Xây dựng chủ đề dạy học môn Ngữ văn. Giáo án bài Phong cách ngôn ngữ báo chí, Ngữ văn lớp 11. Giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Soạn bài theo tiến trình 5 hoạt động
CHỦ ĐỀ: BÁO CHÍ
6 Bước xây dựng chủ đề dạy học
BƯỚC 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học:
– Đọc và tạo lập văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí
BƯỚC 2: Xây dựng nội đung chủ đề dạy học:
-Gồm các vấn đề: Phong cách ngôn ngữ báo chí; phỏng vấn và trả lời phỏng vấn; bản tin; luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn; luyện tập bản tin.
BƯỚC 3: Xác định mục tiêu bài học
Giúp HS :
- Về kiến thức
– Nắm được khái niệm, đặc điểm của ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ báo chí, phân biệt phong cách báo chí với các phong cách ngôn ngữ khác.
– Nắm được các yêu cầu cơ bản của việc viết bản tin, tích hợp với các kiến thức về văn chương, đời sống.
– Nắm được các yêu cầu cơ bản của việc phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
- Về kĩ năng
– Rèn kĩ năng viết và lĩnh hội phong cách ngôn ngữ báo chí.
– Rèn kĩ năng viết bản tin.
– Rèn luyện kĩ năng phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
- Thái độ
– Có ý thức sử dụng đúng phong cách ngôn ngữ báo chí trong quá trình giao tiếp.
– Giáo dục cho học sinh ý thức sáng tạo, kĩ năng tạo lập văn bản.
– Có khả năng thu thập và xử lí thông tin về một vấn đề trong đời sống.
– Nâng cao kĩ năng giao tiếp, tôn trọng ý kiến của người khác, chia sẻ và lắng nghe.
– Biết cách trình bày một vấn đề logic.
– Hình thành thói quen quan tâm đến các vấn đề xã hội, những sự kiện xảy ra trong đời sống.
- Các năng lực hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh
Năng lực tự học, năng lực hợp tác.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Năng lực giao tiếp
Năng lục thẩm mĩ…
III. Phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
– Dự án.
– Kỹ thuật công não, kĩ thuật chia nhóm, kỹ thuật trò chơi…
– Xử lý tình huống.
– Liên hệ thực tiễn.
BƯỚC 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi/ bài tập cốt lõi để sử dụng kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học.
Mức độ Nội dung |
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao |
PCNN báo chí | Chỉ ra được khái niệm PC NNBC | Hiểu được khaí niệm ngôn ngữ báo chí, các thể loại và đặc điểm của văn bản báo chí | Phân tích được một văn bản báo chí | Viết được một văn bản thường gặp thuộc PCNNBC. |
Bản tin | Nêu khái niệm, mục đích, yêu cầu cơ bản của bản tin và cách viết bản tin | Phân tích được những đặc điểm, ý nghĩa, tầm quan trọng của bản tin cụ thể Nhiểu bản tin hiện nay đưa tin theo kiểu “giật gân”, câu khách mà không chú ý đến sự chính xác của các thông tin đưa ra, gây bức xúc cho người dân, thậm chí gây thiệt hại cho những nhân vật được nhắc đến. Em có suy nghĩ gì về hiện tượng này? |
Biêt viết một bản về những sự kiện thường xày ra xung quanh | Viết được bản tin tổng hợp thời sự, bình luận, phóng sự… |
Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn | Nêu được mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn trong đời sống | Hiểu được những yêu cầu cơ bản và cách thức thực hiện phỏng vấn và trả lời phỏng vấn | Tạo được một cuộc phỏng vấn với bạn bè về chủ đề cụ thể | Thực hiện vấn được với những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn |
BƯỚC 5: Biên soạn các câu hỏi/ bài tập cụ thể theo các mức độ, yêu cầu đã mô tả
Mức độ Nội dung |
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao |
PCNN báo chí | PCNN báo chí là gì? Gồm những thể loại thường gặp nào? Những văn bản báo chí trên đây thuộc thể loại nào? |
Phân biệt 2 thể loại báo chí: bản tin và phóng sự? | Phân tích những đặc điểm của PCNNBC qua một bài báo mà em tự sưu tầm | Viết một bản tin hoặc một phóng sự ngắn phản ánh hoạt động đang diễn ra tại trường em. |
Bản tin | Nêu mục đích, yêu cầu của bản tin? | Hãy cho biết tiêu chuẩn để lựa chọn tin và những nội dung cơ bản cần làm rõ của bản tin? | Phân tích nội dung, ý nghĩa và những yêu cầu viết bản tin qua bản tin sau: “ ….” |
Viết một bản tin ngắn phản ánh hoạt động hưởng ứng “Tuần lễ xanh” của trường. |
Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn | Nêu mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn? | Hãy nêu một số hiện tượng cho thấy hiện nay đôi khi phỏng vấn không mang mục đích của báo chí chân chính mà chỉ là một “chiêu trò” để nổi tiếng? | Tạo một kịch bản và thực hiện phỏng vấn các bạn trong lớp về chủ đề: “học văn- hiện trạng và giải pháp” | Trò chuyện với người nổi tiếng: xây dựng một kịch bản với người phỏng vấn và trả lời phỏng vấn để giới thiệu về một nhân vật nổi tiếng và có ảnh hưởng đến giới trẻ hiện nay. |
BƯỚC 6: Thiết kế tiến trình dạy học
Chuẩn bị của GV và HS
- Chuẩn bị của GV
Giáo án Word, PowerPoint, sổ ghi chép thông tin, phiếu học tập, bút dạ, lá cờ nhỏ, phiếu theo dõi dự án…
– Một số video, hình ảnh, tư liệu…
- Chuẩn bị của học sinh
– Sách giáo khoa
– Các chủ đề có liên quan đến báo chí
– Máy tính, máy chụp ảnh, các sản phẩm thực tế…
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY – HỌC
Hoạt động 1: Khởi động
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt |
GV trình chiếu slide gồm bốn bức ảnh nhỏ. GV nêu yêu cầu gắn với từng bức ảnh + Bức hình 1: Em quan sát được gì từ bức ảnh trên? + Bức ảnh 2 và 3: Những hình ảnh này cho em nhớ đến chương trình nào trên sóng truyền hình? Những chương trình này thường đem đến điều gì cho người xem? + Bức ảnh 4: Đây là một chương trình xuất hiện trên sóng CNN gần đây, theo em, những nhân vật trong bức ảnh đang làm gì? _ GV yêu cầu HS quan sát lại 4 bức hình lần nữa, và trả lời câu hỏi chung: + Đặt chủ đề chung cho 4 bức ảnh ? Từ những bức ảnh trên, em nghĩ đến những thể loại nào của báo chí? Theo em, báo chí có vai trò gì trong cuộc sống? |
HS trả lời đúng các câu hỏi và yêu cầu cùa GV, thể hiện được hiểu biết của mình về các vấn đề liên quan đến báo chí trong thực tế. HS thể hiện được quan niệm,ý kiến của mình về báo chí. |
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt | ||||||||||
1.Tìm hiểu về ngôn ngữ báo chí, một số thể loại của văn bản báo chí. – Hình thức: HS làm việc theo cặp đôi – Kĩ thuật DH: đặt câu hỏi, làm việc nhóm. Bước 1: GV giới thiệu tờ báo Hoa học trò, (hoặc trình chiếu một số trang của báo). Nêu yêu cầu: gọi tên một số thể loại của tờ báo. HS trả lời, GV nhấn mạnh vào ba thể loại đặc thù: bản tin, phóng sự, tiểu phẩm. GV chia lớp thành các cặp đôi, phát phiếu học tập: – Đọc ngữ liệu bản tin trong SGK, nêu thời gian, địa điểm, sự kiện. – Đọc ngữ liệu phóng sự trong SGK, nêu thời gian, địa điểm, sự kiện. – Đọc ngữ liệu tiểu phẩm trong SGK, nêu đối tượng, nhận xét giọng văn. Yêu cầu chung: Rút ra đặc điểm của từng thể loại? Thời gian hoàn thành: 5 phút Bước 2: Các cặp đôi nhận phiếu học tập, điền họ tên và thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: GV cử đại diện ba cặp làm việc tích cực trình bày, đại diện các cặp khác bổ sung, nhận xét. Bước 4: GV chốt ý. 2. Nhận xét chung về văn bản báo chí và ngôn ngữ báo chí Hình thức: Hoạt động nhóm. Kĩ thuật dạy học: hoạt động nhóm, công não Bước 1: GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 HS, phát phiếu học tập:
Thời gian hoàn thành: 3 phút |
I. Ngôn ngữ báo chí 1. Một số thể loại của văn bản báo chí. a. Bản tin – Có thời gian, địa điểm, sự kiện chính xác nhằm cung cấp những thông tin mới cho người đọc. – Ngôn ngữ: Từ ngữ phổ thông, giản dị, câu đơn giản, từ đơn nghĩa. b. Phóng sự – Phóng sự báo chí về thực chất cũng là bản tin nhưng được mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện và miêu tả bằng hình ảnh, để cung cấp cho người đọc một cái nhìn đầy đủ, sinh động và hấp dẫn. – Ngôn ngữ: chuẩn xác, có cá tính, có giá trị gợi hình gợi cảm. c. Tiểu phẩm Thể loại gọn nhẹ với giọng văn thân mật, dân dã, ngôn ngữ tự do, hóm hỉnh thường có sắc thái mỉa mai, châm biếm nhưng hàm chứa một chính kiến về thời cuộc. 2. Nhận xét chung về văn bản báo chí và ngôn ngữ báo chí – Báo chí có nhiều thể loại: bản tin, phóng sự, tiểu phẩm, phỏng vấn, thư bạn đọc, quảng cáo.. – Báo chí tồn tại hai dạng: dạng nói và dạng viết. – Mỗi thể loại có một yêu cầu riêng về sử dụng ngôn ngữ. Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức, thời sự, chính trị, xã hội cập nhật, phản ánh dư luận quần chúng và quan điểm chính kiến của tờ báo nhằm dẫn mọi người theo quan điểm tiến bộ, phê phán những quan điểm sai trái, lạc hậu… – Ngôn ngữ báo chí hết sức đa dạng. Ngôn ngữ báo chí có chức năng chung là cung cấp thời sự, phản ánh dư luận và ý kiến của quần chúng, đồng thời nêu lên quan điểm, chính kiến của tờ báo. Nó có chức năng thông tin xã hội. 3. Các phương tiện diễn đạt a. Về từ vựng: phong phú, được sử dụng tuỳ theo thể loại báo chí. Báo nghe: phát thanh viên phải phát âm chuẩn, tôn trọng người nghe. Báo đọc: quy định về chính tả, viết tắt, dùng tiếng nước ngoài phải được tôn trọng triệt để. b. Về ngữ pháp: câu văn có kết cấu đa dạng nhưng thường ngắn gọn, mạch lạc, tránh mơ hồ về ngữ nghĩa. c. Về biện pháp tu từ: sử dụng các biện pháp tu từ về từ vựng, về cú pháp và các kiểu chữ, dáng chữ, nhất là ở các tít báo để tăng độ hấp dẫn, thu hút độc giả. 4. Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí. a. Tính thông tin thời sự: – Ngôn ngữ báo chí luôn luôn đổi mới và sinh động. – Thông tin cập nhật, cụ thể, chính xác và đầy đủ. – Thông tin khách quan, có tác dụng hướng dẫn dư luận. b. Tính ngắn gọn: – Hạn định số chữ ở từng dòng, từng cột, từng bài báo… – Ngắn gọn ở lượng thông tin nghĩa là đưa thông tin cần thiết trong một lượng từ ít nhất. – Tránh lối dùng từ trùng lặp, tránh lối nói vòng. c. Tính sinh động hấp dẫn: – Ngôn ngữ báo chí đòi hỏi phải linh hoạt, phong phú, hấp dẫn thậm chí ngay từ cách đặt đề mục… – Hấp dẫn ở loại thông tin, thu hút được người nghe, đọc, là những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống cộng đồng. |
||||||||||
6.Tìm hiểu về bản tin. Hình thức: Học tập theo nhóm. Phương pháp/Kĩ thuật DH: vấn đáp, phản biện, thuyết trình, hợp tác, KT Công não. Bước 1: GV dẫn dắt vào bài, giới thiệu nhóm 1 trình bày lí thuyết bản tin. Bước 2: Nhóm 1 trình bày, nhóm 2 phản biện. Bước 3: Các nhóm khác có nhận xét, bổ sung. (phân biệt quảng cáo, phóng sự điều tra và bản tin). Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức. GV nêu câu hỏi thảo luận. HS phát biểu tự do. Câu hỏi: Nhiểu bản tin hiện nay đưa tin theo kiểu “giật gân”, câu khách mà không chú ý đến sự chính xác của các thông tin đưa ra, gây bức xúc cho người dân, thậm chí gây thiệt hại cho những nhân vật được nhắc đến. Em có suy nghĩ gì về hiện tượng này? 7.Tìm hiểu về phỏng vấn và trả lời phỏng vấn. Hình thức: Học tập theo nhóm. Phương pháp/Kĩ thuật DH: vấn đáp, phản biện, thuyết trình, hợp tác, công não Bước 1. GV dẫn dắt và giới thiệu nhóm 3 trình bày lí thuyết phỏng vấn và trả lời phỏng vấn. Bước 2: Nhóm 3 trình bày, nhóm 4 phản biện. Bước 3: Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức. GV nêu câu hỏi gợi mở. HS phát biểu tự do. Câu hỏi: Hãy nêu một số hiện tượng cho thấy hiện nay đôi khi phỏng vấn không mang mục đích của báo chí chân chính mà chỉ là một “chiêu trò” để nổi tiếng? |
5. Một số thể loại báo chí tiêu biếu 5.1. Bản tin 5.1.1Mục đích của bản tin – Bản tin là một thể loại báo chí nhằm đưa tin kịp thời, chính xác những sự kiện thời sự có ý nghĩa trong đời sống xã hội. – Phân loại: + Tin vắn: là loại tin không có nhan đề, dung lượng ngắn (chỉ gồm từ 1 đến 2 câu), chỉ thông báo vắn tắt về các sự kiện. + Tin thường: có độ dài trên dưới 300 chữ, có nhan đề, thông báo ngắn gọn nhưng tương đối đầy đủ về một sự kiện. Đây là loại tin chiếm tỉ lệ cao nhất trong lĩnh vực báo chí. + Tin tường thuật: là loại tin phản ánh từ đầu đến cuối sự kiện một cách chi tiết, cụ thể. + Tin tổng hợp: là loại tin nhằm mục đích thông tin tổng hợp nhiều sự kiện xung quanh một hiện tượng nào đó có vấn đề đáng quan tâm với sự tường thuật, mô tả cụ thể, chi tiết các sự kiện kèm theo sự phân tích, lí giải nguyên nhân – kết quả và ý nghĩa của chúng. b. Yêu cầu cơ bản của bản tin: – Phải có ý nghĩa xã hội – Phải bảo đảm tính thời sự (đưa tin kịp thời, nhanh chóng). – Phải ngắn gọn, súc tích. – Nội dung thông tin phải chân thực, chính xác 5.1.2. Cách viết bản tin a. Khai thác và lựa chọn tin – Phải chọn những sự kiện có ý nghĩa xã hội – Một bản tin cần phải có các thông tin đầy đủ, chính xác về các mặt: thời gian, không gian, chủ thể của hành động hoặc sự kiện, diễn biến, kết quả… b.Viết bản tin – Cách đặt tiêu đề bản tin: Tiêu đề ngắn gọn song phải nêu khái quát nội dung của tin một cách ấn tượng. – Cách mở đầu bản tin: Phần mở đầu bản tin thường thông báo khái quát về sự kiện và kết quả. – Triển khai chi tiết bản tin: Nhằm chi tiết hóa, giải thích nguyên nhân hoặc kết quả tường thuật chi tiết sự kiện. 5.2.Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn. 5.2.1. Mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn. a. Khái niệm: Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn là một cuộc hỏi đáp có mục đích, nhằm thu thập hoặc cung cấp thông tin về một chủ đề được quan tâm. b. Mục đích. – Để biết một quan điểm của một người nào đó. – Để thấy được tầm quan trọng, ý nghĩa xã hội của vấn đề đang được phỏng vấn. – Để tạo lập quan hệ xã hội nhất định… c.Vai trò: Biểu hiện một xã hội văn minh, dân chủ tôn trọng các ý kiến khác nhau … 5.2.2. Những yêu cầu cơ bản của hoạt động phỏng vấn. a. Công việc chuẩn bị phỏng vấn. – Phải xác định mục đích, chủ đề, đối tượng phỏng vấn. – Phương tiện phỏng vấn: giấy bút, máy ghi âm, ghi hình… – Hệ thống câu hỏi: Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, hướng đến chủ đề và và được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. b. Thực hiện phỏng vấn. – Ngoài câu hỏi đã chuẩn bị có thể sử dụng thêm một số câu hỏi đưa đẩy, điều chỉnh để cuộc phỏng vấn không bị khô khan. – Người phỏng vấn phải có thái độ thân tình, đồng cảm lắng nghe, chia sẻ… – Kết thúc buổi phỏng vấn phải cảm ơn. c. Biên tập sau khi phỏng vấn. – Người phỏng vấn không được thay đổi nội dung thông tin nhưng có thể sửa chữa, sắp xếp lại cho dễ hiểu.. – Có thể ghi lại điệu bộ cử chỉ… 5.2..3. Yêu cầu đối với người trả lời phỏng vấn. Người trả lời phỏng vấn cần: – Thẳng thắn trung thực, dám chịu trách nhiệm với lời nói của mình. – Trả lời đúng chủ đề, ngắn gọn, sâu sắc, hấp dẫn. – Có thể dùng lối nói ví von, so sánh mới lạ… |
Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng
Bài kiểm tra 15 phút:
Câu 1: Điền vào chỗ trống:
“…..nêu thời gian, địa điểm, sự kiện chính xác nhằm cung cấp những tin tức mới cho người đọc”.
A.Phóng sự
B.Tiểu phẩm
C.Bản tin
D.Quảng cáo
Câu 2: “Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ thông tin thời sự cập nhật, truyền bá những tin tức nóng hổi hằng ngày trên mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội” là đặc trưng nào của ngôn ngữ báo chí?
A.Tính ngắn gọn
B.Tính thông tin thời sự
C.Tính sinh động, hấp dẫn
Câu 3: Loại tin thông báo ngắn gọn nhưng tương đối đầy đủ về một sự kiện, là loại tin chiếm tỉ lệ cao nhất trong lĩnh vực báo chí?
A.Tin vắn
B.Tin thường
C.Tin tổng hợp
D.Tin tường thuật
Câu 4: Khi biên tập bài phỏng vấn, người phỏng vấn được phép:
A.Sửa lại nội dung bài phỏng vấn
B.Ghi lại nét mặt, cử chỉ của người trả lời phỏng vấn
C.Thêm ý kiến của mình vào câu trả lời của người được phỏng vấn.
Câu 5: Viết một bản tin thường về hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 của trường em.
Hoạt động 4+5: Mở rộng vận dụng
Hoạt động 5.1: Giới thiệu phương pháp dạy học dự án
Hình thức: GV trình bày
Kĩ thuật: thuyết trình
Bước 1: GV nhắc lại sơ lược về phương pháp dạy học dự án mà học sinh đã làm quen.
Bước 2: HS lắng nghe.
Bước 3: HS có thể đưa ra một số những thắc mắc rút ra từ quá trình thực hiện dự án ở tiết trước.
Bước 4: GV tiếp nhận và giải đáp.
Hoạt động 5.2:Triển khai dự án.
Hình thức: tập thể
Kĩ thuật: hoạt động nhóm
Bước 1:GV giới thiệu về dự án học tập. Dự án chia thành hai phần, chủ đề của từng phần:
PHẦN MỘT: EM TẬP LÀM NHÀ BÁO
PHẦN HAI: TÁC NGHIỆP
Bước 2: GV cùng với HS thảo luận, xây dựng các chủ đề nhỏ dựa trên sự định hướng của giáo viên cũng như hứng thú của HS.
Có thể đưa ra các chủ đề nhỏ như sau:
PHẦN MỘT: EM TẬP LÀM NHÀ BÁO
Tiểu chủ đề 1: Em làm phát thanh viên
Tiểu chủ đề 2: Tiểu phẩm: xây dựng một tiểu phẩm về một vấn đề gây nhức nhối trong đời sống của giới trẻ hiện nay.
Tiểu chủ đề 3: Trò chuyện với người nổi tiếng: xây dựng một kịch bản với người phỏng vấn và trả lời phỏng vấn để giới thiệu về một nhân vật nổi tiếng và có ảnh hưởng đến giới trẻ hiện nay.
PHẦN HAI: TÁC NGHIỆP
GV giao nhiệm vụ cho các nhóm làm các sản phẩm báo chí (phóng sự, bản tin, phỏng vấn) ngắn về các vấn đề sau:
Tiểu chủ đề 1: Du lịch Ninh Bình
Tiểu chủ đề 2: Học đường
Tiểu chủ để 3: Vấn đề xã hội
Bước 3: GV kết hợp với ý kiến của HS phân chia thành 3 nhóm thực hiện các tiểu chủ đề.
Có thể chia các nhóm theo các nhóm của dự án trước hoặc có sự điều chỉnh dựa trên kết quả đánh giá của GV về dự án trước, sự đồng đều giữa các nhóm và nguyện vọng của HS.
– HS thống nhất xây dựng 3 nhóm :
Nhóm Chuyển động 24/7: thực hiện hai tiểu chủ đề 3.
Nhóm Cuộc sống thường ngày: thực hiện hai tiểu chủ đề 2.
Nhóm Thời sự: thực hiện hai tiểu chủ đề 1
Bước 4: HS tự phân chia hoặc GV phân công nhóm phản biện để tạo hứng thú cho bài học. (Nhóm phản biện sẽ là nhóm đóng vai trò góp ý chủ yếu nhất cho nhóm trình bày sản phẩm). GV lưu ý HS các nhóm có sự trao đổi trong quá trình thực hiện để hiểu rõ về công việc của nhau và trợ giúp khi cần thiết.
Hoạt động 5.3: Các nhóm xây dựng kế hoạch làm việc.
Hình thức: tập thể
Kĩ thuật: hoạt động nhóm
Bước 1:GV yêu cầu các nhóm thảo luận, bài bạc và thống nhất nội dung, kế hoạch làm việc
Bước 2: Các nhóm tiến hành thảo luận, xây dựng đề cương.
PHẦN MỘT: EM TẬP LÀM NHÀ BÁO
Tiểu chủ đề 1: Em làm phát thanh viên:
Vận dụng lí thuyết báo chí để viết và trình bày một số bản tin về :
+ Các vấn đề thời sự trong nước.
+ Các vấn đề thời sự quốc tế.
Tiểu chủ đề 2: Tiểu phẩm
+ Tìm hiểu tình hình thực tế, thu thập thông tin về suy nghĩ, hành xử của giới trẻ hiện nay.
+ Viết kịch bản, lựa chọn diễn viên, tập diễn.
Tiểu chủ đề 3: Trò chuyện với người nổi tiếng:
+ Giả định là một MC của chương trình truyền hình “Trò chuyện cùng người nổi tiếng”.
+ Thu thập, tìm kiếm thông tin về nhân vật định phỏng vấn.
+ Làm trailler giới thiệu nhân vật
+ Xây dựng kịch bản, tập diễn.
PHẦN HAI: TÁC NGHIỆP
Tiểu chủ đề 1: Du lịch Ninh Bình
Viết bài về các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di sản văn hóa, các làng nghề truyền thống, lễ hội, đặc sản… của quê hương.
Tiểu chủ đề 2:Học đường
Làm phóng sự về các vấn đề của học đường: những tấm gương vượt khó học giỏi, nạn bạo lực học đường, vứt rác bừa bãi, ăn quà vặt, nói tự do trong giờ, sử dụng điện thoại di động trong giờ, quay cóp, gian lận trong thi cử, vi phạm luật lệ giao thông, hút thuốc lá…
Tiểu chủ đề 3:Vấn đề xã hội
Phóng sự phản ánh tình hình xã hội cụ thể ở địa phương: vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác tình nguyện, hoạt động thăm hỏi động viên những gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hoạt động sản xuất (buôn bán, trồng trọt, chăn nuôi,…), các tệ nạn xã hội, vệ sinh môi trường…
Bước 3: HS nêu những thắc mắc và các vấn đề chưa rõ để cùng giải quyết.
Bước 4: Các nhóm bốc thăm thứ tự trình bày cho từng phần.
Hoạt động 5.3: Các nhóm báo cáo sản phẩm.
Hình thức: tập thể
Kĩ thuật: hoạt động nhóm, thuyết trình, phản biện.
Bước 1: GV nêu lại nhiệm vụ của các nhóm, thứ tự trình bày của các nhóm.
Bước 2: Các nhóm trình bày sản phẩm theo thứ tự bốc thăm, nhóm giám khảo (theo phân công và bầu chọn từ tiết trước) và thư kí làm nhiệm vụ.
Tiểu chủ đề 1: EM TẬP LÀM NHÀ BÁO
– Mỗi nhóm trình bày sản phẩm trong 10-15 phút. (kể cả thời gian chuẩn bị đạo cụ, hóa trang cho mỗi phần trình bày)
Tiểu chủ đề 2: TÁC NGHIỆP
– Mỗi nhóm trình bày sản phẩm trong thời gian 5-7 phút.
Bước 3: Các nhóm khác lắng nghe, ghi chép, đặt câu hỏi vào giấy cho nhóm bạn. Các nhóm trả lời câu hỏi phản biện, đánh giá sản phẩm của nhóm bạn.
Bước 4: GV nhận xét phần trình bày sản phẩm của các nhóm.
Hoạt động 5.4: Đánh giá, nhận xét chung.
– GV nhận xét chung về tinh thần làm việc, kết quả làm việc của các nhóm.
– Thư kí tổng hợp kết quả từ ban giám khảo.
– Công bố kết quả.
Đây là giáo án sưu tầm
Xem thêm : Trọn bộ giáo án Ngữ văn soạn theo hướng đổi mới phương pháp dạy học,
Giáo án ngữ văn 10
Giáo án ngữ văn 11
Giáo án ngữ văn 12
Xem thêm : Các phong cách ngôn ngữ văn bản