SỞ GD & ĐT BÌNH THUẬN ĐỀ THAM DỰ HỘI THẢO 2018-2019
TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂUMôn Ngữ Văn – Thời gian 120 phút
- ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Hãy nhớ rằng thay đổi là điều cần thiết cho mọi sự phát triển.Những thay đối đó có thế ẩn chứa rất nhiều rủi ro, và vượt qua chúng bao giờ cùng là việc đầy khó khăn, thử thách.
Những thay đổi mang ý nghĩa sâu sắc đòi hỏi ở ta cần nhiều nỗ lực và lòng dũng cảm bởi chúng thường để lại vết thương nhức nhối. Nếu chưa từng trải nghiệm cảm giác đớn đau hay thương tổn ấy thì ta chưa thực sự thay đổi. Khi ta không sẵn sàng đối mặt với rủi ro mà chỉ mưu cầu sự an toàn thì cuộc sống của ta sẽ thật đơn điệu. Nếu ta không dám chấp nhận tổn thương, các mối quan hệ của ta sẽ dần dần tan biến.
Đừng bao giờ biện bạch cho sự trì trệ của mình bằng từ “nhưng”, cùng đừng làm thui chột ý chỉ phấn đẩu của mình bằng những từ kiểu như “mong rằng”. Ta là ta, người khác là người khác. Cuộc sống này vẫn đổi thay đầy bất ngờ như bản chất vốn có của nó. Điều cần thiết là ta phải biết vượt qua hoàn cảnh bằng tâm thế sẵn sàng và cởi mở để học hỏi và cảm nhận. Khi lòng ta nảy sinh cảm xúc dù tích cực hay tiêu cực, hãy chấp nhận chúng như một phần của con người mình, đừng chối bỏ hay phán xét chúng. Sự trưởng thành của con người được ươm mầm từ chính quá trình vượt qua và chấp nhận như thế. Hãy tin rằng cuộc sống luôn ẩn chứa những bài học quý giá mà ta cần học hỏi.
( TríchQuên hôm qua sống cho ngày mai– Tian Dayton, NXB Tổng hợp TPHCM, 2017)
Câu 1.Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2.Chỉ ra 2 câu văn biểu hiện sự kêu gọi, khuyên nhủ được tác giả sử dụng trong văn bản.
Câu 3. Nêu nội dung chính của văn bản.
Câu 4. Anh /chị có đồng tình với quan điểm “ thay đổi là điều cần thiết cho mọi sự phát triển” không ? Vì sao?
- LÀM VĂN ( 7.0 điểm)
Câu 1 ( 2 điểm) .Từ nội dung phần đọc-hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vấn đề: Tuổi trẻ có nên chấp nhận rủi ro để thay đổi.
Câu 2 ( 5 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy
( TríchĐàn ghi ta của Lor-ca– Thanh Thảo)
Từ đó liên hệ với 2 câu thơ:
Chi phấn hữu thần liên tử hận
Văn chương vô mệnh lụy phần dư
( Son phấn có thần chôn vẫn hận
Văn chương không mệnh đốt còn vương)
( Trích Độc Tiểu Thanh kí- Nguyễn Du)
để thấy được sự tấm lòng nhân đạo của 2 nhà thơ trong việc trân trọng cái đẹp.
—–Hết—–
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Phần | Câu | Nội dung trả lời | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 3.0 | |
1 | – Nghị luận | 0.5 | |
2 | – Khi lòng ta nảy sinh cảm xúc dù tích cực hay tiêu cực, hãy chấp nhận chúng như một phần của con người mình, đừng chối bỏ hay phán xét chúng. – Những thay đổi mang ý nghĩa sâu sắc đòi hỏi ở ta cần nhiều nỗ lực và lòng dũng cảm bởi chúng thường để lại vết thương nhức nhối |
0.5 0.5 |
|
3 | Thay đổi để trưởng thành ( hoặc cách diễn đạt khác nhưng không sai lệch nội dung) |
0.5 | |
4 | – Đồng ý/ không đồng ý : – Lý giải hợp lý, chặt chẽ – Lý giải chung chung |
0.25 0.5 0.75 |
|
II | LÀM VĂN | 7.0 | |
Câu1 | 2.0 | ||
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận Mở bài giới thiêụ được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. |
0.25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận | 0.25 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. |
1.0 | ||
– Giải thích: rủi ro là gì? | 0.25 | ||
– Phân tích: trong cuộc sống, tuổi trẻ ít đã từg gặp rủi ro, khi ấy phản ứng, thái độ , cách ứng xử của chúng ta ra sao? | 0.5 | ||
– Những thay đổi của bản thân khi phải đối mặt với “rủi ro” | 0.25 | ||
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo chuẩn chı́nh tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt |
0.25 | ||
e. Sáng tạo Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện cảm nhận, suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. |
0.25 | ||
Câu 2 | 5.0 | ||
a.Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Mở bài giới thiêụ được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. |
0.5 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận : | 0.5 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng * Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm,. * Cảm nhận về vẻ đẹp của tiếng đàn Lor-ca:Học sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng các yêu cầu sau: – Về nội dung : Tiếng ghi ta: lặp đi lặp lại (4 lần) nhưng biến hoá đa dạng: + ghi ta nâu: màu sắc, thị giác > ngay trong một màu sắc cũng có sự biến ảo nhiều nét nghĩa (màu nâu của chất liệu làm nên cây đàn, màu của đất, màu của làn da, ánh mắt mái tóc người yêu-cô gái Digan) +ghi ta lá xanh: màu sắc, thị giác > màu của sự sống. “ Biết mấy” thốt lên như sự nuối tiếc ngậm ngùi cho một vẻ đẹp đang bị phá huỷ. + tiếng ghi ta tròn bọt nước: hình khối:vỡ tan: âm thanh – thị giác> sự vận động của hình tượng thơ: những cảm nhận về số phận mong manh của tiếng đàn – nghệ sĩ Lor-ca đã hiện thực hoá qua cái chết “vỡ tan”. +tiếng ghi ta ròng ròng/ máu chảy:số phận-> âm thanh-thị giác, Âm thanh như một cơ thể, có sinh mệnh, có trái tim, biết quặn đau, biết chảy máu. – Về nghệ thuật • ẩn dụ chuyển đổi cảm giác • Điệp từ “tiếng đàn” , nhân hóa · nhịp thơ dồn dập, nghẹn ngào, như từng tiếng nấc, như nỗi uất xót trào lên. – Liên hệ với 2 câu thơ của Nguyễn Du: + sự tiếc thương cho tài năng và sắc đẹp của nàng Tiểu Thanh: vô cớ bị liên lụy + gián tiếp bày tỏ sự bất công của xã hội đương thời với những người tài hoa – Đánh giá chung: sự đồng cảm ngưỡng mộ , tiếc thương của Thanh Thảo về tài năng và số phận của Lorca, đồng thời bộc lộ sự căm phẫn trước cái ác. |
3.0 | ||
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo chuẩn chı́nh tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt |
0.5 | ||
e. Sáng tạo Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện cảm nhận, suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận |
0.5 | ||
TỔNG ĐIỂM: 10.0 |
Thiết lập ma trận đề:
Mức độ Chủ đề |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Tổng cộng |
|
thấp | cao | ||||
Đọc-hiểu | Nhận biết phương thức biểu đạt | Hiểu được 2 câu văn biểu hiện sự kêu gọi, khuyên nhủ được tác giả sử dụng trong văn bản. -Hiểu được nội dung chính của văn bản |
Lý giải thuyết phục quan niệm của bản thân. | |
|
Số câu Số điểm, Tỉ lệ % |
Số câu: 1 Số điểm: 0.5 |
Số câu: 2 Số điểm:1.5 |
Số câu: 1 Số điểm: 1.0 |
Số câu:4 3 điểm= 30% |
|
Làm văn: Nghị luận xã hội. |
Bài làm đảm bảo cấu trúc 3 phần. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận |
Giải thích vấn đề cần nghị luận. Xác định được một số ý cơ bản liên quan đến vấn đề. |
Vận dụng kiến thức để làm bài: Kĩ năng lập luận, hình thành các luận điểm để bình luận, đánh giá vấn đề về các mặt đúng sai, tốt xấu… | Liên hệ bản thân: Rèn kĩ năng tự nhận thức: thấy được ưu, nhược của bản thân, phát huy cái mạnh, khắc phục điểm yếu, hiểu mình, hiểu người, hiểu đời,… | |
Số điểm Tỉ lệ % | Số điểm: 0.5 | Số điểm: 0.5 | Số điểm: 0.5 | Số điểm: 0.5 | 2 điểm= 20% |
Làm văn: nghị luận văn học : Phân tích 8 dòng thơ bài thơ , Đàn ghita cảu Lorca ,qua đó so sánh với 2 câu thơ của Nguyễn Du. |
Bài làm đảm bảo cấu trúc 3 phần. Nhận biết vấn đề cần nghị luận: nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ trong sự đối chiếu với Độc Tiểu Thanh ký |
Biết cách trình bày các luận điểm, luận cứ chặt chẽ, mạch lạc. Hiểu được một số từ ngữ, chi tiết, hình ảnh, nghệ thuật liên quan đến vấn đề nghị luận trong tác phẩm. |
Vận dụng kiến thức tác phẩm để làm bài: Kĩ năng lập luận, kĩ năng phân tích, kĩ năng đưa dẫn chứng để trình bày, làm rõ các luận điểm, luận cứ. |
Khái quát, nâng cao vấn đề nghị luận. |
|
Số điểm Tỉ lệ % | Số điểm: 1.0 | Số điểm: 1.5 | Số điểm: 2.0 | Số điểm: 0.5 | 5 điểm= 50% |
Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % |
Số điểm: 2.5 20% |
Số điểm: 3.0 30% |
Số điểm: 3.5 40% |
Số điểm: 1.0 10% |
Số câu: 3 Số điểm: 10 100% |