Giáo án Ngữ Văn 12 theo định hướng phát triển năng lực, chủ đề Lí luận văn học

Giáo án Ngữ Văn 12 theo định hướng phát triển năng lực, chủ đề Lí luận văn học

Chủ đề: LÍ LUẬN VĂN HỌC (LỚP 12)

 Chuẩn kiến thức, kĩ năng
– Nắm được:
Khái niệm: giá trị văn học, tiếp nhận văn học, quá trình văn học, phong cách văn học và trào lưu văn học.

  • Nhận diện được:

+  Những giá trị cơ bản của văn học; mối quan hệ giữa các giá trị trong một tác phẩm văn học.
+ Ý nghĩa, quá trình và đặc điểm của quá trình tiếp nhận văn học. Có ý thức chủ động, tích cực trong hoạt động tiếp nhận văn học.
– Từ đó, học sinh có thể hình thành các năng lực sau:
+ Năng lực nhận diện các trào lưu văn học, phát hiện những biểu hiện của phong cách văn học.
+ Năng lực vận dụng những trí thức lí luận để khám phá giá trị văn học; biết so sánh các giá trị với các giá trị của những khoa học khác.
+ Năng lực vận dụng những tri thức lí luận để tiếp nhận văn học và tạo lập bản mới một cách tích cực và chủ động.

Bảng mô tả các mức độ đánh giá chủ đề Lí luận văn học (lớp 12) theo định hướng năng lực

 

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
– Khái niệm: giá trị văn học, tiếp nhận văn học, quá trình văn học, phong cách văn học, trào lưu văn học…
– Liệt kê được các giá trị văn học, các trào lưu văn học.
– Mô tả các  đặc điểm cơ bản của giá trị văn học, tiếp nhận văn học, quá trình văn học, trào lưu văn học, phong cách văn học.
 
 
– Phân biệt giữa giá trị văn học và chức năng văn học; văn bản văn học và tác phẩm văn học; các loại phong cách văn học…
– Thấy được mối quan hệ của các giá trị văn học.
–  Nắm được vai trò, tính chất của quá trình tiếp nhận văn học…
– Hiểu được điều kiện để tiếp nhận văn học có hiệu quả; tầm quan trọng của phong cách nhà văn trong hoạt động sáng tác và tiến trình văn học…
– Lấy ví dụ minh họa làm rõ các khái niệm và đặc điểm…
 
 
 
–                   – Phân tích và chỉ ra được các giá trị văn học trong một tác phẩm cụ thể.
–                   – Nhận diện và lí giải được phong cách của nhà văn trên một văn bản cụ thể.
–                   – Phân biệt được các trào lưu văn học (văn học lãng mạn, văn học hiện thực 1930 – 1945…)
 
 
–                  Xác định được tính chất đa giá trị của văn học.
–                     Tự chủ, có quan điểm riêng, đánh giá giá trị của văn bản cụ thể, hoặc các hiện tượng tiếp nhận phức tạp.
– Bình luận, đánh giá những ý kiến, nhận định về các tác giả, tác phẩm đã học và đọc.
– Phát biểu những suy nghĩ, quan điểm cá nhân về các tác phẩm, các giá trị sống được gợi lên từ tác phẩm.
–                  Luận bàn, bày tỏ ý kiến cá nhân về giá trị văn học trong mối quan hệ với loại hình nghệ thuật và các hình thức giải trí khác.
–                   Vận dụng kiến thức tổng hợp (tiếp nhận và giá trị hiểu biết văn bản, văn học…) để viết được bài luận phê bình văn học nhỏ.
Loại câu hỏi/bài tập
Câu hỏi Định tính, Định lượng:
– Trắc nghiệm KQ (về quá trình văn học, phong cách văn học, trào lưu văn học, giá trị văn học, tiếp nhận văn học)
– Câu tự luận trả lời ngắn (lí giải, phát hiện, nhận xét, đánh giá,…)
– Phiếu quan sát làm việc nhóm (trao đổi, thảo luận về các tri thức lí luận văn học)
Bài tập:
– Bài nghị luận (giải thích, phân tích, chứng minh các vấn đề lí luận văn học) về giá trị văn học, tiếp nhận văn học, trào lưu văn học và phong cách văn học.
– Thuyết minh, thuyết trình về phong cách của một tác giả, một trào lưu văn học…
– Bài nghiên cứu, báo cáo khoa học thực hiện (theo nhóm hoặc cá nhân) về lịch sử tiếp nhận một tác phẩm, hoặc so sánh, đối chiếu phong cách, điểm chung, nét riêng của hai hay nhiều tác giả, tác phẩm cùng trào lưu, đề tài…
  • Câu hỏi/ Bài tập minh họa

Văn bản: Giá trị văn học và tiếp nhận văn học

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Thấp Cao
–                  Trình bày khái niệm giá trị văn học?
–                  Nêu các giá trị cơ bản của văn học? Trình bày biểu hiện của từng giá trị? Lấy ví dụ?
 
–                  Tiếp nhận văn học là gì? Tính chất của tiếp nhận văn học? Có mấy cấp độ tiếp nhận văn học? Lấy ví dụ?
 
–                 Phân biệt các giá trị và chức năng văn học?
–                     –  Giải thích khái quát biểu hiện của từng giá trị? –  Chỉ ra mối quan hệ của các giá trị? Có người cho rằng “giá trị cao quí nhất của văn chương là nuôi dưỡng tâm hồn con người”, hay nói như Thạch Lam là “làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”. Nói như vậy có đúng không? Vì sao?
–                     – Có ý kiến cho rằng: “các giá trị của văn học chỉ được thực hiện thông qua quá trình tiếp nhận văn học”. Đúng hay sai? Vì sao?
–                     – Theo anh/ chị làm thế nào để tiếp nhận văn học thực sự có hiệu quả?
–                      
–                   – Phân tích, chỉ ra các giá trị cơ bản của bài thơ Tây Tiến? (hoặc giá trị cơ bản của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ)
–             Vẽ sơ đồ về quá trình tiếp nhận văn học?
–             Lấy một số ví dụ anh/ chị biết về tiếp nhận văn học có tính chất phức tạp? (Tây Tiến, người vợ nhặt trong Vợ nhặt, người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa…)
–                  Có nhận định cho rằng “Văn học là hiện tượng đa giá trị”. Ý kiến của anh/ chị?
–                  Có ý kiến cho rằng “Người vợ nhặt trong tác phẩm cùng tên của Kim Lân là một người phụ nữ có nhiều tính nết gây mất thiện cảm”. Lại có ý kiến “Đó là một người phụ nữ đáng thương, có nhiều phẩm chất đáng quí”.
Từ hiểu biết của bản thân về nhân vật người vợ nhặt, anh/ chị hãy bình luận những  ý kiến trên.

 Xây dựng đề kiểm tra minh họa

  1. Mục đích và hình thức ra đề
  • Mục đích:

+ Kiểm tra, đánh giá việc nắm chuẩn kiến thức, kĩ năng về lí luận văn học lớp 12: giá trị và tiếp nhận văn học.
+ Rèn luyện các năng lực: nhận biết, thông hiểu, vận dụng…

  • Hình thức:

+ Tự luận và trắc nghiệm khách quan kết hợp
+ Thời gian: 120 phút

  1. Ma trận đề

THỜI GIAN LÀM BÀI : 120 PHÚT
 

Mức độ
 
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
TN TL TN TL thấp cao  
Chủ đề 1: Các giá trị văn học Nhận biết biểu hiện của giá trị nhận thức, giáo dục thẩm mĩ. Nhận biết biểu hiện giá trị nhận thức, giá trị giáo dục của Tây Tiến qua một đoạn trích
Số câu 06 01
Số điểm 1.5 1.5
% 15% 15%
Chủ đề 2: Tiếp nhận văn học Nắm được tính chất, đặc điểm của tiếp nhận văn học Dùng kiến thức lí luận tiếp nhận để áp dụng nhận diện, lí giải hiện tượng đa chiều trong tiếp nhận tác phẩm Chí Phèo – Nêu  được quan điểm chính kiến
– Viết được một bài nghị luận văn học hoàn chỉnh , logic để bảo vệ quan điểm của mình về bi kịch của nhân vật Chí Phèo .
Số câu 01
Số điểm 7.0
% 70%

Đề kiểm tra

 Thời gian làm bài: 120 phút 

Phần I. Đọc – hiểu (3,0 điểm)
Dòng nào dưới đây không phải là giá trị cơ bản của văn học?

Giá trị khoa học.

Giá trị nghệ thuật.

Giá trị nhận thức.

Giá trị thẩm mĩ.

Dòng nào dưới đây không phải là phương thức tạo nên giá trị nghệ thuật của văn học?

Cách sử dụng ngôn ngữ của nhà văn.

Cách lựa chọn chi tiết, hình ảnh, phân tích tâm lí nhân vật… của nhà văn.

Cách lựa chọn phương tiện máy móc kĩ thuật để viết văn bản của nhà văn.

Cách xây dựng kết cấu tác phẩm của nhà văn.

Dòng nào dưới đây nêu đúng lĩnh vực tri thức mà văn học có thể cung cấp cho con người?

Sức bền vật liệu.

Trọng lượng trong không gian.

Tâm hồn con người.

Cấu trúc gen.

Khi nói đến các tư tưởng nhân đạo, lòng vị tha, tinh thần yêu chuộng công lí, yêu thương quê hương đất nước,…. trong tác phẩm, là đang đề cập trực tiếp đến giá trị nào sau đây của văn học?

Giá trị thẩm mĩ.

Giá trị nghệ thuật.

Giá trị giáo dục.

Giá trị nhận thức.

Khi nói đến cách sử dụng từ ngữ, gieo vần, cách ví von, ẩn dụ, cách trần thuật, gọi tên nhân vật,… trong tác phẩm đang đề cập trực tiếp đến giá trị nào sau đây của văn học?

Giá trị thẩm mĩ.

Giá trị nghệ thuật.

Giá trị giáo dục.

Giá trị nhận thức.

Khi nói đến kiến thức về đời sống mà văn học đem đến là ta đang đề cập trực tiếp đến giá trị nào sau đây của văn học?

Giá trị thẩm mĩ

Giá trị nghệ thuật.

Giá trị giáo dục.

Giá trị nhận thức.

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
                                    Quân xanh màu lá, dữ oai hùm
                                    Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
                                    Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
                                    Rải rác biên cương mồ viễn xứ
                                   Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
                                   Áo bào thay chiếu anh về đất
                                   Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ văn 12 , Tập một, NXB Giáo dục, Năm 2011, tr. 39).
Trình bày giá trị nhận thức và giá trị giáo dục của đoạn thơ trên (không quá 10 câu).
 
Phần II. Tự luận (7.0 điểm)
Đọc Chí Phèo của Nam Cao, có ý kiến cho rằng: “Bi kịch của Chí Phèo là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người”, lại có ý kiến khẳng định: “Bi kịch của Chí Phèo, hơn thế, còn là bi kịch con người tự từ chối quyền làm người.”

  1. Vận dụng hiểu biết về tiếp nhận văn học, hãy lí giải hiện tượng trên (không quá 05 câu)
  2. Hãy viết một bài luận bày tỏ quan điểm cá nhân về bi kịch của nhân vật Chí Phèo

 
Hướng dẫn chấm
Phần I. Đọc – hiểu (3.0 điểm)
Câu 1. (0,25 điểm) Phương án A
Câu 2. (0,25 điểm) Phương án C
Câu 3. (0,25 điểm) Phương án C
Câu 4. (0,25 điểm) Phương án B
Câu 5. (0,25 điểm) Phương án B
Câu 6. (0,25 điểm) Phương án D
Câu 7 (1.5 điểm): Giá trị nhận thức và giáo dục của đoạn thơ trên.

  • Yêu cầu về kĩ năng: Biết viết một đoạn văn ngắn gọn, mạch lạc.
  • Yêu cầu về nội dung:
  1. Giá trị nhận thức (1.0 điểm)

–   Nhận thức về hiện thực cuộc kháng chiến chống Pháp.
–  Nhận thức về hiện thực cuộc sống của người lính Tây Tiến (Đời sống vật chất và tinh thần)
– Nhận thức về thái độ tình cảm của tác giả đối với người lính Tây Tiến…

  1. Giá trị giáo dục (0.5 điểm)

– Giáo dục tình cảm yêu nước
– Giáo dục tình cảm yêu mến, quí trọng người lính thời kì kháng chiến chống Pháp
 
Phần II. Làm văn (7.0 điểm)
Câu a. (1.0 điểm)

  1. Yêu cầu về kĩ năng.

– Biết tổ chức một đoạn văn.
– Không mắc lỗi chính tả dùng từ, đặt câu, diễn đạt.

  1. Yêu cầu về kiến thức
    • Hai ý kiến cùng bàn về bi kịch của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.
    • Điều này cho thấy tính chất đa dạng, không thống nhất trong tiếp nhận văn học, cùng một tác phẩm, một đối tượng nhưng cách thụ cảm, đánh giá của công chúng có thể rất khác nhau do sự khác biệt trong trình độ, kinh nghiệm sống, tuổi tác, tâm trạng khi tiếp nhận… Hơn nữa, nội dung các tác phẩm càng phong phú, hình tượng nghệ thuật càng phức tạp thì sự tiếp nhận của công chúng càng lắm hình nhiều vẻ.

Câu b. (6.0 điểm)

  1. Yêu cầu chung

–  Năng lực viết bài nghị luận văn học của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về tác phẩm văn học, lí luận văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng cảm thụ văn chương của mình để làm bài.
– Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ, có căn cứ xác đáng, không được thoát li văn bản tác phẩm.

  1. Yêu cầu cụ thể.

Giới thiệu tác giả tác phẩm
Giải thích

  • Bi kịch: nghĩa gốc, bi kịch là thể của loại hình kịch thường được coi như là đối lập với hài kịch. Từ nghĩa gốc trên, bi kịch còn dùng để chỉ một tình cảnh, một số phận éo le, trắc trở, đau thương. Khái niệm bi kịch được nói đến ở đây là hiểu theo nghĩa thứ hai này.
  • Bi kịch bị cử tuyệt quyền làm người: con người khao khát sống, khao khát “làm hòa” với mọi người, khao khát hạnh phúc nhưng bị xã hội và giai cấp thống trị cản trở, xô đẩy vào con đường cùng không lối thoát.
  • Bi kịch con người tự từ chối quyền làm người: con người khao khát sống, khao khát “làm hòa” với mọi người, khao khát hạnh phúc nhưng không đủ bản lĩnh, không đủ dũng khí khẳng định mình, vượt lên những định kiến của cộng đồng, cuối cùng rơi vào tuyệt vọng thậm chí rơi vào cái chết.

Bàn luận
Thí sinh có thể đồng tình với một trong hai ý kiến hoặc bổ sung, kết hợp giữa hai ý kiến để có cái nhìn đầy đủ, toàn diện về bi kịch của Chí Phèo, miễn là lí giải có sức thuyết phục. Sau đây là một số phương án, thí sinh có thể lựa chọn để giám khảo tham khảo.
Phương án 1. Bi kịch Chí Phèo là bi kịch bị cử tuyệt quyền làm người.
– Đây là quan niệm có tính truyền thống được nhiều người chấp nhận.
– Xã hội thực dân phong kiến tiếp tay cho bọn cường hào ác bá (Bá Kiến) đã đẩy Chí Phèo vào con đường tha hóa, trở thành quỷ dữ của làng Vũ Đại
– Xã hội ấy đã từ chối, cử tuyệt quyền làm người của Chí Phèo ngay cả khi Chí Phèo mong mỏi, khao khát được làm người lương thiện nhất
=> Xã hội thực dân phong kiến à bọn cường hào ác bá ở làng Vũ Đại không thể “vô can” trong việc đẩy Chí Phèo đến chỗ bi kịch, đến với cái chết.
Phương án 2. “Bi kịch Chí Phèo, hơn thế, còn là bi kịch con người tự từ chối quyền làm người.”
– Đây là ý kiến mới mẻ, có phần táo bạo khi nhìn nhận đánh giá về bi kịch số phận nhân vật Chí Phèo
– Ý kiến trên xuất phát từ dặc điểm phong cách thời đại . Thời đại Nam Cao, ý thức về con người cá nhân có điều kiện phát triển. Nam Cao thể hiện tinh thần thời đại đó bằng cách chỉ ra rằng; nếu qus lệ thuộc vào cộng đồng, con người sẽ tự thủ tiêu mình; và nếu cộng đồng can thiệp quá sâu vào đời sống cá nhân, nó sẽ hủy diệt cá nhân đó.
– Ý kiến trên xuất phát từ số phận nhân vật Chí Phèo
+ Số phận cô độc và nỗi sợ cô đơn
+ Cái chết của Chí Phèo và sự đuối về ý thức cá nhân

  • Ý kiến trên quả có cái nhìn sâu sắc về tấn bi kịch của người nông dân Chí Phèo. Rõ ràng Chí phải chịu trách nhiệm về bản thân.

Phương án 3:

  • Hoàn toàn đổ lỗi cho Chí Phèo là chỉ coi trọng nguyên nhân chủ quan, còn đổ tội cho xã hội lại là coi trọng nguyên nhân khách quan. Trong khi đó, nguyên nhân dẫn đến bi kịch và cái chết của Chí bao gồm cả chủ quan và khách quan, chỉ coi trọng một mặt nào đó cũng là phiến diện.
  • Viết về bi kịch người nông dân Chí Phèo, Nam Cao muốn đưa đến người đọc thông điệp; mỗi cá nhân phải chịu trách nhiệm về những hành vi của mình, mỗi người phải tự ý thức về cá nhân của mình. Điều đó thể hiện một quan niệm đấy đủ hơn, toàn diện hơn về con người, về giá trị của sự sống. Đó là những nhân tố mới mẻ, độc đáo trong chủ nghĩa nhân đạo của Nam Cao

Biểu điểm
+ Điểm 6 – 7: đáp ứng tốt các yêu câu trên, có thể còn vài sai sót về diễn đạt.
+ Điểm 4 – 5: đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, có thể còn một số sai sót về diễn đạt, chính tả.
+ Điểm 2 – 3: đáp ứng được một phần các yêu cầu trên, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả.
+ Điểm 1; không đáp ứng được các yêu cầu trên, mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả.
+ Điểm 0: không làm bài
Tài liệu sưu tầm
Xem thêm :

  1. Giáo án Ngữ văn 10 
  2. Giáo án Ngữ văn 11
  3. Giáo án Ngữ văn 12
,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *