Mô típ quen thuộc trong ca dao Việt Nam

Mô-típ quen thuộc trong ca dao xưa:
“Thân em…
Trải qua bao năm tháng, ca dao vẫn là tiếng n61 ân tình, thổ lộ những tâm tư tình cảm của người bình dân xưa. Ca dao đã ăn sâu vào tâm hồn người Việt đặc biệt là mảng ca dao viết về đề tài thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ có rất nhiều câu ca dao bắt đầu bằng mô-típ “Thân em… “.
ớ những câu, bài ca dao có “Thân em… ” mang nghĩa là thân phận, cuộc đời của người phụ nữ. Những thân phận, cuộc đời này thường có số kiếp hẩm hiu, bạc bẽo. Đa phần những câu ca dao với mô-típ này thường mang giai điệu buồn bã, chán ngán, ai oán cuộc đời bạc bẽo, xã hội phong kiến bất công, tàn nhẫn. “Thân em…” phản ánh sự lệ thuộc, thể hiện nỗi. đau của người phụ nữ trong xã hội có.
“Thân em như thể bèo trôi
Sóng dập gió dồi biết tấp vào đâu”
Những câu ca dao này đã liên tưởng, thể hiện nỗi cảm thông sâu sắc đối với thân phận người phụ nữ. Cuộc đời người phụ nữ xưa kia bị lệ thuộc, ràng buộc bằng nhiều sợi dây, hữu hình và vô hình, khiến họ không thể vươn lên, chiến thắng nổi số phận:
“Thân em như hạc đầu đình
Muốn bay không cất nổi mình mà bay
Qua những câu ca dao mở đầu bằng mô-típ “Thân em… “, người bình dân còn muốn thể hiện nỗi đau khổ, bất hạnh của người phụ nữ khó cổ thể giãi bày trong xã hội đương thời. Họ phải gửi gắm lòng mình qua những câu ca dao khắc khoải đọc lên mà nghe lòng xiết bao xót xa:
“Thân em như lá đài bi
Ngày thì dãi nắng, đêm thì dám sương .
Nỗi đau ấy đâu phải ai cũng thấu hiểu cho họ, lắm lúc bề ngoài trông họ tươi tắn mà ruột gan rối bời:
“Thân em như cây sầu đâu
Ngoài tươi trong héo; giữa sau tương tư .
Dẫu trải qua bao giông tố cuộc đời, số kiếp có bạc bẽo đến đâu thì người phụ nữ vẫn vẹn toàn đức hạnh. Dù trong khó khăn, thử thách họ vẫn thể hiện bản lĩnh. Tác giả bình dân đã tự hào ca ngợi vẻ đẹp cả hình thức lẫn tâm hồn của người phụ nữ, thể hiện giá trị vốn có của họ:
“Thân em như thể chuông vàng
ở trong thành nội có một ngàn quân lính hầu
“Thân em… ” thật đẹp đẽ và cao quý lắm thay:
“Thân em như cá hóa long
Chín tầng mây phủ, ở trong da trời”
Những người mẹ – người nghệ sĩ của tình thương đã ngân lên những giai điệu hát ru đẹp và ngọt ngào bằng những câu ca dao. Vì thế mà ca dao đã đi sâu vào tiềm thức và tâm hồn của người bình dân. Bằng những câu ca dao với mô-típ “Thân em… “, dân gian đã thốt lên những tiếng đời than thân, trách phận. Bên cạnh đó họ còn thể hiện thái độ phản kháng, đấu tranh cho quyền lợi của người  phụ nữ, làm giàu thêm cho ca dao người Việt.

  1. “Chiều chiều… nỗi nhở trong ca dao:

Liên quan đến buổi chiều, ca dao có nhiều cấu trúc phổ biến như: chiều chiều, chiều hôm, chiếu nay… Chiều là khoảng thời gian gần tối, trước khi bóng hoàng hôn đổ xuống, mang trạng thái tĩnh, hay gợi buồn. Đây là thời gian rảnh rỗi nhất trong ngày, là thời điểm củ gặp gỡ, đoàn tụ, trở về (con chim dáo dát bay về tổ, thuỷ triều cũng vội vã về với biển, con người cũng trở về với mái ấm, chỗ dựa của lòng mình là tình yêu và tình cảm gia đình). ấy vậy mà vào thời điểm ấy, các chàng trai, cô gái cô đơn xa cách người thương, còn người phụ nữ lấy chồng xa quê thì bơ vơ nơi đất khách quê người. Vì vậy khi câu hát của họ vang lên là cả một khoảng trời nhớ thương nhức buốt, là những khoảng trống vô hình, là những lời tâm sự thiết tha chân tình.
Đây là lời của cô con gái nhớ mẹ:
chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”
Chiều chiều! Nốt nhạc đã dạo đầu cho một mô-típ gợi buồn. Đằng sau nốt nhạc ấy hiện lên chân ‘dung một cô gái với một nỗi buồn khắc khoải. Nỗi buồn của một cô gái mới về nhà chồng còn lạ. lẫm chưa quen, trong lòng cồn cào bao nỗi nhớ về gia đình, cha mẹ và những kỉ niệm đẹp. Thế là chiều nào cũng vậy, cô . lén ra ngõ sau nhà, nơi ít người lại qua, ít ai để ý, ở đó cô có thể tránh mọi con mắt dò xét để thả hồn qua những nỗi nhớ, để “trông về quê mẹ”. Mà có xa xôi gì cho cam. Có khi chỉ cách có một quãng đồng mà hoa ngàn dặm tít mù; bởi một lẽ thời phong kiến người con gái có chồng là đóng khung cuộc đời mình ở nhà chồng. Bài ca dao mở ra là “chiều chiều” khép lại là “chín chiều”như đóng chặt tất cả những con đường mà cô có thể về với mẹ. Thật xót xa cho thân hận những người phụ nữ thời phong kiến.
ở một lời ca khác nỗi nhớ đã trở thành nỗi đau tột cùng khi người con gái hạm vào màn sương của sự mất mát:
“Chiều chiều xách giỏ hái rau
Ngó lên mả mẹ ruột đau như dầ
Hình ảnh người mẹ đã tan vào khói sương của hoài niệm. Chỉ còn lại trong rái tim người con gái xa quê một nỗi đau không bao giờ lành lặn. Nỗi đau ấy ại tiếp tục cộng hưởng ở những thế hệ bạn đọc mai sau.
Còn dưới đây là nỗi nhớ của những người yêu nhau:
“Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ người quân tử khăn điều vắt vai
“Chiều chiều… ” đã trở thành điểm hẹn của nỗi nhớ, điệp khúc của sự chờ đợi “Người quân tử” – địa chỉ của nỗi nhớ ấy vừa gần gũi vừa xa xôi, vừa thực vừa mộng, vừa là một chàng trai cụ thể vừa là một chàng trai trong tâm tưởng, tưởng tượng.
Đa số những câu có mô-típ “chiều chiều… ” người ta sáng tác ra để gửi gắm nỗi nhớ, niềm thương, nghiêng hẳn về mặt tình cảm. Song bên cạnh đó cũng có một số câu nghiêng về phần lí trí nhiều hơn, những câu ấy mang đậm chất triết lí:
“Chiều chiều bóng đổ qua cẩu
Con ong say vì mật, con bướm sầu vì hoa .
Mỗi sự vất, hiện tượng đều tuân theo một quy luật vận động nhất định. và thời gian chính là chiếc chìa khóa vàng giúp người ta nhận ra giá trị đích thực của con người, của cuộc đời.
Mô-típ bài hát ru phổ thốn nhất là “chiều chiều lại nhớ chiều chiều’. Chữ “chiều” được láy lại nhiều lần, tạo ra một âm điệu dễ đi vào lòng người.
Trong hát ru như có một thế giới đặc biệt. Đó là thế giới dành cho trẻ, của trẻ. Đó là thế giới của thực vật, nhiều nhất là động vật. ớ đó cái mà con người làm, loài vật cũng làm:
“Chiều chiều con quạ lợp nhà . .
Con cu chẻ lạt con gà đưa tranh
Chèo vẻo nấu cơm nấu canh
Chìa vôi đi chợ mua hành về nêm .
Nhưng hát ru đâu phải chỉ để hát ru, qua lời hát người ta muốn giãi bày tâm sự thầm kín trong lòng. Hát để trẻ ngủ còn mình thức, một mình mình đối diện với chính mình:
chiều chiều bìm bịp giao canh
Trống chùa đã đánh sao anh chưa về?”
Cũng như không gian, thời gian là một phạm trù có ý nghĩa đặc biệt đối với nhận thức và tình cảm con người. Trong ca dao chúng ta bắt gặp rất nhiều mô-típ về thời gian, nhất là thời gian “chiều chiều . Đó là một mô-típ chứa đựng rất nhiều thú vị nhưng cũng còn nhiều ẩn số chờ đợi chúng ta tiếp tục khám phá và tìm hiểu.
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *