Giáo án Ngữ văn 12 theo chủ đề : Thơ kháng chiến chống Pháp 1945-1954 và xây dựng CNXH 1955-1965

Xây dựng chủ đề dạy học môn Văn lớp 12. Giáo án bài Tây tiến, Việt Bắc,Đất nước, Dọn về làng,Tiếng hát con tàu.
Chủ đề 7
Thơ kháng chiến chống Pháp 1945-1954 và xây dựng CNXH 1955-1964

Tuần
theo chủ đề
Số tiết Chủ đề
Chủ đề 7
Thơ kháng chiến chống Pháp 1945-1954 và xây dựng CNXH 1955-1964
Tiết PPCT Tiết theo chủ đề Tên bài
7 7 19-20 20-21 Tây Tiến
 
8 22 22 Việt Bắc (Phần I: Tác giả)
 
25-26 23-24 Việt Bắc (Tiếp)
 
9 34-25 25-26 Đọc thêm: – Đất nước.
– Dọn về làng.
-Tiếng hát con tàu
 

 
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

  1. Kiến thức – kỹ năng

-Nhận ra đề tài, chủ đề, khuynh hướng tư tưởng ,cảm hứng thẩm mỹ, giọng điệu ,tình cảm của nhân vật trữ tình,những sáng tạo đa dạng về ngôn ngữ, hình ảnh, những đặc sắc về nội dung của một số bài thơ hoặc đoạn trích (Tây Tiến của Quang Dũng , Việt Bắc -Tố Hữu, bài đọc thêm : Đất nước -Nguyễn Đình Thi, Dọn về làng-Nông Quốc Chấn, Tiếng hát con tàu-Chế Lan Viên )
-Nhận biết được một số đặc điểm cơ bản của thơ ca Việt Nam từ 1945 đến 1954 và thơ ca xây dựng CNXH 1955-1965
-Biết cách đọc -hiểu một tác phẩm thơ hiện đại theo đặc trưng thể loại.
-Vận dụng được kiến thức về thơ trữ tình Việt Nam hiện đại vào bài văn phân tích thơ trữ tình

  1. Học sinh hình thành năng lực

+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
+ Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong các văn bản.
+ Năng lực đọc – hiểu thơ hiện đại Việt Nam theo đặc điểm thể loại.
+ Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản.
+ Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.

  1. Phát triển phẩm chất:
  • Biết quý trọng tình yêu quê hương đất nước, tình cảm thủy chung cách mạng…
  • Biết suy nghĩ, trăn trở về những vấn đề trách nhiệm của tuổi trẻ với đất nước
  • Có ý thức tìm tòi về thể loại, từ ngữ, hình ảnh trong thơ hiện đại Việt Nam

B.KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ

  1. Thời gian thực hiện
  • Thực hiện trong 03 tuần: 07, 08,09
  • Số tiết thực hiện trên lớp:07

-2 tiết  : Tây Tiến – Quang Dũng ( tiết 20,21)
-3 tiết : Việt Bắc -Tố Hữu ( tiết 22,23,24)
-2 tiết : Đọc thêm : Đất nước, Dọn về làng, Tiếng hát con tàu ( tiết 25,26)

  1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
  • a/Chuẩn bị của giáo viên
  • -Giáo án
  • -Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • -Hình ảnh về đoàn quân Tây Tiến, Đất Nước…
  • -Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
  • -Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
  • b/Chuẩn bị của học sinh
  • – Đọc trước văn bản các tác phẩm để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài

–  Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)

  • – Đồ dùng học tập
  1. Lập bảng mô tả mức độ nhận thức
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
-Tác giả, hoàn cảnh sáng tác ,xuất xứ … Hiểu được đặc điểm từng  thể loại thơ Phân tích được nội dung nghệ thuật của từng bài Vận dụng những hiểu biết bài thơ  để viết bài làm văn nghị luận về 1 bài thơ đoạn thơ .
Xác định thể loại thơ Hiểu được đặc trưng thể loại thơ trữ tình Phân tích cảm xúc chủ đạo của tác giả trong mỗi bài Nhận ra được phong cách sáng tác của từng tác giả sau khi học xong các bài thơ
Xác định bố cục bài thơ . Hiểu được mạch cảm xúc của nhà thơ trong mỗi bài Đánh giá nét đặc sắc của mỗi bài về phương diện nghệ thuật. Hiểu được nội dung của các bài thơ khác  nằm ngoài chương trình SGK.
Phát hiện các chi tiết, biện pháp nghệ thuật đặc sắc của từng văn bản. Lý giải ý nghĩa, tác dụng của từng biện pháp nghệ thuật. Đánh giá giá trị nghệ thuật của từng bài . So sánh nét tương đồng và dị biệt giữa các chi tiết, hình ảnh thơ trong các đoạn thơ cùng chủ đề.

 
THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
 

  • HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu về bài học bằng câu hỏi trắc nghiệm sau:
Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ Đồng chí và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Ai là tác giả của bài thơ này?
a.Tố Hữu
b.Chính Hữu
c.Thôi Hữu
d.Hoàng Hữu
 
Gợi ý trả lời:b
Câu 2: Bài thơ khắc hoạ chân dung của ai? Trong thời kì nào?
a.Anh bộ đội cụ Hồ trong thời kì trước cách mạng
b.Anh bộ đội cụ Hồ trong thời kì Cách mạng tháng Tám năm 1945
c.Anh bộ đội cụ Hồ trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp
d.Anh bộ đội cụ Hồ trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ
Gợi ý trả lời:c
Từ đó, giáo viên giới thiệu vào bài: Cách mạng tháng Tám thành công không những mở ra kỉ nguyên độc lập tự do cho dân tộc mà còn đưa văn học Việt Nam sang một trang mới-Văn học cách mạng. Trọng đó, văn học chống Pháp 1946-1954 và văn học thời kì đầu xây dựng CNXH ở miền Bắc 1955-1965 đã có nhiều thành tựu quan trọng. Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu một số tác giả, tác phẩm nổi bật để làm sáng tỏ thành tựu đó.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
 
TIẾT 20,21/TUẦN 7-ĐỌC VĂN
TÂY TIẾN-( Quang Dũng)
 

Nội dung Mô tả hoạt động của thầy và trò Tư liệu, phương tiện, đồ dùng
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Họat động 1: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA THƠ HIỆN ĐẠI …(10 phút).
A. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM 1946-1954,1955-1964
I. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa
– Kháng chiến chống Pháp, đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên;
– Miền Bắc bước vào thời kì đầu xây dựng CNXH
– Hình thành thế hệ nhà văn-chiến sĩ.
II. Những thành công nội dung và nghệ thuật thơ kháng chiến chống Pháp
1/ Nội dung:
– Cảm hứng chính của thơ kháng chiến chống pháp là tình yêu quê hương đất nước, lòng căm thù giặc, ca ngợi cuộc kháng chiến và con người kháng chiến; thơ xây dựng CNXH có cảm hứng ngợi ca công cuộc xây dựng đất nước, khát vọng trở về với nhân dân…
– Hình ảnh quê hương và con người kháng chiến (anh vệ quốc quân, bà mẹ chiến sĩ, phụ nữ nông thôn, em bé liên lạc) được thể hiện chân thực gợi cảm.
2/Nghệ thuật:
a/ Ngôn ngữ thơ kháng chiến là thứ ngôn ngữ gần gũi với tiếng nói hàng ngày của quần chúng nhân dân;
– Ngôn ngữ thơ thời kháng chiến chống Pháp giản dị, mang tính khẩu ngữ, giàu chất hiện thực;
– Từ địa phương cũng được đưa vào trong thơ rất nhuần nhị, nhiều trường hợp đã góp phần tạo nên chất liệu hiện thực với sắc thái riêng, độc đáo;
– Nhiều địa danh cũng được đưa vào trong thơ rất sáng tạo;
b/ Thể thơ trong thơ thời kì kháng chiến cũng đa dạng và phong phú
– Thể thơ lục bát truyền thống
– Thơ tự do đã được các nhà thơ thời kháng chiến chống Pháp sử dụng rất thành công.
c/ Thơ ca thể hiện xu hướng khác nhau:
– Xu hướng đại chúng (Tố Hữu là đại diện)
– Xu hướng thơ hướng nội, tự do, không vần (Nguyễn Đình Thi là đại diện).
– Xu hướng lãng mạn cách mạng (Quang Dũng là đại diện)…
B. CÁC TÁC PHẨM
TÂY TIẾN
I. Tìm hiểu chung:
  1. Tác giả:
  – Tên thật : Bùi Đình Diệm (1921 – 1988).
–  Quê hương: Phượng Trì – Đan Phượng – Hà Tây.
–  Cuộc đời :
+ Là người đa tài: Làm thơ, viết văn, vẽ tranh …
+ Được biết nhiều với tư cách là nhà thơ.
+ Phong cách sáng tác: vừa hồn nhiên vừa tinh tế, lãng mạn và hào hoa.
– Sáng tác chính: Mây đầu ô (1968), Thơ văn Quang Dũng (1988)
   2. Văn bản:
a. Hoàn cảnh sáng tác :
–  Trích tác phẩm “Mây đầu ô”.
–  Viết vào năm 1948 ở Phù Lưu Chanh (Hà Tây), khi Ông đã chuyển sang đơn vị khác và nhớ về đơn vị cũ là đoàn quân Tây Tiến.
–   Đặc điểm đoàn quân Tây Tiến
b. Bố cục :
– Phần 1:  à Nhớ con đường hành quân trên cái nền thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ.
– Phần 2:  à Nhớ kỉ niệm ấm áp tình quân dân và cảnh sông nước miền tây thơ mộng.
– Phần 3: à Nhớ hình tượng người lính Tây Tiến
– Phần 4: à Tấm lòng và sự gắn bó với Tây Tiến.
* Thao tác 1 :
 
GV: Yêu cầu HS xem lại bài Khái quát văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỷ XX để trả lời các câu hỏi sau:
1.      1/Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa của đất nước trong giai đoạn 1945-1954, 1955-1964?
 
2.      2/Những thành công nội dung và nghệ thuật thơ kháng chiến chống Pháp và xây dựng CNXH ở miền Bắc?
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
* Thao tác 2 :
Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm
– Dựa vào phần tiểu dẫn, hãy nêu những nét khái quát về nhà thơ Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến?
– Theo dõi HS trả lời, hướng dẫn ghi chép ngắn gọn theo SGK
– Thuyết giảng thêm về số phận bài thơ
 
 
 
 
* Thao tác 2 : Hướng dẫn HS đọc hiểu bài thơ
– Gọi HS đọc điễn cảm bài thơ- chú ý âm hưởng, sắc thái tình cảm, cảm xúc từng đoạn.
– Yêu cầu lớp theo dõi câu hỏi 1( SGK), tìm hiểu ý chính từng đoạn và mạch liên kết trong bài thơ?
 
 
 
 
 
 
 
*Học sinh trả lời cá nhân
 
 
Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa
– Kháng chiến chống Pháp, đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên;
– Miền Bắc bước vào thời kì đầu xây dựng CNXH
– Hình thành thế hệ nhà văn-chiến sĩ.
 
 
– Cảm hứng chính của thơ kháng chiến chống pháp …..thơ xây dựng CNXH ……
– Hình ảnh quê hương và con người kháng chiến ……..
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
a/ Ngôn ngữ thơ kháng chiến là giản dị, mang tính khẩu ngữ, giàu chất hiện thực; Từ địa phương cũng được đưa vào trong thơ rất nhuần nhị,
b/ Thể thơ đa dạng và phong phú
– Thể thơ lục bát truyền thống
– Thơ tự do đã được các nhà thơ thời kháng chiến chống Pháp sử dụng rất thành công.
c/ Thơ ca thể hiện xu hướng khác nhau:
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
HS theo dõi SGK, làm việc cá nhân trả lời.
( Tác giả: Con người, cuộc đời, sáng tác…
   Tác phẩm: Hoàn cảnh ra đời:
– Về đơn vị Tây Tiến…
– Về hoàn cảnh, thời điểm sáng tác…
– Về vị trí, xuất xứ…)
 
 
 
 
 
 
– 1-2 HS đọc diễn cảm.
– Lớp lắng nghe và định hướng trả lời câu hỏi1
– 1-2 HS trả lời, lớp theo dõi, góp ý thêm.
– Theo dõi định hướng của GV, ghi chép nội dung vào vở
Đặc điểm đoàn quân Tây Tiến :
–  Thành lập năm 1947, Quang Dũng là đại đội trưởng.
–  Nhiệm vụ : Phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào.
–  Địa bàn : Đồi núi Tây Bắc Bộ Việt Nam và Thượng Lào.
–  Thành phần : Sinh viên, học sinh, dân lao động thành thị thuộc mọi ngành nghề khác nhau.
–  Điều kiện sống :Gian khổ, thiếu thốn.
-Tinh thần: Hào hùng, lãng mạn – lạc quan, yêu đời.
Sưu tầm tranh, ảnh  chân dung Quang Dũng (phóng to); tâp thơ “Mây đầu ô” (1986).
 
 
Họat động 2: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN- Đoạn 1 ( 15 PHÚT)
II. Đọc–hiểu:
1. Đoạn 1 : Nỗi nhớ về những chặng đường hành quân của bộ đội Tây Tiến và khung cảnh núi rừng miền Tây.
a. Hai câu thơ mở đầu:
“ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi…”
– Hình ảnh “Sông Mã” như gợi thức nỗi nhớ ùa về trong tâm hồn nhà thơ.
– Nhớ “Chơi vơi” ( 2 thanh bằng, nhẹ, lan toả, không hình không khối)
b. Bức tranh thiên nhiên miền Tây vừa hùng vĩ, hiểm trở , hoang vu, nghiệt ngã vừa độc đáo thú vị:
– Cảnh vật hiện ra hùng vĩ, hiểm trở (Mở ra  trong nhiều chiều không gian, thời gian)
+ Nhiều tên đất lạ lẫm, gợi 1 vùng xa xôi, hẻo lánh: Sông Mã, Sài Khao, Mường Lát, Mường Hịch, Pha Luông, Mai Châu…
+ Nhiều đèo dốc hiểm trở:
“ Dốc …………. mưa xa khơi…”
=> Sử dụng từ láy giàu chất tạo hình, gợi tả, gợi cảm, những câu thơ toàn thanh trắc …=> Một bức tranh hoành tráng với tất cả sự hiểm trở và dữ dội, hoang vu và heo hút của núi rừng miền Tây
+ Nhiều vẻ hoang dại, bí ẩn, khắc nghiêt: Với mưa rừng, “Sương lấp đoàn quân mỏi”, “Thác gầm thét”, “Cọp trêu người.”
Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến trong đoạn thơ :
+ Đó là những chiến sĩ anh hùng bất khuất không quản ngại vượt qua bao chặng đường gian khổ , bao nhiêu hi sinh mất mát lớn lao:
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
  Gục lên súng mũ bỏ quên đời…”
=> Nổi bật chất bi tráng
+ Nhưng đó còn là những chàng trai hào hoa lãng mạn tinh nghịch với bao hăm hở khám phá, chinh phục.
Hai câu kết đoạn thơ : “ Nhớ ôi…nếp xôi”=> Gợi không khí đầm ấm tình quân dân, như xua đi bao mệt mỏi của cuộc hành trình,tạo cảm giác êm dịu, ấm áp, chuẩn bị tâm thế cho đoạn sau  
* Thao tác 1 :
Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản
Đọc diễn cảm.
+ Yêu cầu giọng đọc: hùng tráng và tình cảm, chậm và đanh xen với mềm mại, dịu dàng, tuỳ theo từng đoạn, từng câu. Chú ý ngắt nhịp đúng một số câu độc đáo. Ví dụ: Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm; Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống, Sông Mã gầm lên / khúc độc hành…
+ GV và 4, 5 HS nối nhau đọc toàn văn bản thơ 1 lần. Nhận xét kết quả đọc.
 
– Hướng dẫn HS đọc và cảm nhận đoạn 1:
Đọc đoạn 1 của bài thơ và nêu câu hỏi: Bức tranh thiên nhiên và hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện ra như thế nào ở đoạn mở đầu?
– Cho HS trao đổi nhóm, trình bày
– Theo dõi HS trả lời, định hướng tiếp cận và khắc sâu kiến thức
– Gợi mở cho HS phân tích làm rõ giá trị nghệ thuật đặc sắc của đoạn thơ
– Diễn giảng bình thêm giá trị biểu đạt của một vài chi tiết thơ giúp hs cảm thụ sâu
 
 
 
HS thảo luận nhóm, ghi kết quả vào phiếu học tập và đại diện nhóm trả lời
– Lớp theo dõi ,nhận xét, bổ sung
– Vận dụng bài học về kỉ năng nghị luận về một bài thơ để khai thác giá trị đoạn thơ
 
( Từ láy: Khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút đều tả độ cao theo hướng nhìn lên trong cuộc hành trình.Khổ thơ là một bằng chứng về “Thi trung hữu hoạ”-> Gợi tả mặt dốc lồi lõm, nhấp nhô, khúc khuỷu, càng lên cao càng dựng đứng hun hút, thăm thẳm như lên đến đỉnh trời, chót vót chênh vênh giữa mây trời, như sắp chạm đến đỉnh trời!-> Gợi bao nỗi vất vả nhọc nhằn nhưng cũng không kém phần thú vị, tinh nghịch)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
( Tác giả tả thực về sự hi sinh mất mát: Gợi cảm giác cái chết như lẫn vào bức tranh chung của những gian khổ nhọc nhằn. Người chiến sĩ như đột ngột dừng chân trong cuộc hành trình của đơn vị. Câu thơ gợi một kí ức buồn trên những chặng đường hành quân của bộ đội TT)
 
 
 
Họat động 3: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN – Đoạn 2 ( 15 PHÚT)
II. Đọc–hiểu:
   2. Nhớ về tình kỉ niệm quân dân:
* 4 câu đầu: Gợi nhớ lại đêm liên hoan văn nghệ của đơn vị.
– “ bừng”: bừng tỉnh, bừng sáng: cả doanh trại bừng dậy, qua rồi cuộc sống gian khổ. Đó còn là sự bừng sáng của tâm hồn.
– “hội đuốc hoa”:
  ® đêm liên hoan văn nghệ như một ngày hội.
® đuốc hoa :hoa chúc (T.Hán) :tiệc cưới® Đêm liên hoan văn nghệ qua cái nhìn trẻ trung, tinh nghịch, yêu đời của người lính như một tiệc cưới.
Những cô gái Thái: dáng điệu e ấp, tình tứ  trong bộ xiêm áo uốn lượn ® như cô dâu trong tiệc cưới, là nhân vật trung tâm, là linh hồn của đêm văn nghệ.
Những người lính:
+ Kìa em: ngỡ ngàng, ngạc nhiên cả sự hân hoan, vui sướng trước vẻ đẹp của cô gái Tây Bắc
+ Say mê âm nhạc với vũ điệu mang màu sắc của xứ lạ ® Tâm hồn lãng mạn dễ kích thích, hấp dẫn.
=> Bằng những nét bút mềm mại, tinh tế, tác giả đã vẽ nên đêm liên hoan văn nghệ diễn ra trong không khí ấm áp tình người, tưng bừng, nhộn nhịp có ánh sáng, màu sắc. Gợi nét lãng mạn, tình quân dân thắm thiết.
* 4 câu sau:
– Dòng sông đậm màu sắc cổ tích, huyền thoại nổi bật lên dáng hình mềm mại của cô gái Thái trên chiếc thuyền độc mộc. Và như hoà hợp với con người, những bông hoa rừng cũng “đong đưa” làm duyên trên dòng nước lũ.
– Nghệ thuật: láy vắt dòng® câu thơ trở nên mềm mại, uyển chuyển, níu kéo nhau.
® Thiên nhiên và con người như hoà vào nhau tạo thành bức tranh hữu tình.
HẾT TIẾT I
* Thao tác 1 :
Hướng dẫn HS tiếp cận và cảm thụ đoạn thứ 2:
– Nêu vấn đề: Đoạn thơ thứ 2 mở ra một  thế giới thiên nhiên vả con người khác với đoạn 1. Hãy phân tích làm rõ?
– Cho HS thảo luận nhóm, gọi đại diên trả lời. GV theo dõi, gợi mở, định hướng giúp các em cảm thụ được giá trị đoạn thơ.
– Diễn giảng thêm giúp HS cảm thụ đoạn thơ
 
 
-Hs thảo luận nhóm, ghi lại kết quả vào phiếu học tập, đại diện trả lời.
– Lớp theo dõi, đàm thoại
( Bình: Đọc đoạn thơ ta như lạc vào một thế giới của cái đẹp, thế giới của cõi mơ, của âm nhạc. Bốn câu thơ đầu ngân nga như tiếng hát, như nhạc điệu cất lên từ tâm hồn ngây ngất mê say của những người lính Tây Tiến. ..trong đoạn thơ này chất thơ, chất nhạc hoà quyên với nhau đến mức khó mà tách bạch được… Xuân Diệu cho rằng đọc bài thơ Tây Tiến, ta có cảm tưởng như ngậm âm nhạc trong miệng)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
* Tóm lại: Bốn câu thơ đầu ngân nga như tiếng hát, như nhạc điệu cất lên từ tâm hồn ngây ngất, say mê của những người lính. Trong đoạn thơ sau, chất thơ và chất nhạc hoà quyện với nhau đến mức khó tách biệt.
Họat động 3: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN -Đoạn 3 ( 25 PHÚT)
II. Đọc–hiểu:
   3. Chân dung người lính Tây Tiến:
a/ 4 câu đầu:
– Bên ngoài: có vẻ kì dị, lạ thường: không mọc tóc, da xanh màu lá ® chiến trường khắc nghiệt vì thiếu thốn, vì bệnh sốt rét đang hoành hành.=>GIAN KHỔ.
– Bên trong: dữ oai hùm, mắt trừng ®thậm xưng thể hiện sự dũng mãnh. Bề ngoài thì lạ thường nhưng bên trong không hề yếu đuối, vẫn oai phong lẫm liệt ở tư thế “ dữ oai hùm”=>Ý CHÍ.
– Người lính Tây Tiến là những chàng trai lãng mạn, hào hoa với trái tim rạo rực, khao khát yêu đương: gởi mộng, mắt trừng=>LÃNG MẠN.
* Càng gian khổ=> càng căm thù=> tạo thành ý chí + nhờ tâm hồn lãng mạn giúp người lính vẫn sống, vẫn tồn tại trong đạn bom khắc nghiệt.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
b/ 4 câu sau:
– “ Chiến trường….đời xanh”: thái độ dứt khoát ra đi với tất cả ý thức trách nhiệm, không tính toán. Sẵn sàng hiến dâng tuổi thanh xuân cho đất nước
“ mồ viễn xứ”, “ áo bào thay chiếu”: từ Hán Việt: nấm mồ của người chiến sĩ trở thành mộ chí tôn nghiêm.
“áo bào”: cái chết sang trọng.
– Cái bi nâng lên thành hùng tráng bởi lí tưởng của người nằm xuống. Cái chết bi hùng, có bi nhưng không luỵ.
– Sông Mã: gợi điển tích Kinh Kha®khí khái của người lính. Cái chết đậm chất sử thi bi hùng bởi tiếng gầm của sông Mã.
* Cả đoạn thơ là cảm hứng bi tráng về cuộc đời chiến đấu gian khổ, tư tưởng lạc quan và sự hi sinh gian khổ, anh dũng của người lính.
 
* Thao tác 1 :
– Hướng dẫn Hs đọc hiểu đoạn 3: GV đọc đoạn thơ
– Nêu vấn đề cho HS thảo luận : ( Câu hỏi 4 SGK ).
* Nhóm 1,3: Bốn câu đầu
-Hình ảnh đối lập quân xanh màu lá dữ oai hùm cho người đọc thấy phẩm chất gì của người lính Tây Tiến?
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
– Hai câu thơ Mắt trừng ………kiều thơm
cần được hiểu như thế nào?Vì sao có thời người ta phê phán ý thơ này, cho là buồn rớt, mộng rớt hoặc cường điêu thiếu tự nhiên?
 
– Gọi đại diện 2 nhóm trả lời, các nhóm khác theo dõi góp ý nhận xét
-Hs thảo luận nhóm, ghi lại kết quả vào phiếu học tập, đại diện trả lời.
– Lớp theo dõi, đàm thoại
( Bình: Đọc đoạn thơ ta như lạc vào một thế giới của cái đẹp, thế giới của cõi mơ, của âm nhạc. Bốn câu thơ đầu ngân nga như tiếng hát, như nhạc điệu cất lên từ tâm hồn ngây ngất mê say của những người lính Tây Tiến. ..trong đoạn thơ này chất thơ, chất nhạc hoà quyên với nhau đến mức khó mà tách bạch được… Xuân Diệu cho rằng đọc bài thơ Tây Tiến, ta có cảm tưởng như ngậm âm nhạc trong miệng)
 
* Nhóm 2,4:
HS theo dõi đoạn thơ;
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
… Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
-Hình ảnh những nấm mồ lính nằm rải rác nơi biên cương gợi cho em suy nghĩ gì?
-Hai câu thơ:Áo bào … độc hành
mang lại ấn tượng gì cho người đọc?Hình ảnh dòng sông Mã ở đây có gì khác với hình ảnh dòng sông Mã ở câu đầu bài thơ?
 
 
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, góp ý.
* Nhóm 1,3:
– Hình ảnh đối lập giữa vật chất và tinh thần, bên ngoài và bên trong cho ta thấy một mặt tình trạng sức khoẻ tồi tệ của lính Tây Tiến vì sốt rét, vì thiếu đói, mặt khác càng cho thấy phẩm chất tinh thần phi thường của họ. Cách nói thậm xưng dữ oai hùm có phần cường điệu nhưng lại rất phù hợp với cảm hứng lãng mạn ngợi ca, phi thường hoá nhân vật trữ tình của tác giả.
-2 câu thơ tiếp theo tả tâm trạng của người lính Tây Tiến trong những đêm xa nhà, xa quê, xa nước trên đất bạn Lào. Trong giấc mơ, trong nỗi nhớ của những chàng trai thủ đô đầy mơ mộng, đa tình thì chuyện gửi mộng qua biên giới, chuyên mơ về một bóng hồng (kiều thơm) Hà Nội quê xa, cũng chẳng có gì lạ.
– Mắt trừng là cách nói cường điệu của bút pháp lãng mạn để chỉ tâm trạng băn khoăn, trằn trọc, khó ngủ vì nhớ quê, nhớ nhà, nhớ Hà Nội, nhớ người thương của họ.
– là tâm trạng chân thật của người lính xa nhà. Họ nghĩ và mông lung, quay quắt nhớ như vậy nhưng không hề nản chí, để rồi sáng ngày mai lại tiếp tục lao vào trận mới, sẵn sàng đón nhận hi sinh, chẳng hề tiếc tuổi thanh xuân (đời xanh) của mình.
 
 
 
* Nhóm 2,4:
-Hình ảnh những nấm mồ lính nằm rải rác dọc biên giới hai nước cho thấy sự hi sinh thầm lặng và to lớn như thế nào của các tình nguyện quân Viêt Nam vì độc lập, tự do của đất nước Lào.
-Hai câu thơ cuối, bằng bút pháp lãng mạn, bằng cảm hứng bi tráng đã dựng lại cái chết, sự hi sinh oanh liệt của các chiến sĩ Tây Tiến. Hình ảnh áo bào thay chiếu cũng gần gũi với hình ảnh điển tích da ngựa bọc thây nhưng lại nói lên sự thật đau lòng. Người lính ra đi trong hoàn cảnh chiến trường khắc nghệt, thiếu thốn đến mức không có nổi một cỗ quan tài, một tấm chăn, manh chiếu bọc thi hài. Lúc sống mặc như thế nào thì lúc anh về đất đành vẹn nguyên quần áo ấy mà chôn.
Họat động 4: TÌM HIỂU  ĐOẠN CUỐI VÀ TỔNG KẾT ( 15 PHÚT)
II. Đọc–hiểu:
   4. Lời thề gắn bó với Tây Tiến và đồng đội:
– “Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy …”=>thời điểm mơ mộng hào hùng một đi không trở lại.
– Câu kết “ Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi” thể hiện tinh thần “ một đi không trở lại” => Gợi không khí một thời đại ra đi kháng chiến “thà chết chớ lui” của tuổi trẻ VN trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc,
 
 
 
* Thao tác 1 :
-Hướng dẫn Hs đọc, cảm nhận đoạn kết
Nêu câu hỏi 5, yêu cầu HS suy nghĩ , trả lời
 
? Nhận xét âm điệu của 4 câu thơ cuối? nội dung ?
? Cảm xúc của tác giả bộc lộ như thế nào qua bốn câu thơ cuối ?
?Tình cảm của tác giả như thế nào?
Ai lên…về xuôi”: Kỷ niệm không thể nào quên.
 
* HS trả lời cá nhân
-Bài thơ kết thúc bằng 4 câu thơ nói lời nhắn gửi mà như lời thề son sắt. Lời thề của những người lính Tây Tiến sau khi đã hoàn thành nhiêm vụ, trở về đất nước quê hương; thề với những đồng đội đã hi sinh trên đất bạn, thề với lòng mình, với quá khứ hào hùng.
-Cách nói người đi không hẹn ước, hồn về Sẩm Nứa chẳng về xuôi, mùa xuân chia phôi thăm thẳm, “lên Tây Tiến…” chính là thể hiên tâm trạng buồn thương, luyến nhớ, bâng khuâng khi nghĩ về một khoảng thời gian ăm ắp kỉ niêm, về những địa danh, về cuộc hành quân tiến về phía Tây lịch sử… giờ đây và mãi mãi suốt đời không thể nào quên.
III. Tổng kết:
1/ Nghệ thuật:
– Cảm hứng và bút pháp lãng mạn.
– Cách sử dụng ngôn từ đặc sắc: các từ chỉ địa danh, từ tượng hình, từ Hán Việt,…
– Kết hợp chất hợp và chất họa.
2) Ý nghĩa văn bản :
Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnh núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ luôn đồng hành trong trái tim và trí óc mỗi chúng ta.
* Thao tác 2 :
Hướng dẫn HS tổng kết dựa theo phần ghi nhớ trong SGK
 
HS làm việc cá nhân , trả lời
 
HS suy nghĩ trả lời
 
HS ghi phần ghi nhớ vào vở
 
* Tổng kết bài học theo những câu hỏi của GV.
 
Họat động 4: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC – DẶN DÒ ( 5 PHÚT)
– Vẻ đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến : Hào hùng , hào hoa.
– Cảm hứng lãng mạn và chất bi tráng của bài thơ.
– Chuẩn bị bài: Tác giả Tố Hữu

 
TUẦN 8– TIẾT 22
                                                                        TÁC GIẢ TỐ HỮU
 
 

Nội dung Mô tả hoạt động của thầy và trò Tư liệu, phương tiện, đồ dùng
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Họat động: TÌM HIỂU CHUNG (10 phút).
I. Vài nét về tiểu sử:
– Thời thơ ấu:
– Thời thanh niên:
– Thời kỳ sau CM tháng Tám:
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
II. Đường cách mạng, đường thơ:
1. Từ ấy: (1937- 1946)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2. Việt Bắc: (1946- 1954)
 
 
 
 
 
 
 
3. Gió lộng: (1955- 1961)
 
 
 
 
 
 
4. Ra trận (1962- 1971), Máu và hoa ( 1972- 1977):
 
 
 
 
 
 
 
5.Một tiếng đờn (1992 ), Ta với ta  (1999 ):
 
* Thao tác 1 :
Hướng dẫn HS tìm hiểu về tiểu sử tác giả.
GV cho HS đọc lướt để có ấn tượng chung, ghi nhớ những ý chính
Cuộc đời của Tố Hữu có thể chia làm mấy giai đoạn?
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Thao tác 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu Đường cách mạng, đường thơ của Tố Hữu.
GV cần nhấn mạnh bảy chặng đường đời của TH gắn liền với bảy chặng đường cách mạng và bảy tập thơ của TH ( nhất là 5 tập thơ đầu)
GV chia lớp thành 4 nhóm, hướng dẫn HS thảo luận: Về nội dung chính của 5 tập thơ đầu.
 
-Nhóm 1: Tập Từ ấy
 
Sau khi HS trình bày, GV nhấn mạnh Từ ấy là chất men say lí tưởng, chất lãng mạn trong trẻo, tâm hồn nhạy cảm, sôi nổi của cái tôi trữ tình
– Nhóm 2: Tập Việt Bắc
 
– Nhóm 3: Tập Gío lộng
 
– Nhóm 4: Ra trận, Máu và hoa
– Nhóm 5: Một tiếng đờn (1992 ), Ta với ta
– GV gọi HS đại diện nhóm trả lời ngắn gọn
– GV chốt lại các tập thơ của TH là sự vận động của cái tôi trữ tình, là cuốn biên niên sử ghi lại đời sống dân tộc, tâm hồn dân tộc trong sự vân động của tiến trình lịch sử.
 
 
 
HS Tái hiện kiến thức và trình bày.
–          Ba giai đoạn:
– Thời thơ ấu: Tố Hữu sinh ra trong một gia đình Nho học ở Huế – mảnh đất thơ mộng, trữ tình còn lưu giữ nhiều nét văn hoá dân gian.
– Thời thanh niên: Tố Hữu sớm giác ngộ cách mạng và hăng say hoạt động, kiên cường đấu tranh trong các nhà tù thực dân
– Thời kỳ sau CM tháng Tám: Tố Hữu đảm nhiệm những cương vị trọng yếu trên mặt trận văn hoá văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và nhà nước.
-Nhóm 1: Tập Từ ấy
1. Từ ấy: (1937- 1946)
– Niềm hân hoan của tâm hồn trẻ đang gặp ánh sáng lý tưởng cách mạng, tìm thấy lẽ sống và quyết tâm đi theo ngọn cờ của Đảng.
– Gồm có 3 phần: Máu lửa,  Xiềng xích, Giải phóng.
 
 
 
Nhóm 2: Tập Việt Bắc
 
2. Việt Bắc: (1946- 1954)
– Tiếng hùng ca thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp và con người kháng chiến.
– Thể hiện những tình cảm lớn.
Nhóm 3: Tập Gió lộng
 
3. Gió lộng: (1955- 1961)
– Hướng về quá khứ để ghi sâu ân tình cách mạng- ngợi ca cuộc sống mới trên miền Bắc.
– Tình cảm thiết tha, sâu đậm với miền Nam ruột thịt.
 
-Nhóm 4: Tập Ra trận, Máu và hoa
 
4. Ra trận (1962- 1971), Máu và hoa ( 1972- 1977):
– Bản hùng ca về “Miền Nam trong lửa đạn sáng ngời”.
– Ghi lại chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hi sinh, khẳng định niềm tin, niềm tự hào phơi phới khi “toàn thắng về ta”.
5.Một tiếng đờn (1992 ), Ta với ta  (1999 ):
Những suy tư, chiêm nghiệm mang tính phổ quát về con người, cuộc đời.
– Niềm tin vào lí tưởng và con đường cách mạng, tin vào chữ nhân luôn tỏa sáng trong mỗi tâm hồn con người.
Sưu tầm tranh, ảnh về Tố Hữu
 
Họat động 2: Phong cách thơ Tố Hữu ( 35 PHÚT)
II. Phong cách thơ Tố Hữu:
1.Về nội dung: Thơ Tố Hữu mang phong cách trữ tình chính trị sâu sắc.
-Trong việc biểu hiện tâm hồn, thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta chung
– Trong việc miêu tả đời sống, thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi.
– Những điều đó được thể hiện qua giọng thơ mang tính chất tâm tình, tự nhiên, đằm thắm, chân thành
2. Về nghệ thuật: Thơ Tố Hữu mang phong cách dân tộc đậm đà.
– Về thể thơ:
+ Vận dụng thành công thể thơ  lục bát truyền thống của dân tộc
+ Thể thất ngôn trang trọng mà tự nhiên
-Về ngôn ngữ: Dùng từ ngữ và cách nói dân gian, phát huy tính nhạc phong phú của tiếng Việt.
IV. Kết luận:
Thơ Tố Hữu là bằng chứng sinh động về sự kết hợp hài hoà hai yếu tố cách mạng và dân tộc trong sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo thi ca.
Thao tác 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu phong cách thơ Tố Hữu.
 
– Phong cách thơ TH thể hiện ở những mặt nào?
– Tại sao nói thơ Tố Hữu mang phong cách trữ tình chính trị? Sau khi HS trả lời GV giải thích  trữ tình chính trị thể hiện ở những điểm nào.
 
 
 
– Em chứng minh thơ Tố Hữu mang phong cách dân tộc đậm đà?
 
 
 
 
 
 
 
– Thao tác 2: Hướng dẫn HS kết luận
– Cảm nhận chung của em về nhà thơ Tố Hữu?
– Định hướng và lưu ý HS phần ghi nhớ SGK
HS tìm hiểu phong cách thơ Tố Hữu dưới sự hướng dẫn của GV.
 
HS trả lời ở 2 mặt về nội dung và nghệ thuật
 
 
 
HS trả lời
 
 
 
 
 
Dự kiến HS trả lời về thể thơ, về ngôn ngữ.
 
 
 
HS trả lời
Họat động 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC – DẶN DÒ ( 5 PHÚT)
Nhắc lại các chặng đường thơ và phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.
– Chuẩn bị bài: VIỆT BẮC

 
TUẦN: 8-Tiết: 23,24
Đọc văn:                                                                      VIỆT BẮC
 
 

Nội dung Mô tả hoạt động của thầy và trò Tư liệu, phương tiện, đồ dùng
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Họat động: TÌM HIỂU CHUNG (10 phút).
Phần hai: Tác Phẩm (2 tiết)
I.Tìm hiểu chung:
1. Hoàn cảnh sáng tác: ( SGK)
=> Chính hoàn cảnh sáng tác đã chi phối tạo nên một sắc thái tâm trạng đặc biệt  đầy xúc động, bâng khuâng da diết trong bài thơ. Cách chọn kết cấu theo lối đối đáp cũng là để thể hiện sắc thái đó.
2.Vị trí: Thuộc phần I ( Bài thơ gồm 2 phần:
– Phần 1: Tái hiện những kỉ niệm cách mạng và kháng chiến.
– Phần 2: Gợi viễn cảnh tươi sáng của đất nước và ca ngợi công ơn của đảng Bác Hồ đối với dân tộc.
3. Bố cục đoạn trích : 2 phần
+ Lời nhắn gửi của người ở lại
+ Lời đáp của người ra đi – ân tình sâu nặng với Việt Bắc.
4. Sắc thái tâm trạng:
– Hoàn cảnh sáng tác tạo nên một sắc thái tâm trạng đặc biệt:
“Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
à đầy xúc động, bâng khuâng không nói nên lời.
– Đây cũng là cuộc chia tay của những người từng gắn bó:
“Mười lăm năm ấy, thiết tha mặn nồng”
à có biết bao kỷ niệm ân tình thuỷ chung.
– Chuyện ân tình cách mạng được Tố Hữu thể hiện khéo léo như tâm trạng của tình yêu đôi lứa.
5. Kết cấu :
– Diễn biến tâm trạng được tổ chức theo lối đối đáp giao duyên trong ca dao – dân ca: bên hỏi, bên đáp, người bày tỏ, người hô ứng.
– Hỏi và đáp điều mở ra bao nhiêu kỷ niệm về cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, bao nỗi niềm nhớ thương.
– Thực ra, bên ngoài là đối đáp, còn bên trong là lời độc thoại, là biểu hiện tâm tư tình cảm của chính nhà thơ, của những người tham gia kháng chiến.
* Thao tác 1 :
Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm
* Tiết 1
HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần chung về tác phẩm.
– Em cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu? Theo em hoàn cảnh ra đơi đã chi phối đến sắc thái tâm trạng âm hưởng gịong điệu trong bài thơ như thế nào?
– Vị trí đoạn trích?
– Gọi HS đọc diễn cảm bài thơ, dựa theo kết cấu đối đáp, tìm bố cục?
– Diễn giảng thêm về hiệu quả của lối kết cấu đối đáp (Hô ứng đồng vọng, mở ra một vùng kỉ niệm đầy ắp về VB).
HS dựa vào SGK nêu hoàn cảnh ra đời, căn cứ vào mạch cảm xúc lối kết cấu, nhận xét
 
 
 
 
 
 
 
1-2 HS đọc diễn cảm bài thơ, xác định bố cục
Sưu tầm tập thơ Việt Bắc. Ảnh chân dung Tố Hữu thời kì kháng chiến chống Pháp, trên chiến khu Viêt Bắc
Họat động 2: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN ( 35 PHÚT)
II. Đọc–hiểu:
1.  Tám câu thơ đầu: Khung cảnh chia tay và tâm trạng của con người.
a. Bốn câu trên: Lời ướm hỏi, khơi gợi kỉ niệm về một giai đoạn đã qua, về không gian nguồn cội, tình nghĩa; qua đó, thể hiện tâm trạng của người ở lại.
– Câu hỏi ngọt ngào, khéo léo “mười lăm năm” cách mạng gian khổ hào hùng, cảnh và người VB gắn bó nghĩa tình với những người kháng chiến; đồng thời khẳng định tấm lòng thủy chung của mình: Tố Hữu đã khơi rất sâu vào nguồn mạch đạo lý ân nghĩa thủy chung của dân tộc để thể hiện tình cảm cách mạng. M­ười lăm năm ấy là trở về với cội nguồn những năm tiền khởi nghĩa sâu nặng biết bao ân tình.
– Nghĩa tình của kẻ ở- người về được biểu hiện qua các đại từ mình- ta quen thuộc  trong thơ ca dân gian gắn liền với tình yêu đôi lứa, cách xưng hô: mình- ta tạo nên sự thân mật, gần gũi. Điệp từ nhớ, láy đi, láy lại cùng với lời nhắn nhủ “mình có nhớ ta”, “mình có nhớ không” vang lên day dứt khôn nguôi.
– Các từ thiết tha, mặn nồng thể hiện bao ân tình gắn bó.
b. Bốn câu thơ tiếp: Tiếng lòng người về xuôi bâng khuâng lưu luyến.
–  Tuy không trả lời trực tiếp câu hỏi của người ở lại nhưng tâm trạng bâng khuâng, bồn chồn, cùng với cử chỉ ‘cầm tay nhau” xúc động bồi hồi đã nói lên tình cảm : chưa xa đã nhớ, sự bịn rịn luyến lưu của người cán bộ với cảnh và người Việt Bắc.
– Lời hỏi của người ở lại đã khéo nhưng câu trả lời còn khéo léo hơn thế. Không phải là câu trả lời có hay không mà là những cử chỉ. Câu thơ bỏ lửng “cầm tay…” diễn tả thái độ nghẹn ngào không nói lên lời của người cán bộ giã từ Việt Bắc về xuôi.
– Hình ảnh “áo chàm”- nghệ thuật hoán dụ, trang phục quen thuộc của người dân Việt Bắc. Rất có thể đó là hình ảnh thực, nhưng cũng có thể là hình ảnh trong tưởng tượng của người cán bộ kháng chiến để rồi mỗi lần hình ảnh áo chàm bay về trong tâm trí của người cán bộ là mỗi lần bao nỗi nhớ thân thương lại dội về.
=> khúc dạo đầu của bản tình ca về nỗi nhớ.
c. 12 câu tiếp:
*Việt Bắc gợi nhớ một thời gian khổ:
-Những hình ảnh: “suối lũ”, “mưa nguồn”, “mây mù”, “miếng cơm chấm muối…
 
 
* Gợi nhớ tình đồng bào:
– Chi tiết “Trám bùi….để già” ®
 
 
– “Hắt hiu…lòng son” ®
 
 
–          “Mình đi, mình có nhớ mình“®
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
HẾT TIẾT I
* Thao tác 1 :
Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản
 
Thao tác 1: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
Nhóm 1+2: Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật 4 câu đầu.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Nhóm 3+4: Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật 4 câu sau.Lời hỏi của người ở lại gợi lên những kỉ niệm gì?
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
? Hãy tìm những chi tiết gợi nhớ một thời gian khổ? Ptích.
? Theo em chọn chi tiết nào để gợi nhớ đến tình đồng bào?
? Nghệ thuật của câu thơ bên ?
 
 
* 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
 
* Nhóm 1+2
4 câu đầu: Lời của nhân dân VBắc:
– Mình- ta: hai đại từ, hai cách xưng hô quen thuộc của ca dao như một khúc giao duyên đằm thắm ® tạo không khí trữ tình cảm xúc.
– Mình- ta đặt ở đầu câu thơ tạo cảm giác xa xôi, cách biệt, ở giữa là tâm trạng băn khoăn của người ở lại.
– Câu 4 gợi tình cảm cội nguồn, nhớ núi nhớ nguồn là nhớ đến Việt Bắc- ngọn nguồn của cách mạng.
– Từ “nhớ” lặp lại 4 lần làm tăng dần nỗi nhớ về cội nguồn, nhớ về vùng đất đầy tình nghĩa.
=>4 câu đầu tạo thành 2 câu hỏi rất khéo: 1 câu hỏi về không gian, 1 câu hỏi về thời gian, gói gọn một thời cách mạng, một vùng cách mạng.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
* Nhóm 3+4 :Tiếng lòng người ra đi:
– Người Việt Bắc hỏi “thiết tha“, người ra đi nghe là “tha thiết” => sự hô ứng về ngôn từ tạo nên sự đồng vọng trong lòng người.
-“bâng khuâng”, “bồn chồn“=>tâm trạng vấn vương, không nói nên lời vì có nhiều kỉ niệm với Việt Bắc.
–          “ Áo chàm đưa buổi phân li
        Cầm tay nhau /biết/ nói gì hôm nay
+ Nhịp thơ đang đều đặn, uyển chuyển đến đây thay đổi ngập ngừng thể hiện tâm trạng bối rối.
+ Hoán dụ gợi hình ảnh quen thuộc người dân VB và diễn tả tình cảm tha thiết sâu nặng của đồng bào Việt Bắc đối với cán bộ về xuôi.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
* HS trả lời cá nhân
-Những hình ảnh: “suối lũ”, “mưa nguồn”, “mây mù”, “miếng cơm chấm muối”Þ Đây là những hình ảnh rất thực gợi được sự gian khổ của cuộc kháng chiến, vừa cụ thể hoá mối thù của cách mạng đối với thực dân.
 
– Chi tiết “Trám bùi….để già” ® diễn tả cảm giác trống vắng gợi nhớ quá khứ sâu nặng. Tác giả mượn cái thừa để nói cái thiếu.
– “Hắt hiu…lòng son” ® phép đối gợi nhớ đến mái tranh nghèo. Họ là những người nghèo nhưng giàu tình nghĩa, son sắt, thuỷ chung với cách mạng.
–  “Mình đi, mình có nhớ mình“® ý thơ đa nghĩa một cách thú vị. Cả kẻ ở, người đi đều gói gọn trong chữ “mình” tha thiết. Mình là một mà cũng là hai, là hai nhưng cũng là một bởi sự gắn kết của cách mạng, của kháng chiến.
=> Chân dung một Việt Bắc gian nan mà nghĩa tình , thơ mộng, rất đối hào hùng trong nỗi nhớ của người ra đi.
Họat động 3: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN- Nhớ thiên nhiên và con người (20 PHÚT)
II. Đọc–hiểu:
   2. Phần còn lại: Lời của người cán bộ về xuôi:
a. Lời đáp lại của người ra đi: Mình- ta đã có sự chuyển hoá.
– Phép điệp mình- ta: xoắn xuýt hoà quyện vào nhau.
– Đáp lại lời băn khoăn của người việt Bắc: “Mình đi, mình lại nhớ mình” một câu trả lời chắc nịch.
– Khẳng định tình nghĩa dạt dào không bao giờ vơi cạn: “Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu
=> Tình nghĩa của người cán bộ về xuối đối với nhân dân Việt Bắc sâu đậm, không phai nhạt theo thời gian.
b. Nhớ cảnh và nhớ người:
* Nhớ day dứt, cồn cào như nhớ người yêu: nhớ khoảnh khắc thiên nhiên đẹp, nhớ những bếp lửa nhà sàn đón đợi người thương, nhớ những nẻo đường kháng chiến, nhớ đời sống cần lao, nhớ những sinh hoạt kháng chiến, những lớp bình dân học vụ, nhớ những âm thanh rất đặc trưng của miền núi.
* Bộ tranh tứ bình về 4 mùa Việt Bắc: có lẽ đẹp nhất trong nỗi nhớ về Việt Bắc.
– Thiên nhiên:
+ Chữ “rừng” xuất hiện trong tất cả các dòng lục® cảnh thiên nhiên chốn núi rừng Việt Bắc.
+ Mỗi bức tranh vẽ một mùa với màu sắc chủ đạo.
=> Bức tranh thiên nhiên tươi sáng, phong phú, sinh động, thay đổi theo thời tiết, theo mùa.
– Con người bình dị, cần cù: người đi làm nương rẫy, người đan nón, người hái măng, ấn tượng nhất là tiếng hát ân tình, thuỷ chung…bằng những công việc tưởng chừng nhỏ bé của mình nhưng họ đã góp phần tạo nên sức mạnh vĩ đại của cuộc kháng chiến.
+ Từ nhớ lặp lại ® giọng thơ ngọt ngào, sâu lắng.
=>Ứng với mỗi bức tranh thiên nhiên là hình ảnh con người làm cho bức tranh ấm áp hẳn lên. Tất cả ngời sáng trong tâm trí nhà thơ.
* Thao tác 1 :
Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản
GV:
Câu thơ đầu sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng?
Người ra đi đáp lại lời băn khoăn của người Việt Bắc như thế nào?
GV bổ sung:
Mình: bản thân, chúng ta, người khác (người thân thiết).Anh đi anh có nhớ tôi không? có nhớ những kỉ niệm của chúng ta không? anh có nhớ chính anh không?
 
 
Hướng dẫn HS phát hiện ra vẻ đẹp về bức tranh thiên nhiên 4 mùa- trong nỗi nhớ của người về xuôi.
 
 
 
 
 
 
Nhóm 1 cảm nhận về mùa đông.
 
 
 
Nhóm 2 cảm nhận về mùa xuân.
 
 
 
Nhóm 3 cảm nhận về mùa hạ.
 
Nhóm 4 cảm nhận về mùa thu.
 
Hình ảnh con người hiện nên trong 4 mùa ấy ra sao?
 
Em có cảm nhận gì về cách miêu tả giữa thiên nhiên và con người?
 
HS trả lời cá nhân:
 
– Phép điệp mình- ta: xoắn xuýt hoà quyện vào nhau® tình cảm thuỷ chung, sâu nặng, bền chặt.
– Đáp lại lời băn khoăn của người việt Bắc: “Mình đi, mình lại nhớ mình” …
– Khẳng định tình nghĩa dạt dào không bao giờ vơi cạn: “Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Nhóm 1 trình bày:
·     Mùa đông: màu xanh bạt ngàn của núi rừng, điểm lên nét đỏ tươi của hoa chuối.
 
Nhóm 2 trình bày:
 
·     Mùa xuân với hoa mơ trắng xoá.
 
Nhóm 3 trình bày:
 
·     Mùa hè với màu vàng của rừng phách: Ve kêu trong rừng phách đổ lá; Ve kêu là cho rừng phách trút lá.
 
Nhóm 4 trình bày:
 
·     Mùa thu với ánh trăng huyền ảo trải đầy khắp núi rừng.
 
Họat động 4: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN – Việt Bắc anh hùng ( 20 PHÚT)
II. Đọc–hiểu:
c. Khung cảnh và vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến:
*  Hai mươi hai câu tiếp theo nói về cuộc kháng chiến anh hùng:
“Nhớ khi giặc đến giặc lùng
………………..
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”
– Trong hoài niệm bao trùm có ba mảng thống nhất hòa nhập đó là: nỗi nhớ thiên nhiên- nỗi nhớ con người cuộc sống ở Việt Bắc- nỗi nhớ về cuộc chiến đấu anh hùng chống TDP xâm lược.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
*  Mười sáu câu cuối đoạn: Vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến:
+ Việt Bắc là quê hương của cách mạng, là căn cứ địa vững chắc, …
+ Việt Bắc là chiến khu kiên cường….
– “Ở đâu u ám quân thù,
………………………………
Quê hương Cách mạng dựng nên cộng hoà”
+ Khẳng định Việt Bắc là nơi có “Cụ Hồ sáng soi”, có “Trung ương chính phủ luận bàn việc công”
+ Khẳng định niềm tin yêu của cả nước với Việt Bắc …
* Thao tác 1 :
Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản
Nhận xét về vai trò của VB?
 
 
 
 
 
Không khí chiến đấu được miêu tả như thế nào?
 
Những địa danh được nêu lên liên tiếp trong những câu cuối đoạn nói lên điều gì?
 
 
 
 
 
 
 
 
Niềm vui chiến thắng được diễn tả ra sao?
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Trong đoạn thơ cuối, hình ảnh và vai trò lịch sử của Viêt Bắc đã được khắc sâu như thế nào?
Hình ảnh Cụ Hồ và mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào được nhắc lại nhằm dụng ý nghê thuật gì?
 
 HS đọc diễn cảm 4 đoạn còn lại với giọng điệu phù hợp: nhanh hơn, chắc khoẻ, hào sảng, ngẫm nghĩ, tự hào (đoạn cuối).
 
* HS trả lời cá nhân
 
Những điạ danh chiến thắng liên tiếp được nhắc tới gắn liền với những trận đánh và chiến công vang dội.
 
 
* HS trả lời cá nhân
Theo dòng hồi tưởng, người đọc được sống lại những giây phút  của cuộc kháng chiến với không gian rộng lớn, những hoạt động tấp nập, sôi động được vẽ bằng bút pháp của những tráng ca. Cảnh Việt Bắc đánh giặc được miêu tả bằng những bức tranh rộng lớn, kì vĩ.
+  Rừng núi mênh mông hùng vĩ trở thành bạn của ta, chở che cho bộ đội ta, cùng quân và dân ta đánh giặc.
+ Chiến khu là căn cứ vững chắc, đầy nguy hiểm với quân thù.
+ Nghệ thuật so sánh, nhân hoá: núi giăng…luỹ sắt, rừng che, rừng vây…
+ Những cái tên, những địa danh ở chiến khu Việt Bắc: phủ Thông, đèo Giàng, sông Lô, Cao- Lạng…vang lên đầy mến yêu, tự hào, cũng trở thành nỗi nhớ của  người cán bộ kháng chiến về xuôi.
– Không khí chiến đấu sôi nổi hào hùng, khí thế hừng hực trào sôi:
+ Sức mạnh của quân ta  với các lực lượng bộ đội, dân công… sự hợp lực của nhiều thành phần tạo thành khối đoàn kết vững chắc.
+ Các từ: Rầm rập, điệp diệp, trùng trùng…thể hiện khí thế dồn dập.
+  Hình ảnh người chiến sĩ được gợi lên qua chi tiết giàu chất tạo hình: “ánh sao đầu mũ bạn cùng mũ nan”-> ánh  sáng của sao dẫn đường, ánh sáng của niềm tin, của lí tưởng.
+ Thành ngữ “Chân cứng đá mềm” đã được nâng lên thành một bước cao hơn “bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”.
+ Chiến công tưng bừng vang dội khắp nơi: Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên, đèo De, núi Hồng… Niềm vui chiến thắng chan hoà bốn phương: Vui từ…vui về…vui lên…
+ Đoạn thơ ngập tràn ánh sáng: ánh sao, ánh đuốc, ánh đèn pha… như ánh sáng của niềm tin tưởng, niềm vui tràn ngập.
+ Nhịp thơ dồn dập gấp gáp, ấm hưởng hào hùng náo nức tạo thành khúc ca chiến thắng.
 
* HS trả lời cá nhân
+ Việt Bắc là quê hương của cách mạng, là căn cứ địa vững chắc, là đầu não của cuộc kháng chiến, nơi hội tụ tình cảm, suy nghĩ, niềm tin và hi vọng của mọi người Việt Nam yêu nước..
+ Việt Bắc là chiến khu kiên cường, nơi nuôi dưỡng bao sức mạnh đấu tranh, nơi khai sinh những địa danh mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc.
– “Ở đâu u ám quân thù,
………………………………
Quê hương Cách mạng dựng nên cộng hoà”
+ Khẳng định Việt Bắc là nơi có “Cụ Hồ sáng soi”, có “Trung ương chính phủ luận bàn việc công”
+ Khẳng định niềm tin yêu của cả nước với Việt Bắc bằng những vần thơ mộc mạc, giản dị mà thắm thiết nghĩa tình.
Hình ảnh cuối đoạn: Cụ Hồ, mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào được nhắc lại để hồi đáp câu hỏi cuối cùng của người ở lại; mặt khác, khẳng định vai trò vị trí lịch sử của chiến khu Viêt Bắc, quê hương cách mạng dựng nên nhà nước dân chủ cộng hoà đầu tiên ở Viêt Nam và Đông Nam Á; vị trí và vai trò lịch sử không nơi nào thay thế được.
Họat động 5: TỔNG KẾT ( 10 PHÚT)
3) Nghệ thuật:
Bài thơ đậm đà tính dân tộc, tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu:
4) Ý nghĩa văn bản:
            Bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến; bản tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến.
* Thao tác 1 :
Hướng dẫn HS tổng kết bài học.
 
Em hãy chứng minh đoạn trích thể hiện nghệ thuật đậm đà tính dân tộc?
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
?Sau khi học xong về nội dung và nghệ thuật , em rút ra chủ đề đoạn trích?
GV đặt câu hỏi HS tổng kết trên hai mặt nghệ thuật và nội dung
HS trình bày cá nhân
– Thể thơ lục bát:
– Lối đối đáp, cách xưng hô mình – ta tạo nên sự phân đôi – thống nhất trong tâm trạng của chủ thể trữ tình:
+ Trong tiếng Việt, từ “mình”: chỉ bản thân ( ngôi thứ nhất) hoặc chỉ đối tượng giao tiếp( ngôi thứ hai). Trong đoạn thơ, chủ thể được dùng ở ngôi thứ hai  è phân đôi. Nhưng cũng có lúc chuyển  hóa:  Vừa là chủ thể ( bản thân), vừa là đối tượng giao tiếp ( người  khác) è Thống nhất:
“ Mình đi, mình có nhớ mình . . .
Mình đi, mình lại nhớ mình . . .”
+ Như vậy,lời hỏi, lời đáp trong đoạn thơ thực chất là lời độc thoại của tâm trạng ( phân thân) èTác dụng: Tâm trạng của chủ thể trữ tình được bộc lộ đầy đủ hơn.,
–  Ngôn từ mộc mạc, giàu sức gợi,…
 
* Tổng kết bài học theo những câu hỏi của GV.
Họat động 4: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC – DẶN DÒ ( 5 PHÚT)
– Việt Bắc là khúc ân tình cách mạng. Thiên nhiên Việt Bắc thơ mộng trữ tình, con người Việt Bắc thủy chung, gần gũi, giản dị… Tất cả khắc sâu trong lòng nhà thơ.
– Chuẩn bị bài: Đọc thêm: – Đất nước-Dọn về làng-Tiếng hát con tàu
Đọc thêm:                                  ĐẤT NƯỚC.                                            ( Nguyễn Đình Thi).
Họat động 1: Tìm hiểu chung ( 5 PHÚT)
I/ Giới thiệu chung :
1. Tác giả : Tìm hiểu trong SGK  (tr124)
  2. Xuất xứ: SGK
3. Bố cục :
a. Phần 1 (7 câu) :
b. Phần 2 (8 câuà câu 2)
c. Phần 3 (còn lại) .
* Thao tác 1 :
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung
 
– Em hãy sơ lược vài nét về tác giả Nguyễn Đình Thi ?
(trình bày nét chủ yếu)
 
 
 
* HS trả lời cá nhân
Bố cục :
a. Phần 1 (7 câu) : Tâm trạng đầy bâng khuâng luư luyến khi nhớ về mùa thu ở Hà Nội.
b. Phần 2 (8 câuà câu 2) Cảm xúc về mùa thu, suy nghĩ về đất nước, con người VN.
c. Phần 3 (còn lại) Nhận thức tình yêu quê hương – đất nước. Ý thức căm thù và quật khởi quật cường.
Họat động 3: ĐỌC THÊM VĂN BẢN ( 10 PHÚT)
II/ Đọc hiểu văn bản :
1. 7 câu đầu : (Thu Hà Nội)
a. Hình ảnh thiên nhiên: mát trong, gió, hương cốm…
=> mùa thu đặc trưng HN
b.  Hình ảnh con người “Người ra đi / đầu không ngoảnh lại => thể hiện ý chí quyết tâm.
2. 14 câu tiếp theo : (Thu chiến khu)
a. Cảm nhận về sự thay đổi của mùa thu: Câu thơ 5 chữ “mùa thu nay khác rồi”
b. Nhịp thơ: Lời thơ ngắn gọn, chắc khoẻ nhằm khẳng định sự thay đổi của hoàn cảnh xã hội, trong nhận thức của con người.
c. Chú ý các biện pháp nghệ thuật tu từ, ngôn ngữ thơ.
– Đứng – vui – nghe : niềm vui, sự hân hoan phơi phới.
– Nghệ thuật nhân hoa, lối nói ẩn du
– Sự phối hợp thanh trắc thanh bằng
=>Bức tranh thu đẹp, lóng lánh niềm vui sướng, tự hào.
– Cụm từ “Nước chúng ta” – trang nghiêm, trang trọng.
– Lặp từ “Những” – hình ảnh đất nước trù phú, mênh mông.
– Tự láy “đêm đêm”, “rì rầm” – sự liên tưởng về mỗi quan hệ giữa hiện tại và quá khứ.
  3. Những câu thơ còn lại :  
a. Đất nước trong đau thương :
– Cánh đồng quê – chảy máu.
– Dây thép gai – đâm nát trời chiều.
– Bát cơm chan đầy nước mắt.
– Đứa đè cổ – đứa lột da.
  b. Đất nước quật khởi :
– Sức mạnh quật khởi:
+ Yêu nước.
+ Căm thù.
+ Lạc quan CM.
– Hình ảnh quật khởi: (khổ cuối)
+ Hình thức thể hiện : thơ 6 chữ cô đúc, rắc rỏi.
+ Bút pháp nhân hoá, kết hợp với sự linh hoạt, nhuần nhị trong việc đưa thành ngữ “tức nước vỡ bờ” vào thơ.
=> Tạo nên vẻ đẹp hào hùng, tráng lệ về con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Đoạn thơ đã khái quát được sức vươn dậy thần kỳ của dântộc Việt Nam chúng ta.
   Tóm lại, Đất Nước là một tác phẩm thơ gây một ấn tượng mạnh nhờ vào chất chính luận – trữ tình hoà quyện tự nhiên, uyển chuyển.
Tác phẩm đã khắc chạm thành công một tượng đài kỳ vỹ bằng thơ về con người Việt Nam. Tổ quốc Việt Nam.
* Thao tác 1 :
Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản
– Đoạn đầu thể hiện điều gì ?
Nghệ thuật thể hiện qua câu, chữ tiêu biểu?
 
 
– Các em hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong từng khổ thơ ? Biện pháp nghệ thuật ấy nhằm biểu đạt nội dung gì ?
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
– Em thích nhất những câu thơ nào ? Lý giải vì sao em yêu thích nó ?
 
 
 
 
 
– Bằng cảm nhận riêng của bản thân, em khai thác giá trị đặc sắc trong 4 câu thơ cuối của bài thơ.
 
 
(Người giảng dạy nhấn mạnh giá trị to lớn của tác phẩm thơ ĐẤT NƯỚC trong nền văn chương dân tộc)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Thao tác 2:
Hướng dẫn HS tổng kết bài học
 
Bám vào 7 câu đầu thơ đầu, suy nghĩ, trả lời.
 
 
 
 
 
 
 
Lần tìm cái hay trong từng khổ thơ, chỉ ra các biện pháp nghệ thuật thơ đặc sắc. Nghệ thuật ấy đã thể hiện nội dung cần thiết nhất.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Do cảm nhận cá nhân, học sinh trình bày một cách thuyết phục nhất.
 
 
 
 
 
 
 
Đọc – suy nghĩ trả lời câu hỏi.
 
Chú tâm, lắng nghe.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
* Tổng kết bài học theo những câu hỏi của GV.
 

 

Đọc thêm:                                  DỌN VỀ LÀNG-TIẾNG HÁT CON TÀU
 
Nội dung Mô tả hoạt động của thầy và trò Tư liệu, phương tiện, đồ dùng
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Họat động 1: TÌM HIỂU Bài “Dọn về làng”. (10 phút).
Bài “Dọn về làng”.
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả:
2. Tác phẩm:
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Chủ đề: Miêu tả cuộc sống gian khổ của nhân dân Cao Bắc Lạng và tội ác dã man của giặc Pháp Đồng thời thể hiện niềm vui khi quê hương được giải phóng.
2. Nội dung:
a Nỗi thống khổ của nhân dân và tội ác của giặc
b. Niềm vui của dân khi được giải phóng:
– Hôm nay …………cười vang
…………………………………
Mờ mờ khói bếp bay lên mái nhà lá
-> Niềm vui ấy không của riêng ai (nhân dân, bộ đội, tất cả mọi người… và nhất là nhân vật trữ tình).
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
3. Nghệ thuật:
– Cách nói sinh động cụ thể- hình ảnh gần gũi…
* Thao tác 1 :
Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm
Học sinh đọc SGK.
– Phần Tiểu dẫn trình bày nội dung gì?  Nêu tóm tắt những điều cần lưu ý
H/s tự tham khảo.
Đại diện nhóm phát biểu, bổ sung
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Đại diện nhóm trả lời theo sự chuẩn bị ở nhà:
H/s khác nêu hình ảnh minh hoạ -> h/s khái quát bình luận chung: khát vọng tự do của dân tộc ta.
 
Biện pháp đối lập (vd).
–          Giàu liên tưởng, âm thanh ánh sáng (vd).
Xác định chủ đề của bài thơ?
Nêu những nội dung cơ bản của tác phẩm?
Nhận xét gì về tội ác của giặc?
Niềm vui của dân khi được giải phóng thể hiện qua những chi tiết nào?
Nhận xét chung về nghệ thuật?
 
 
 
 
 
 
 
HS Tái hiện kiến thức và trình bày.
– Nông Quốc Chấn (tên khai sinh là Nông Văn Quỳnh).
– Sinh năm:1923 Quê: Cốc Đán – Ngân Sơn- Bắc Cạn. Là nhà thơ dân tộc Tày.
– Từng giữ nhiều chức vụ quan trọng: Chủ tịch Hội văn học khu Việt Bắc,Thứ trưởng Bộ Văn Hoá thông tin – Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hoá Hà Nội.
* Sự nghiệp: Tiếng ca người Việt Bắc(1959). Suối và biển(1984)…
*Tác phẩm: – Viết về quê hương tác giả trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp đau thương mà anh dũng. Bài thơ được trao giải nhì tại Đại  hội liên hoan Thanh niên sinh viên thế giới tại Béc-lin.
 
H/s trả lời theo sgk.
H/s khác phát biểu suy nghĩ độc lập của mình:
–          Gợi nỗi đau tột cùng…
–          Niềm vui tràn trề…
H/s tự ghi theo suy nghĩ.
 
H/s đọc diễn cảm
H/s trả lời theo bảng phụ đã được chuẩn bị sẵn:
     H/s trả lời miệng:
H/s chọn đọc minh hoạ.
H/s thảo luận phát biểu và tự ghi vào vở theo dàn ý trên bảng:
H/s đọc và nêu nội dung  chính của  phần còn lại.
– Chạy hết núi lại khe,  cay đắng đủ mùi -> Cách diễn đạt cụ thể của người miền núi về nỗi thống khổ của mình.
+ Tội ác của giặc:
–                         …Giặc Tây lại đến lùng
–                         Từng cái lán nó đốt đi trơ trụi…
Khoét sâu vào mối thù với quân xâm lược. Thể hiện nhận thức tỉnh táo của người dân: biết được âm mưu của kẻ thù, biết nén đau thương để vượt lên nỗi đau khổ của chính mình.
 
Họat động 2: Bài TIẾNG HÁT CON TÀU( 20 PHÚT)
Bài TIẾNG HÁT CON TÀU
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:  Chế Lan Viên (1920 – 1989):
2. Tác phẩm: Rút từ tập“Ánh sáng và phù sa”.
– Bài thơ được gợi cảm hứng từ một sự kiện lịch sử những năm 1958- 1960: cuộc vận động đồng bào miền xuôi xây dựng kinh tế ở miền núi Tây Bắc.
II. Hướng dẫn đọc thêm:
1.      Lời đề từ:
– Con tàu: biểu tượng cho khát vọng ra đi.
– Tây Bắc:vừa có ý nghĩa tả thực vừa có ý nghĩa biểu tượng cho miền đất xa xôi của Tổ quốc.
=> Đến với nhân dân, với Tây Bắc chính là trở về với lòng mình, với tình cảm sâu nặng, gắn bó.
 
 
 
 
 
  2. Sự trăn trở và lời mời gọi lên đường (Hai khổ đầu)
 
 
3. Kỉ niệm về với nhân dân trong 10 năm kháng chiến (Chín khổ thơ tiếp):
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
– Đoạn thơ kết lại bằng những câu thơ đậm chất triết lí và những kỉ niệm về tình yêu, về người con gái Tây bắc: Không chỉ thể hiện nỗi nhớ về một tình yêu mà còn là những suy ngẫm triết lí về quy luật của tình yêu:
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
4. Khúc hát lên đường sôi nổi, mê say (Bốn khổ cuối):
– Điệp từ., điệp ngữ, láy lại… Âm hưởng sôi nổi.
– Hình ảnh thơ phong phú, biến hóa sáng tạo, chủ yếu là những hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng
→ Khao khát, bồn chồn, giục giã lên đường sôi nổi, mê say đáp lại lời mời gọi của hai khổ thơ đầu.
B. Nghệ thuật :
C/ Ý nghĩa văn bản :
* Thao tác 1 :
Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản
HS đọc tiểu dẫn nêu vài nét chính về tác giả Chế Lan Viên?
Lưu ý phong cách nghệ thuật Chế lan Viên.
 
Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
Bài thơ mang đậm phong cách sáng tác của Chế Lan Viên.
 
 
Em hiểu như thế nào về nhan đề bài thơ? Thực tế có con tàu đi Tây Bắc không?
Vậy con tàu có ý nghĩa như thế nào? Tây Bắc có ý nghĩa gì?
Từ đó rút ra ý nghĩa của lời đề từ.
Nên tìm hiểu bài thơ theo bố cục như thế nào?
 
Nhóm 1: Hai khổ đầu tác giả thể hiện nội dung gì? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng?
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
* Nhóm 2
Nét độc đáo của khổ 5 là gì? Biện pháp nghệ thuật gì?
Ý nghĩa của khổ 5?
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
* Nhóm 3
Những con người Tây Bắc hiện lên như thế nào?
 
 
 
Tình quân dân được thể hiện trong đoạn thơ như thế nào?
 
 
 
 
 
 
 
 
 
* Nhóm 4
Phân tích những câu thơ mang đậm tính triết lí trong bài thơ?
 – Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
    Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn.
    -Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
GV diễn giảng bốn khổ cuối
 
 
 
 
 
Hướng dẫn HS tổng kết bài học
 
 
* 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
* HS trả lời cá nhân
– Thơ Chế Lan Viên nóng hổi tính thời sự, giàu chất sử thi, chất anh hùng ca và chất chính luận, có vẻ đẹp trí tuệ độc đáo.
– Phong cách thơ Chế Lan Viên độc đáo: có vẻ đẹp trí tuệ, khai thác triệt để những tương quan đối lập, giàu chất suy tưởng, triết lí với thế giới hình ảnh đa dạng, phong phú, đầy sáng tạo.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
* HS  đại diên nhóm trả lời
 
Nhóm 1:
– Thủ pháp phân thân, hàng loạt câu hỏi tu từ róng riết:
…  Anh đi chăng? Anh có nghe…? Tàu gọi anh đi sao chửa ra đi?
– Nhiều hình ảnh đối lập, giọng thơ giục giã, hối thúc, trăn trở
– Tác giả vừa kêu gọi mọi người vừa tự phê, tự vấn trên con đường về với tổ quốc, nhân dân, về với cội nguồn sáng tạo của người nghệ sĩ.
 
* Nhóm 2
* Viết về kháng chiến, về nhân dân bằng lòng biết ơn sâu xa:
+ Hàng loạt hành ảnh so sánh:
– “Kháng chiến 10 năm qua // ngọn lửa…nghìn năm sau…soi đường”
– “Con gặp lại ND// nai về suối cũ
                             // cỏ đón giêng hai
                            // chim én gặp mùa
                           // trẻ thơ…gặp sữa
                           // chiếc nôi…tay đưa…”
→Về với nhân dân là về với những gì thân thuộc, gần gũi nhất, về với ngọn nguồn thiết yếu của sự sống trong sự che chở cưu mang,về với niềm vui, niềm hạnh phúc từng khao khát chờ mong.( Trong trẻo, ngọt lành,ấm áp, bình yên )
* Gợi kỷ niệm với nhân dân trong kháng chiến:
– Chi tiết cụ thể chân thực, gợi cảm
+ những hình ảnh liên tưởng bất ngờ gợi bao hình ảnh đẹp mới lạ
– Cách xưng hô thân thiết ruột thịt, ấm áp tình cảm.
– Những từ nữ chỉ thời gian gợi sự hi sinh thầm lặng, lớn lao
→Lòng biết ơn sâu sắc gắn bó chân thành với những xúc động thấm thía của những người kháng chiến đối với nhân dân, đất nước.
* Nhóm 4
-TY là kết tinh cao độ của những kỉ niệm và sự gắn bó máu thịt với Tây Bắc cũng là với kháng  chiến, với đất nước.
– Những câu thơ cô đúc như những châm ngôn,triết lí nhưng  không khô khan mà từ quy luật của tình cảm, của trái tim, được cảm nhận bằng trái tim.
– Kết hợp cảm xúc và suy tưởng, nâng cảm xúc suy tưởng lên thành những suy ngẫm triết lí- đó là thành công của đoạn thơ, cũng là nét đặc sắc trong thơ CLV.
 
HS chú ý lắng nghe, theo dõi
* HS trả lời cá nhân
– Nghệ thuật : bài thơ thể hiện những nét chính trong phong cách thơ CLV: sự sáng tạo hình ảnh mới lạ, liên tưởng phong phú bất ngờ, cảm xúc gắn với suy tưởng triết lí Tổng kết:
– Ý nghĩa văn bản : Bài thơ thể hiện khát vọng, niềm hân hoan trong tâm hồn nhà thơ khi trở về với nhân dân với đất nước cũng là tìm về với ngọn nguồn nuôi dưỡng sự sáng tạo nghệ thuật của hồn thơ.
Họat động 4: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC – DẶN DÒ ( 5 PHÚT)
– Sau khi đọc hiểu bài thơ, hãy trình bày các hiểu của em về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của 3 bài thơ?
– Chú ý những nét đặc sắc trong phong cách thơ của mỗi tác giả.
– Chú ý vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của 3 bài thơ ( Phần tri thức đọc- hiểu )
– Chuẩn bị bài: CHỦ ĐỀ: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

 
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

  1. Bài tập ứng dụng:

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa,
 Kìa em xiêm áo tự bao giờ
 Khèn lên man điệu nàng e ấp
 Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
 
                                    Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
                                    Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”.
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:

  1. Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng gì của tác giả?
  2. Các từ “xiêm áo”, “khèn”,“man điệu”, “e ấp” có vai trò gì trong việc thể hiện những hình ảnh vẻ đẹp văn hoá miền núi và tâm trạng người lính Tây Tiến?
  3. Câu thơ Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa được sử dụng nghệ thuật gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.

 
Trả lời:

  1. Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng của tác giả : đó là nỗi nhớ những kỉ niệm về tình quân dân trong đêm liên hoan văn nghệ và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng.

2/ Các từ “xiêm áo”, “khèn”,“man điệu”, “e ấp”  có vai trò trong việc thể hiện những hình ảnh vẻ đẹp văn hoá miền núi và tâm trạng người lính Tây Tiến :
a/ Vẻ đẹp thể hiện bản sắc dân tộc, nhất là văn hoá miền núi. Đó là vẻ đẹp của các cô gái Tây Bắc trong  trang phục lạ: xiêm áo, vừa e thẹn, vừa tình tứ trong một vũ điệu lạ: man điệu, nhạc cụ lạ : khèn, dáng điệu lạ: e ấp.
b/ Tâm trạng người lính: vừa ngạc nhiên, vừa đắm say trong tiến khèn, điệu múa.Tâm hồn các anh vẫn phơi phới niềm lạc quan yêu đời, đầy ắp niềm vui và mộng mơ, quên đi bao nỗi nhọc nhằn, gian khổ.
3/ Câu thơ Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa  được sử dụng nghệ thuật  đối lập. Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ :  gợi vẻ đẹp hoang sơ, vữa dữ đội, vừa thơ mộng của núi rừng, đồng thời thể hiện bút pháp thi trung hữu hoạ” ( trong thơ có hoạ) của Qung Dũng.

  1. Bài tập ứng dụng:

Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:

  1. Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng gì của mình ta? Mười lăm năm ấy là khoảng thời gian nào ? Tại sao gợi nhớ Mười lăm năm ấy ?,
  2. Nêu ý nghĩa tu từ của các từ láy trong đoạn thơ?
  3. Hình ảnh áo chàm sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp đó ?
  4. Cách ngắt nhịp của câu thơ Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay có gì lạ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của cách ngắt nhịp đó.

 
Trả lời:

  1. Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng nhớ thương, lưu luyến, bồi hồi xúc động của mình ta. Mười lăm năm ấy là khoảng thời gian kể từ khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940 đến chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. Gợi nhớ Mười lăm năm ấy vì đó là khoảng thời gian Việt Bắc là căn cứ cách mạng, thời gian gắn bó lâu dài, có tình cảm tha thiết, sâu nặng giữa nhân dân Việt bắc với cán bộ kháng chiến.
  2. Ý nghĩa tu từ của từ láy thiết tha gợi tâm trạng thương nhớ của ngườ ở lại. Các từ láy tha thiết ,  bâng khuâng , bồn chồn gợi tâm trạng tả tâm trạng của người cán bộ: nhớ, buồn vì phải chia tay với Việt Bắc, nơi đã gắn bó suốt “mười lăm năm” với bao “đắng cay ngọt bùi”. Những người cán bộ cũng hồi hộp, không yên trong lòng vì sắp được trở về quê hương sau thời gian dài xa cách.

 

  1. Hình ảnh áo chàm sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ để chỉ người Việt Bắc. Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp hoán dụ: gợi tâm trạng lưu luyến trong giây phút chia tay giữa nhân dân Việt Bắc với cán bộ kháng chiến.
  2. Cách ngắt nhịp của câu thơ Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay lạ ở chỗ từ nghịp bình thường 2/2/2/2, Tố Hữu chuyển sang nhịp 3/3/2. Hiệu quả nghệ thuật của cách ngắt nhịp : gợi tâm trạng bịn rịn, xúc động đến nghẹn ngào không nói nên lời trong giây phút chia tay của người cán bộ kháng chiến.
  3. Bài tập ứng dụng:

Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng loà./.
                                                 (Đất nước Nguyễn Đình Thi, Ngữ văn 12,
Tập một, NXB Giáo Dục, Việt Nam, 2013, tr.125)
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:

  1. Nêu ý chính của đoạn thơ trên ?
  2. Tại sao trong đoạn thơ, tác giả sử dụng mỗi câu thơ đều 6 tiếng ?
  3. Viết đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về bức tượng đài của đất nước qua đoạn thơ.

 
Trả lời:

  1. Ý chính của đoạn thơ trên : Bức tượng đài về đất nước
  2. Trong đoạn thơ, tác giả sử dụng mỗi câu thơ đều 6 tiếng với cách ngắt nhịp đều đặn, dồn dập tạo bức tượng đài đất nước cân đối, hài hoà, chắc chắn, bền vững với thời gian.
  3. Viết đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về bức tượng đài của đất nước qua đoạn thơ.

Đàm bảo các nội dung :
-Đất nước có lòng căm thù giặc sâu sắc ( câu 1)
-Đất nước có sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc ( câu 2)
-Đất nước đau thương ( câu 3)
-Đất nước đi từ bóng tối ra ánh áng, từ nô lệ đến tự do ( câu 4)
 
4..Bài tập ứng dụng:
Trên Tây Bắc! Ôi mười năm Tây Bắc
Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng
Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất
Nay rạt rào đã chín trái đầu xuân.
Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa
Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường,
Con đã đi nhưng con cần vượt nữa
Cho con về gặp lại mẹ yêu thương.
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:

  1. Nêu ý chính của đoạn thơ?
  2. Nêu ý nghĩa từ “máu rỏ”, “chín trái đầu xuân ”  trong đoạn thơ.
  3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh ở đoạn thơ thứ 2 ?

Trả lời:

  1. Ý chính của đoạn thơ : Về với Tây Bắc là về với kỉ niệm kháng chiến. Đó là niềm khát khao mãnh liệt và niềm hạnh phúc lớn lao khi trở về với nhân dân cùng với những kỉ niệm sâu nặng đầy tình nghĩa trong những năm kháng chiến.
  2. Ý nghĩa từ “máu rỏ” : gợi giá trị to lớn của đau thương, mất mát, hi sinh thầm lặng của bao người, “chín trái đầu xuân ” gợi thành quả lao động . Nơi máu rỏ là nơi trái chín, nơi đau thương, hi sinh là nơi sự sống sinh sôi, nảy nở nhờ quá trình lao động bền bỉ, hăng say . Điều đó gợi sức sống bất diệt của vùng đất kháng chiến, của con người Việt Nam.
  3. Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh ở đoạn thơ thứ 2 : Nhà thơ so sánh kháng chiến như ngọn lửa . Cuộc kháng chiến đã đi qua Mười năm nhưng sức ấm nóng vẫn còn lan toả đến Nghìn năm sau. Kháng chiến trở thành ngọn đuốc soi đường đi cho dân tộc và cho Con- nhà thơ cách mạng.- tìm về lại với Mẹ-Nhân dân.

 

  • HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
  1. Bài tập viết đoạn văn: Phân tích ý nghĩa tu từ của từ “về đất” trong bài thơ Tây Tiến

Trả lời
Ý nghĩa tu từ của từ “về đất” trong đoạn thơ : “về đất” là cách nói giảm, diễn tả sự hi sinh của người lính. Tác giả sử dụng cách nói về đất  thay cho từ chết là cách nói giảm nhẹ làm vơi đi sự mất mát đau thương nhưng lại hàm chứa một ý nghĩa lớn lao. Về đất  là về với tổ tiên khi người ta làm tròn trách nhiệm với quê hương, đất nước; về đất còn là sự hoà nhập, là sự hoá thân vào hồn thiêng sông núi để trở thành cái vĩnh viễn bất tử.

  1. Bài tập viết đoạn văn:

Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa,chăn sui đắp cùng.
Viết đoạn văn phân tích ý nghĩa nghệ thuật các từ “chia ” “sẻ ” “cùng ”  trong 2 câu thơ trên? Hình ảnh bà mẹ Việt Bắc hiện ra như thế nào?
Trả lời:
Ý nghĩa nghệ thuật các từ “chia ” “sẻ ” “cùng ”  trong đoạn thơ :  Người Việt Bắc luôn chia sẻ khó khăn, thiếu thốn cùng người cách mạng: một củ sắn chia nhau bên bếp lửa đêm đông, một bát cơm sẻ nửa và một chiếc chăn sui đắp chung. Đắng cay cùng hưởng, ngọt bùi cùng chia. Tất cả những khoảnh khắc ấy cứ sáng mãi trong lòng người ra đi, sống trong tâm trí người ở lại, ghi dấu ấn một thời không thể xoá nhoà. Đây là một hình ảnh đậm đà tình giai cấp. Hình ảnh bà mẹ Việt Bắc hiện ra qua hình ảnh hoán dụ nắng cháy lưng, các động từ địu, bẻ. gợi người đọc liên tưởng đến sự tần tảo chắt chiu, cần cù lao động của người mẹ chiến sĩ trong kháng chiến đã đùm bọc, cưu mang cán bộ cách mạng. Đó còn là hình ảnh tiêu biểu cho cái đẹp, ân tình trong cuộc sống kháng chiến không thể phai nhòa trong kí ức của người về xuôi.

  1. Bài tập viết văn bản:

Phân tích 10 câu thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu: 
Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung
                                   
Gợi ý:
Trên cơ sở hiểu biết về Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc, học sinh biết phân tích những chi tiết nghệ thuật để làm rõ nỗi nhớ cảnh và người dân Việt Bắc; có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được các ý chính sau:
– Nội dung:
+ Cảnh thiên nhiên Việt Bắc trong nỗi nhớ của nhà thơ được tái hiện ở cả bốn mùa với màu sắc và vẻ đẹp khác nhau: mùa đông tươi tắn; mùa xuân trong sáng, tinh khôi và đầy sức sống; mùa hè rực rỡ, sôi động; mùa thu lãng mạn, yên ả, thanh bình.
+ Người Việt Bắc trong nỗi nhớ của nhà thơ hiện lên thật đẹp, cần cù, chăm chỉ và rất đỗi ân tình, luôn là chủ thể của bức tranh thiên nhiên.
+ Cảnh và người hoà quyện, gắn bó nhau. Con người làm cho cảnh trở nên gần gũi, sinh động, có hồn. Nhờ cảnh, vẻ đẹp con người được tôn vinh.
– Nghệ thuật: Hình ảnh đẹp; âm điệu ngọt ngào, tha thiết; cách xưng hô gần gũi, quen thuộc; phép điệp ngữ, liệt kê…
– Đánh giá:
+ Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ sâu nặng về thiên nhiên và con người Việt Bắc trong cuộc kháng chiến gian khổ mà hào hùng của dân tộc.
+ Là đoạn thơ hay nhất trong bài Việt Bắc, thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.
(Tài liệu sưu tầm )
Xem thêm :
Trọn bộ giáo án Ngữ văn soạn theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá
Giáo án ngữ văn 10 
Giáo án ngữ văn 11
Giáo án ngữ văn 12
Xem thêm tuyển tập đề thi và những bài văn hay về  Việt Bắc, Tây Tiến, Đất nước Đất nước Nguyễn Khoa Điềm

, ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *