Tất tần tật về bài Vội Vàng Xuân Diệu, dàn ý và bài văn mẫu

Phân tích bài Vội vàng, Xuân Diệu

Bố cục bài thơ

Bài thơ Vội vàng có thể chia bố cục thành ba đoạn với những nội dung tương ứng sau:
Đoạn đầu (từ câu thơ đầu đến “Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”): Tình yêu tha thiết đối với thiên đường trên nơi trần thế ‘của nhà thơ.
Đoạn giữa (từ câu tiếp theo đến “Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa”): Nỗi băn  khoăn, tiếc nuối của nhà thơ về sự ngắn ngủi của đời  người trước sự trôi đi nhanh chóng của thời gian.
Đoạn cuối (còn lại): Lời giục giã vội vàng, cuống quýt của nhà thơ.
Nhiều bài thơ của Xuân Diệu có lối cấu tứ dựa theo sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí. Bố cục của Vội vàng thể hiện rõ mạch cảm xúc và mạch luận lí ấy của cái tôi nhà thơ. Mùa xuân của đất trời đầy hương sắc, rạo rực và tràn trề nhựa sống như mời gọi và khiến nhà thơ “sung sướng”, ngất ngây, đắm say cảnh sắc ấy. Nhưng bất ngờ nhận ra tất cả chi thực sự thần tiên trong cái xuân thì của nó, nên thi sĩ cảm thây “vội vàng một nửa”, “không chờ nắng hạ mới hoài xuân” (đoạn 1). Thi sĩ đã lí giải những điều mình nhận ra và cảm nhận được. Đó là sự nghịch lí giữa đời người và thời gian. Đời người thì ngắn ngủi trong khi đó thời gian qua đi rất nhanh, kéo theo sự già nua I và “hẽì”, “mẩì” cả tuổi xuân và “tôi” (đoạn 2). Và đê’ chiên thắng được thời gian, chỉ  có một cách duy nhất là phải sống nhanh lên, vội vàng lên, đừng phí tuổi trẻ để kịp tận hưởng những gì đẹp nhất  của cuộc đời (đoạn cuốì).

Phân tích bài thơ

Mở đầu bài thơ Vội vàng là khổ thơ ngũ ngôn thể hiện ước muốn kì lạ,  phi hiện thực của thi sĩ: đoạt quyền của tạo hóa.

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất;

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi.

Ước muốn ấy rất lạ và không thể thành hiện thực. Tuy nhiên, ước muốn  ấy đã cho thấy sự táo  bạo và phong cách độc đáo trong cái tôi của nhà thơ. Chính điều đã chứng tỏ rằng khát vọng giữ lại hương sắc cuộc đời của nhà thơ rất mãnh liệt.
Tiếp sau bổn câu thơ ngũ ngôn, nhà thơ đã vẽ ra một bức tranh trần thế  tuyệt mĩ. Bức tranh ấy chính là sự lí giải của nhà thơ vì sao mình lại có những ước muốn lạ kì như trên. Bức tranh cuộc sống ấy  không chỉ đẹp mà nó còn rất quen thuộc, nó có ngay cạnh tất cả chúng ta:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si;

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,

Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;

Hình ảnh thiên nhiên và sự sống được hiện ra với đầy đủ nét tươi trong, thanh khiết và tràn trề nhựa sống. Mọi vật như chứa đựng hoi thở nồng ấm và cả niềm hạnh phúc của cuộc đời, nó hiện hữu trong thế có đôi có cặp rất hữu tình: ong bướm, hoa lá, yến anh… Nhà thơ đã cảm nhận được vẻ đẹp diệu kì của thiên nhiên, cuộc sống và thổi vào đó một tình yêu say đắm. Tình yêu đó được bộc lộ ra ở giọng điệu, nhịp thơ tuôn chảy, sôi nổi và một so sánh rất mới mẻ, thể hiện sự táo bạo trong tình yêu thiên nhiên của nhà thơ: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”.
Tuy nhiên, ngay chính lúc cảm xúc “sung sướng”, ngất ngây đang dâng trào, giao hòa với mọi vật thì cũng là lúc nhà thơ bắt đầu cảm thây nuôi tiếc trước sự trôi cháy của thòi gian:

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.  

Cảm nhận về sự trôi chảy của thòi gian, nhà thơ đã có những phát hiện rất mới mẻ về quy luật của nó. Đó là quy luật “một đi không trở lại”. Và như thế thì tuổi trẻ cũng vậy: “tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”. Nên nhà thơ đã phủ nhận cách cảm nhận trước đây của người xưa về thời gian: “Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn”. Với Xuân Diệu, thời gian là tuyến tính, mỗi phút giây qua đi là mất đi vĩnh viễn. Chính thế, nên ông đã lây sinh mệnh cá nhân, hơn thế là  tuổi trẻ –  khoảng ngắn ngủi nhất của đời người – làm thước đo thời gian. Điều này người xưa chi thấp thóang trong dự cảm, Xuân Diệu thì ráo riết, quyết liệt khẳng định:

Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua       
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già, 
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất. 
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật, 
Không cho dài thời trẻ của nhân gian; 
Nói lam` chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, 
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lạị 
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi, 
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời; 

 
Rõ ràng đoạn thơ trên đã cho thấy mùa xuân chính là cái đẹp của thiên nhiên tuổi trẻ là cái đẹp của con người. Theo đó, mùa xuân của đất trời thì sẽ qua đi, còn tuổi xuân của con người thì chẳng bao giờ “thắm lại”, Nói như một triết gia khác thì: “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông”.
Chính sự nhận thức về thời gian trôi chảy, lây tuổi trẻ, khoảng ngắn ngủi nhất của cuộc đời, để đo đêm thời gian đã khiến nhà thơ nhìn đâu cũng thấy sự li biệt, thấy mất mát. Nhà thơ thấy thời gian như ngọn gió, bay nhanh, lướt qua và mang đi tất cả. Nêu tạo vật đang ớ thời kì đẹp nhất, sung mãn nhất thì cũng có nghĩa là lúc chúng đối mặt với sự tàn phai, hủy diệt bới ngọn gió thời gian ấy. Cho nên, đâu đâu cũng thấy mùi, vị chia phôi của thời gian:

Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi, 
Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt…. 
Con gió xinh thì thào trong lá biếc, 
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi ? 
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi, 
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa ? 

Qua những câu thơ trên, ta thây rõ như cả đất trời, núi sông, vạn vật đang dáng lên một âm thanh thảng thốt đáng sợ nhất: âm thanh của sự chia phôi li biệt.
Con người không thể đoạt quyển tạo hóa, không thế “buộc gió” hay “tắt ‘”nắng” được, cũng càng không thể nắm giữ lại thời gian. Để chiến  thắng được qua đi nhanh của thời gian, thi sĩ thấy cách duy nhất là phải chạy đua với thời gian bằng cường độ sống vội vàng và quyết liệt:
Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm.
Hơn thế  ta phải có khát vọng sống mãnh liệt, phải nhanh lên tận hiến và tận hưởng cuộc sống bằng tất cả các giác quan:

Ta muốn ôm 
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; 
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, 
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, 
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều 
Và non nước, và cây, và cỏ rạng, 
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng 
Cho no nê thanh sắc của thời tươi; 
– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

Việc sử dụng hàng loạt các điệp từ, những động từ, tính từ mạnh và câu thơ cuối đã toát lên tất cả cái mạnh mẽ, quyết liệt, táo bạo và hối hả đến cuồng say của cái tôi rất Xuân Diệu! Quả thật, Xuân Diệu là một “nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này” (Hoài Thanh).

Đặc sắc nghệ thuật

Đặc sắc nghệ thuật của Vội vàng là ờ sự kết hợp đan xen giữa mạch cảm xúc và mạch triết luận một cách hài hòa, nhuần nhuyễn. Bài thơ còn thể hiện nét mới mẻ tong cách vận dụng thể thơ tự do, nhịp điệu đa dạng, linh hoạt thủ pháp trùng diệp, đặc biệt là hình ảnh mới lạ trong cách so sánh đầy cá tính sáng tạo.

Chủ đề tư tưởng

Vội vàng thể hiện một quan niệm rất mới của cái tôi thơ mới về thời gian, tuổi trẻ, hạnh phúc: Thời gian qua đi rất nhanh và một khi đi thì không trở lại, tuổi trẻ là phần đẹp nhất của đời người thì “chẳng hai lần thắm lại”. Vậy, để tận hưởng vẻ đẹp của tuổi trẻ, của cuộc đòi thì phải sống “vội vàng”. Đây cũng là niềm khao khát sống mãnh liệt và cũng là triết lí sống của nhà thơ.

Bộ đề luyện thi về bài Vội Vàng

Câu 1. Trình bày về kết cấu và mạch cảm xúc của bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu.
Gợi ý trả lời: Tham khảo mục 1
Câu 2. Anh/chị hãy nhận xét ngắn gọn về cái tôi trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu.
Gợi ý trả lời

  • Một cái tôi có ý thức cá nhân mạnh mẽ: ham sống, yêu đời, khát khao giao cảm.
  • Một cái tôi tràn đầy cảm xúc lãng mạn.
  • Một cái tôi mới mẻ về quan niệm thẩm mĩ, thời gian và tuổi trẻ, nhân sinh.
  • Một cái tôi độc đáo thể hiện qua hình thức nghệ thuật: thể thơ, giọng điệu, hình ảnh, từ ngữ.

Đề 3 :Phân tích hình ảnh thiên nhiên và cái tôi trữ tình trong đoạn thơ sau

Tôi muốn tắt nắng đi 
Cho màu đừng nhạt mất; 
Tôi muốn buộc gió lại 
Cho hương đừng bay đi. 

Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì; 
Này đây lá của cành tơ phơ phất; 
Của yến anh này đây khúc tình si. 
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi; 
Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa; 
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; 
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa: 
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân. 

(Vội vàng – Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008 tr 22)



Bài văn tham khảo
Xuân Diệu, một cái tên tiêu biếu trong phong trào Thơ mới ở Việt Nam, ông cống hiến cho nền văn học nước ta trên dưới 1.000 bài thơ. Mỗi bài thơ đều mang một cái tôi riêng, một tính cách riêng của ông, trong số đó Vội vàng là bài thơ thâu tóm toàn bộ lối sống  riêng biệt của Xuân Diệu một lối sống vội vàng, một lối sống cuống quýt, sống để đắm say tình yêu, say đắm cảnh trời, muốn  tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình bằng những vần thơ êm lãng mạn, tràn đầy sức sống, với những ước muốn táo bạo, mạnh mẽ mang  đầy cá tính của một nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh) . Sự sáng tạo mạnh mẽ, và tình yêu say đắm cuộc đời, thiên nhiên được thể hiện rõ  nét qua những dòng thơ đầu của thi phẩm:

Tôi muốn tắt nắng đi 
Cho màu đừng nhạt mất; 
Tôi muốn buộc gió lại 
Cho hương đừng bay đi. 

Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì; 
Này đây lá của cành tơ phơ phất; 
Của yến anh này đây khúc tình si. 
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi; 
Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa; 
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;

Xuân Diệu, một cái tên hết sức quen thuộc trong làng thơ Việt Nam, ông sinh năm 1916, mất 1985, quê ở làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh .Ông bắt đầu sự nghiệp thơ văn với bút danh Trảo Nha. Đói với thơ ca đương thời, Xuân Diệu đem lại một sức sống mới, thể hiện quan niệm sống mới lạ cũng những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Ông là nhà thơ của tình yêu,, của mùa xuân và tuổi trẻ với giọng thơ sôi nổi đắm say, yêu đời tha thiết. Ở hồn thơ Xuân Diệu, ta luôn bắt gặp một sự đồng điệu tuyệt vời giữa những trái tim trẻ tuổi trẻ lòng mà như Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này, Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết.
Quả thực, với cặp mắt xanh non, ngơ ngác, vói niềm yêu đòi đến vổ vập, cuồng nhiệt, “Tôi chỉ là một cây kim nhỏ bé mà vạn vật là muôn đá nam châm”, Xuân Diệu đã phát hiện ra bao vẻ đáng yêu của con người, của cuộc sống đủ thanh âm, hương sắc này. Với Xuân Diệu, tất cả đều là tình yêu thứ nhất  là mùa xuân đầu, là tình không tuổi và xuân không ngày tháng. Thế nên phải vội vàng, phải gấp gáp, phải hưởng thụ tất cả thôi:”Em mười tám tuổi hai mươi tuổi / Đừng để mất một cái gì mà không hưởng”. Quá vội vàng, quá tham lam nhưng thật dễ đồng cảm và thương quý một trái tim yêu thiết tha cuộc sống Đó chính là quan niệm sống rất riêng, rất cá tính của Xuân Diệu trước Cách mạng mà Vội vàng là một tuyên ngôn cho quan điểm nhân sinh ấy. Cùng chính từ hồn thơ đó, Xuân Diệu đã thổi vào phong trào Thơ mới một sức sống mãnh liệt, nồng nàn xiết bao!
Ngày từ nhan đề của bài thơ Vội vàng, ta đã cảm nhận được sự hăm hở, sôi nổi cùa Xuân Diệu đối với cuộc ống này. Một cách sống khác biệt, sống đế chạy đua với thời gian, chạy đua với thực tại để rồi níu kéo và có những ước muố trái ngược với quy luật tự nhiên và dường như muôn tước đoạt quyền của tạo hóa nhằm muốn bắt thiên nhiên ngừng lại để tận hưởng hương sắc của mùa xuân.

Tôi muốn tắt nắng đi 
Cho màu đừng nhạt mất; 
Tôi muốn buộc gió lại 
Cho hương đừng bay đi. 

Mở đầu bài tha là một khổ thơ ngũ ngôn thể hiện mạnh mẽ được khát vọng sống xen lẫn trong đó là sự lặp lại hai lần cấu trúc “Tôi muốn… cho../’ đã gợi iên sự cuống quýt, vội vàng của Xuân Diệu khi ông đã dần ý thức được sự trôi qua lặng lẽ của thời gian. Khi ấy, thi nhân quá khát khao, ước vọng nên đã thốt lên thành lời “tôi muốn”… Ngay sau đó là những vần thơ vói những hành động táo bạo vô cùng và sự hăm hở hết sức lạ thường mà chỉ có ở Xuân Diệu đó là hành động “tắt nắng”, “buộc gió”. “Tắt nắng” và “buộc gió” là những hành động phi lí không thể thực hiện được. Nhưng trong thơ ca, có rất nhiều hành động phi lí lại trở nên có lí và dễ đồng cảm mà ước muốn táo bạo của Xuân Diệu là một điển hình. Bởi vì đôi với Xuân Diệu, khi ông đã có khát khao sống được trọn vẹn chữ sống, ông luôn muôn giữ cho mình cái màu của nắng, cái hương của mùa xuân để đừng bao giờ nhạt mất và bay đi. Đây cũng chính là đoạn thơ thế hiện rõ nhất cái tôi của tác giả. Hơn thế nữa, Xuân Diệu luôn khát khao, thèm sống đến ngông cuồng, táo bạo:  “Muôn nỗi ấm với muôn ngàn nỗi mát/ Ta đều ăn nhấm nhía rất ngon lành”. Như vậy hương – sắc kia của cuộc sống đẹp biết nhường nào thì lí do gì mà không yêu được chứ? Nhung quy luật nghiệt ngã muôn thuở hương có nồng nàn, màu có sặc sỡ rồi cũng sẽ tàn phai, héo úa. Thế nên thi nhân phải ước muôn đoạt quyền tạo hóa “tắt nắng”,buộc gió” để giữ lại hương sắc cho đời thì thật đáng trân trọng biết bao tình yêu ấy!
Đây mới chỉ là khúc dạo đầu cho bản tình ca. Tinh yêu, niềm khát khao giao cảm của nhà thơ sẽ được tuôn trào trong những dòng thơ rất mãnh liệt, đắm say. Ta hã  lắng lòng mình đế thưởng thức khúc nhạc du dương tình ái ấy.

Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

Này đây hoa của đồng nội xanh rì; 
Này đây lá của cành tơ phơ phất; 
Của yến anh này đây khúc tình si. 
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi; 
Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa; 
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; 

 
Nếu như khổ thơ đầu tác giả sử dụng những hành động táo bạo thì ở khổ thơ này là  những câu thơ mang đầy sự liên tưởng, thi vị. Các hình ảnh xuất hiện trong khổ thơ là tất cả các sự vật đều đang ở thì  đẹp nhất, tươi non nhất Nói như Thế Lữ: “Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian”

Ta ôm bó, cánh tay ta làm rắn,

Làm dây da, quẫn quýt cả mình xuân.

Không muốn đi ,mãi mãi ờ vườn trân,

Chân  hóa rễ để hút mùa dưới đất.

Là người sinh ra để sống ,để yêu, Xuân Diệu luôn cảm nhận cuộc sống bằng mọi giác quan. Với ngôn từ rất Tây, cách nói rất Tây, Xuân Diệu đã vẽ nên một thiên đường trên mặt đất. Trong thiên đường ấy, Xuân Diệu như một con ong say mật ngọt cuộc đời. Bằng nghệ thuật điệp từ, điệp lại năm lần từ “này đây”‘ như một nốt nhạc chủ đạo, Xuân Diệu muốn khẳng định: ở ngay tại đây, ngay chốn trần gian này, cuộc sống, thiên nhiên luôn tồn tại những điều kì diệu nhất. Không phải tìm kiếm đâu xa, hãy tận hưởng những mật ngọt ấy. Cùng với việc sở hữu một kho từ vựng mới mẻ đậm sắc phương Tây và nhuốm màu tình ái, Xuân Diệu vẽ nên những hình ảnh căng tràn sức sông, tất cả như đang cựa quậy, trào sôi mãnh liệt. Các chú ong, chú bướm đang say và bị cuốn hút bởi những tuần tháng mật ngọt ngào. Cánh đồng nội thì được phủ lên một màu xanh mơn mởn “xanh rì” làm nền đế các bông hoa chen nhau đua nở, cùng khoe sắc màu rực rỡ của mình. Trên những tán cây, điểm trang là sự trỗi lên của các “cành tơ” non đến nõn nà quyến rũ. sắc màu, đường nét, không thế thiếu thanh âm. Và đây, một khúc nhạc tình si lãng mạn đã được hòa âm bởi các chú chim yến, anh làm cho cảnh xuân thêm lung linh, thơ mộng và tràn đầy sức sống. Pha vào đó là một nguồn ánh sáng ấm áp dịu dàng của mùa xuân làm chớp đôi mi của người con gái xinh đẹp.
Thế đấy, hồn thơ Xuân Diệu khiến cho cảnh vật như cũng có linh hổn. Từ ong bướm, cỏ cây, vạn vật đều không phải là vô tri mà luôn chứa đựng linh hồn và cảm xúc như con người. Vậy còn chần chừ gì nữa? Hãy tận hưởng, hãy mở lòng mình để đón nhận những ngày vui.

Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa; 
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; 

Mỗi ngày một niềm vui, vui đến ngất ngây như “rượu tối tân hôn”, Xuân Diệu hằng khát khao như thế. Vậy nên thi nhân luôn làm mới mình, làm mới cảm xúc hằng ngày, hằng giờ. Với Xuân Diệu cuộc đời không đơn điệu mà lúc nào cũng tràn ngập niềm vui, mỗi ngày mới đến là niềm vui cũng gõ cửa ùa vào mà ở đây hình ảnh tác giả sử dụng là vị thần độ lượng, luôn muôn đem đến hạnh phúc niềm vui cho từng người: “Mỗi buổi  sớm thần Vui hằng gõ cửa”. Vị thần ấy không ở đâu xa, không phải trong cổ tích xa xăm mà ngay quanh ta. Vấn đề là ta có mở cửa ra mà đón nhận hay không.
Ý thơ Xuân Diệu thật thi vị vô cùng. Chất thi vị đó chính là tình yêu của thi nhân đối với cuộc sống. Thật đáng trân trọng nhường nào! Cũng bởi quá yêu cuộc sống mà Xuân Diệu đã đi ngược lại với lôi miêu tả của thơ ca truyền thống. Nêu thơ xưa thường lấy thiên nhiên làm trung tâm, làm thước đo chuẩn mực cho mọi vẻ đẹp của con người, thì ngày nay Xuân Diệu lại lấy  con người làm chuẩn mực của thiên nhiên. Đặc biệt thức ngon nhất trong cuộc sống trần thế này, với Xuân Diệu không nằm ngoài Xuân – Tình – Thiếu nữ. Ba điều đẹp nhất của trần thế ấy đều hài hòa với nhau trong thơ Xuân Diệu. Ta hãy xem thi nhân làm phép so sánh:
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Một lối so sánh táo bạo, rất Tây, rất Xuân Diệu không trộn lẫn vào đâu được. Bằng trường liên tưởng vô cùng sáng tạo, tác giả đã tạo nên cái hồn cho tháng giêng, cái tháng bắt đầu của mùa xuân rực rỡ, thơ mộng nhất. Cả tháng giêng như một bữa tiệc hấp dẫn mà thi nhân nhấm nháp, thưởng thức một cách khoái khẩu “ngon như một cặp môi gần”. Tác giả cảm nhận được sự ngọt ngào từ đôi môi cũng  như cảm nhận được sự ngọt ngào của tết xuân đem lại cho đời.
Xuân Diệu làr thế đấy, hễ yêu là phải yêu đến “toàn tâm toàn ý toàn hồn”. Thế nên, thi nhân thường thức nhận bằng mọi giác quan đê khao khát, để hưởng thụ đến vồ vập say mê. Xuân Diệu từng nói : Ta kẻ đưa răng bấu mặt trời/ Kẻ uống tình yêu dập cả môi” . Yêu như thế thì thật không ai vượt qua khỏi. Ngôi vị ông hoàng của tình yêu thật xứng đáng dành cho ông.
 
Mùa xuân đẹp lắm, tuyệt vời lắm. Ai cũng không muốn nó mất đi để rồi thương nhớ. Nhưng điểu đó chỉ là mơ ước đen khi nó mất rồi thì tất cả những sự vật đều phải  ngậm ngùi xót xa và từ đó những câu thơ của Xuân Diệu ở những dòng thơ sau trở nên buồn bã. Buồn cũng bởi vì yêu và rồi lại khát khao cuồng nhiệt hơn nữa. Nói tóm lại, nếu Vội vàng là tuyên ngôn của quan niệm sống gấp, sống vội thì khổ thơ đầu đã  thay lời cho sự lí giải căn nguyên tại sao Xuân Diệu lại phải sống như vậy. Đơn giản chỉ  vì chữ “tình” bời quá yêu cuộc đời, khát khao vô biên mà ra.
Vội vàng là một tâm trạng đắm say của một con ngưòi ham sống mãnh liệt. Bài thơ là một quan niệm sống mang đầy triết lí rất phi lí nhưng cũng đẩy nghĩa lí. Bài thơ rất tự do, hình ảnh giàu sức gợi cảm, âm điệu và liên tưởng rất thực. Từ ngữ là những  làn sóng sáng tạo vỗ vào bờ bên tâm hồn người đọc không ngớt. Sống là hạnh phúc, là phải vội vàng và ta đã hiểu vì sao Xuân Diệu xuất hiện và vì sao tuổi trẻ cần thơ mói, cần nét sống vội vàng của ông?

(Lê Ngọc Sơn – THPT Mỹ Quý, Tháp Mười Đồng Tháp)

Dẫn theo Trần Liên Quang, Đỗ Thị Yên

Xem thêm : Tổng hợp kiến thức trọng tâm cần nắm vững, những bài phân tích hay nhất, đề thi dàn ý hay và bám sát về bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu

Link : Vội vàng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *