Giáo án thao giảng Hạnh Phúc của một tang gia- Vũ Trọng Phụng

Giáo án thao giảng, Soạn bài: Hạnh Phúc của một tang gia- Vũ Trọng Phụng
Ngày soạn: 23/10/2016
Tuần         :    11
Tiết PPCT:    43-44
Bài dạy     :
HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA
                                    – Vũ Trọng Phụng-
Mục tiêu cần đạt:

  1. Về kiến thức :
  • Bộ mặt thật của xh tư sản thành thị lố lăng, kệch cỡm.
  • Thái độ phê phán mạnh mẽ xh đương thời khoác áo văn minh. “Âu hóa” nhưng thực chất hết sức giả dối, đồi bại và nỗi xót xa kín đáo của Tg trước sự băng hoại đạo đức của con người.

– Bút pháp trào phúng đặc sắc: tạo dựng mâu thuẫn và nhiều tình huống hài hước, xây dựng chân dung biếm họa sắc sảo, giọng điệu châm biếm.
 2.Về kĩ năng : Đọc –hiểu văn bản được viết theo bút pháp trào phúng
3.Về thái độ :
– Nhận rõ bộ mặt bịp bợm của xh thượng lưu tư sản.
– Sống có đạo đức, có hiếu nghĩa, phê phán lối sống vật chất tầm thường.
4.Về định hướng phát triển năng lực:
 –  Năng lực sáng tạo: Hs xác định và hiểu được những ý tưởng mà VTP muốn gửi gắm. Trình bày được suy nghĩ của mình trước giá trị cuộc sống được thể hiện qua tác phẩm.
– Năng lực hợp tác: HS cùng chia sẻ, phối hợp với nhau qua hđ thảo luận nhóm.
– Năng lực giao tiếp TV:HS giao tiếp cùng tác giả qua vb, nâng cao khả năng sử dụng TV.
– Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ:HS cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ văn học-tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật VTP; nhận ra được những giá trị thẩm mỹ của tác phẩm…
Phương pháp và phương tiện dạy học

  1. Phương pháp dạy học

– Phương pháp đọc hiểu, phân tích, thuyết trình kết hợp trao đổi thảo luận.
– Tích hợp phân môn: Làm văn, tiếng Việt, làm  văn

  1. Phương tiện dạy học

– Sgk. Giáo án, đọc tài liệu tham khảo.
Nội dung và tiến trình lên lớp:

  1. Ổn định lớp
  2. Kiểm tra bài cũ.

    3.Tổ chức dạy và học bài mới
    3.1. Hoạt động khởi động: Vũ Trọng Phụng – ông vua phóng sự đất Bắc đồng thời cũng là nhà tiểu thuyết lừng lẫy của văn học hiện thực Việt Nam. Ông sáng tác rất nhiều nhưng khi nhắc đến Vũ Trọng Phụng, người ta nhắc đên “ Giong tố, Số đỏ”. Nếu “ Giông tố” được xem là bộ tiểu thuyết lớn nhất thì “Số đỏ” là tác phẩm “ xứng đáng làm vẻ vang cho một nền văn học”. “ Số đỏ” phê phán xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám – một xã hội đầy bất công, giả dối, nhố nhăng với những trò Âu hóa đáng khinh bỉ.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức mới :
 

Hoạt động của học sinh Hướng dẫn của giáo viên Nội dung cần đạt
 
GV chuẩn xác kiến thức.
 
– Trình bày vài nét về tác giả Vũ Trọng Phụng?
 
 
 
 
 
 
– Em hiểu nhan đề : Số đỏ có nghĩa là gì?
 
– Nêu xuất xứ của đoạn trích “ Số đỏ” ?
– Đoạn trích được trích ở chương mấy của tiểu thuyết số đỏ?
 
 
– Suy nghĩ gì về nhan đề đoạn trích: Hạnh phúc của một tang gia?
 
 
 
 
-Niềm vui chung cho cả gia đình cụ cố Hồng là gì?
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
– Trình bày phần bài tập nhóm ở nhà
 
 
 
– Thái độ của từng thành viên trong gia đình cụ cố Hồng khi cụ Tổ chết( Cố Hồng, vợ chồng Văn Minh, ông Tuýp và tiệm may Âu hóa)?
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
– Cái chết của cụ Tổ còn đem lại niềm vui và hạnh phúc cho những ai nữa ? Tại sao họ lại hạnh phúc khi cụ Tổ chết?
-Tác giả muốn nói gì với bạn đọc thông qua cách miêu tả thái độ của các thành viên trong và ngoài gia đình cụ cố Hồng?
 
– Đám tang cụ Tổ được miêu tả như thế nào?
 
– Nhận xét thái độ của mọi người trong đám tang
 
– Nhận xét tiếng khóc của ông Phán mọc sừng? về hình ảnh: Đám cứ đi?
– Suy nghĩ của em về những chi tiết cuối cùng trong đoạn trích “Hứt…tư”
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
HS trao đổi cặp và trả lời miệng.
– Chủ đề tác phẩm?
 
 
 
 
 
– Đặc sắc nghệ thuật
 
 
 
 
 
– GV yêu cầu hs đọc phần tiểu dẫn sgk
– GV hướng dẫn HS trình bày về tiểu  sử, sự nghiệp
 
– GV hướng dẫn HS tìm hiểu xuất xứ, hoàn cảnh   ra đời tác phẩm
 
 
– GV khái quát, hệ thống kiến thức về nội dung đoạn trích
 
 
 
 
 
 
– Gợi ý qua nhan đề truyện
– Yêu cầu HS nêu nêu cảm nhận
 
 
 
 
– Gợi ý nhận xét về: nhịp điệu, hình ảnh
 
– GV hướng dẫn HS nêu nhận xét và chốt ý
 
 
– Hướng dẫn HS tìm, liệt kê
– GV hướng dẫn HS nhận xét
 
 
– GV yêu cầu HS trình bày phần thảo luận nhóm đã được giao về nhà chuẩn bị
 
– Gợi ý những chi tiết được khắc họa trong sgk
 
+Yêu cầu HS nêu cảm nhận của bản thân
 
+Gợi ý HS khái quát, cảm nhận
 
+ Từ đó phát hiện ra những thủ pháp  nghệ thuật
 
 
 
 
 
 
 
 
– Gợi  ý cho HS qua những chi tiết trong văn bản
 
– Yêu cầu HS cảm nhận
– GV treo tranh ảnh về cảnh đám tang
 
 
– Gợi ý cho HS tìm những chi tiết trong văn bản
 
 
– Yêu cầu HS cảm nhận
 
 
– Gợi ý cho HS tìm những chi tiết
 
 
 
 
 
– Yêu cầu HS phát hiện và cảm nhận
 
 
 
 
 
 
– GV  hướng dẫn HS tổng kết
 
– Gợi ý cho HS nhận xét
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả.
– Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939)
– Là nhà văn hiện thực xuất sắc trước cách mạng tháng Tám.
– Ông nổi tiếng về tiểu thuyết. Truyện ngắn và đặc biệt thành công ở thể phóng sự.
– Để lại nhiều kiệt tác như : Số đỏ; giông tố; vỡ đê; cơm thầy cơm cô,…
2. Giới thiệu Tác phẩm
a.Tiểu thuyết Số đỏ
– Được coi là tác phẩm xuất sắc nhất của văn học Việt Nam, có thể “ làm vinh dự cho mọi nền văn học”(Nguyễn Khải)
– Đăng báo Hà Nội từ số 40 ngày 7-10-1936, in thành sách năm 1938
3. Đoạn trích.
– Thuộc chương 15 của tiểu thuyết Số đỏ.
– Nhan đề : Do nhà biên soạn sách đặt.
II. Đọc hiểu văn bản.
1.Tình huống trào phúng của đoạn trích
– Nhan đề lạ, giật gân: Nhà có tang  mà lại vui vẻ, sung sướng, hạnh phúc
→ Hạnh phúc của một gia đình vô phúc, niềm vui của lũ con cháu đại bất hiếu.
– Phản ánh một sự thật mỉa mai, hài hước và tàn nhẫn
→ Tình huống trào phúng chủ yếu của toàn bộ chương truyện.
2. Hạnh phúc của tang gia và những người ngoài gia quyến
a. Niềm vui chung cho cả gia đình
-Nguyên nhân :“cụ cố tổ chết cái chúc thư kia sẽ đi vào thời kì thực hành chứ không còn lí thuyết viễn vông nữa”
– Không khí gia đình:
+ Trước khi phát tang: Nhốn nháo, nóng ruột đem chôn cho chóng cái xác chết của cụ tổ.
+ Khi phát tang: “ai cũng vui vẻ cả”, “ bối rối”
->Giọng điệu mỉa mai châm biếm, thủ pháp đối lập(ngôn ngữ)
=> Một gia đình đại bất hiếu.
b. Niềm vui của những thành viên trong gia đình
– Cố Hồng (con trai cả):
+ Khoe đám ma->Khoe của, khoe chữ hiếu
+ Khoe già-> gia đình có phúc, có lộc
→ Bức hí hoạ một kẻ ngu dốt háo danh.
– Ông Văn Minh (cháu nội ): Băn khoăn, đăm chiêu,-> vẻ mặt, thái độ vô tình lại “hợp thời trang”
→ Giả dối, bất nhân
– Bà Văn Minh (cháu dâu): Lăng xê các mốt y phục.
– Cô Tuyết: “ Buồn lãng mạn” “đúng mốt một nhà có đám”.
→ Thực dụng, thiếu tình người, biến đám tang thành sân diễn thời trang
– Cậu Tú Tân: Sướng điên vì được dùng máy ảnh mới mua-> Vô tâm ,đáng lên án.
– Ông Phán: Sung sướng vì không ngờ rằng cái sừng trên đầu mình lại có giá trị.→Trục lợi, vô lương tâm, không biết liêm sĩ.
=>Giong văn mỉa mai, phô bày sự lố bịch, thiếu văn hóa, vô đạo đức.
c. Niềm vui của những người ngoài gia đình
– Hai vị cảnh sát Min Đơ và Min Toa “ sung sướng cực điểm” ->Thích thú khi được giữ trật tự cho đám tang
– Bạn bè cụ cố Hồng: Khoe đủ thứ huân chương, các kiểu râu ria…-> phô trương không đúng lúc, đúng chỗ.
– Sư cụ tăng phú:  Sung sướng và vênh váo.
– Xuân tóc đỏ: Tiền, tình, danh vọng.
– Hàng phố: Được xem đám ma to,cơ hội tán tỉnh, ve vãn
-> Đó chính là sự suy đồi về đạo đức, sự tha hoá về nhân cách con người.Đó là lời tố cáo của tác giả đối với xã hội âu hoá rởm.
3. Cảnh  đám ma gương mẫu
– Bề ngoài thật long trọng, “ gương mẫu” -> đám rước nhố nhăng
– Người đi dưa: Đủ mọi thành phần, được núp dưới vẻ mặt buồn râu
+ Hàng phố “nhốn nháo…to”, thỏ mãn sự hiếu kì, thích cái lạ đời,dị thường.
Sự giả tạo, đóng kịch  của giới tri thức rởm, đạo đức suy đồi của nền văn minh Âu hoá rởm.
* Cảnh hạ huyệt:
– Cậu Tú Tân yêu cầu mọi người tạo dáng để chụp ảnh, con cháu tự nguyện trở thành những diễn viên đại tài:
– Cụ Cố Hồng ho khạc, mếu máo và ngất đi.
– Đặc biệt là “màn kịch siêu hạng” của ông Phán mọc sừng cứ oặt người đi khóc to  “Hứt!…Hứt!…Hứt!…” và dúi vào tay Xuân một cái giấy bạc năm đồng gấp tư”
Đám tang diễn ra như một tấn đại hài kịch. Nó nói lên tất cả sự lố lăng vô đạo đức của cái xã hội thượng lưu ngày trước. Cái xã hội mà tác giả gọi là Chó đểu, khốn nạn.
III. Tổng kết
1.Chủ đề
Đoạn trích “ Hạnh phúc của một tang gia” là một bi hài kịch, phơi bày bản chất nhố nhăng, đồi bại của một gia đình đồng thời phản ánh bộ mặt thật của xã hội thượng lưu thành thị trước Cách mạng tháng Tám.
2. Đặc sắc nghệ thuật.
Nghệ thuật tạo tình huống cơ bản rồi mở ra những tình huống khác.
– Phát hiện những chi tiết đối lập gây gắt cùng tồn tại trong một con người, sự vật, sự việc.
– Thủ pháp cường điệu, nói ngược, được sử dụng một cách linh hoạt.
– Miêu tả biến hóa, linh hoạt và sắc sảo đến từng chi tiết, nói trúng nét riêng của từng nhân vật.
 

 
3.3 Hoạt động thực hành ứng dụng
Đám tang của cụ cố tổ trong chương “Hạnh phúc của mottj tang gia” là đáng khóc hay đáng cười? vì sao?
3.4. Hoạt động bổ sung
Phân tích nghệ thuật trào phúng đặc sắc của chương truyện”
Hướng dẫn soạn bài tiếp theo
Soạn bài mới: Ngữ cảnh
(Tài liệu sưu tầm )
Xem thêm :

  1. Trọn bộ giáo án Ngữ văn lớp 10
  2. Trọn bộ giáo án Ngữ văn lớp 11
  3. Trọn bộ giáo án Ngữ văn lớp 12

1 bình luận trong “Giáo án thao giảng Hạnh Phúc của một tang gia- Vũ Trọng Phụng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *