Phong cách nghệ thuật của các nhà văn Tố Hữu-Nguyễn Tuân-Hồ Chí Minh-Nam Cao

Các em thân mến ! Ôn thi THPT quốc gia, các em chú ý phong cách nghệ thuật của các nhà văn sau :

1.Phong cách nghệ thuật của Tố Hữu

a. Thơ Tố Hữu biểu hiện lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn
–    Thơ Tố Hữu thường khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị của đất nước, đời sống cách mạng.
–    Thơ Tố Hữu nổi bật là các vấn đề lí tưởng, lẽ sống cách mạng.
–    Thơ Tố Hữu khắc sâu tình đồng chí, nghĩa đồng bào, lòng yêu dân yêu nước, ân tình cách mạng.
b. Thơ Tố Hữu còn mang tính sử thi
Thơ Tố Hữu thường đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân.
–    Từ cái tôi – chiến sĩ đến cái tôi – công dân; tiến tới cái tôi nhân danh dân tộc, cách mạng (nhiều bài thơ trong tập Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa).
–    Nhân vật trữ tình trong thơ Tố hữu là những con người đại diện cho phẩm chất của dân tộc, mang tầm vóc lịch sử và thời đại: Anh giải phóng quân, Nguyễn Văn Trỗi, Trần Thị Lý, mẹ Suốt, v.v…
–    Cảm hứng trong thơ Tố Hữu là cảm hứng lịch sử — dân tộc; số phận cá nhân hòa vào số phận dân tộc, cộng đồng.
c. Thơ Tố Hữu có giọng điệu riêng: giọng tâm tình
–    Cách xưng hô với đối tượng trò chuyện, tâm sự, kêu gọi (Bạn đời ơi, Anh vệ quốc quân ơi, Anh chị em ơi, Xuân ơi Xuân, Đất nước ta ơi, Hương Giang ơi…),
–    Chất Huế của hồn thơ Tố Hữu.
–    Quan hệ nhà thơ với bạn đọc: “Thơ là chuyện đồng điệu”.
Nghệ thuật thơ Tố Hữu giàu tính dân tộc
–    Sử dụng đa dạng các thể thơ đặc biệt các thể thơ truyền thống: Thơ lục bát (Việt Bắc, Kính gửi cụ Nguyễn Du), thơ bảy chữ (Quê mẹ, Mẹ Tơm, Bác ơi!….).
–   Sử dụng từ ngữ, lối nói quen thuộc của dân tộc, những so sánh, ví von truyền
thông.
–    Phát huy tính nhạc phong phú của tiếng Việt: sử dụng tài tình từ láy, phối hợp âm thanh, nhịp điệu, vần, tạo nên chất nhạc chứa đựng cảm xúc dân tộc, tâm hồn dân tộc (Quê mẹ, Mẹ Tơm, Em ơi… Ba Lan).
Phong cách thơ Tố Hữu rất đa dạng, đã kế tục được truyền thống thơ ca dân tộc, kết hợp một cách nhuần nhị hai yếu tố cách mạng và dân tộc trong nghệ thuật. Sức thu hút của thơ Tố Hữu chính là ở niềm say mê lí tưởng và tính dân tộc đậm đà.

2.Phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh

–        có phong cách độc đáo, đa dạng mà thống nhất, kết hợp sâu sắc nhuần nhị giữa chính trị và văn chương, giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền thống và hiện đại.
–        Mỗi thể loại văn học, Người lại có phong cách độc đáo riêng biệt. Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống gia đình, môi trường văn hoá, hoàn cảnh sống, hoạt động cách mạng, cá tính và quan điểm sáng tác của Người.
Văn chính luận: bộc lộ tư duy sắc sảo, giàu tri thức văn hoá, gắn lí luận với thực tiễn, giàu tính luận chiến, đa dạng về bút pháp, giọng văn hùng hồn dõng dạc .
Truyện và kí: giàu chất trí tuệ, tính hiện đại, tính chiến đấu, ngòi bút chủ động, sáng tạo, khi là lối kể chân thực, gần gũi, khi châm biếm sắc sảo, thâm thuý, tinh tế.
Thơ ca: phong cách đa dạng vừa cổ điển vừa hiện đại, nhiều bài cổ thi hàm súc, uyên thâm, nhiều bài vận dụng nhiều thể thơ phục vụ hiệu quả cho nhiệm vụ cách mạng. Thơ tuyên truyền thì mộc mạc, giản dị, gần gũi với cuộc sống nhân dân, dễ nhớ, dễ thuộc và có khả năng đi sâu vào đời sống lao động, sản xuất, chiến đấu của quần chúng. Thơ nghệ thuật thường cô đọng, hàm súc, vừa uyên bác vừa tinh tế và sâu sắc mang đậm phong cách cổ thi nhưng vẫn thể hiện chất hiện đại.
Văn thơ của Người có tác dụng to lớn với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam, có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học và đời sống tinh thần của dân tộc. Người đã để lại một di sản văn chương vô cùng quý giá với nhiều bài học và giá trị tinh thần cao quý mà nổi bật nhất là tấm lòng sâu sắc yêu thương, tâm hồn cao cả, tinh thần đấu tranh đòi quyền sống, quyền độc lập, tự do cho cả dân tộc
 

  1. Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân

a/ Trước CMT8: có thể nói là cô đúc trong một chử “Ngông”: Ngông là thái độ khinh đời, làm khác đời dựa trên cái tài hoa, sự uyên bác và nhân cách hơn đời của mình
– NT là 1 người tài hoa uyên bác: Sự tài hoa uyên bác của ông thể hiện ở các điểm sau
+ Tiếp cận mọi sự vật ở mặt văn hóa thẫm mĩ để khám phá và… khen chê.
+ Vận dụng trí thức của nhiều ngành văn hóa, nghệ thuật để quan sát hiện thực, sáng tạo hình tượng.
+ Nhìn người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ, tạo nên những nhân vật tài hoa để…đem đối lập với những con người bình thường, phàm tục.
+ Tô đậm cái phi thường, gây cảm giác mãnh liệt dữ dội.
– NT là 1 con người có nhân cách đạo đức hơn đời: chổ dựa ở thái độ “ngông” của ông không chỉ ở sự tài hoa uyên bác mà còn ở đạo đức hơn đời của ông. Cái gốc của nhân cách đạo đức của NT là lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, niềm tha thiết với cái đẹp của văn nghệ, của phong tục tập quán, của thiên nhiên và những thú chơi tao nhã.
b/ Phong cách nghệ thuật của NT sau CMT8: có những chuyển biến quan trọng. Thái độ ngông nghênh khinh bạc không còn nữa, Giọng văn chủ yếu là tin yêu đôn hậu
– Nếu trước CMT8 NT luôn bi quan đối với hiện tại và tương lai. Ông chỉ tin vào cái đẹp của quá khứ. Người tài hoa cái đẹp luôn lạc lõng. cô độc giữa cuộc đời phàm tục thì sau CMT8 ông vẫn ngợi ca những con người tài hoa ấy, vẫn hướng đến những cái gì phi thường mãnh liệt, vẫn vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hóa nghệ thuật để quan sát và mô tả, vẫn tô đậm phong cách và cá tính độc đáo của mình. Điều khác là tinh thần dân tộc và lòng yêu nước được phát huy mạnh mẽ trong tác phầm của ông. Cái đẹp của người tài hoa có thể tìm thấy trong nhân dân, trên mọi lĩnh vực
– Tuy nhiên, trên những trang văn phong cách riêng của ông vẫn rất rõ nét: Thiên nhiên vẫn còn là những công trình thiên tạo tuyệt vời, anh bộ đội , ông lái đò, thậm chí chị hàng cốm, người bán phở… cũng là những con người tài hoa nghệ sĩ trong nghề nghiệp của mình
c/Thể loại tùy bút và sáng tác phù hợp với phong cách của NT: vì nó mang tính chủ quan và rất tự do phóng túng. Nhân vật chủ yếu là cái tôi của NT. Mạch văn biết hóa rất linh hoạt nhưng đôi khi … khó hiểu
– Văn xuôi giàu hình ảnh nhạc điệu, từ vựng phong phú và rất sáng tạo trong cách dùng từ, đặt câu
Với NT văn chương phải là văn chương, nghệ thuật phải là nghệ thuật, mà đã là nghệ thuật thì phải … độc đáo. Tài phải đi đôi với tâm, ấy là thiện lương, là lòng yêu nước, là nhân cách trong sạch.
Văn của ông đôi lúc khó theo dõi, nhiều đoạn tham kiến thức nên trở nên thành … nặng nề.

  1. Phong cách nghệ thuật Nam Cao

 
-Viết về nông dân hay trí thức, Nam Cao quan tâm tới đời sống tinh thần của họ và đặc biệt hứng thú với việc khám phá “con người trong con người” (sau vẻ bề ngoài của Chí Phèo, thị Nở, lang Rận… còn có một con người khác mà chỉ những ai cố công tìm hiểu mới phát hiện được) Ông quan niệm “bản tính cốt yếu của sự sống là cảm giác và tư tưởng” (Sống mòn). Cảm giác, tư tưởng càng sâu sắc, linh diệu thì sự sống càng cao. Vì thế, Nam Cao đặc biệt chú ý tới chiều sâu bên trong của con người, coi đó là nguyên nhân của hành động.
 
-Với quan niệm về con người như thế, Nam Cao có khuynh hướng tìm vào nội tâm. Ông có sở trường và biệt tài diễn tả, phân tích tâm lý. Nội tâm nhân vật thành trung tâm chú ý, đối tượng trực tiếp của ngòi bút Nam Cao. Ông đặc biệt sắc sảo khi thể hiện những quá trình tâm lý phức tạp (quỷ dữ thức tỉnh; hiện tượng dở say dở tỉnh; cá tính chấp chới giữa thiện – ác, hiền – dữ, người – vật… Để đi vào chiều sâu không cùng của nội tâm, Nam Cao thường sử dụng những đoạn độc thoại nội tâm chân thật, sinh động.
-Mặt khác, trong kết cấu – ông thường đảo lộn trật tự thời gian, không gian, tạo nên kiểu kết cấu tâm lý phóng khoáng, linh hoạt mà vẫn nhất quán, chặt chẽ. Về đề tài, ngòi bút Nam Cao cũng quan tâm đến “Những chuyện không muốn viết” – chuyện nhỏ nhặt, thường ngày. Từ đó, ông đặt ra những vấn đề xã hội, con người, cuộc sống và nghệ thuật chân chính.
Giọng điệu:
– Triết lí, mỉa mai, chua chát;
– Dửng dưng, lạnh lùng mà tràn đầy thương cảm, đằm thắm, thiết tha…
Xem thêm :Tổng hợp những đề thi về các tác phẩm trọng tâm lớp 12

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *