Cách tổ chức tiết rèn kĩ năng ôn tập phần văn xuôi khi ôn thi tốt nghiệp THPT

A. MỞ ĐẦU

Nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm văn xuôi là một nội dung quan trọng trong quá trình ôn thi tốt nghiệp THPT. Trong quá trình ôn tập phần văn xuôi nói riêng và các nội dung trong ôn thi THPT nói chung nhận thấy một số tồn tại ở cả phía học sinh và giáo viên. Cụ thể như sau:

Về phía giáo viên: nhiều khi dạy lại kiến thức đã học ở những giờ học chính khóa; chưa phát huy năng lực tự học, tự ôn tập của học sinh; đôi khi vì ôm đồm kiến thức, lo lắng cho học sinh nên chuyển tiếp những dàn ý sẵn cho học sinh hoặc biến những giờ ôn tập thành giờ đọc – chép dàn ý.

Về phía học sinh: nhiều học sinh coi nhẹ việc ôn tập bộ môn dẫn đến không nắm được nội dung tác phẩm; không xác định được tầm quan trọng của việc phân tích đề, lập dàn ý; không biết triển khai thành luận điểm khi làm bài, chủ yếu là liệt kê chi tiết; không thực hành luyện tập viết bài nên diễn đạt còn lủng củng, ngô nghê.

Chuyên đề Cách tổ chức tiết rèn kĩ năng ôn tập phần văn xuôi xin được trao đổi, thống nhất một số nội dung, phương pháp, kĩ thuật để một giờ ôn tập đạt hiệu quả; tạo sự hứng thú cho học sinh khi ôn tập.

B. NỘI DUNG

I. Tiến trình một giờ ôn tập tốt nghiệp THPT

    1. Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh
    2. Tổ chức ôn tập
    3. Giao nhiệm vụ, hướng dẫn HS tự ôn tập.

II. Một số phương pháp, kĩ thuật tổ chức giờ ôn tập phần văn xuôi

1. Hoạt động trước giờ học (giao nhiệm vụ cho học sinh)

Đây là nội dung quan trọng, liên quan trực tiếp đến hiệu quả của tiết ôn tập trên lớp. Chính vì vậy giáo viên cần chuẩn bị chu đáo, kịp thời, đa dạng hoá câu hỏi, bài tập để học sinh hứng thú, không cảm thấy nặng nề khi làm bài tập.

    1.1 Đối với giáo viên
  • Căn cứ vào kế hoạch ôn tập của Tổ chuyên môn xác định phạm vi kiến thức, những kĩ năng cần rèn luyện cho học sinh trong tiết ôn tập phần văn xuôi.
  • Giáo viên xây dựng bài học, phiếu học tập chi tiết: kiến thức cơ bản về tác phẩm, hệ thống câu hỏi; đề bài sẽ luyện tập ở giờ học tiếp
  • Giáo viên định hướng học sinh tìm hiểu, nghiên cứu tư liệu liên quan đến nội dung ôn tập.
   1.2 Đối với học sinh
  • Chủ động hệ thống hóa kiến thức ôn tập theo từng tác phẩm hoặc chuyên đề.
  • Thực hiện nhiệm vụ do giáo viên yêu cầu.
    1.3 Một số cách thức thực hiện
  • Sử dụng phiếu học tập

Sử dụng phiếu học tập là hình thức đơn giản, dễ thực hiện nhất khi chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh. Học sinh thực hiện nhiệm vụ ở phiếu học tập tốt thì giờ ôn tập sẽ thuận lợi, hiệu quả. Tuy nhiên, vì nhiều lí do khác nhau nên nhiều học sinh, nhất là những học sinh trung bình bỏ qua phần chuẩn bị bài. Do vậy, để phát huy tính chủ động, phù hợp với đối tượng học sinh, giáo viên có thể xây dựng phiếu học tập theo nhóm đối tượng học sinh với những câu hỏi theo mức độ phân hóa.

Ví dụ phiếu học tập dành cho học sinh TB, yêu khi ôn tập bài Ai đã đặt tên cho dòng sông

  • Sử dụng công cụ Mutilmedia

Tức giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế những sản phẩm đa phương tiện chuyển giao nhiệm vụ học tập đến học Đây là hình thức gợi sự hứng thú cho học sinh, giúp học sinh khai thác được nhiều thông tin liên quan đến nội dung ôn tập. Đặc biệt, trong tình hình dịch bệnh covid diễn biến phức tạp, nhiều trường phải dạy học trực tuyến thì đây là hình thức phù hợp để giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh.

  • Giáo viên có thể tìm và thiết kế Video về thủy trình của sông Hương, tính cách hung bạo của sông Đà… cùng với câu hỏi cần thực hiện ở cuối video….
  • Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ dưới hình thức: audio, hình ảnh…

Để thuận tiện trong quá trình sử dụng, giáo viên có thể lập một tài khoản drive tổng hợp nhiệm vụ học tập theo từng bài, học sinh dễ sử dụng trong suốt quá trình ôn tập.

2. Hoạt động trong giờ học

2.1 Hoạt động kiểm tra kiến thức, kĩ năng đã ôn luyện và việc thực hiện bài tập về nhà.

2.1.1 Thời gian kiểm tra

Giáo viên có thể linh hoạt kiểm tra đầu giờ, giữa giờ hoặc cuối giờ học.

2.1.2 Cách thức kiểm tra

  • Hình thức vấn đáp: đây là hình thức quen thuộc nhất; giáo viên có thể đa dạng hóa hình thức này:

Giáo viên vấn đáp, một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét.

Học sinh vấn đáp học sinh.

  • Hình thức phiếu bài tập: Giáo viên xây dựng đa dạng các loại phiếu bài tập như: câu hỏi trắc nghiệm; điển khuyết để học sinh trả lời. Với hình thức này ưu điểm sẽ là trong thời gian ngắn sẽ kiểm tra được nhiều học sinh; đồng thời học sinh sẽ tận dụng được phiếu học tập để làm tài liệu sử dụng trong suốt quá trình ôn tập.
2.2 Hoạt động ôn tập, củng cố kiến thức cơ bản (tác giả, tác phẩm)

2.2.1 Thời gian ôn tập, củng cố kiến thức cơ bản

Vì đây là những kiến thức đã được học nên giáo viên chỉ dành thời gian khoảng 10 – 15 phút cho hoạt động ôn tập, củng cố kiến thức cơ bản.

2.2.2 Cách thức thực hiện

Sử dụng sơ đồ tư duy để khái quát kiến thức

Sơ đồ tư duy sẽ giúp học sinh rèn luyện trí nhớ, rèn luyện kỹ năng tổng hợp kiến thức và trình bày vấn đề; đồng thời sẽ tiết kiệm thời gian, nhìn thấy kiến thức tổng thể, có thể tận dụng tốt khi luyện đề…. Do vậy, giáo viên có thể khuyến khích học sinh vẽ sơ đồ tư duy bằng hình thức vẽ tay hoặc các phần mềm như ImindMap, Canva…. để có thể sử dụng lâu dài.

Sử dụng phiếu học tập một cách linh hoạt, sáng tạo: giáo viên xây dựng phiếu học tập chứa nội dung câu hỏi, sử dụng avata của học sinh gắn vào phiếu học tập. Hình thức này kết hợp với phần chuẩn bị bài của học sinh sẽ gợi được hứng thú cho học sinh đồng thời sẽ phân hóa được đối tượng học

    2.3 Hoạt động luyện tập, rèn kĩ năng

2.3.1 Thời gian thực hiện

Đây là hoạt động quan trọng, giáo viên dành khoảng 25 – 30 phút trong mỗi giờ ôn tập.

2.3.1  Cách thức thực hiện

a, Kĩ năng phân tích đề, tìm ý

Phân tích đề, tìm ý là kĩ năng quan trọng trong việc quyết định lựa chọn kiểu văn bản, sử dụng các thao tác lập luận để tạo lập văn bản. Hoạt động này cũng sẽ quyết định việc đi đúng hướng hay lạc đề của học sinh. Với hoạt động này, giáo viên chủ yếu thực hiện vấn đáp học sinh về những nội dung cơ bản sau:

  • Phân tích đề: lần lượt vấn đáp
  • Đề bài đặt ra vấn đề gì cần giải quyết?
  • Để giải quyết đề bài nàu cần sử dụng những thao tác lập luận nào? Thao tác nào là chính?
  • Phạm vi dẫn chứng cần sử dụng để giải quyết đề bài này?
  • Kĩ năng tìm ý:
  • Đoạn văn xuôi thuộc phần nào của tác phẩm? có bao nhiêu nội dung chính? Đó là những nội dung nào?
  • Những thủ pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn văn xuôi? Chi tiết, hình ảnh nào đặc sắc nhất?

b.    Kĩ năng lập dàn ý

Phân tích đề thi tốt nghiệp THPT những năm gần đây, có thể thấy phần nghị luận văn xuôi có dạng: nghị luận về một đoạn trích văn xuôi có phần lệnh phụ. Do vậy, khi rèn kĩ năng cho học sinh cần chú trọng cả hai phần: cảm nhận đoạn trích và phần lệnh phụ.

Để học sinh hứng thú, tích cực, chủ động với hoạt động lập dàn ý, giáo viên có thể thực hiện một số hình thức sau:

*    Đối với yêu cầu cảm nhận đoạn trích văn xuôi

– Phiếu học tập (kẻ bảng): giáo viên có thể phát phiếu hoặc yêu cầu học sinh kẻ bảng theo mẫu. Hình thức này sẽ giúp học sinh chuyển những ý đã tìm được thành luận điểm; triển khai luận điểm rõ ràng, tránh tình trạng liệt kê chi tiết.

Bố cục Luận điểm Luận cứ Dẫn chứng Cảm nhận (so

sánh, liên hệ…)

Mở bài  
 

Thân bài

Luận điểm 1      
Luận điểm 2      
Luận điểm 3      
Kết bài  

Ví dụ: Cho đề bài

Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biển bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam – đông bắc, phía đó, nơi cuối đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non.

………

Lúc ấy, tôi nhớ lại con sông Hương của tôi, chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố… Đấy là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế, có thể cảm nhận được bằng thị giác qua trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng Bảy từ điện Hòn Chén trôi về, qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng.

(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một, Nxb Giáo dục Việt Nam, tr.199-200, 2014).

Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó, bình luận ngắn về cái “tôi” tài hoa, uyên bác của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh lập dàn ý bằng cách kẻ bảng như sau:

Bố cục Luận điểm Luận cứ Dẫn chứng Cảm nhận (so sánh,

liên hệ…)

Mở bài –   Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường là gương mặt tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại; có phong cách độc đáo và sở trường về thể bút kí. Đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp giữa trí tuệ và trữ tình.

–    Tác phẩm: Ai đã đặt tên cho dòng sông là bài bút kí xuất sắc của ông, được viết tại Huế năm 1981, in trong tập bút kí cùng tên.

–    Đoạn trích: vè đẹp sông Hương trong lòng thành phố Huế và cái tôi tài hoa, uyên bác của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

 

 

 

 

 

Thân bài

Trong cái nhìn hội họa Dòng sông hiện ra đẹp thơ mộng như một bức tranh lụa huyền ảo –    thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam – đông bắc

 

 

 

–          sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến… đường cong ấy làm dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng    vâng

không nói ra của tình yêu

– Cách miêu tả gợi cảm giác thanh thản, yên bình của một dòng sông đã tìm thấy chính mình, tìm thấy tình yêu của mình khi về tới thành phố hình như chỉ dành riêng cho nó.

 

-Liên tưởng độc đáo, sông Hương dịu dàng, e thẹn, mang chút ngập ngừng của một người con gái khi nhận lời yêu thương từ người yêu của mình

Trong cái nhìn …. ….
  Âm nhạc      
Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông thấm đẫm tình yêu say đắm của tác giả đối với dòng sông Hương, đối với quê hương, đối với sự sống.

– Những nét tài hoa của một cây bút tài ba và giàu trí tuệ đồng thời cũng am hiểu

rất tường tận nhiều lĩnh vực của cuộc sống.

 

  • Kĩ thuật 4 ô vuông: Giáo viên chuẩn bị phiếu bài tập dạng 4 ô vuông hoặc yêu cầu học sinh tự vẽ các ô vào trong vở. Học sinh viết ngắn gọn nội dung chính (luận điểm) vào ô chính giữa. Học sinh viết mỗi luận cứ lí lẽ vào một ô xung quanh, viết các luận cứ dẫn chứng vào bên dưới luận cứ lí lẽ; các ý phụ và ý chính được phân biệt bằng màu sắc khác

Sử dụng kĩ thuật Hỏi chuyên gia (thực hiện linh hoạt): mỗi lớp giảng dạy, giáo viên lập nhóm học sinh (học sinh khá giỏi) thành nhóm chuyên gia có nhiệm vụ tìm hiểu những kiến thức liên quan đến phần lệnh phụ, chịu trách nhiệm cung cấp kiến thức, trả lời câu hỏi, tập hợp tài liệu gửi lên drive của lớp để các bạn cùng ôn tập.*    Đối với phần lệnh phụ

c.    Kĩ năng viết bài, đánh giá.

Trong quá trình ôn thi tốt nghiệp THPT nhận thấy học sinh đều lười viết bài nên dẫn đến tình trạng bài viết sơ sài, diễn đạt lủng củng. Bởi vậy, ngoài chú trong kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý, giáo viên cần chú trọng, dành thời gian rèn kĩ năng viết đoạn, viết bài trong mỗi tiết ôn tập.

Do thời lượng không cho phép nên giáo viên cần căn cứ vào kế hoạch ôn tập của tổ chuyên môn, đặc điểm đối tượng học sinh để rèn kĩ năng viết bài cho học sinh. Giáo viên có thể lên kế hoạch mỗi tiết (mỗi tuần) rèn một kĩ năng (mở bài, kết bài, chuyển ý, phân tích, bình chi tiết đặc sắc…).

*Phân tích mẫu: giáo viên cung cấp một ngữ liệu làm mẫu; tổ chức cho học sinh phân tích ngữ liệu mẫu để tự rút kinh nghiệm, bài học; hướng dẫn học sinh mô phỏng, tạo ra sản phẩm tương tự; trình bày sản phẩm của cá nhân.

*Thực hành luyện tập và nhận xét, đánh giá: giáo viên yêu cầu học sinh viết từng đoạn văn (mở bài, kết bài, 1 luận điểm trong phần thân bài…). Sử dụng bảng checklist để học sinh tự đánh giá và học sinh đánh giá bài làm của nhau.


Giáo viên chia thành các nhóm học sinh theo năng lực để hướng dẫn, yêu cầu viết bài.

+ Với nhóm học sinh trung bình, yếu: do học sinh rất lười viết nên bắt buộc giáo viên phải yêu cầu học sinh viết tại lớp với nhiều hình thức khác nhau: yêu cầu mỗi học sinh viết hoàn chỉnh những đoạn văn ngắn; giáo viên cùng học sinh viết (viết tiếp sức); viết theo nhóm…

+Với nhóm học sinh khá giỏi: yêu cầu học sinh viết ở mức độ cao hơn (mở bài gián tiếp, sử dụng đa dạng các hình thức liên kết đoạn văn….)

3.    Hoạt động sau giờ học

  • Giáo viên chủ động, đa dạng các hình thức giao nhiệm vụ cho học sinh

+ Bài tập ôn luyện kiến thức

+ Bài tập vận dụng kĩ năng (viết hoàn chỉnh đề bài đã lập dàn ý)

  • Giáo viên căn cứ vào đối tượng học sinh để giao nhiệm vụ phù hợp, hiệu quả.

C.    KẾT LU ẬN

Trên đây là những hoạt động cần thực hiện giờ ôn tập phần văn xuôi trong ôn thi tốt nghiệp THPT. Trong quá trình ôn luyện, giáo viên cần tùy thuộc vào đặc điểm học sinh để tổ chức thực hiện cho hiệu quả, phát huy phẩm chất, năng lực của học sinh.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *