Giáo án soạn theo định hướng phát triển năng lực, 4 bước, 5 hoạt động. Soạn bài Tổng quan văn học Việt Nam theo phương pháp mới. Bộ giáo án Ngữ văn 10 chuẩn cấu trúc
Tiết 1: Văn học
TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
Mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức
– Nắm được hai bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam: văn học dân gian và văn học viết.
– Nắm được một cách khái quát tiến trình phát triển của văn học viết Việt Nam.
– Nắm vững các thể loại văn học.
- Kĩ năng
– Nhận diện được nền văn học dân tộc.
– Nêu được các thời kì lớn và các giai đoạn cụ thể trong các thời kì phát triển của văn học dân tộc.
3.Thái độ
– Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc.
=> Từ kiến thức, kĩ năng, thái độ như trên sẽ góp phần hình thành cho học sinh những năng lực, phẩm chất sau:
+ Năng lực: Hợp tác, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sử dụng công nghệ thông tin.
+ Phẩm chất: Có tình yêu với gia đình, quê hương, đất nước qua văn học.
Chuẩn bị của GV và HS
- Giáo viên
– Giáo án, tài liệu
– SGK Ngữ văn 10, tập 1.
– Sơ đồ trực quan về sự phát triển văn học.
- Học sinh
– Hệ thống kiến thức đã học về văn học dân gian và văn học viết Việt Nam trong chương trình Ngữ văn THCS.
– SGK Ngữ văn 10, tập 1.
– Bài soạn văn Tổng quan văn học Việt Nam.
Phương pháp, kĩ thuật dạy học
– Diễn giảng, nêu vấn đề, đặt câu hỏi, thảo luận nhóm.
– Kĩ thuật vẩy cá, đọc hợp tác, bản đồ tư duy…
Tiến trình thực hiện
- Ổn định lớp
– Nhắc HS trật tự.
– Kiểm tra sĩ số:
- Kiểm tra bài cũ: Không
- Bài mới
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cơ bản cần đạt | ||||||||||
* Hoạt động khởi động Bước 1: GV giao nhiệm vụ – Chia lớp thành 2 nhóm, nhóm 1 kể tên những tác phẩm văn học dân gian, nhóm 2 kể tên những tác phẩm văn học viết. Em hãy kể tên một vài tác phẩm văn học dân gian và văn học viết ở bậc THCS mà em em yêu thích nhất? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ – HS các nhóm tiến hành thảo luận nhanh và cử đại diện trình bày. Bước 3: Nhóm còn lại nghe và bổ xung ý kiến. Bước 4: GV nhận xét và đưa ra định hướng vào bài. * Hoạt động hình thành kiến thức Tìm hiểu các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam – Bước 1: GV chia lớp thành 2 nhóm . + Nhóm 1: Tìm hiểu về khái niệm và thể loại của văn học dân gian. + Nhóm 2: Tìm hiểu về văn học viết. – Bước 2: Các nhóm tiến hành thảo luận , ghi kết quả vào giấy A4 và cử đại diện trình bày – Bước 3: Cả lớp nghe và bổ xung ý kiến . – Bước 4: GV nhận xét và hình thành kiến thức, chỉ ra mối quan hệ của văn học dân gian với văn học viết. Tìm hiểu quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam: văn học trung đại – Bước 1: Cho lớp tiến hành thảo luận theo bàn mỗi bàn 1 nhóm . Nghiên cứu SGK, tr.7+8, cho biết trong từng bộ phận văn học chữ Hán và chữ Nôm: thời gian xuất hiện và tồn tại (chứng minh bằng các tác giả và tác phẩm tiêu biểu). – Bước 2: Các nhóm tiến hành thảo luận , ghi kết quả vào giấy A4 và cử đại diện trình bày – Bước 3: Cả lớp nghe và bổ xung ý kiến . – Bước 4: GV nhận xét và hình thành kiến thức về sự phát triển của VHVN từ thế kỉ X-XIX. * Hoạt động luyện tập – Vẽ sơ đồ các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam Và lấy một vài tác phẩm minh họa? * Hoạt động vận dụng và tìm tòi sáng tạo |
– Các tác phẩm văn học dân gian ở THCS là: – Các tác phẩm của văn học viết là: => Đó là những tác phẩm của các bộ phận hợp thành văn học Việt Nam I. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam
* Luyện tập |
Tiết 2: Văn học
TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
(Tiếp theo)
Mục tiêu cần đạt
- Kiến thức
Nắm được một cách khái quát tiến trình phát triển của văn học viết Việt Nam.
Nắm vững các thể loại văn học.
Hiểu được những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học.
- Kĩ năng
Nhận diện được nền văn học dân tộc.
Nêu được các thời kì lớn và các giai đoạn cụ thể trong các thời kì phát triển của văn học dân tộc.
- Thái độ
Tình yêu đối với văn học Việt Nam.
=> Từ kiến thức, kĩ năng, thái độ như trên sẽ góp phần hình thành cho học sinh những năng lực, phẩm chất sau:
+ Năng lực: Hợp tác, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sử dụng công nghệ thông tin.
+ Phẩm chất: Có tình yêu với gia đình, quê hương, đất nước qua văn học.
Chuẩn bị của GV và HS
- Giáo viên
– Giáo án, tài liệu
– SGK Ngữ văn 10, tập 1.
– Sơ đồ trực quan về sự phát triển văn học.
- Học sinh
– Hệ thống kiến thức đã học về văn học dân gian và văn học viết Việt Nam trong chương trình Ngữ văn THCS.
– SGK Ngữ văn 10, tập 1.
– Bài soạn văn Tổng quan văn học Việt Nam.
Phương pháp, kĩ thuật dạy học
– Diễn giảng, nêu vấn đề, đặt câu hỏi, thảo luận nhóm.
– Kĩ thuật vẩy cá, đọc hợp tác, bản đồ tư duy…
Tiến trình thực hiện
- Ổn định lớp
– Nhắc HS trật tự.
– Kiểm tra sĩ số:
- Kiểm tra bài cũ
– Sự khác nhau giữa văn học viết và văn học dân gian?
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cơ bản cần đạt | ||||
* Hoạt động khởi động – GV cho HS quan sát một clip về hoạt động văn nghệ của các nhà văn, nhà thơ giai đoạn từ 1930 – 1975. – HS nhận ra các gương mặt tiêu biểu của văn học hiện đại như Xuân Diệu , Nguyễn Bính, Trần Đăng Khoa, Tố Hữu, Hồ Chí Minh…. – GV định hướng vào bài * Hoạt động hình thành kiến thức Tìm hiểu quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam: Văn học hiện đại – Bước 1: Cho lớp tiến hành thảo luận theo bàn mỗi bàn 1 nhóm . So sánh văn học trung đại và văn học hiện đại về các mặt: hoàn cảnh, chữ viết, tác giả, đời sống văn học, thể loại, thi pháp. – Lí giải về đời sống văn học? – Lí giải về thi pháp? Lấy ví dụ? – Bước 2: Các nhóm tiến hành thảo luận , ghi kết quả vào giấy A0 và cử đại diện trình bày – Bước 3: Cả lớp nghe và bổ xung ý kiến . – Bước 4: GV nhận xét và hình thành kiến thức về sự phát triển của VHVN từ đầu thế kỉ XX-hết XX. Tìm hiểu con người Việt Nam qua văn học – Bước 1: Cho HS thảo luận theo nhóm, mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ. + Nhóm 1: Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên Lấy ví dụ về tác phẩm dân gian, sáng tác thơ ca trung đại, sáng tác thơ văn hiện đại có đề tài thiên nhiên. Chứng minh các nội dung quan hệ với thiên nhiên. + Nhóm 2: Con người Việt Nam trong mối quan hệ với quốc gia, dân tộc Lấy ví dụ chứng minh thiên nhiên góp phần thể hiện vẻ đẹp con người. (Ví dụ: hình ảnh ẩn dụ “mận”, “đào” để chỉ đôi thanh niên nam nữ trẻ trung; hình ảnh tùng, cúc, trúc, mai tượng trưng cho nhân cách cao thượng của người quân tử). + Nhóm 3: Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội Ước mơ xây dựng một xã hội tốt đẹp trong văn học Việt Nam được thể hiện qua những phương diện nào? Ví dụ. + Nhóm 4: Con người Việt Nam và ý thức về bản thân Ý thức của con người về bản thân có sự khác nhau như thế nào trong các hoàn cảnh lịch sử? Ví dụ? Lí giải tại sao khi nhìn nhận vào chính bản thân mình thì xu hướng chung của văn học Việt Nam là xây dựng đạo lí làm người với những phẩm chất tốt đẹp? – Bước 2: Các nhóm tiến hành thảo luận , ghi kết quả vào giấy A0 và cử đại diện trình bày – Bước 3: Cả lớp nghe và bổ xung ý kiến . – Bước 4: GV nhận xét và hình thành kiến thức về con người Việt Nam qua Văn học. * Hoạt động luyện tập Vẽ lại sơ đồ liên đới các nội dung kiến thức bài học. * Hoạt động vận dụng và tìm tòi sáng tạo |
I.Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam II. Quá tình phát triển của văn học viết Việt Nam 1. Văn học trung đại (văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX) 2. Văn học hiện đại (văn học từ đầu thế kỉ XX đến hết thế kỉ XX)
|
(Tài liệu sưu tầm )
Xem thêm : Trọn bộ giáo án Ngữ văn soạn theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá
Giáo án ngữ văn 10
Giáo án ngữ văn 11
Giáo án ngữ văn 12