Đề thi thử THPT Quốc gia môn văn chuẩn cấu trúc, đề số 89

Bộ đề thi thử soạn theo chuẩn cấu trúc của Bộ, có ma trận đáp án, đề đọc hiểu, nghị luận xã hội 200 chữ, đề thi về Đất nước Nguyễn Khoa Điềm
KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM    2016-2017 MÔN NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
(Không kể thời gian giao đề
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
 

               Cấp độ
 
Tên chủ đề
 
 
Nhận biết
 
Thông hiểu
Vận dụng Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
Chủ đề 1: Phần kiến thức kĩ năng đọc- hiểu
 
Nhận diện phương thức biểu đạt của văn bản   Hiểu vấn đề qua một câu trong đoạn Viết đoạn văn về thông điệp  
Số câu
Số điểm   
 Tỉ lệ %
Số câu: 01
Số điểm: 0,5điểm
Số câu: 01
Số điểm: 0.75 điểm
Số câu: 01
Số điểm:
0.75 điểm
Số câu: 01
Số điểm:
1,0 điểm
Số câu: 04
3.0 điểm =30.%
Chủ đề 2: Nghị luận xã hội về các vấn đề về  tư tưởng đạo lí
 
Tạo dựng đoạn Nghị luận về một tư tưởng đạo lí. Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghị luận. Trình bày nhận thức, quan điểm về vấn đề. Lời văn săc sảo, cảm xúc sâu. Biết liên hệ mở rộng vấn đề.  
Số câu
Số điểm     Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu:01
Số điểm:
 2,0 điểm
Số câu: 01
2.0 điểm =20%
Chủ đề:          
Số câu
Số điểm     Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu: 01
Số điểm:
5,0 điểm
Số câu: 01
5,0 điểm =50%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu:
01
Số điểm: 0,5
5.0%
Số câu: 01
Số điểm: 0,5
 
5.0%
Số câu: 02
Số điểm:
1,0
20%
Số câu: 02
Số điểm:
7.0
70%
Số điểm: 10.0
100%

(Dùng cho loại đề kiểm tra tự luận)
KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM    2016-2017 MÔN NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
(Không kể thời gian giao đề)
PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Có một phụ nữ vừa mất con trai, bà tìm đến một nhà hiền triết và nói:
“Có lời cầu nguyện nào mà ông biết có thể đem con trai tôi sống lại?”
Nhà hiền triết bảo:
“Hãy đem về đây cho ta một hạt giống cây mù tạt được trồng từ gia đình nào chưa từng bao giờ biết đến đau khổ”.
Người phụ nữ ngay lập tức lên đường đi tìm hạt giống thần kỳ. Đầu tiên bà đến gõ cửa một ngôi nhà lớn sang trọng và hỏi:
“Tôi đang tìm hạt giống cây mù tạt từ gia đình chưa bao giờ biết đến đau khổ, có phải nơi này không?”
Họ trả lời bà đã đến nhầm chỗ và bắt đầu kể những tai họa đã xảy đến với gia đình họ. Bà ngồi lại an ủi họ rối tiếp tục lên đường đi tìm hạt giống thần kỳ.
Nhưng bất cứ nơi nào bà ghé vào, dù ở những ngôi nhà tồi tàn hay sang trọng, bà đều được nghe những chuyện đau buồn này đến chuyện bất hạnh khác.
Bà trở nên quan tâm và rất muốn chia sẻ nỗi buồn của người khác đến nỗi bà đã quên đi nỗi buồn của chính bà và quên câu hỏi về hạt giống cây mù tạt thần kỳ mà bà tìm kiếm.
Thế đó, cách quên đi nỗi buồn của chính mình tốt nhất là hãy chia sẻ với những người khác, bạn sẽ thấy được sự cảm thông và nỗi buồn của chính mình cũng được tan biến đi. Hãy quên đi nỗi buồn, bạn nhé!

  1. Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt của văn bản trên?(0.5 điểm)
  2. Anh (chị) hiểu như thế nào về hình ảnh hạt giống cây mù tạttrong câu văn “Hãy đem về đây cho ta một hạt giống cây mù tạt được trồng từ gia đình nào chưa từng bao giờ biết đến đau khổ“.(0.75 điểm)
  3. Anh (chị) hiểu như thế nào về câu “ bất cứ nơi nào bà ghé vào, dù ở những ngôi nhà tồi tàn hay sang trọng, bà đều được nghe những chuyện đau buồn này đến chuyện bất hạnh khác”.(0,75 điểm)
  4. Thông điệp nào của văn bản trên để lại cho anh ( chị) nhiều suy nghĩ nhất ?(1,0 điểm)

II- LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Anh (chị) hãy viết đoạn văn (200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về câu:  “cách quên đi nỗi buồn của chính mình tốt nhất là hãy chia sẻ với những người khác, bạn sẽ thấy được sự cảm thông và nỗi buồn của chính mình cũng được tan biến đi”
Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng trong đoạn trích Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm, nhà thơ đã có những phát hiện mới mẻ thú vị về hình tượng Đất nước dựa trên nhiều phương diện khác  nhau. Anh chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua đoạn thơ sau:
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Người học trò nghèo góp cho Đất nước mình núi Bút non Nghiên
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng, gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hoá núi sống ta…”
(Trích “Đất nước”- Nguyễn Khoa Điềm- SGK Ngữ văn 12-tập 1-NXB GD năm 2010)
 
HƯỚNG DẪN CHẤM
PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM)
 

Câu Nội dung cần đạt Điểm
  1. Yêu cầu về kĩ năng:
+ Học sinh có kĩ năng đọc – hiểu văn bản.
+ Diễn đạt rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
 
 
        2. Yêu cầu về kiến thức  
1 Phương thức biểu đạt: Tự sự.
PCNN: Nghệ thuật.
0,5
2 Hình ảnh hạt giống cây mù tạt là hình ảnh ẩn dụ, có thể hiểu là hạt giống của hạnh phúc và niềm tin hi vọng. 0,75
3 Cách hiểu: trong cuộc sống hạnh phúc- đau khổ; thành công- thất bại…luôn cùng tồn tại. Không có gì là tuyệt đối trong cuộc sống này. 0,75
4 Thông điệp: HS có thể tùy chọn theo cách cảm nhận của mình:  sự đồng cảm, chia sẻ trong cuộc sống, cách quên đi đau khổ, khát vọng bất tử hóa, tình mẫu tử… 1,0

 
II: PHẦN LÀM VĂN:

Câu Ý Nội dung cần đạt Điểm
2.0
1   1. Yêu cầu về kĩ năng:
– Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận XH.
– Vận dụng tốt các thao tác lập luận.
– Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
– Khuyến khích những bài viết sáng tạo
 
  2. Yêu cầu về kiến thức:  
1 – Giới thiệu vấn đề nghị luận: 0,25
2 a. Giải thích:
+ Đồng cảm : là cùng chung những trạng thí cảm xúc giữa hai con người hoặc giữa mọi người với nhau trong cộng đồng
+ Chia sẻ: cùng nhau hưởng thụ hoặc cùng nhau hành động để niềm vui nhân đôi và nỗi buồn vơi đi một nửa.
b. Phân tích, chứng minh, bình luận:
+ Đồng cảm và chia sẻ là biết rung động trước hoàn cảnh của người khác, hiểu được tâm lí và cảm xúc của người đối diện thấu tỏ được niềm vui và nỗi buồn mà người khác đã trải qua.
+ Phải luôn có những hành động chia sẻ về vật chất lẫn tinh thần để cuộc sống giảm bớt những đau thương và xây dựng một xã hội tốt đẹp.
+ Đồng cảm, chia sẻ là những hành động đẹp, là biểu hiện mang tính nhân văn. Bên cạnh những tấm lòng cao cả vẫn còn có những con người vô cảm dửng dưng trước nỗi đau và mất mát của mọi người xung quanh đó là biểu hiện của lối sống ích kỉ
+ Dẫn chứng: phong trào mái ấm tình thương, áo ấm cho em…
 
0,5
 
 
 
 
 
0,75
 
 
 
 
0,25
3  Bài học nhận thức:  biết sống đẹp, biết cảm thông chia sẻ với mọi người từ việc tích lũy kiến thức, kĩ năng sống phát huy truyền thống tốt đẹp này để xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ, hiện đại 0,25
2   1. Yêu cầu về kĩ năng:
– Đảm bảo yêu cầu bố cục của bài viết.
– Vận dụng tốt các thao tác lập luận.
– Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
– Khuyến khích những bài viết sáng tạo.
0.5
     2. Yêu cầu về kiến thức:  
1 Nêu được vấn đề cần nghị luận:Những phát hiện mới mẻ thú vị của Nguyễn Khoa Điềm về hình tượng Đất nước trên nhiều phương diện nhất là khi nhìn vào chiều sâu những danh lam thắng cảnh. 0,25
2 1.Giới thiệu tác giả tác phẩm và đoạn trích và vấn đề nghị luận:
Nguyễn Khoa Điềm là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông giàu chất suy tư, thể hiện những nhận thức sâu sắc về nhân dân, đất nước qua những trải nghiệm của chính mình.
Đoạn trích  Đất Nước thuộc phần đầu chương V, trường ca Mặt đường khát vọng được Nguyễn Khoa Điềm viết ở chiến khu Trị – Thiên năm 1971, in lần đầu 1974
+Đoạn thơ trên là những cảm nhận, suy tư của nhà thơ về đất nước một cách thật độc đáo thông qua cái nhìn độc lạ về những danh lam thắng cảnh của Đất nước. Đó chính là  sự “hoá thân” của nhân dân vào đất nước muôn  đời.
2.Giải thích ý kiến:
+ Hình tượng Đất nước được cảm nhận trên nhiều phương diện: Không gian đại lí, thời gian lịch sử, từ đó đem đến cho người đọc một cảm quan mới về Đất Nước: Một Đất nước do nhân dân sáng tạo ra qua các thời kì lịch sử.
+Tư tưởng Đất nước của Nhân dân là tư tưởng mới mẻ mang tính nhân văn sâu sắc.
3. Phân tích đoạn thơ
a. Những phát hiện mới mẻ về thiên nhiên đất nước:
— Những danh lam thắng cảnh, những tên đất, tên làng trên mọi miền đất nước từ Nam chí Bắc.
+ Nguyễn Khoa Điềm đã nhìn thấy hình sông, thế núi là sự  kết  tinh  đời sống tâm hồn của nhân dân, chính  nhân  dân  đã  hoá  thân  thành  đất nước “hóa thân cho dáng hình xứ sở” làm nên đất nước vĩnh hằng.
+ Những danh lam thắng cảnh không còn là những cảnh thú thiên nhiên thuần tuý nữa mà đã được cảm nhận thông qua những cảnh ngộ, số phận của nhân dân, được nhìn nhận như là những đóng góp của nhân dân, sự “hoá thân” của những con người không tên không tuổi.
Tư tưởng “Đất Nước của nhân dân”:   những địa danh ngàn đời của Tổ quốc qua là sự hoá thân của những con người bình dị, vô danh những con người “không ai nhớ mặt đặt tên”“nhưng họ đã làm ra đất nước”:
Nhà thơ đã tìm về cội nguồn để cảm nhận sâu sắc dáng hình đất nước. Những danh lam thắng cảnh quen thuộc gợi lên quá khứ hào hùng với và những phẩm chất cao đẹp của nhân dân lao động.
– Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện cái nhìn trân trọng đối vớinhững con người vô danh.
+ Nghệ thuật :
b. Kết luận mang tính khái quát sâu sắc giàu chất suy tư và triết luận về sự hoá thân của nhân dân vào đất nước
– Trên mọi miền Đất Nước Việt Nam, những tên núi, tên sông, tên làng, tên ruộng đồng , gò bãi… đều mang đậm “một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha”. Nhân dân lao động đã hóa thân cuộc đời số phận tính cách của mình vào mỗi tấc đất dòng sông để làm nên dáng hình xứ sở.
-Nhà thơ rọi một cái nhìn độc là vào những danh lam thắng cảnh trên khắp chiều dài đất nước để khẳng định Đất nước này là Đất nước Nhân dân, Đất nước của Nhân dân,
0,5
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
0.25
 
 
 
 
 
 
3.0
 
2,0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1.0
  3 Bình luận:
– Chủ đề về đất nước, quê hương không phải là một chủ đề mới lạ trong văn học Việt Nam. Nhưng “Đất Nước”của Nguyễn Khoa Điềm  đã  khẳng định được vai trò to lớn của nhân dân với đất nước một cách dễ hiểu, dễ cảm, dễ nhớ và sâu sắc bằng những cảm nhận mới mẻ và sâu sắc về các danh lam thắng cảnh trên đất nước ta.
– Đọan thơ đã thức tỉnh được nhận thức của tuổi trẻ Miền Nam thời chống Mỹ và tuổi trẻ hôm nay về ý thức trách nhiệm với đất nước.
Lưu ý: Ưu tiên những bài viết sáng tạo, nếu không giống đáp án nhưng vẫn đảm bảo được các ý chính, có cái nhìn đúng đắn, hợp lí vẫn cho điểm
0,5

Đề sưu tầm
Xem thêm : Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn văn có đáp án
Tuyển tập đề thi và những bài văn hay về  Đất nước Nguyễn Khoa Điềm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *