Các biểu tượng phổ biến trong ca dao Việt Nam

Các biểu tượng phổ biến:
“Biểu tượng là nhóm hình ảnh cảm xúc tinh tế về hiện thực khách quan, thể
hiện quan niệm thẩm mỹ tư tưởng cửa từng nhóm tác giả. từng thời đại. từng dân tộc và từng khu vực cư trứ (Nguyễn Xuân Kính – “Thi pháp ca do ).
Biểu tượng nghệ thuật trong ca .dao được xây đựng bằng ngôn từ với nhữn
quy ước của cộng đồng về một ý niệm tượng trưng. Biểu tượng không chỉ đơnthuần thay thế cái được biểu hiện mà còn chủ yếu tượng trưng cho những ý nghĩ, quan niệm, tư tưởng của con người.
Hệ thống biểu tượng nghệ thuật mang những đặc trưng, biểu hiện sâu sắc tính địa phương, tính dân tộc. Nó gồm một số biểu tượng phổ biến sau:
Con cò:
Đã từ lâu hình ảnh con cò đã đi vào ca dao với tất cả vẻ đẹp của nó. Người
nông dân đã gửi gắm niềm vui, nỗi buồn, sự cực nhọc, vất vả .vào những cánh cò
trong ca dao. Dường như thiếu những cánh cò ấy ca dao sẽ nghèo đi biết mấy. Con cò làm tổ trên cành tre, con cò kiếm ăn trên đồng ruộng, bãi sông, không ăn lúa mà bắt cá, bắt tép… Cứ như vậy, những cánh cò trắng muốt cứ in bóng trong suốt chiều đài cửa ca dao
Đi vào trong văn học, con cò trở thành một biểu tượng nghệ thuật đầy sáng
tạo của cha ông ta khi nó gắn liền với hình ảnh người nông dân. lam lũ, chịu thương chịu khó, cần cù vất vả trên đồng ruộng:
“Trời mưa quả dưa vẹo vọ
Con ốc nằm co
Con tôm đánh đáo
Con cò kiếm ăn .
Luôn chịu số phận hẩm hiu.
“Con cò đậu cọc bờ ao
ăn sung sung chát, ăn .đào đào chua
Hình ảnh người nông dân nhất là người phụ nữ lam lũ, lầm lụi:
“Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non .
Họ còn luôn luôn bị khinh rẻ, bị đổ oan:
“Cái cò cái vạc cái nông
Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi. cò
Không, không tôi đứng trên bờ
Mẹ con nhà nó đổ ngờ cho tôi .
Trong hoàn cảnh bị áp bức, bị chà đạp, bị oan ức, họ vẫn muốn, dù phải chết, cũng phải chết trong sự trong sạch:
con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con .
Trong đời, thường thì “Cánh hoa rụng chọn gì đất sạch” (Chu Mạnh Trinh)
nhưng người nông dân Việt Nam không nghĩ thế, quyết không sống đục, thết thì nhất định phải chết ‘trong.
Một cánh cò thôi mà bay khắp mọi miền đất nước, xuyên thấu mọi thời gian,
cánh cò “bay lả bay la ‘ từ chiều sâu quá khứ đến chiều dài hôm nay, cánh cò lại
bay vào lời ru của mẹ, lời dạy của cô lời tâm sự với bạn bè :
con ngủ yên thì cò cũng ngủ
Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi”
( ‘Con cò” – Chế Lan Viên)
Về mặt nghệ thuật, hình tượng con cò đã trở thành một mô-típ đậm đặc bản
sắc dân tộc và tính nhân dân, thường khơi gợi ở lòng người nhiều tình cảm và kỉ niệm về quê hương đất nước.
Hoa.
Hoa là thứ biểu tượng đáng chú ý trong ca dao. Hoa đi vào thế giới văn học
mang ý nghĩa tượng trưng cho một phẩm chất, một thân phận, một thời hoa
của một đời người. Trong đó, hoa nhài và hoa sen là đối tượng được phản ánh khá nhiều trong kho tàng ca dao Việt Nam.
* Hoa nhài
ông cha ta đã dùng hình ảnh của hoa nhài để miêu tả cảnh xứng đôi vừa lửa:
“Đôi ta lấm tấm hoa nhài
Chồng đây vợ đấy kém ai trên đời .
Chỉ “lấm tấm” thôi, nghĩa là không có gì to tát, lớn lao cả. ấy là vẻ đẹp hiền
hoà, bình dị mà chẳng thoáng chút mặc cảm, tự ti nào vì có “kém ai đâu? Hương thơm của hoa nhài còn tượng trưng cho sự thanh tao, quý giá, trang nhã, văn minh lịch sự của con người:
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An .
Vẻ đẹp của hoa nhài thường được ví với nụ cười đảng yêu của ngưu con gái:
Miệng cười như cánh hoa nhài
Như nụ hoa quế như tai hoa hồng”
Vị trí của hoa nhài trong ca dao không chiếm ưu thế như hoa hồng, hoa mai.
Đấy là thứ hoa biết khiêm tốn, có chút e lẻ, khép kín:
“Chơi hoa cho biết mùa hoa
Thứ nhất hoa lí thứ ba hoa nhài .
Trong ca dao, hoa nhài là một thứ hoa đẹp vẻ đẹp hài hoà, bình dị. Qua đó,
ta thấy được quan niệm thẩm mĩ và quan niệm đạo đức của nhân dân lan động.
Họ ưa chuộng những gì giản dị, nhỏ bé; ca ngợi thuỷ chung, tình nghĩa; thích cái đẹp bên trong hơn cái phô trương bện ngoài.
* Hoa sen
Trong các loài hoa biểu tượng cho vẻ đẹp can quý, ta không thể không nhắc
tới hoa sen:
“Hoa sen mọc bãi cát lầm
Tuy rằng lấm láp vẫn mầm hoa sen’.
Sự đủ đầy, phúc lộc trong cuộc sống của người nông dân cũng được thể hiện
qua hình ảnh hoa sen:
‘Lên chùa bẻ một cánh sen
ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng .
Không những thế, hoa sen mang một mầm sống âm ỉ mà mạnh mẽ. Tuy dầm
mưa dãi nắng mà hương sắc chẳng nhạt phai:
‘(Hoa sen hoa khéo giữ màu
Nắng hồng không nhạt mưa dầm không phai .
Không giống như hương thơm có tiếng của hoa nhài, hương sen là mìn hương
đằm thắm. Nó là biểu hiện của sự thuần khiết, thánh thiện, trắng trong:
“ Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chúng hôi tanh mùi bùn.
Với sức sống mãnh liệt, dẻo dai và phẩm chất trong sạch, thanh cao hoa sen đã trở thành một biểu tượng cho vẻ đẹp thánh thiện mà giản dị, chất phác, hiền lành của người dân đất Việt.
* Trúc – mai
Theo quan niệm của nhà nho, tùng, trúc, mai là những thứ cây tượng trưng cho khí tiết, đức tính cao thượng, phẩm chất trong sạch của người quán tử. Còn tác giả dân gian không mấy khi tá thực cây trúc, cây mai. Họ nhắc đến mai, trúc nhằm thể hiện con người. Có khi trúc được nhắc đến một mình tượng trưng cho người con gái xinh xắn:
Ttrúc xinh trúc mọc đầu đình
Em xinh em đứng một mình cũng xinh .
Có khi trúc mai quấn quýt với nhau thể hiện tình cảm đôi lứa thắm thiết:
“Trúc với mai, mai về trúc nhớ
Trúc trở về mai nhớ trúc không?”
Hình ảnh trúc mai trong ca dao được dùng để diễn đạt nhiều cung bậc tình cám, nhiều cánh ngộ tình duyên:
+ Khi là lời nhắn nhủ hi vọng:
“Đợi cho trúc ở với mai
Đợi chờ anh ở với ai chưa chồng
+ Khi là tâm trạng náo nức, vui mừng:
Trầu này, cúc với mai, đào
Trầu này thục nữ anh hào sánh đôi .
+ Cũng có khi đó là nỗi giận hờn, oán trách:
“Những là lên miếu xuống ghè
Để tôi đánh trúc đánh tre về trồng
Tưởng rằng nên vợ nên chồng
Nào ngờ nói thể mà không có gì .
+ Và đó còn là nỗi thất vọng:
“Chiều nay có kẻ thất tình
Tựa mai mai ngã, tựa định đình xiêu .
Như vậy? trong ca dao, biểu tượng trúc mai thương được dùng với ý nghĩa tượng trưng cho đôi bạn trẻ, cho tình duyên.
 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *