Vai trò và ảnh hưởng của văn học dân gian với văn học viết

VAI TRÒ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN ĐỐI VỚI VĂN HỌC VIẾT
 
KHÁI QUÁT VỀ VAI TRÒ TÁC ĐỘNG TO LỚN CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN ĐỐI VỚI VĂN HỌC VIẾT NÓI CHUNG (CẢ VĂN HỌC VIỆT NAM VÀ VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI):
 
Văn học việt Nam là Sự tích hợp giữa hai dòng văn học dân gian và văn học viết. Văn học dân gian là sáng tác nghệ thuật truyền miệng của các tầng lớp dân chứng, phát sinh từ thời công xã nguyên thuỷ, phát triển qua các thời kì lịch sử cho
tới ngày nay. Tuy văn học dân gian ra đò trước vặn học viết nhưng hai bộ phận
này lại tồn tại song song và phát triển trong nền văn học Việt Nam nói riêng và
văn học thế giới nói chung. Trên mỗi thặng đường lịch sử, có lúc chứng hoà hợp ở
xu hướng này nhưng đôi khi lại đối lập hoàn toàn ở xu hướng khác. Nói chung giữa văn học dân gian và văn học viết có mối quan -hệ mật thiết với nhau. Văn học dân gian là cơ sở vững chắc cho sự hình thành và phát triển của văn học viết.
Đối với văn học nước ngoài:
Trên nền có sẵn của văn học dân gian các tác giả văn học viết cổ đại đã xây dựng thành những. thiên sử hùng tráng. Với sử thi ấn Độ, Ra-ma-ya-na là một thiên sử vĩ đại đầy chất bi hùng, chói lọi hào quang huyền thoại, mở ra thời đại rực rỡ trong văn học ấn Độ. Các nhân vật sử thi này rất đa dạng: người anh hùng, người phụ nữ, thần thánh, ma quỷ,… Phần lớn các nhân vật ấy đã từng xuất hiện trong thần thoại, truyền thuyết ấn Độ như: Ra-ma, Xi-ta-Ha-na-mu…
Hơn nữa, cốt truyện của Ra-ma-ya-na được bắt nguồn từ truyền thuyết hoàng tử Ra-ma. Vì vậy mà Ra-ma-ya-na được xem như tác phẩm sử thi mẫu mực ở phương Đông, sánh ngang sử thi I-/1-at, ô-đi-xê của phương Tây. Đến sử thi Hệ Lạp, Ô đi-xê I- li- at là những tác phẩm văn học viết đầu tiên của nền văn học châu âu Hô-me-rơ sáng tác hai sử thi này dựa trên các thần thoại và truyền thuyết về “Cuộc chiến thành Tơ-roa”. Các nhân vật trong hai sử thi này như thần Dớt,
Atêna,..đều là những vị thần có trong thần thoại Hi Lạp. Người châu âu đã từng
nhận xét: “Thần thoại Hi Lạp là những quặng s& vụn mà Hô-me-rơ là lò luyện những quặng sắt ấy thành những thỏi vàng tinh luyện .
Đối với văn học Việt Nam:
Văn học dân gian là nền tảng của văn học viết, là chặng đầu của nền văn học dân tộc: .Tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc và những sáng tạo nghệ thuật độc đáo tài hoa của văn học dân gian có tác động mạnh mẽ đối với sự hình thành và phát triển của văn học viết từ nội dung đến hình thức.
Về nội dung.
Văn học dân gian có nội dưng vô cùng phong phú, được đánh giá như một cuốn sách giáo khoa về cuộc sống, cung cấp những tri thức hữu ích về tự nhiên và xã hội, là kho tàng chứa đựng truyền thống yêu nước, tư tưởng nhân nghĩa…
Vì lẽ đó, các tác giả văn học viết đã tiếp thu nội dung ấy một cách chọn lọc qua những phương diện: đề tài; nguồn cảm hứng; tình yêu thiên nhiên, đất nước; tư tưởng nhân ái; tình yêu thương con người được thể hiện qua việc vận dụng các câu ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích, truyền thuyết, truyện cười,…
Đề tài của văn học dân gian rất phong phú, chính vì vậy mà các tác giả văn học viết đã tiếp thu và vận dụng các đề tài ấy một cách sáng tạo. Thật vậy, thân phận người phụ nữ là một trong những chủ đề lớn trong ca dao và trong văn học viết lại có những tác phẩm về người phụ nữ lấy cảm hứng từ ca dao như khát khao hạnh phúc của người cung nữ trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, ước mơ được đoàn tụ với chồng của người chinh phụ trong “Chinh phụ ngâm khúc” (bản diễn Nôm) của Đoàn Thị Điểm
Nguồn cảm hứng thể hiện ở niềm say mê gắn liền với cảm xúc mãnh liệt của người sáng tác. Thơ ca dân gian, truyện dân gian đã khơi dậy những nguồn cảm hứng mãnh liệt để các tác giả của nền văn học viết sáng tác nên nhiều tác phẩm có giá trị. Đôi khi nguồn cảm hứng ấy tạo tiền đề cho sự phát triển của cả một dòng văn học. Điển hình như truyền thuyết thành Gióng đã mở đầu cho dòng văn học yêu nước chống xâm lược trong nền văn học dân tộc. Khai thác kho tàng văn học dân gian khi sáng tác các tác giả văn học hiện đại tìm nguồn cảm hứng cho thơ ca bằng cách.đưa thơ trở về trong suốt dân ca. Thơ ca Tản Đà, Trần Tuấn Khai là minh chứng tiêu biểu. Viết tiểu thuyết huyền thoại và tiểu thuyết lịch sử bằng cách khai thác nguồn dạ sử vốn là sản phẩm thuộc phạm trù văn học dân gian. Tiểu thuyết “Quả dưa đỏ” của Nguyễn Trọng Thuật và hầu hết các tiểu thuyết lần sử ở nửa đầu thế kỉ XX, tiêu biểu là các sáng tác của Nguyễn Tử Siêu đã nổi lên điều đó
Tình yêu thiên nhiên, đất nước là một mảng đề tài lớn trong văn học dân gian qua việc xây dựng nên hình ảnh thiên nhiên các tác giả văn học dân gian muốn thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước tình yêu quê hương đất nước.
Đọc thơ Nguyễn Trải, ta thấy phảng phất trong đó phong vị ca dao về tình yêu thiên nhiên đất nước. Hiếm có nhà thơ nào yêu quý nâng niu cảnh vật thiên nhiên như ông. Tư tưởng nhân ái, tình yêu con người là một tư tưởng lớn trong văn học dân gian, đặc biệt là trong ca dân và trong truyện cổ tích. Đọc những tác phẩm ấy, các nhà văn, nhà thơ đã thấu hiểu nhưng tình cảm mà các tác giả dân gian gởi gắm và cùng bắt nhịp cảm xúc với họ. Đó là tinh thần lạc quan, yêu đời; tình yêu quê hương đất nước, tình cảm con người. ảnh yêu thương con người, tấm lòng nhân đạo thể hiện sâu sắc qua Truyện Kiều của Nguyễn Du mà thân phận nàng Kiều là điển hình cho sự đồng cảm của Nguyễn Du trước tiếng khóc của những người phụ nữ trong xã hội xưa.
Về nghệ thuật
Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn học nghệ thuật hiện đại đậm đà bản sắc dân tộc hiện nay, văn học dân gian vẫn xứng đáng được coi như một nguồn vô tận cho sự sáng tạo nghệ thuật. Văn học dân gian và văn học viết cùng là loại hình nghệ thuật ngôn từ. Văn học viết đã tiếp thu ngôn từ của văn học dân gian trên nhiều phương diện. Văn học dân gian sử dụng ngôn từ mộc mạc gần gũi với cuộc sống được các tác giả văn học viết tiếp thu mà điển hình là Nguyễn Trái, Nguyễn Bính. Ngôn từ của văn học dân gian mang tính chất địa phương đã đưa vào các tác phẩm văn học viết làm cho văn học viết ngày càng phong phú và đa dạng hơn (Truyện Kiều của Nguyễn Du Nhiều công thức ngôn từ được sử dụng sáng tạo và hiệu quả. Khảo sát trong Truyện Kiều, ta thấy Nguyễn Du đã sử dụng những mã ngôn từ của ca dao: 79 lần; trong đó: ngôn ngữ của tác giả 51 lần, Thấy Kiều 21 lần, Thúc sinh 4 lần, Thuý Vân 2 lần, kim Trọng 1 lần. Nhiều mô tin trong ca dao xuất hiện khá quen thuộc trong văn học viết. Điển hình như mô tép “Thân em… lại quen thuộc trong Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, hoặc như mô tép “Buồn trông…” thì lại thấy có trong Truyện Kiều. Xuân Diệu đã từng nhận xét: nhưng nói hẹp hơn, các nhà thơ đã học được thơ ở trong ca dao.
Văn học viết dùng những hình ảnh ‘ trong trong văn học dân gian làm đề tài sáng tác, làm hình tượng nghệ thuật nhưng các tác giả văn học viết lại làm cho những hình tượng ấy hoa mĩ hơn nhàm phản ánh tâm trạng nhân vật, hiện tượng đời sống. Nhà thơ Chế Lan Viên sử dụng hình ảnh con cò trong ca dao vào trong thơ của mình và hình tượng hóa nó trở thành em bé, thành mẹ của bé, thành bạn của bé (bài thơ Con cò).
Cách nói của văn học dân gian được các tác giả văn học viết vận dụng trong lối hành văn, diễn thơ của mình. âm điệu trữ tình của ca dao chỉ phù hợp với các đoạn thơ có nội dung tình cảm và phù hợp với các nhân vật có đời sống tâm hồn trong sáng của Truyện Kiều.
Văn học viết sử dụng những biện pháp tu~từ có sẵn trong văn học dân gian
(so sánh nhân hỏa, nói quá, chơi chữ,..). Các tác giả văn học viết vận dụng tối đa những biện pháp tu từ này để tạo ra những hiệu quả nghệ thuật gây ấn tượng trong lòng người đọc. Đọc Cảnh ngày hè ta thấy Nguyễn Trời đã sử dụng thành công biện pháp nhân hóa (sử dụng những từ ngữ chỉ con người để dùng cho sự vật) làm cho cảnh vật sống động, giàu sức gợi. Hơn nữa, văn học dân gian còn ảnh hưởng đến văn học viết ở chất liệu dân gian. Con đường đi của dòng văn học viết là càng ngày căng dân tộc hóa về mặt hình thức ngôn từ, càng sử dụng nhiều thi liệu văn học dân gian. Thơ Nguyễn Trái, Nguyễn Bình Khiêm, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến đã chứng tỏ việc sử dụng nhiều thi liệu dân gian. Ngoài ra, việc sử dụng các chất liệu dân gian còn thể hiện ở cách xây dựng nhân vật, cốt truyện, cách thể hiện đề tài. Từ những cốt truyện dân gian, Nguyễn Dữ, Đoàn Thị Điểm khi viết các tác phẩm truyền kì đã hư cấu chúng thành các câu chuyện hoàn chỉnh vừa có tính lãng mạn, vừa có tính tư tưởng sâu sắc, vừa có giá trị nghệ thuật cao… Nhiều tác phẩm truyện của văn học viết như “Lĩnh Nam chích quá lục” của Trần Thế Pháp, “Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ… được các tác giả sưu tầm, ghi chép, viết lại các truyền thuyết dân gian của người Việt: An Dương Vương, Thánh Gióng, Trầu cau, Bánh chưng bánh giầy. Cho nên, mới nói các nhà văn học được văn trong truyện cổ tích cụ thể hơn là cách xây dựng cốt truyện và nhân vật.
ở phương diện thể loại, nền văn học viết đã tiếp thu hầu hết các thể loại của văn học dán gian, tùy vào phong cách sáng tác mà ‘mỗi nhà thơ, nhà văn lựa chọn cho mình thể loại sáng tác thích hợp. Trên cơ sở âm điệu tiếng Việt và truyền thống thơ ca dân gian hai thể thơ thuần Việt là lục bát và song thất lục bát hình thành mở ra chân trời mới cho thơ trữ tình và thơ văn tự sự tiếng Việt Thể thơ lục bát được Nguyễn Du vận dụng vào trong việc sáng tác “Truyện Kiều”. Thể thơ song thất lục bát được Đoàn Thị Điểm vân dụng vào trong việc diễn Nôm bài “Chinh phụ ngâm khúc . Kho tàng truyện kể dân gian không chỉ có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển của các thể loại tự sự văn xuôi mà còn có vai trò rất quan trọng trong sự hình thành và phát triển các thể loại tự sự văn vần của văn học thời trung đại.

  1. Kết luận:

Văn học dân gian đã đóng góp to lớn trong việc gìn giữ, mài giũa và phát triển ngôn ngữ dân tộc, nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân. Chính vì vậy mà văn học dân gian là nền tảng cho sự phát triển của văn học viết, là kết tinh của văn học dân tộc, đó vừa là sự khẳng định vai trò của văn học dân gian và là những điều cốt lõi nhất khi nói về~v~ học dân gian. Vậy nên nói về mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết thì văn học dân gian cho nhiều hơn là nhận”. Văn học viết cũng có ảnh hưởng trở lại đối với văn học dân gian trên một số phương diện. Chẳng hạn, tác giả dân gian đã đưa những chất liệu văn học viết vào ca dao (những nhân vật trong Truyện Kiều, Lục Vân Tiên..). Khi tinh hoa của hai bộ phận văn học này kết tụ lại ở những cá tính sáng tạo, trong điều kiện lịch sử nhất định thì lại thấy sự xuất hiện của những thiên tài văn học với nhiều áng văn bất hủ như: Nguyễn Du, Nguyễn Trái, Hồ Xuân Hương,…
VĂN HỌC VIẾT VIỆT NAM CHỊU ẢNH HƯƠNG SÂU SẮC CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN TRÊN PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG
Văn học dân gian là một bộ phận của văn học đặc trưng, tiêu biểu, là bông hoa nghệ thuật sáng chói trên bầu trời văn học Việt Nam. Văn học dân gian không chỉ góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến văn học viết, nó đã nhập tâm vào văn học viết. Có thể nói, văn học viết là hiện thân của văn học dân gian Việt Nam. Văn học dân gian ảnh hưởng đến văn học viết về nhiều phương diện, nổi bật nhất là phương diện nội dung.
1 – Đề tài:
Đề tài của các tác phẩm dân gian hết sức đa dạng: chuyện con người, loài vật, cây cỏ, chim muông, các hiện tượng đời sống xã hội, là cơ sở để khái quát những chủ đề, tư tưởng, xây dựng tác phẩm. Văn học dân gian là bức tranh sinh động về cuộc sống và con người. Qua đó các tác giả dân gian muốn gửi gắm những tình cảm, tư tưởng và ước mơ của mình trước cuộc sống. Nó được các tác giả trong nền văn học viết vận dụng một cách sâu sắc để nói về tình cảm của mình trước cuộc sống có bao nhiêu hiện tượng xã hội là có bấy nhiêu đề tài được các tác giả xây dựng nên các tác phẩm, các tác phẩm của văn học viết chứa đựng rất nhiều đề tài phong phú lấy từ văn học dân gian.
Người phụ nữ là một đề tài khá phổ biến trong văn học dân gian, ta biết đến số phận bất hạnh và số kiếp lênh đênh chìm nổi của họ qua chùm ca dao than thân:
Thận em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
Thân em như hạt mưa rào
Hạt bay xuống giếng, hạt vào vườn hoa
Bằng cảm nhận sâu sắc về thân phận của người phụ nữ, Nguyễn Du đã viết nên kiệt tác “Truyện Kiều” có sức lay động tâm hồn con người. Thuỷ Kiều một cô gái tài sắc nhưng phải chịu số kiếp “hồng nhan bạc mệnh”, người đời và xã hội phong kiến quay lưng lại với những con người tài hoa này, cuộc đời Kiều không có lối thoát trong nghịch cảnh phũ phàng thanh y hai lượt, thanh lâu hai lần . Học hỏi kết thúc có hậu từ văn học dân gian, Nguyễn Du đã tạo ra kết thúc được độc giả mong đợi, mười lăm năm đoạn trường có bao sóng gió, thăng trầm, khó khăn, truân chuyên của Kiều thực sự thay đổi khi gặp thanh gươm công lí của Từ Hải và cuối cùng sau cũng được đoàn tụ với gia đình.
Vận dụng từ những bài ca dao than thân và thân phận chìm nổi bấp bênh của người phụ nữ, Hồ Xuân Hương đã cho ra đời bài thơ “Bánh trôi nước” viết về quy định làm chiếc bánh trôi nhưng đồng thời thấy được những bất hạnh của người phụ nữ và nổi bật hơn hết là tấm lòng son sắt thuỷ chung của họ:
thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Từ truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”, Nguyễn Dữ đã xây dựng hình tượng Vũ Nương – một người con gái công dung ngôn hạnh, hết lòng với chồng và gia đình nhà chồng nhưng chỉ vì lời nói ngây thơ của con trẻ và cái bóng vô tình đã đẩy cơn ghen của Trương Sinh lên đỉnh điểm, chàng mắng nhiệt, lăng nhục Vũ Nương buộc nàng phải tìm đến cái chết để minh oan cho mình bằng cách trầm mình ở bến Hoàng Giang. Và rồi, Trương Sinh cũng nhận ra sai lầm của mình nhưng đã quá muộn khi hạnh phúc đã tuột khỏi tầm tay. Tác phẩm đã thể hiện đầy đủ cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội phong kiến khi mà người phụ nữ không có quyền định đoạt cuộc sống của mình mà phải phụ thuộc vào chế độ nam quyền.
Hình ảnh con cò là mệt hình ảnh khá quen thuộc trong văn học dân gian Việt
Nam, nó tượng trưng cho hình ảnh người nông dân và người phụ nữ.
“Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn cho gầy cò con?
“Cung oán ngâm” một tác phẩm đặc sắc viết về hình tượng người cung nữ
trong xã hội phong kiến. Sống ở nơi lầu son, gác tía nhưng người cung nữ không
được hưởng hạnh phúc, chỉ biết chờ đợi trong mỏi mòn, trong cô đơn tuyệt vọng.
Khúc ngâm lên án sâu sắc cái xã hội phong kiến và chế độ cung nữ đã trói buộc người phụ nữ vào vòng xoáy éo le, muốn thoát ra chẳng được mà tiếp tục chờ
đợi cô đơn cũng không xong.

  1. Nguồn cảm hứng:

Cảm hứng trong các tác phẩm dân gian thể hiện ở niềm say mê gắn liền với cảm xúc mãnh liệt của tác giả dân gian. Nó không phải là thứ tình cảm được các  tác giả xướng lên mà là thứ tình cảm toát lên từ tình huống, tính cách và sự miêu tả, đó là thứ tình cảm được khẳng định như ngợi ca, vui sướng, biết ơn, tin tưởng, yêu thương, đau xót, thương tiếc. Đó còn là thứ tình cảm phủ định các hiện tượng tiêu cực, xấu xa như tố cáo, căm thù, phẫn nộ, châm biếm, chế giễu, mỉa mai. Các tình cảm đó sơ lên các hiện tượng xã hội được phản ánh trong tác phẩm tạo thành một nội dung cảm hứng của tác giả. Trong những tác phẩm văn học viết có những cảm xúc chủ quan và khách quan của người viết, nhưng nó vẫn có nguồn cảm hứng chủ đạo khai thác từ văn học dân gian. Hai nguồn cảm hứng lớn trong văn học dân gian được các tác giả văn học viết khai thác và vận dụng là chủ nghĩa nhân đạo và tinh thần yêu nước. Với tình yêu thương và sự cảm thông sâu sắc cho số phận của Thuỳ Kiều mà Nguyễn Du đã làm nên tính kiệt tác của Truyền Kiều. Chủ nghĩa nhân đạo được thể hiện đặc sắc trong truyện Kiều” “/à một tiếng kêu thương, một bản tố cáo, một giấc mơ… mọt cái nhìn bế tắc” (Hoài Thanh).
“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộe” (Nguyễn Đình Chiểu) đã dựng lên một bức tượng đài sừng sững về người nghĩa sĩ đánh Tây. Tiếp nối tinh thần yêu nước của
nhân dân ta trong quá khứ của Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi…

  1. Tình yêu thiên nhiên:

Tình yêu thiên nhiên là một mảng đề tài lớn, những bức tranh sơn thuỷ hữu
tình chiếm số lượng khá lớn trong văn học dân gian. Khi xây dựng nên hình ảnh thiên nhiên, các tác giả không chỉ miêu tả về hình sắc mà còn miêu tả linh hồn của nó. Thiên nhiên trở thành tư tưởng đạo đức, tình cảm và triết lí. Thể hiện vẻ đẹp của quê hương đất nước. Tình yêu thiên nhiên là một đề tài được rất nhiều tác giả của nền văn học viết tìm hiểu và viết nên những tác phẩm có giá trị to lớn.
Nguyễn Trời đã khai thác nguồn cảm hứng chủ đạo trong văn học dân gian, từ tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước được diễn tả qua ca dao dân ca ngợi ca vẻ đẹp của quê hương:
“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biết như tranh hoạ đồ .
Hay:
“Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh”.
Từ đó mà ông đã viết nên “Bài ca Côn Sơn” để ngợi ca vẻ đẹp của quê hương mình nơi vùng núi Chí Linh – Hải Dương có suối chảy qua các hòn đá như tiếng đàn cầm bên tai trên đá rêu bám nhiều như là chiếu êm, có thông và cả bóng
trúc râm. Thật là phong cảnh sơn thuỷ hữu tình.
Bà Huyện Thanh Quan khai thác đề tài thiên nhiên viết nên bài thơ Qua đèo Ngang với những cảm xúc về thiên nhiên hoà trong tâm trạng hoài cổ của con người, cảnh_ vật dường như nhuốm màu tâm trạng nhưng cũng thật nên thơ trong khung cảnh buổi chiều tà tại đèo Ngang, con người cũng ít xuất hiện chỉ: “Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Giữa khung cảnh trời đất bao la chỉ có nhà thơ đối diện với chính mình cùng một niềm hoài cổ, thiên nhiên là nơi bà gửi gắm bao tâm tình, nơi ẩn chứa bao giá trị tốt đẹp của cuộc sống mà con người có thể bị lãng quên.

  1. Tư tưởng nhân ái tình yêu thương con người, tấm lòng nhân đạo, tinh thần lạc quan:

Tư tưởng nhân ái tình yêu thương con người; tấm lòng nhân đạo, tinh thần lạc quan của con người được các tác giả dân gian thể hiện sâu sắc qua tác phẩm
của mình. Trong cuộc sống lao động còn nhiều khó khăn vất và đầy thử thách nhưng các tác giả dân gian vẫn cất cao lời ca tiếng hát ca ngợi cuộc sống thể hiện tinh thần lạc quan yêu đời, thể hiện sự tin thưởng vào cuộc sống. trình yêu quê hương đất nước, tình cảm con người được vận dụng một cách sâu sắc khi sáng tác những tác phẩm của các nhà thơ nhà văn trong nền văn học viết.
Tình cảm yêu thương giữa con người với con người được thể hiện khá rõ nét trong kho tàng văn học dân gian:
nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Với truyền thống “Một miếng khi đói bằng một gói khi no , “lá lành đùm lá
rách con người Việt Nam đã chia sẻ cho nhau bao ngọt bùi đắng cay, cùng nhau vượt qua muôn ngàn khó khăn thử thách, cùng “chia ngọt sẻ bùi để cùng nhau tạo nên cuộc sống tốt đẹp hơn. Ngay chính trong tác phẩm hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam cũng thấy được tấm lòng nhân ái yêu thương con người nà tác giả dành cho cái phố huyện nghèo, và hi vọng một ngày không xa tương lai tươi sáng hơn sẽ đến với họ; để rồi ánh sáng của đoàn tàu kia không còn là niềm ước mơ hi vọng xa vời. Hay tình cảm mà Nguyễn Du dành cho ông già mù cùng đứa cháu đi hát rong trong Thái Bình mại ca giả. Ta cảm nhận sâu sắc tấm lòng nhân ái của con người trong dòng chảy văn học Việt Nam từ văn học dân gian đến văn học viết, không những quan tâm đến nhau họ còn luôn lạc quan trong cuộc sống, dù khó khăn bất hạnh nhưng họ vẫn muốn sống và khát khao được sống.
“Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xao thể xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con .
Một chị Dậu với khát khao được sống dù cho hoàn cảnh khó khăn, sưu thuế đã đè nặng lên đôi vai của người phụ nữ chị phải bán đi cái Tí và bầy chó chưa mở mắt nhưng vẫn không đủ tiền để đóng sưu thuế không một lời kêu ca chị vẫn tìm đủ mọi cách để lo lắng cho công việc của gia đinh thể hiện tinh thần lạc quan của con người’ dù sống trong cảnh khó khăn tù túng. Một Lão Hạc coi trọng danh dự và nhân phẩm đến cùng cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay ông vẫn không tiêu vào số tiền cho con hay phải liên luỵ đến hàng xóm, một con người như vậy lại phải chọn cái chết đau đớn và khổ sở cũng chỉ để mang lại những điều tốt đẹp cho con và cho mọi người.
Văn học dân gian ra đời sớm hơn văn học viết nhưng lại tồn tại song song với văn học viết, truyền tho văn học viết một sức sống mới, tặng cho người đọc những bài viết, tác phẩm có sức lay động tình cảm người bình dân. Có nhiều tác phẩm văn học viết bằng chữ Nôm hay chữ quốc ngữ có sức tồn tại lâu dài là bởi được phổ cập rộng rãi trong tầng lớp nhân dân một phần do các tác giả tiếp thu một
cách sáng tạo những nội dung và kinh nghiệm nghệ thuật của văn học dân gian.
 
III -VĂN HỌC VIẾT VIỆT NAM. CHỊU ẢNH HƯỞNG SẢU SẮC CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN TRÊN NHIỀU PHƯƠNG DIỆN:

  1. Ngôn từ:

Quả thực, tài năng của thi sĩ không ai có thể cho được, mà tự bản thân họ phải tự thu nhận, chọn lọc, sáng tạo từ những nguồn cội có từ xa xưa. Và có thể nói nghệ thuật ngôn từ chính là phương tiện để giúp người nghệ sĩ tạo cho mình một dấu ấn cá nhân đặc sắc. Tác phẩm văn học muốn trường tồn đều phải mang trong mình một sức hấp dẫn riêng; cho đến nay, nhân loại đã có một kho tàng văn học khổng lồ với vô số các tác phẩm thành công, mà không thể phủ nhận góp vào sự thành công đó là nghệ thuật ngôn từ. Nguyễn Tuân đã định nghĩa về nghề văn như sau: Nghề văn tà nghề của chữ chữ với tất cả mọi nghĩa mà mỗi chữ phải có được trong một câu, nhiều câu… Nó là cái nghề dùng chữ nghĩa mà sinh sự để sự sinh , nếu thiếu cái gọi là ngôn từ kia thì có lẽ từ xưa đến nay chắc cũng chẳng có khái niệm nào gọi là văn học. Trong tác phẩm văn học, ngôn từ là phương tiện để cụ thể hoá và vật chất hoá sự biểu hiện chủ
đề và tư tưởng tác phẩm, tính cách nhân vật và cốt truyện,… Nhưng không có cái gốc thì chẳng thể nào có ngọn! Ngôn từ với cách sử dụng thành thục và khá chuẩn xác như ngày nay được coi như các ngọn của gốc cây mà các tác giả dân gian xưa đã dày công vun xới. Văn học dân gian sử dụng ngôn từ giản dị, hỗn nhiên, chân thực như chính cái cuộc sống dân dã xung quanh nó. Tuỳ theo vùng miền khác nhau mà các tác già dân gian sử dụng ngôn từ khác nhau. Nó thường mang tính chất địa phương, đã được đưa vào nhiều tác phẩm văn học viết lăm cho văn học viết ngày càng phong phú, đa dạng, mang đậm bản sắc địa phương. Khi đọc một tác phẩm mà cảm nhận được sự xuất hiện của hương quê nhà trong đó; chắc hẳn ai cũng đón nhận nó với sự thoải mái, an tâm và còn như pha lẫn một chút lâng lâng nữa!
Ngôn từ của vùng đất Quảng Bình đã được Tố Hữu sử dụng vào trong sáng tác của mình, điển hình là bài thơ “Mẹ Suốt
“Bây chừ sông nước về ta
Đi khơi đi rộng, thuyền ra thuyền vào.
Hay:
Gân chi gan rứa mẹ nờ?
Mẹ rằng: Cứu nước mình chờ chi ai?
Chẳng bằng con gái, con trai
Sáu mươi còn một chút tài đò đưa.
Dễ hiểu, đơn nghĩa, dễ học thuộc là những đặc trưng cơ bản của văn học dân
gian nên nó được lưu truyền rất rộng rãi. Văn học viết là sự hội tụ, kết tinh và phát triển của văn học dân gian. Việc tiếp thu các thành tựu của kho tàng văn học xưa ấy đã giúp văn học viết dễ dàng đi vào lòng người hơn. Bên cạnh đó, sự cải tiến vế ngôn từ với nhiều từ ngữ được sử dụng theo nghĩa bóng đã giúp các tác giả văn học viết nhẹ nhàng gieo mầm cảm xúc vào văn thơ của họ, mang lại những thông điệp sâu sắc thấm sâu vào tâm trí độc giả nhiều thế hệ.

  1. Hình ảnh:

Trong văn học dân gian (nhất là ca đao dân ca) ta có thể bắt gặp những hình ảnh tươi đẹp và đáng yêu của thiên nhiên và con người Việt Nam: núi và sông, đồng lúa và cánh cò, vầng trăng và dòng suối, gió và mây, cây đa và bến nước,…
Cảnh quan, hình ảnh các vùng miền của đất nước rất đa dạng và phong phú nên
khi đi vào thơ ca dân gian của mỗi vùng cũng có những nét riêng biệt, tạo nên những sắc thái địa phương, vùng miền khác nhau. Chẳng hạn thơ ca dân gian miền Bắc gắn liền với hình ảnh áo tứ thân, khăn mỏ quạ; người miền Trung gắn liền với hình ảnh tà áo dài thân thuộc; còn miền Nam thì gắn liền với hình ảnh áo bà ba.
Chính điều này đã ảnh hưởng tới văn học viết. Các hình ảnh trong văn học viết cũng mang đậm nét đẹp văn hóa địa phương, làm cho những tác phẩm ấy trở nên dân dã, thoảng mùi hương đồng nội. Như thi sĩ “chân quê” Nguyễn Bính, sinh ra và lớn lên ở Nam Định nên tác phẩm của ông cũng mang đậm chất vùng miền với hình ảnh thân quen, đậm đà chất Bắc:
“Nào đâu cái yếm lụa sồi
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nát đen
Có ý kiến cho rằng: (Thơ ca nói .lên tình cảm, tâm trạng thông qua hình ảnh” và thơ ca trong văn học dân gian hay văn học viết đều bộc lộ cảm xúc một
cách trực tiếp hay gián tiếp thông qua hình ảnh. Hình ảnh chứa đựng trong đó tâm trạng, cảm xúc của chủ nghĩa trữ tình. Như qua hình ảnh thuyền và bến trong câu ca dao thân quen:
thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
Thuyền và bến là hai hình ảnh rất quen thuộc đặc tả cho sự xa cách và nhớ trông. Và đó cũng chính là tâm trạng mà câu ca dao này muốn diễn tả: người con gái luôn mỏi mòn, chờ đợi, ngóng trông người yêu và sẽ mãi mãi thuỷ chung với
chàng. Quả nhiên, người đọc đã nhìn thấy được tâm trạng thông qua hình ảnh. Và
trong văn học viết cũng thế. tình cảm, cảm xúc được thể hiện qua hình ảnh. Chẳng
hạn như trong đoạn thơ “Kiều ở lầu Ngưng Bách” của Nguyễn Du thì người đọc đã
thấy được cái tài của tác giả là mỗi hình ảnh đều gợi lên một nét tâm trạng bơ vơ, lẻ loi, đau đớn và lênh đênh nơi đất khách quê người. Điển hình như hình ảnh “hoa
trôi man mác trên “ngọn nước mới sa” như gợi lên cái hình ảnh phiêu bạt lênh đênh của Thuỳ Kiều giữa dòng đời.
Từ những hình ảnh trong văn học dân gian, các tác giả cửa văn học viết đã tiếp thu phát triển và làm cho nó giàu tính hoa mĩ, tượng trưng hơn nhưng vẫn giàu tính dân dã như các hình ảnh trong văn học dân. gian. Từ đó tạo cho độc giả một góc nhìn mới và cảm giác thấy thích thú. Chẳng hạn, vầng trăng trong thơ ca một thuở:
Vầ#ng trăng ai xẻ làm đôi
Đường trần ai vẽ ngược xuôi hỡi chàng
Còn trong cuộc chia tay Kiều – Thúc, Nguyễn Du viết:
Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in chiếc gối. nửa soi dặm đường

  1. Cách nói:

Nhờ đặc điểm được thể hiện bằng hình thức diễn xướng nên cách nói của văn học dân gian cũng khá đơn giản nhưng rõ ràng, thể hiện đầy đủ thái độ, tình cảm của các tác giả dân gian đối với người nghe, người đọc. Những thái độ, tình cảm như phê bình, hài hước, châm biếm, răn .dạy, thương yêu,… của văn học viết ngày nay có được là do tiếp nhận khối lượng khổng lồ các kiến thức cổ trước trong văn học cổ. Nhưng lultulg thái độ, tình cảm này không được bộc lộ trực tiếp như trong văn học dân gian, vì thế mà các tác phẩm văn học viết luôn khiến tho người đọc, người . nghe phải suy ngẫm để có thể hiểu được những ẩn ý mà tác giả muốn thể hiện. Lối hành văn của văn học viết cũng rất mạch lạc, rõ ràng, lời văn gãy gọn,
nội dưng phù hợp với hoàn cảnh cũng như cách nói của văn học dân gian.
Dân gian ta có bài ca dao mà có lẽ khá quen thuộc với những đứa con được ôm ấp trong vòng tay ngay từ lúc còn bé:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùa bùn
Cách nói, tiết tấu của bài ca dao như âm hưởng của một dòng suối cháy êm đềm, chuyển mình qua những bậc đá, rồi tiếp tục trôi xuôi. Mạch thơ uyển chuyển thông suất, thanh thoát, êm đềm. Bài ca dao miêu tả hoa sen lại làm cho ta suy nghĩ bao điều về ý nghĩ nhân sinh. Đó là loài hoa tiêu biểu cho những con người có tâm hồn cao đẹp, phẩm chất thanh cao. Có thể nhìn thấy được những điều đằng sau lời nói một cách trực tiếp thì khá là nhẹ nhàng nhưng để cảm nhận hết sự tinh tế qua từng điệu văn thì quả là thâm thuý. Vậy mới chứng tỏ được không phải nôi ra mới thể hiện cảm xúc mà có cách sâu sắc hơn nữa đó là việc kí thác vào văn chương như các tác giả văn học viết ngày nay.

  1. Thể loại:

Văn học dân gian Việt Nam cũng như văn học dân gian của nhiều dân tộc
trên thế giới có những thể loại chung và riêng, hợp thành một hệ thống. Mỗi thể loại phản ánh cuộc sống theo những nội dung và cách thức riêng. Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam gồm mười hai thể loại nhô: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo.
Hệ thống thể loại của văn học viết được chia làm hai giai đoạn: Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX: văn học chữ Hán: văn xuôi (truyện, kí, tiểu thuyết, chương hồi,… ); thơ biền ngẫu. ờ văn học chữ Nôm, phần lớn các thể loại là thơ và văn biền ngẫu.
Từ đầu. thế kỉ XX đến nay: loại hình và thể loại văn học có ranh giới tương đối rõ ràng. Loại hình tự sự có tiểu thuyết, truyện ngắn, kí (bút kí, tuỳ bút, phóng sự). Loại hình trữ tình có thơ trữ tình và trường ca. Loại hình kịch có nhiều thể loại như kịch nôi, kịch thơ. Các thể loại văn học viết phát triển theo thời gian và gắn chặt với lịch sử chính tả, văn hoá, xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, các thể loại văn học dân gian cũng là phương diện tiền đề cho sự phát triển thể loại của văn học viết. Cụ thể như:
Văn học trung đại (thế kỉ X đến thế kỉ XIX): nhờ có chữ Nôm và các thể loại thơ dân tộc trong văn học dân gian như lục bát và song thất lục bát mà ra đời hàng loạt các tác phẩm chữ Nôm sử dụng thể loại của văn học dân gian mà đỉnh cao là truyện Kiều ‘ ra Nguyễn Du và “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu. Điều đó đã chứng tỏ năng lực sáng tạo của các nhà thơ Việt Nam khi sáng tác bằng Tiếng Việt và bằng thể loại của văn học dân gian. Văn học hiện đại (đầu thế kỉ XX đến hết thế là XX): thơ mới, tiểu thuyết, kịch nói dần thay thế hệ thống thể loại cũ, tuy một vài thể loại cũ của văn học trung đại vẫn tiếp tục tồn tại, song không còn vai trò chủ đạo. Giai đoạn này, trong điều kiện mở cửa hội nhập quốc tế, văn học văn học đã và đang tích cực lựa chọn, tiếp nhận nhiều thành tựu nghệ thuật của thế giới để hiện đại và phát triển hơn.
ở văn học dân gian; cùng một thể loại nhưng lại được phân ra cụ thể theo từng vùng miền, đậm tính thất địa phương. Chẳng hạn, cũng là sân khấu dân gian
nhưng lại khác nhau theo từng miền đất: miền Bắc có điệu quan họ, hát xoan, chèo.
Miền Trung có tuồng. Còn miền Nam là cải lương. Văn học viết cũng tương tự nhưng theo chiều hướng ngược lại. Cùng một nội dung, đề tài nhưng được viết theo nhiều thể loại khác nhau, cũng là nhiều cách để tiếp cận hơn đến người đọc. Chẳng hạn cùng một chủ đề là thân phận của người phụ nữ tron~ơ xã hội phong kiến thì lại có cách diễn đạt khác nhau ở mỗi thể loại: thơ có “Truyện Kiều “Độc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du, “Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương; truyện có “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
Tóm lại, các thể loại của văn học viết là sự kế thừa, phát huy và sáng tạo từ
các thể loại văn học dân gian cũng/ như tiếp thu có chọn lọc từ các thể loại nước
ngoài nhằm tăng thêm màu sắc và sự đa dạng phong phú cho văn học viết.

  1. Chất liệu dân gian:

Đối với các dân tộc trên thế giới, văn học dân gian bao giờ cũng cổ trước, văn học viết hình thành sau và được xây dựng dựa trên nền tảng văn học dân gian.
Vì vậy, tiếp thu chất liệu của văn học dân gian là hiện tượng khá phổ biến trong văn học viết. Hiện-tượng này được sử dụng giúp cho mỗi tác phẩm mang lại dấu ấn riêng cho mình. Có rất nhiều phương diện nghệ thuật của văn học dân gian đã có mặt trong những tác phẩm văn học viết. Sự tiếp nhận và phát triển giữa hai bộ phận văn học được xem như quy luật của lịch sử văn học. Và dĩ nhiên, những tác phẩm văn học viết nổi tiếng, giàu tính dân tộc nhất, thường tiếp thu có sáng tạo nhiều từ chất liệu văn học dân gian.
Thử điểm qua một vài nét trong “Truyện Kiều có thể nhận ra đại thi hào Nguyễn Du là một điển hình:
“Một nhà sum họp trúc mai
Càng sâu nghiã bể, càng dài tình sông.
Hay:
“Nàng rằng: “Non nước xa khơi,
Sao cho trong ấm thể ngoài mới êm.
Dễ loà yếm thắm, trôn kim
Làm chi bưng mắt bắt chim khó lòng.t
Đôi ta chút nghiã đèo bòng,
Đến nhà trước liệu nói sòng cho minh.
Các từ và cụm từ “trúc mai “trong ấm ngoài êm “bưng mắt bắt chim”, “đèo bòng được lấy từ kho tàng thơ ca dân gian người Việc Những câu ca dao, tục ngữ của người nghệ sĩ dân gian luôn mang đầy tính triết li, có khi đã đạt đến một độ thuần xác và đúng đắn vượt thời gian. Mỗi tác giả văn học viết đều có ý thức rõ ràng rằng mình sử dụng chất liệu văn học dân gian đề làm gì? và như thế nào? Sự có mặt của chất liệu văn học dân gian trong các tác phẩm văn học viết làm cho nó trở nên gần gũi với nhân dân nhưng không làm biến chất bác học.

  1. Biện pháp tu từ:

Bắt nguồn từ những biện pháp tu từ đã có sẵn từ văn .học dân gian, văn học viết đã tiếp thu một cách nhanh chóng và học hỏi sâu rộng để có dược những biện pháp nghệ thuật đặc sắc. Như trong các tác phẩm, then hình là lối so sánh trong văn học dân gian chỉ mượn những hình ảnh dân dã thì văn học viết đã ‘phát triển lối so sánh đó thành các bút pháp khác nhau so sánh trùng điệp,..: Ngoài ra, còn có các biện pháp khác như ước lệ tượng trưng, chơi chữ, nhại,… các biện pháp tu từ khác trong văn học dân gian cũng được các tác giả văn học viết vận dựng và sáng tạo triệt để
Những bài thơ nhại tự nhiên phát triển khá nhiều trong những năm 70 của thế kỉ trước. Đại loại cô những bài thơ theo lối trần tục hóa như.
“Con cò dịch đít sang ngang
Xa xa có một cái làng thò ra.
Hiện tượng nhại còn được thể hiện trong thơ Tố Hữu, thơ Minh Huệ, Hồ Xuân Hương và một số nhà thơ khác. Như vậy có thể nói rằng tất cả những biện pháp tu từ trong văn học viết đấu có cội nguồn từ văn học dân gian.
IV – PHÂN TÍCH VAI TRÒ VÀ TÁC DỤNG CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN QUA MỘT SỐ TÁC PHẨN CỤ THỂ:
“Văn học dân gian là cội nguồn, là bầu sữa mẹ nuôi dưỡng nền văn học dân tộc Việt Nam Bởi nơi đó chứa đựng tính truyền thống, tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc và cả những sáng tạo nghệ thuật độc đáo. Chính bởi lẽ đó, mỗi khi lần giở lại những trang thơ, những câu truyện ta lại thấy thấp thoáng hồn xưa đi về muôn thuở. Kiệt tác Truyện Kiều của Nguyên Du không hoà lẫn vào nền văn học đồ sộ Trung Hoa, là bởi nó -giữ được cho mình tính dân tộc, tính truyền thống. Nguyễn Du đã vận dụng nền văn học .sơ khai của dân tộc để làm nên tập đại thành bất hủ của Việt Nam và của cá nhân loại.
Trong tác phẩm này có tất cả 79 lần Nguyễn Du sử dụng ngôn từ của ca dao. Những câu ca dao đằm thắm, êm dịu của dân gian đã được Nguyễn Du hợp thức
hóa trong Truyện Kiều bằng những câu thơ có kiểu dùng từ tương ứng. Thí dụ như trong ca dao có câu.
thuyền, và bến, và sông
Vì hoa nên bận cánh ong đi về
Truyện Kiều là: ‘(Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa .
Hay:
“Yêu nhau mấy núi cũng trèo
Mấy sông cũng lội, mấy ngàn cũng qua
của ca dao cũng đã được Nguyễn Du sử dụng lại để nói lên tình yêu cao thượng của chàng Kim đối với Thấy Kiều:
“Rắp mong treo ấn từ quan
Mấy sông cũng lội, mấy ngàn cũng qua .
Ca dao có các mô-típ dùng để mở đầu như. “Chiều chiều… , “Em như… “,
“Đôi ta như… , “Buồn trông… , “Tiếc thay… ,… Trong Truyện Kiều có những
cái mở đầu như vậy
“Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Hay:
“Tiếc thay một đóa trà mi
Con ong đã tỏ đường đi lối về
Ca dao, tục ngữ, thành ngữ và lời ăn tiếng nói hàng ngày đã trở thành thơ của Nguyễn Du, chan hoà, tan biến trong phong cách của nhà thơ. Nguyễn Du đã cô được chúng từ tiếng hát tâm hồn của người dân .lao động. Để từ đô làm nên một nàng Kiều là hiện thân điển hình cho những:người phụ nữ khốn khổ,khốn cùng nơi những câu hát than thân:
“Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày
Sự tiếc thương, đau đớn cho số phận con người mà đặc biệt là những người
phụ nữ dưới tầng đáy xã hội, Nguyễn Du đã thể ‘hiện  mình là một nhà nhân văn chủ nghĩa sâu sắc. Cảm hứng ấy chẳng phải đã được khơi nguồn từ ca dao, dân ca san? Chính văn học dân gian đã nuôi dưỡng và tắm mát tâm hồn Tố Như bằng những hình ảnh, ngôn ngữ, thi liệu mộc mạc, giản dị mà không kém phấn sâu sắc. Những vầng trăng, những lời thề nguyền, hò hẹn cùng những từ ngữ lấp lánh thất thơ,… đi vào Truyện Kiều từ miền ca dao xưa cũ làm cho kiệt tác này trở nên hoàn hảo hơn. Vầng trăng trong cuộc chia li Kiều – Thúc:
“Vầng trăng ai xẻ làm đôi –
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường./”
Học tập từ vầng trăng của ca dao một thuở:
“Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Đường trần ai vẽ ngược xuôi hỡi chàng
Ta thấy phảng phất trong vần thơ Tố Như cuộc biệt li của chàng trai – cô gái
trong ca dao. Cuộc biệt li ấy hóa thân vào sự chia phôi giữa Kiều và Thúc. Vầng trăng tan vỡ trong ca dao lại in bông ở “Truyện Kiều Sự học tập khôn ngoan này của Nguyễn Du đã tạo nên hai câu thơ bất hủ, hai câu thơ góp phần không nhỏ làm nên vẻ đẹp toàn bích của “Truyện Kiều”.
Thể thơ lục bát truyền thống góp một phần không nhỏ làm nên thất trữ tình
cho kiệt tác “Truyện Kiều Với giai điệu ngọt ngào cùng nhịp điệu lúc sâu lắng, lúc sôi nổi đã giúp cho Nguyễn Du thể hiện được tình người, ý cảnh vô cùng tinh tế, đắc địa. Nhà thơ đã tiếp thu vốn văn học dân gian cùng những sáng tạo của riên ơ mình làm nên những vần thơ tuyệt tác. Tố Như đã đi vào nơi cuộc sống của người bình dân, bằng vốn tri thức sách vở và đời thực, ông đã “học được thơ trong ca dao một sự học tập có chọn lọc và sáng tạo.
Quả thật, tiếng hát tâm hồn nhân dân đã góp vào thiên Truyện Kiều một sức mạnh không nhỏ để có thể làm nên tiếng vang đến muôn đời, muôn kiếp.
Không chỉ có Nguyễn Du, các nhà thơ khác cũng đã nhanh chóng bắt kịp được những tinh tế của dán gian, đưa vào tác phẩm mình như là một mạch máu chảy xuyên suốt. Điển hình trong đó là nữ sĩ tài hoa Hồ Xuân Hương.
Có thể nói Hồ Xuân Hương là một hiện tượng hết sức độc đáo trong lịch sử
văn học Việt Nam.
Tiếng cười của Hồ Xuân Hương là tiếng cười dân gian. Tiếng cười ấy không
phải là tiếng cười chỉ có tiêu hủy mà là muốn khẳng định một cái gì đó trong sự phủ định này:
 
Quân tử dùng dằng để chẳng dứt
Đi thư cũng dở, ở không xong”
Rõ ràng là cái cảm, cái nghĩ của Xuân Hương và của dân gian đã quyện chung tại làm một, như lá trầu và mảnh vôi, càng quyện càng đỏ tươi, xinh đẹp:
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này cửa Xuân Hương mới quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh’ như lá, bạc như vôi”
Đây là tiếng nói đòi quyền tự do, chủ động trong tình yêu và cả cuộc đời của chính mình, Hồ Xuân Hương đã sử dụng đề tài mời trầu để nói lên suy nghĩ, cảm nhận của mình, văn học dân gian đã cứu rỗi một cuộc đời bất hạnh. Bài thơ trên mang đậm chất dân gian mà cũng là một vẻ đẹp riêng của thơ Hồ Xuân Hương. Bởi phong tục mời trầu cũng là một nghi lễ rất dân gian và hình ảnh quả cau nho nhỏ thì rất đỗi quen thuộc trong ca dao, dân ca. Và thơ của bà chúa thơ Nôm cũng vô .cùng dân dã, có khi mộc mạc đến “sỗ sàng ‘ cùng một nguồn mạch trầu cau – vôi trắng.
Mô-típ thân em” có lẽ Hồ Xuân Hương sử dựng thành công và hợp tình nhất, nó thể hiện được số phận long đong, bảy nổi ba chìm” của chính cuộc đời bà cũng như “nói giúp” cho những người phụ nữ cùng thời. Bài thơ Bánh trôi nước là một bài thơ thành công, và nó thành công là nhờ một phần không nhỏ từ thi liệu của dân gian. Hồ Xuân Hương đã vận dựng triệt để và sáng tạo những sáng tạo của
nhân gian, điều ấy làm đầy túi thơ phóng khoáng của bà, giúp bà được tôn xưng “Bà chúa thơ Nôm”.
Cùng với Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Trãi cũng là một nhà văn được đắm mình trong suối nguồn văn hóa dân tộc và đạt được những thành tựu nghệ thuật rực rỡ. Nhà thơ đã sử dụng những câu tục ngữ, thành ngữ dân gian để làm chất liệu chính cho tác phẩm của mình. có người cho ràng thành tựu lớn nhất của Nguyễn Trãi không phải là ở đồng hóa kho từ vựng và văn hiệu Hán học mà là ở chỗ xây dựng ngôn ngữ văn học dân tộc trên cơ sở ngôn ngữ của nhân dân và ngôn ngữ của văn học dân gian.
Trong thơ Nguyễn Trãi ta thường gặp những khẩu ngữ quen thuộc của nhân dân:
“Nên thơ nên thầy vì có học
ăn no, .no mặc bởi hay làm .
Nguyễn Trãi đã sử dụng ngôn ngữ nhân gian một cách đắc lực để tả cảnh, tả
lòng, tả vật. Nguyễn Trãi đã sử dụng những hình tượng ngưng kết cấu ngôn ngữ vốn đã được cô độc trong ngôn ngữ của văn học dân gian để biểu đạt ý một cách rất nhuần nhị. Từ tục ngữ:
“ở gần nhà giàu đau răng ăn cám
ở gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn ~
Nguyễn Trãi viết:
làm cận nhà giàu no bữa cám,
Bạn bè kẻ trộm phải no đòn .
Hay tục ngữ có câu: “ơ bầu thi tròn, ở cống thì dài thì Nguyễn Trãi đã vận
dụng nó để viết nên một lời khuyên răn:
“ở bầu thứ dáng ắt nên tròn
Xấu tốt thì đều rắp khuôn
Hoặc là:
chẳng ngừa nhỏ, âu nên lớn,
Nếu có sâu thí bỏ canh”
được học tập từ câu tục ngữ “Con sâu làm rầu nồi canh cửa nhân dân.
Bấy nhiêu thôi cũng đủ thấy Nguyễn Trãi am hiểu ngôn ngữ của nhân dân
như thế nào. Nhờ đó mà ông đã khai thác được tính hình tượng, tượng thanh rất sinh động của các tiếng đôi cũng như của cấu trúc đối xứng hô ứng, lấp láy trong tiếng Việt:
“Đọc sách thư thông đòi nghĩa sách
Đem dân mưu nữa mất lòng dân”
Hay:
“Am, cam am thấp, đợi đòi tầng
Khấp khểnh ba lẩn, trở lại bằng .
Những khả năng của ngôn ngữ tiếng Việt mà Nguyễn Trãi biết khai thác một cách tài tình đã làm cho thơ ông nhịp nhàng, uyển chuyển và đầy màu sắc dân tộc.
Nguyễn Trãi quả không hổ danh là một nhà thơ lớn của dân tộc, một nhà thơ uyên bác về chữ nghĩa dân gian.
Bắt gặp trong nền văn’ học trung đại Việt Nam ta còn tìm thấy một nhà thơ
coi văn học dân gian là nguồn sống của mình, không ai khác đó chính là chàng “thi sĩ quê mùa Nguyễn Bính. Người ta nhận định rằng Nguyễn Bính – một nhà thơ mới – đã đem vào “một thời đại mới trong thi ca” một tiếng thơ quen. Quả đứng như vậy bởi ông đã trở về nương hồn mình nơi gốc đa bến nước, những đem hộ cho để lắng nghe tiếng vọng của ca dao đổ về từ cội nguồn dân tộc.
Trong tâm hồn của chàng trai ấy đầy ắp yêu thương bởi nó được nuôi dưỡng từ bầu sữa mẹ dân gian với biết bao tục ngữ, ca dao thắm đượm hồn dân tộc. Những từ ngữ, hình ảnh, cách tỏ tình lứa đôi trong thơ của chàng “thi sĩ quê mùa” muốn yêu ấy là những mình, những ta, những anh, những nàng, là lối lục bát mênh mang giai điệu trữ tình, sao gần với ca dao vậy Đọc thơ Nguyễn Bính, bên cạnh một mạch nguồn ca dao mát rượi là một cái tôi không dễ gì hoà lẫn. Đó là sự đồng điệu của tâm hồn một con người cùng tâm hồn triệu con người.
Chàng trai trong thơ Nguyễn Bính tỏ tình cũng rất mộc mạc, dân dã, đúng
với phong cách của một thi sĩ bình dân:
“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người
Gió mưa là bệnh của giời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng
Những lời tỏ tình dễ thương ấy dành cho một cô gái dễ thương, sát bên cạnh
ngỡ xa muôn trùng. Một lời tỏ tình kín đáo mà thật có “dưyên” vòng vo thường thấy trong ca dao. Thành ngữ dân gian đi vào thơ Nguyễn Bính thật tự nhiên, không gượng ép, gò bó. Tâm hồn ấy là tâm hồn của nhân dân. Tình cảm là thực sự của mình nhưng  chứ gán ghép cho một đối tượng bóng gió nào đó mà xa xôi lắm: những mận, những đào, những mượn mình làm mối cho người ta, mà lại là một người vừa đẹp vừa tươi như mình. Có phải Nguyễn Bính đã lấy tứ từ “Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo” của ca dao?
Chàng thi sĩ “quê mùa ‘ ấy đã thổi vào thơ mình một thất thơ lấy từ ca dao. Đó là một trong những nét đặc sắc làm nên sức hấp dẫn riêng của thơ Nguyễn Bính.
Không chỉ học tập chất thơ trong ca dao, văn học viết còn tiếp thu chất văn
trong những câu chuyện cổ tích.
Những tác phẩm văn xuôi chữ Hán vẫn mang dấu ấn của những câu truyện
cổ dân gian Việt Nam. Với nhiều thể loại phong phú, đặc biệt là thần thoại, truyền thuyết, cổ tích đã trở thành đề tài cho các tác phẩm văn học viết đầu tiên. Các tác phẩm “Việt Điện U linh tập “Lĩnh Nam chích quái”, “Thánh Tông  di thảo truyền kì mạn lục”, tang thương ngẫu lục”,… đã ghi chép lại truyện dân gian và trên cơ sở đó đã hư cấu lại, làm ra sản phẩm mới, theo khuôn khổ thời đại. Như vậy, có thể nói chính các thể loại truyện cổ dân gian đã tạo nên thể loại “truyền kì”, “chích quái” trong văn học viết trung đại.
Nền văn học thành văn của bất cứ một quốc gia nào cũng lấy văn học dân
gian làm nền tảng. Nếu nền văn học của một đất nước là một ngôi nhà thì văn học dân gian là nền móng: ‘Nền văn học Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật ấy Văn học dân gian chính là dưỡng chất, là bầu sữa để nuôi dưỡng nền văn học viết của chứng ta ngày nay. Các tác giả có thể lấy văn học dân gian làm ngữ liệu cho những tác phẩm của mình. Nội dung của những câu chuyện dân gian dưới ngòi bút của các tác giả bỗng trở nên hấp dẫn đến lạ kì. Các tác giả đã lấy chính nội dung của những câu chuyện dân gian làm nội dung chính các tác phẩm của mình. Sẽ không có “Lĩnh Nam chích quái” của Trần Thế. Pháp, đại Việt sử kí toàn thư’ của Ngô Sĩ Liên, “Thiền uyển tập anh ngữ lục” của hai dòng thiền Vô Ngôn Thông và Tì Ni Đa Lưu Chi nếu như không có những truyền thuyết Lạc Long Quân – âu Cơ, Tản Viên, An Dương Vương, các truyện cổ inh Bánh Chưng
bánh giầy, Dưa hấu… và giai thoại dân gian. Nhờ các truyện lưu truyền trong văn
học dân gian về vị thành hoàng, về bà Trưng, Triệu Quang Phục, Lý ông Trọng…
mà Lí Tế Xuyên viết nên “Việt Điện U linh tập
Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài là một thiên truyện thấm đầy chất cổ tích và hiện thực Cổ tích chuyển hoá vào hiện thực. Mô-típ nhân vật ấy chắc hẳn Tô Hoài đã học được từ chất văn trong những trang truyện cổ thuở xưa. Mị tiêu biểu cho những cô gái nghèo bất hạnh, cô phải chịu những đau khổ trong cuộc đời, nhưng lại mang trong mình khoảng sáng của những phẩm chất tốt đẹp. A Phủ là hiện thân cho mô-típ nhân vật các chàng trai mồ côi, hoàn toàn không có gì cả, song lại có một sức sống bền bỉ, dẻo dai. Họ không có ‘gì cả mà hoá ra lại mang trong mình những vẻ đẹp phẩm chất vô giá. Người đọc như đang gặp lại hình ảnh Cho Đồng Tử trong A Phủ, gặp lại cô Tấm dịu hiền trong hình ảnh Mị. Lối kết thúc có hậu cũng được sử dựng trong truyện ngắn. A Châu, người chiến sĩ ~t~ll mạng, là hình ảnh của những ông Tiên, vị Phật đem lại hạnh phúc cho những chàng ti ai, cô gái ‘bất hạnh. Có thể thấy ở vợ chồng A Phủ’, Tô Hoài đã học được chất văn từ cổ tích ‘xa xa. lời kể chuyên trầm trầm, khách quan nhưng vẫn ấm áp tấm lòng ngươi ăn bút. Qua thật những câu chuyện vô danh chở đầy ước mơ hồn nhiên của cơn người thuở trước, giờ lại in bóng dáng vào văn học hiện đại hôm nay. Những chất liệu cổ tích đã cung cấp tho nhà văn nguồn cảm hứng sáng tạo. Họ học ở cổ tích cách xây dựng nhân vật theo mô-típ thiện – ác, đưa vào trang văn của mình chất huyền ảo, thiêng liêng. Như thế, có thể thấy rằng các nhà văn, nhà thơ đã học tập được văn trong cổ tích và học được thơ trong ca dao. Đó là sự học tập đầy sáng. tạo, học tập trên những gì có sẵn nhưng vẫn không làm mất đi cái tôi của mỗi tác giả, tác phẩm
Xét về mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết thì văn học dân gian cho nhiều hơn là nhận, nhưng văn học viết cũng có công trong việc giúp vô học dân gian phát triển mạnh mẽ hơn, phong phú, đa dạng hơn và không bị lãng quên. Ca dao, truyện cổ cũng như dòng sông ấy, tháng năm vẫn mang nhịp sóng trong tâm hồn nghệ sĩ muôn đời. Các nhà văn, nhà thơ muôn đoàn học được nhiều điều từ ca dao, truyện cổ.
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *