Mục lục
Phần 1 : Một số lỗi trong bài văn nghị luận của học sinh :
1. Lạc ý (lạc đề)
Bài văn lạc ý là bài văn :
- Có những ý lớn không phù hợp với yêu cầu về nội dung và phương pháp nghị luận nêu trong đề bài.
Ví dụ 1: Đề yêu cầu phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân( Vợ chồng A Phủ– Tô Hoài) mà bài phân tích nhân vật Mị hoặc sa vào bình luận về giá trị của tác phẩm hay đóng góp của tác giả.
Ví dụ 2 : Đề bài yêu cầu trình bày suy nghĩ về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay, học sinh không xác định được cấu trúc bài văn nghị luận về hiện tượng đời sống ( nêu thực trạng- nguyên nhân- hậu quả- giải pháp- bài học) , quá sa đà vào việc kể chuyện.
- Có những ý nhỏ không phù hợp với nội dung của ý lớn hoặc có những ý nhỏ bậc dưới không phù hợp với nội dung của ý nhỏ bậc trên.
Ví dụ 3 :Để minh họa ý kiến của sách giáo khoa về bài thơ Tràng giang của Huy Cận : “Bài thơ đã biểu lộ kín đáo mà thấm thía tình yêu quê hương đất nước”, có học sinh đã biết đưa ra một ý đúng là bài thơ của Huy Cận thể hiện tình yêu thiên nhiên; nhưng khi phân tích tình yêu thiên nhiên ấy, học sinh này chỉ khai thác nỗi buồn mênh mông trong các hình ảnh thiên nhiên. Nỗi buồn mênh mông ấy tuy là có thật, nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thì bài làm lạc ý. Từ tình yêu thiên nhiên, người viết chưa khái quát được tình yêu đất nước thể hiện trong tác phẩm.
Ví dụ 4 : Để nêu nguyên nhân của vấn đề bạo lực học đường, một bạn phân tích như sau :
- Có những dẫn chứng nằm ngoài phạm vi tư liệu mà đề bài cho phép sử dụng, ví dụ, viết về văn học lãng mạn nhưng lại đưa dẫn chứng trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng hay thơ Tú Mỡ; viết về đặc điểm nghệ thuật của tuỳ bút Người lái đò sông Đà nhưng lại đưa dẫn chứng trong các tác phẩm khác của Nguyễn Tuân. Nếu những dẫn chứng kiểu như trên được đưa ra quá nhiều và đưa ra không phải để so sánh làm nổi bật ý cần nói về văn học lãng mạn hay về nghệ thuật của Người lái đò sông Đà thì đó là những dẫn chứng lạc ý.
Ví dụ 5 : Với bài văn nghị luận về bạo lực học đường, để triển khai cho luận điểm Nêu thực trạng vấn đề bạo lực học đường ở nước ta hiện nay, người viết đưa ra những số liệu về bạo lực học đường trong một số quốc gia khác . Nếu việc lấy dẫn chứng , số liệu ở các nước khác trên thế giới mà không nhằm mục đích so sánh làm sáng rõ luận điểm thì đó cũng là những dẫn chứng không phù hợp.
2. Thiếu ý
- Thiếu một số ý lớn so với yêu cầu của đề bài.
Ví dụ 1. đề yêu cầu làm sáng tỏ hai ý kiến về các tác phẩm của Nam Cao nhưng bài làm chỉ tập trung vào một ý.
- Thiếu ý nhỏ để cụ thể hóa ý lớn.
Ví dụ 2. Bàn về đóng góp và hạn chế của văn học lãng mạn mà chỉ tập trung vào nội dung tư tưởng, bỏ qua mặt nghệ thuật của các tác phẩm. Hoặc, phân tích giá trị nhân đạo của văn học hiện thực phê phán mà chỉ khai thác tình thương yêu và lòng trân trọng những người cùng khổ thể hiện trong các tác phẩm, không đề cập một khía cạnh khác của lòng nhân đạo là vạch trần những hiện tượng vô nhân đạo, lên án những kẻ chà đạp cuộc sống và phẩm giá của người lao động trong xã hội cũ.
Ví dụ 3. Trong bài văn nghị luận xã hội, với luận điểm : Bài học rút ra , học sinh cần nêu hai ý cơ bản : Bài học nhận thức ( cần nhìn nhận vấn đề này như thế nào? ) và bài học hành động ( chúng ta cần làm gì? ) .Nếu thiếu một trong hai ý thì luận điểm cũng chưa trọn vẹn.
3. Lặp ý
a. Ý sau lặp lại hoàn toàn ý trước.
Ví dụ 1 : Có học sinh nêu lên bốn hạn chế về nội dung tư tưởng của văn học lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 như sau :
@1. Né tránh những vấn đề nóng bỏng của thời cuộc.
@2. Bỏ qua đề tài đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giới cần lao.
@3. Khẳng định cái tôi một cách cực đoan.
@4. ủy mị, bế tắc.
Ý @1 và ý @2 trùng nhau, nên nhập làm một.
Ví dụ 2 : Nhiều học sinh làm bài văn phân tích nghệ thuật tả chân dung nhân vật trong Truyện Kiều, nói về bức chân dung nào cũng khẳng định “chân dung rất sinh động”, “lời lẽ miêu tả rất xác đáng”. Lối nói sáo chung chung này cũng là lặp ý. Nó cho thấy ở bước lập ý và lập dàn ý, người làm bài không chịu khó suy nghĩ để nhận ra vẻ riêng của ngòi bút Nguyễn Du trong mỗi bức chân dung.
b.Ý sau bao chứa ý trước hoặc ý trước bao chứa ý sau.
Ví dụ 3 : Để chứng minh “Lao động là cái đáng quý nhất”, có học sinh nêu ra bốn ý :
@ 1. Lao động sáng tạo ra loài người.
@2. Lao động nuôi sống con người.
@3. Lao động sáng tạo ra mọi của cải vật chất và tinh thần trong xã hội.
@4. Lao động là môi trường rèn luyện để con người hoàn thiện không ngừng. Ta thấy ý @2 bị bao chứa trong ý @3. Đặt một ý nhỏ ngang hàng với ý lớn như vậy cũng gây ra tình trạng lặp ý khi viết.
4. Sắp xếp ý lộn xộn
- Sắp xếp ý không theo trật tự nào, viết lan man dài dòng.
Ví dụ 1 : Đề bài yêu cầu giải thích và chứng minh nhận định
“Văn học hiện thực phê phán tuy còn những hạn chế về tư tưởng và nghệ thuật nhưng nó vẫn có lợi cho cách mạng” mà trong phần giải thích nhận định ấy lại xen những ý chứng minh, trong phần chứng minh xen cả ý giải thích, đang chứng minh ý 1 thì xen ý 2… Đây là hiện tượng viết văn tùy tiện, gặp đâu nói đấy, không chuẩn bị kĩ dàn ý.
- Trật tự các ý không thích hợp.
Ví dụ 2 : Khi giải quyết đề bài nói trên, người viết trình bày ý “Văn học hiện thực phê phán có lợi cho cách mạng” trước ý “Văn học hiện thực phê phán có những hạn chế về tư tưởng và nghệ thuật”.
Ví dụ 3 : Với bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí, thì trật tự thông thường là : Giải thích tư tưởng đạo lí->> bình luận, chứng minh tư tưởng đạo lí, sau đó mới rút ra bài học cho bản thân. Nếu người viết không tuân thủ các bước làm bài thì bài văn sẽ lộn xộn , lập luận không có sức thuyết phục.
Phần 2 : Cách khắc phục lỗi thường gặp
( Phần này đang soạn nhé )