyên ngôn độc lập”: hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, giá trị lịch sử, giá trị nghệ thuật (lập luận chặt chẽ, sắc sảo, là áng văn chính luận mẫu mực).

– Giới thiệu đoạn mở đầu của bản tuyên ngôn

  1. Thân bài
  2. Cảm nhận đoạn trích mở đầu Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh) 

– Nội dung: Đoạn trích đã khẳng định những quyền thiêng liêng cao cả của con người không ai  có thể xâm phạm. Mọi người, mọi dân. tộc trên thế giới đều bình đẳng, có quyền sống, quyền  sung sướng, quyền tự do…

+ Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh đã trích dẫn từ hai bản tuyên ngôn của người  Pháp và người Mĩ.

+ Dùng phép suy luận tương đồng, sau khi trích Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ, Người còn “Suy  rộng ra câu ấy có nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều bình đẳng, dân tộc nào  cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.

+ Rồi cuối cùng khẳng định: “Đó là những lẽ phải không ai có thể chối cãi được”.

* Ý nghĩa của việc trích dẫn hai bản tuyên ngôn 

– Trích dẫn tuyên ngôn của 2 cường quốc -> chân lí lớn của nhân loại, được công luận quốc tế thừa nhận và có sức thuyết phục lớn

– Nhắc nhở, cảnh tỉnh 2 thế lực đang có ý đồ tái chiếm Việt Nam, đi ngược lại lời dạy của tổ tiên  → chiến thuật lấy gậy ông đập lưng ông.

– Ngầm ý khẳng định vị trí ngang hàng của dân tộc VN với các cường quốc -> đưa nước ra đàng  hoàng bước lên đài thế giới

  1. Nhận xét đặc sắc trong nghệ thuật viết văn chính luận 

– Nghệ thuật lập luận: Cách lập luận của Hồ Chí Minh vừa ngắn gọn, súc tích, vừa khéo léo vừa  kiên quyết, lập luận sắc sảo, linh hoạt, sáng tạo và đầy sức thuyết phục.

+ Khéo léo: Hồ Chí Minh tỏ ra trân trọng những tư tưởng tiến bộ, những danh ngôn bất hủ của  người Mĩ, người Pháp…

+ Kiên quyết: một mặt Hồ Chí Minh khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam dựa  trên những chân lí mà người Mĩ và người Pháp đã đưa ra, đồng thời cảnh báo nếu thực dân Pháp  tiến quân xâm lược Việt Nam một lần nữa thì chính họ đã phản bội lại tổ tiên của mình, làm nhơ  bẩn lá cờ nhân đạo, thiêng liêng mà những cuộc cách mạng vĩ đại của cha ông họ đã dành được

+ Lập luận sắc sảo, linh hoạt, sáng tạo: lời suy rộng ra của Người mang tư tưởng lớn của nhà  cách mạng. Người đã phát triển quyền lợi của con người lên (thành) quyền tự quyết, quyền bình  đẳng của các dân tộc trên thế giới. Đây là một đóng góp riêng của tác giả và cũng là của dân tộc  ta vào một trong những trào lưu tự tưởng cao đẹp vừa mang tầm vóc quốc tế, vừa mang ý nghĩa  nhân đạo của nhân loại trong thế kỉ XX.

* Liên hệ phần mở đầu của Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi) để nhận xét về đặc sắc trong  nghệ thuật viết văn chính luận của Hồ Chí Minh 

– Phần đầu Bình Ngô đại cáo: Nêu luận đề chính nghĩa.

+ Nguyễn Trãi chắt lọc lấy hạt nhân cơ bản của tư tưởng nhân nghĩa và đem đến nội dung mới:  nhân nghĩa là yên dân trừ bạo.

+ Chân lí về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt: Cương vực lãnh thổ, nền văn  hiến, phong tục, lịch sử riêng, chế độ riêng, hào kiệt…

+ Giọng điệu: trang trọng, hào hùng mang tính chất của một lời tuyên ngôn.

– Nhận xét về cách xác lập chân lí về quyền độc lập dân tộc của mỗi tác giả.

+ Giống nhau: Cả hai tác phẩm đều mang giá trị văn học – nhân văn sâu sắc. Cả hai đoạn trích  đều xác lập cơ sở pháp lý cho mỗi tuyên ngôn.

+ Khác nhau: Tuyên ngôn độc lập kế thừa và đưa lên tầm cao mới tư tưởng độc lập dân tộc. Tác  phẩm của Nguyễn Trãi theo thể cáo và văn sử bất phân còn tác phẩm của Hồ Chí Minh là văn  bản chính luận luận mẫu mực lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng xác thực

III. Kết bài 

– Khẳng định lại giá trị nghệ thuật: là áng văn chính luận mẫu mực với lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng xác thực, ngôn ngữ hùng hồn, gần gũi, giàu tính biểu cảm.

– Đánh giá chung về giá trị nội dung của bản tuyên ngôn độc lập: nêu cao truyền thống yêu nước,  ý chí chống quân xâm lược, lòng tự hào dân tộc; đánh dấu mốc son trong lịch sử dân tộc ta, là  bản án đanh thép chống lại mọi cường quyền.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *