Kinh nghiệm làm bài văn NLXH về tư tưởng đạo lí

Bài này đước viết từ ngày xưa, nó chưa đầy đủ, các em có thể đọc bài viết đầy đủ ở link này nhé :Cách làm bài Nghị luận xã hội

Các dạng đề NLXH về tư tưởng đạo lí

Có 2 dạng như sau:

Dạng đề trong đó tư tương đạo lí được nói đến một cách trực tiếp.

 Ví dụ : bàn về sự tự tin, lòng tự trọng  của con người trong cuộc sống, tinh thần tự hào dân tộc …
Cách làm bài dạng này :

  • Giải thích.
  • Phân tích những biểu hiện.
  • Bác bỏ , phê phán những biểu hiện sai lệch liên quan đến vấn đề.

Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân

Dạng đề trong đó tưởng đạo lí được nói tới một cách gián tiếp.

 Những lưu ý về cách làm bài:
– Ở dạng đề này tưởng đạo lí được ẩn trong một câu danh ngôn, một câu ngạn ngữ, một câu chuyện ,một văn bản ngắn.
–  Khi làm bài cần chú ý cách  nói bóng bẩy, hình tượng thường xuất hiện trong những cau danh ngôn, tục ngữ ngạn ngữ,…Ý nghĩa ẩn dụ , triết lí sâu sắc của câu chuyện. Để rút ra được vấn đề tưởng đạo lí cần bàn luận cần chú ý :
+ Giải thích từ ngữ ( nghĩa đen , nghĩa bóng ) , từ đó rút ra nội dung câu nói.( Nếu đễ bài dẫn câu danh ngôn , tục ngữ , ngạn ngữ…)
+ Giải thích ý nghĩa câu chuyện, văn bản( Nếu đề có dẫn câu chuyện , văn bản ngắn )

  • Cần chú ý đến tính chất đúng đắn của vấn đề kết hợp với thao tác bổ sung, bác bỏ…những khía cạnh chưa hoàn chỉnh của vẩn đề.
  • Không được sa vào phân tích câu danh ngôn ,ngạn ngữ ,câu chuyện , văn bản… như trong một bài nghị luận văn học.

Ví dụ minh họa
Ví dụ 1.
Đề bài : “ Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là làm cho chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết” (B.Babbles)
Gợi ý:
B1: Giải thích.

  • “Sứ mệnh” : Vai trò lớn lao, cao cả của cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái.
  • “Người mẹ”: Người sinh ra con cái , rộng hơn đó chính là mái ấm gia đình.
  • “ Chỗ dựa cho con cái”: nơi che chở , yêu thương , là nơi con cái có thể nương tựa.

Ý nghĩa cả câu : Câu nói đã đưa ra quan điểm giáo dục của cha mẹ với con cai hết sức thuyêt phục :
Vai trò của cha mẹ không chỉ nằm trong việc dạy dỗ con mà quan trọng hơn là làm sao để con cái biết sống chủ động , tích cực , không dựa dẫm…
B2: Bàn luận.

  • Phân tích mặt đúng:

+ Tại sao đólà quan điểm đúng đắn : Cuộc sống có rất nhiều trở ngại trông gai mà con người cần phải vượt qua.
Nếu con người chưa từng được rèn luyện , không phải đối mặt với bất kì trong gai nào thì rất dễ gục ngã
Vì vậy cần dạy con cái cách sống tự lập.
+ Dạy con như thế nào ?
.Dạy từ việc nhỏ nhất như chăm sóc bản thân đến việc học tập ,đến những vấn đề phức tạp hơn . theo thời gian con cái sẽ được tôi luyện , tích lũy kinh nghiệm, vững vàng hơn,trưởng thành hơn.
. Dẫn chứng cách dạy con của người Nhật.

  • Phê phán.

+ Nhiều phụ huynh nuông chiều con quá mức khiến con cái mất đi ý thức tự lập.
Hậu quả : trước khó khăn  của cuộc sống thường mất phương hướng, lúng túng , bi quan ,vô dụng , hành động nông nổi thiếu suy nghĩ.
+  Hoặc phó mặc con cái một cách tự nhiên theo kiểu “trời sinh tính” , không quan tâm uốn nắn con cái.
B3: Mở rộng.
+ Cha mẹ cần luôn ở bên cạnh con nhưng cũng cần tạo cho con những “khoảng lặng”Cần thiết cho đứa trẻ tự suy ngẫm  , tự quyết định việc mình đang làm.
+ Đặt vấn đề vào xã hội hiện nay thì quan điểm trên vô cùng đúng đắn.
 
B4: Liên hệ, rút ra bài học.
+ Bản thân luôn phải cố gắng không dựa dẫm vào sự giúp sức của bất kỳ ai. Tình thương của cha mẹ là nguồn động viên chứ không phải là vỏ bọc để lẩn tránh mọi trở ngại trên đường.
+ Cần tạo được sự yên tâm của cha mẹ với mình, cần khẳng định được bản thân.
Ví dụ 2.
Đề bài.
Chiếc bình nứt.
Một người có hai chiếc bình lớn để chuyển nước.Một trong hai chiếc bình bị nứt nên khi gánh từ giếng về , nước trong bình chỉ còn một nửa.chiếc bình lành rất hãnh diện về sự hoàn hảo của mình, còn chiếc bình nứt luôn dằn vặt , cắn rứt vì không hoàn thành nhiệm vụ. Một hôm chiếc bình nứt nói với ông chủ : “ Tôi thực sự thấy xấu hổ về mình … Tôi muốn   xin lỗi ông… Chỉ vì  tôi bị nứt mà   ông không nhận được đầy đủ những gì  xứng đáng với công sức mà ông bỏ ra.” “ Không đâu – ông chủ trả lời – khi đi về ngươi có chú ý tới những luống hoa bên đường không ? Ngươi không thấy hoa chỉ mọc bên này đường phía đường của nhà ngươi sao ? Ta đã biết được vết nứt của nhà ngươi nên đã gieo hạt giống hoa bên ấy. Trong những năm qua , ta đã vun xới cho chúng  và hái chúng về để trang hoàng căn nhà. Nếu không có ngươi nnhaf ta có ấm cúng và duyên dáng như thế này không?”.
Cuộc sống của mỗi chúng ta đều có thể như chiếc bình nứt.
Anh( Chị) có đồng ý với câu kết của văn bản trên không?
Gợi ý:
B1. Từ câu chuyện cần làm rõ vấn đề nghị luận.

  • tóm lược nội dung chính của câu chuyện.
  • Giải thích :

“ vết nứt ”: tượng trưng cho những  gì khiếm khuyết , không trọn vẹn trong bản thân mỗi con người.
Mỗi chúng ta – dù không hoàn hảo như chiếc bình lành nhưng , ai cũng có giá trị riêng , những đóng góp riêng cho xã hội. Điều đó làm nên sự khác nhau của mỗi người trong cuộc đời.
B2. Bàn luận.

  • Trong cuộc đời không mấy ai là người toàn thiện , toàn mĩ. Nhưng khiếm khuyết , hạn chế  có thể làm ta mặc cảm, dằn vặt.
  • Nhưng đằng sau những khiếm khuyết ấy mỗi người luôn có già trị riêng.

Dẫn   chứng :
+ Tấm gương về Nguyễn Ngọc Kí.

  • Cần hiểu về bản thân , biết điểm mạnh , điểm yếu của chính mình để tự hoàn thiện.

B3.  Mở rộng.

  • cuộc sống không có gì là hoàn hảo , không có gì là tuyệt đối – như chiếc bình

lành tưởng chừng rất hoàn hảo , nhưng hóa ra nó khuyết ở chỗ không thể làm những luống hoa bên đường mọc lên. Hai chiếc bình đã bổ khuyết cho nhau vừa giúp ông chủ có nước đầy vừa có những luống hoa xinh đẹp.

  • Con người cũng vậy , không ai là người hoàn hảo nên con người cần tìm đến nhau , bổ khuyết cho nhau.
  • Mỗi người khi đối diện với những khiếm khuyết của chính mình cần học cách chấp nhận , đồng thời cần biết hướng đến những điều tốt đẹp của bản thân.

B4. Liên hệ bản thân.
–   Cần ý thức được điểm mạnh và khiếm khuyết của bản thân  để tự hoàn thiện    mình.
Biết nhìn vào người khác để học , để lấy đó làm gương , làm động lực hoàn thiện mình,không nên mặc cảm ,tự ti hay kiêu ngạo, coi thường người khác.
(Tài liệu sưu tầm )
Xem thêm  : Những bài văn nghị luận xã hội hay lớp 12

2 bình luận trong “Kinh nghiệm làm bài văn NLXH về tư tưởng đạo lí

  1. Cảm ơn bài viết của cô. Quả thật “sứ mạng của người mẹ” chính là làm chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết, để những người con được học cách tự lập và được định hướng đúng đắn trên đường đời. Đề bài này ít tư liệu trên mạng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *