Dàn ý kiểu bài so sánh, bộ đề so sánh văn học có đáp án và bài văn mẫu tham khảo. Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn văn
Các dạng so sánh văn học
-So sánh hai chi tiết trong hai tác phẩm
– So sánh hai đoạn thơ
– So sánh hai đoạn văn
– So sánh hai nhân vật
– Ngoài ra học sinh có thể gặp các dạng đề khác của so sánh văn học như trào lưu, khuynh hướng, sự thay đổi phong cách của các nhà văn…
Xem thêm bài viết : Các dạng đề so sánh văn học thường gặp
Cách làm dạng đề so sánh văn học
Quy trình và cách thức thực hiện kiểu bài so sánh
a. Quy trình
Quy trình thực hiện kiểu bài so sánh có thể phân lập theo các bước sau. Đề bao giờ cũng đưa ra các đối tượng để so sánh: hai đoạn thơ, hai đoạn văn, hai nhân vật, hai chi tiết…Vì vậy học sinh có thể làm theo các bước sau:
– Mở bài:
Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, vấn đề cần so sánh ( nên đi từ những điểm tương đồng của hai vấn đề được so sánh để bài chặt chẽ).
– Thân bài:
+ Phân tích đối tượng thứ nhất.
+ Phân tích đối tượng thứ hai.
+ Tìm điểm tương đồng, khác biệt.
+ Lí giải nguyên nhân ( dựa vào hoàn cảnh sáng tác, phong cách riêng của tác giả)
+ Đánh giá đóng góp của nhà văn và tác phẩm đó đối với tiến trình phát triển của văn học (Tùy thuộc vào khả năng của học sinh và kiểu đề áp dụng linh hoạt phần này)
– Kết luận:
Khẳng định lại vấn đề cần so sánh, mở rộng liên hệ…
*Chú ý khi làm dạng đề này.
– Trước hết, cần phân lập đối tượng thành nhiều bình diện để đối sánh. Bước này nhằm phát huy trí tuệ sắc sảo và mĩ cảm của học sinh. Trên đại thể, hai bình diện bao trùm là nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Tùy từng đối tượng được yêu cầu so sánh mà có cách chia tách ra các khía cạnh nhỏ khác nhau từ ngôn từ, hình ảnh, chi tiết, kết cấu, âm hưởng, giọng điệu đến đề tài, chủ đề, tư tưởng và cảm hứng nghệ thuật.
– Sau đó cần nhận xét, đối chiếu để chỉ ra điểm giống và khác nhau. Bước này đòi hỏi học sinh cần có sự quan sát tinh tường, phát hiện chính xác và diễn đạt thật nổi bật, rõ nét, tránh nói chung chung, mơ hồ.
– Cuối cùng là đánh giá, nhận xét và lí giải nguyên nhân của sự giống và khác nhau đó. Bước này đòi hỏi những tiêu chuẩn chắc chắn và bản lĩnh vững vàng cùng những hiểu biết sâu sắc ngoài văn bản để tránh những suy diễn tùy tiện, chủ quan, thiếu sức thuyết phục.
Cách thức
Cách trình bày kiểu bài so sánh thông thường có hai cách là nối tiếp và song song.Nối tiếp là lần lượt phân tích từng đối tượng sau đó chỉ ra cái giống và khác nhau . Cách này dễ làm nhưng khó hay, nhiều khi trùng lặp ý và sắc thái so sánh bị chìm. Tuy nhiên, vì yêu cầu cho đại trà nên đáp án đại học những năm qua thường gợi ý theo cách này.
Thứ hai là song song tức là song hành so sánh trên mọi bình diện của hai đối tượng. Cách này hay nhưng khó, đòi hỏi khả năng tư duy chặt chẽ, lô gích.
Xem thêm bài viết :
Cách mở bài cho dạng đề so sánh văn học
Cách làm dạng đề so sánh hai nhân vật
Hướng dẫn làm Dạng đề so sánh hai đoạn thơ
Bộ đề dạng so sánh văn học
Phần bài tập dạng đề so sánh, các bạn xem ở link này :
Bộ đề so sánh văn học
1 bình luận trong “Hướng dẫn làm dạng đề so sánh văn học- Luyện thi học sinh giỏi môn văn”