Tài liệu tham khảo về truyền thuyết An Dương Vương
Tinh thần tự lực, tự cường (An Dương Vương và Mỵ Châu – Trọng Thuỷ):
Truyền thuyết là “nghệ thuật lựa chọn .các sự kiện và nhân vật để- xây. dựng các hình. tượng nghệ thuật, phân tình tập trung nhất lịch sử của địa phương, quốc gia, dân tộc… Nếu lịch sử cố gắng phản ánh_ chính xác các sự kiện và nhân vật thể truyền thuyết lại quan tâm hơn đến sự lay động tình cảm và niềm tin của người nghe sau những sự kiện và nhân vật đó.- Thật vậy, truyền thuyết “An Dương Vương và Mỹ Châu, Trọng Thuỷ” được lưu truyền và gìn giữ cho tới ngày này không phải vì những thông tin lịch sử chứa đựng trong đó mà là nhờ những bài học mang giá trị nhân văn sâu sắc.
Trong bối cảnh lịch . sử. mà sự nghiệp dựng nước luôn song- hành với công cuộc giữ nước, truyền thuyết An Dương Vương .với những nhân vật và quan hệ đa chiều đã vượt mọi không gian, thời gian truyền lại cho người dân Việt Nam thế hệ sau này một khát vọng của thời đại ấy: khát vọng độc lập, tự cường. Theo truyền thuyết, An Dương Vương quyết định dời đô từ núi Nghĩa Lĩnh về Cổ Loa để mở rộng và phát triển đất nước. “Truyền thuyết cho nói ngắn gọn trong một câu nhưng đó là cả một sự nghiệp đời non lấp biển của một dân tộc ở buổi bình minh (Nguyễn Khắc Phi). Lật lại lịch sử, đến với thế kỉ XI khi Lý Thái Tổ viết “Chiếu dời đô” và chuyển kinh đô về. Thăng Long đánh dấu một mốc son rực rỡ trong lịch. sử Việt Nam thì mới thấy hết sự vĩ đại trong việc đời đỡ của An Dương Vương. Dời về đồng bằng, đó là một xu thế tất yếu nếu muốn phát triển đất nước. ở rừng núi tuy có cái lợi là địa hình hiểm trở, dễ xuất dễ ẩn khiến giặc lúng túng; nhưng nó lại ảnh hưởng đến việc mở mang bờ cõi, phát triển đất nước về sau. Về đồng bằng thì khác, đất đai bằng. phẳng, màu mỡ, trù phú. thuận- lợi cho việc canh tác, khai khẩn: Một dân tộc mà một khi không phải chi lo đối phó thù trong giặc ngoài mà bắt đầu chú ý đến việc khai hoang, chăm lo kinh tế thì đó là dân tộc đang cường thịnh, đời đô chứng tỏ điều đó Dời đô còn thể hiện tầm nhìn xa trông rộng, .bản lĩnh vững vàng và quyết định sáng suốt của người đứng đầu đất nước. Bên cạnh đó, nó còn là tinh thần tự cường của dân tộc, khao khát được lớn mạnh nhờ chính thực lực của mình chứ không phải dựa dẫm vào địa hình rừng núi.
Dời đô là một quốc sách nhưng không hẳn là một diệu kế. Bởi lẽ về đồng bằng đồng nghĩa với việc phơi lưng trên vùng đất trống trải, thách thức đối phương, khơi dậy dã tâm cướp nước vốn đã nung nấu từ lâu trong lòng Triệu Đà.
Chính vì thế An Dương Vương đã quyết định xây thành phòng thủ. Nhưng khi bắt tay vào thì mọi Chuyện không hề đơn giản: “xây thành owr đất Việt Trì, hễ
đắp tới đâu là đất lở tới đấy tốn nhiều công sức mà không thành. Nhà vua bên lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần. Thấy có cụ già lạ đến, An Dương Vương mừng rỡ, thi lễ và hỏi kế sách: Là vía mà lại sẵn sàng thi lễ trước một cụ già, chuyện khó tin nhưng lại là sự thật. Phải chăng đổ . là là hành động xuất phát từ tấm lòng lo cho dân cho nước, tấm lòng trân trọng hiền tài của một vị vua nhân đức? Thành xây xong rộng hơn ngàn trượng, xoắn như hình trôn ốc, vậy mà nhà vua vẫn lo ngại. lỡ đâu giặc đến thì lấy gì mà chống’ đoạ Rùa vàng sứ giả của cụ già hôm nọ, bèn cho cái .móng vuốt để làm nỏ .thần,. bắn trăm phát trăm trúng. Thực ra nô thần chính là sự thần thánh hoa sức mạnh và bí mật của vũ khí, là kết tinh của trí thông minh và nghệ thuật giữ nước của ông cha ta. Dòng thời hàm ý ca ngợi việc làm được lòng trời, hợp ý dân cửa An Dương Vương.. Xây thành, chế nô là những hành động thể hiện ý thức độc lập, tự cường đang manh nha và bắt đầu hình thành rõ nét trong tư tưởng còn đơn giản của người xưa. . .
Chi tiết An Dương Vương . gả tuỵ Châu cho con trai Triệu Đà được nhiều người đánh giá là sai lầm đầu tiên mở đường cho những sai lầm nghiêm trọng tiếp theo. Nhưng. thực ra, xét cho cùng, cuộc hôn nhân ấy chỉ là một giao ước liên minh. trong hoà bình, mang tính chất cầu hoà Chấp nhận gả con gái yêu của mình cho Trọng Thuỷ chắc hẳn An Dương Vương nghĩ cuộc hôn nhân này sẽ là sợi dây giữ tình hoà hiếu giữa hai nước, để dân tộc ta không còn mối lo canh cánh bên mình. Đó không chỉ là mong muốn của An Dương Vương -mà là nguyện ước của dân ta ngàn đời nay. Thế nhưng, tiếc thay. khan khát đó không thể thực hiện bởi vì sự chân thành chỉ đến từ một phía, còn phía kia là cả một mưu đồ đen tối.
Đến khi mọi chuyện vỡ lở, Rùa Vàng thét. lớn với An Đương Vương tầng: “Kẻ ngôi sau lưng chính Là giặc đó một lời’ kết tội đanh thép dành cho hành động vô tình mà phản quốc của Mỵ Châu. Lúc bấy giờ, An Dương Vương đã di vào ngõ cụt,trước mặt là biển rộng, sau lưng là quân thù Bất lực, ông đành tuốt 1 kiếm chém Mỵ Châu đứa con gái yêu quý của mình.Hành động ấy không phải là hành động.của.một người cha chém con mà là của.một vị vua trừng trị kể thần dân có tội phản quốc là hành động quyết liệt của một vị. vua’ đứng về. phía nhân dân, đặt’ quyền lợi đất nước trên trên quyến lợi cá nhân. Là một sự tỉnh ngộ muộn mằn. Bằng những tình tiết đậm màu sắc lịch sử, dân gian đã gửi gắm khát vọng độc lập tự cường vào bi kịch mất nước ấy.
Phạm Văn Đồng từng khẳng định: “Những truyền thuyết dân gian thường có
cái lõi là sự thật lịch sử mà nội dung qua nhiều thế hệ đã lí tưởng hóa gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình. Và tinh thần nhân văn chính là cái gốc, với “nhánh cây” ý thức về độc lập, tự do đã giúp nhân dân thừa sức ước mơ và hi vọng.
Cái nhìn khoan dung đối với con người Mỵ Châu – Trọng Thuỷ,
Tinh thần nhân đạo là một nét đặc trưng trong tình cảm của người Việt Nam. Tinh thần và tình cảm đó luôn được các tác giả dân gian gửi gắm vào tác phẩm của mình. Tiêu biểu nhất là trong truyện cổ dân gian Việt Nam. Trong đó, khoan dung là một nét tình cảm đậm tính nhân văn. Bởi trong đó chứa đựng sự cảm thông, thương xót của nhân dân với những con người nghèo khổ bất hạnh.
Truyền thuyết “An Dương Vương, Mỹ Châu – Trọng Thuỷ” ngoài việc rút ra
bài học về kính nghiệm giữ nước còn là niềm cảm thương của dân gian đối với vị vua có công lớn trong việc dựng nước và những con người sống chung thuỷ, tình nghĩa nhưng chỉ vì một phút sai lầm đã đưa đất nước vào bi kịch. Tất cả những sai lầm của cha con An Dương Vương phải trả một cái giá quá đắt bằng cả giang sơn và cả tình yêu ngây thơ, vô tội của mình:
Đầu tiên, đối với My Châu nhân dân ta đã định đoạt và phán quyết một cách nghiêm khắc cái tội của nàng dù chỉ là vô tình, “chỉ bị người đời lừa gạt . Vốn là một cô gái đẹp người, đẹp nết, hiền lành, tốt bụng nên nàng dễ dàng tin theo những lời dụ dỗ của Trọng Thuỷ. Cho đến giờ phút cuối cùng, khi nước đã mất nhà đã tan nàng vẫn ngây ngô đến nỗi nghiễm nhiên rắc lông ngỗng chỉ đường cho Trọng Thuỷ. Sự hiền lành và cả tin của lviy Châu đã vô tình trở thành vũ khí giết chết chính mình. Không thể đứng nhìn hành động ngu ngơ, thiếu trách nhiệm và những sai lầm liên tiếp của nàng nữa, các tác giả dân gian đã để Rùa Vàng hiện lên nói với An Dương Vương chính nàng là giặc thì nàng mới nhận ra tai họa lớn mà mình đã gây ra cho đất nước. Không cầu mong sự tha thứ, Mỵ Châu chấp nhận bị trừng phạt, nàng chỉ mong rửa được tiếng “bất trung, bất hiếu , chỉ muốn mọi người hiểu rằng mình một lòng trung hiếu mà bị lừa dối. Công chúa Mỵ Châu còn được người âu Lạc xưa và người Việt Nam đời đời thương xót chính là vì nàng biết tội và dám nhận tội và cam lòng chịu tội. Bằng chứng là sau khi chết, máu nàng được trai ăn thì hóa thành ngọc trai. Đó là một chi tiết sáng tạo của nhân dân ta nhằm thể hiện lòng cảm thông, thương xót đối với Mỹ Châu, nàng đã vô tình gây tội và phải trả một cái giá quá đắt, quá đau.
Lại nói về Trọng Thuỷ, sau khi đạt được tham vọng chính trị chàng lại muốn trọn tình với người đẹp nhưng chính cái chết bất ngờ của Mỵ Châu đã khiến tham vọng của Trọng Thuỷ tiêu tan. Chàng cũng đã tự tìm đến cái chết để thoát khỏi nỗi giày vò trong tâm can. Có nhiều dị bản quanh cái chết của Trọng Thuỷ tuy nhiên việc chàng tự tử được lưu truyền nhiều nhất. Đó không chỉ là sự hồi cải muộn màng mà còn là sự thể hiện tấm lòng khoan dưng của nhân dân đối với kẻ lừa đảo tội nghiệp ấy. Một chi tiết nữa là khi lấy ngọc Mỵ Châu rửa nước giếng Trọng Thuỷ thì lại càng sáng lên, điều đó cho thấy nhân dân ta đã dành sự cảm thương với các nhân vật – những nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa. Không những đối với Mỵ Châu và Trọng Thuỷ, nhân dân ta còn có nhìn khoan dung độ lượng đối với An Dương Vương, vị vua có công xây dựng đất nước, tuy đã phạm sai lầm không thể sửa chữa, đã để nước mất nhà tan, nhưng nhân dân không trách móc oán hận, mà vẫn dành cho ông kết cục có hậu. Nếu như Thánh Gióng được bay về trời thì kết thúc truyện An Dương Vương được Rùa Vàng rẽ cho một đường nước đi xuống thuỷ cưng. Đó chính là cái nhìn khoan dung của nhân dân, thể hiện lòng nhân đạo của người Viết Nam đối với người .có công với đất nước, nhưng chỉ vì mất cảnh giác, khinh địch mà đã gây nên tai hoạ lớn.
Ghét và thương, phê phán và độ lượng đó là thái độ vô cùng đúng đắn, nhân văn thể hiện cái nhìn vô cùng khoan dung của nhân dân xưa đối với con người mà rõ nhất là An Dương Vương, Mỹ Châu, Trọng Thuỷ.