Giáo án Ngữ văn 11:Bài Ôn tập văn học trung đại VN theo định hướng phát triển năng lực

Soạn bài Ôn Tập văn học Trung đại Việt Nam. Giáo án Ngữ văn lớp 11 chuẩn cấu trúc, giáo án soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Tiết 26:  ÔN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
 MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

– Các tác giả, tác phẩm đã học.
– Những nội dung yêu nước và nhân đạo mới.
– Định hướng và phát triển năng lưc Hs.

  1. Kĩ năng

Nhận diện, phân tích, cảm nhận những tác phẩm văn học thời trung đại.

  1. Thái độ

Tiếp thu những biểu hiện của tình yêu nước, tinh thần nhân đạo.

  1. Năng lực

Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

  1. Phẩm chất

Yêu quê hương, đất nước, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng.
PHƯƠNG TIỆN
– GV: SGK, SGV, thiết kế bài dạy.
– HS: SGK, vở soạn, vở ghi bài.
PHƯƠNG PHÁP
– Phương pháp dạy học nhóm, phương pháp giải quyết vấn đề
– Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não.
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC
* Định hướng: Lớp 11A2 dạy các hoạt động 1, 2, 3, 4
                         Lớp 11A6 dạy các hoạt động 1, 2, 3

  1. Hoạt động khởi động (5’)

Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra vở soạn, việc chuẩn bị bài ôn tập ở nhà của học sinh.
Bài mới
Từ lớp 10 các em đã được tìm hiểu rất nhiều tác phẩm văn học trung đại Việt Nam. Bài hôm nay sẽ giúp các em ôn tập lại phần văn học trung đại Việt Nam để hệ thống kiến thức.

  1. Hoạt động hình thành kiến thức mới (35’)
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Năng lực
GV hướng dẫn HS ôn tập nội dung yêu nước.
* Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
GV yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau:
– Những biểu hiện của nội dung yêu nước trong văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX? So với các giai đoạn trước nội dung yêu nước trong văn học giai đoạn này có biểu hiện gì mới?
– Trên cơ sở đối chiếu với những đặc điểm nội dung văn học giai đoạn trước, HS trả lời, nhấn mạnh những nét mới.
(Nội dung thể hiện trong giai đoạn trước: tự hào, căm thù giặc, quyết tâm chiến đấu,…)
– Phân tích những biểu hiện của nội dung yêu nước qua các tác phẩm và đoạn trích tiêu biểu, SGK/ Tr. 76.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thảo luận và trả lời các câu hỏi
* Bước 3: Thảo luận, nhận xét
Giáo viên cho học sinh các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Bước 4: GV kết luận và hình thành kiến thức.
* GV hướng dẫn HS ôn tập nội dung nhân đạo.
* Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
GV yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau:
– Theo anh (chị), vì sao có thể nói trong văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa?
– Hãy chỉ ra những biểu hiện đa dạng, phong phú của nội dung nhân đạo trong văn học giai đoạn này?
 
 
 
 
 
– Trong những nội dung trên, nội dung nào được thể hiện đậm nét nhất? Qua các tác phẩm tiêu biểu, thử làm sáng tỏ những nội dung đó?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thảo luận và trả lời các câu hỏi
* Bước 3: Thảo luận, nhận xét
Giáo viên cho học sinh các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Bước 4: GV kết luận và hình thành kiến thức.
 
I. Nôi dung
 
1. Nội dung yêu nước và nhân đạo trong văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX
a. Nội dung yêu nước
* Văn học giai đoạn này có những biểu hiện mới:
– Ý thức về vai trò của người trí thức đối với đất nước.
– Tư tưởng cách tân đất nước.
– Tìm hướng đi mới cho cuộc đời trong hoàn cảnh xã hội bế tắc.
– Âm hưởng bi tráng.
* Nội dung yêu nước thể hiện qua một số tác phẩm tiêu biểu :
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu) ® Âm hưởng bi tráng.
Xin lập khoa luật  (Trích Tế cấp bát điều – Nguyễn Trường Tộ), tác giả đã đưa ra đề nghị thực thi các biên pháp cụ thể nhằm đổi mới đất nước (Ví dụ: Bàn về sự cần thiết của luật pháp đối với xã hội) ® Tư tưởng cách tân đất nước.
Hương Sơn phong cảnh ca (Chu Mạnh Trinh) thể hiện tình cảm yêu nước kín đáo qua niềm say mê đặc biệt trước phong cảnh đất nước của tác giả.
Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến), Vịnh khoa thi Hương (Tú Xương) ® Nỗi đau buồn, bất lực trước thực trạng mất nước.
b. Nội dung nhân đạo
 
* Văn học từ thế kỉ XVIII  đến hết thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo vì:
Giai đoạn này những tác phẩm mang nội dung nhân đạo xuất hiện nhiều, xuất hiện liên tiếp với nhiều tác phẩm có giá trị lớn như: Truyện Kiều (Nguyễn Du), Chinh phụ ngâm (bản diễn Nôm của Đoàn Thị Điểm), thơ Hồ Xuân Hương,…
* Những biểu hiện của nội dung nhân đạo rất phong phú, đa dạng:
– Lòng thương cảm trước bi kịch và đồng cảm với những khát vọng của con người.
– Khẳng định và đề cao tài năng, nhân phẩm của con người.
– Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người.
– Đề cao truyền thống đạo lí, nhân nghĩa của dân tộc,…
* Nội dung nhân đạo đậm nét nhất qua các tác phẩm:
– Khẳng định quyền sống của con người – nhất là con người trần thế. (Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, thơ Hồ Xuân Hương).
– Khẳng định con người cá nhân, ý thức cá nhân đậm nét – đề cập nhiều đến quyền sống, hạnh phúc, tài năng,… của cá nhân (Tự tình của Hồ Xuân hương, Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ).
 
 
 
Năng lực tự học và giao tiếp Tiếng Việt
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Năng lực tự học và giao tiếp Tiếng Việt
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Năng lực tự học
 
 
 
 
 
  1. Hoạt động luyện tập (5’)

          – GV hướng dẫn học sinh ôn tập các câu hỏi còn lại.
– HS về nhà tự ôn tập các câu hỏi còn lại trong phần Hướng dẫn ôn tập – SGK/ Tr. 78 (viết phần trả lời vào vở, kiểm tra vào tiết sau).

  1. Hoạt động vận dụng

– Tập phân tích một hoặc một số đoạn trích tác phẩm, từ đó rút ra những nhận xét về đặc điểm của văn học giai đoạn này.

  1. Hoạt động tìm tòi, sáng tạo

Em có suy nghĩ gì về hình ảnh của người phụ nữ xưa trong thơ của Hồ Xuân Hương? Phụ nữ hiện nay có những phẩm chất như người phụ nữ thời phong kiến không?
* Chuẩn bị bài : Ôn tập văn học trung đại Việt Nam
* Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Tiết 27: ÔN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
(tiếp theo)
 
MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

– Các tác giả, tác phẩm đã học.
– Những nội dung yêu nước và nhân đạo mới.
– Những giá trị nghệ thuật truyền thống, những manh nha của sự thay đổi để hiện đại hóa.
– Định hướng phát triển năng lực tự tổng hợp kiến thức cho học sinh.

  1. Kĩ năng

Nhận diện, phân tích, cảm nhận những tác phẩm văn học thời trung đại.

  1. Thái độ

Tiếp thu những biểu hiện của tình yêu nước, tinh thần nhân đạo mới.

  1. Năng lực

Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

  1. Phẩm chất

Yêu quê hương, đất nước, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng.
PHƯƠNG TIỆN
– GV: SGK, SGV, thiết kế bài dạy.
– HS: SGK, vở soạn, vở ghi bài.
PHƯƠNG PHÁP
– Phương pháp dạy học nhóm, phương pháp giải quyết vấn đề
– Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não.
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC
* Định hướng: Lớp 11A2 dạy các hoạt động 1, 2, 3, 4
                         Lớp 11A6 dạy các hoạt động 1, 2, 3

  1. Hoạt động khởi động (5’)

Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra vở soạn, việc chuẩn bị bài ôn tập ở nhà của học sinh.
Bài mới
Ở tiết trước chúng ta đã hệ thống hóa kiến thức của văn học trung đại Việt Nam trên 2 nội dung cơ bản là nội dung yêu nước và tinh thần nhân đạo. Trong tiết học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập lại một số nội dung khác của văn học thời kì này như giá trị phản ánh và phê phán hiện thực và giá trị thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu.

  1. Hoạt động hình thành kiến thức mới (35’)
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Năng lực
* Hướng dẫn học sinh ôn tâp thêm một số nét nổi bật khác về nội dung trong các tác phẩm.
* Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
GV yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau:
– Em hãy phân tích giá trị phản ánh và phê phán hiện thực trong đoạn trích “Vào phủ Chúa Trịnh”?
 
 
– Qua những bài đã học, em hãy cho biết những nét nổi bật về nội dung và nghệ thuật trong thơ văn Đồ Chiểu?
 
 
 
 
 
– Tại sao nói, với “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, lần đầu tiên… về người nông dân – nghĩa sĩ”?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thảo luận và trả lời các câu hỏi
* Bước 3: Thảo luận, nhận xét
Giáo viên cho học sinh các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Bước 4: GV kết luận và hình thành kiến thức.
* GV hướng dẫn HS ôn tập những giá trị lớn về nghệ thuật của văn học trung đại giai đoạn này.
* Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
GV yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau:
– Nêu lại những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học trung đại.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
– Những đặc điểm cơ bản về nghệ thuật qua một số tác phẩm đã học.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thảo luận và trả lời các câu hỏi
* Bước 3: Thảo luận, nhận xét
Giáo viên cho học sinh các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Bước 4: GV kết luận và hình thành kiến thức.
 
 
 
 
* Hệ thống hoá kiến thức đã học.
– GV ra bài tập củng cố (mục 1, phần II SGK, trang 77): yêu cầu HS điền các nội dung theo mẫu “Bảng tổng kết về tác giả, tác phẩm văn học Trung đại Việt Nam ở chương trình lớp 11”.
(Phần “Bảng tổng kết…” có thể dùng bảng phụ kẻ sẵn)
– HS thực hiện bài tập (có thể làm tại lớp theo nhóm (10 phút cuối giờ hoặc về nhà) – Liên hệ phần ôn tập, ghi nhớ kiến thức cơ bản.
I. Nôi dung
2. Một số nội dung khác trong văn học giai đoạn này ( 10’)
a. Giá trị phản ánh và phê phán hiện thực của đoạn trích “Vào phủ Chúa Trịnh” (trích Thượng kinh kí sự – Lê Hữu Trác)
– Bức tranh chân thực, sinh động về cuộc sống trong phủ Chúa:
+ Cuộc sống thâm nghiêm, đầy quyền uy và rất giàu sang xa hoa.
+ Cuộc sống âm u thiếu sinh khí.
– Thái độ phê phán hiện thực, coi thường danh lợi của tác giả.
b. Những giá trị nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu
– Nội dung:
+ Yêu nước.
+ Đề cao đạo lí nhân nghĩa.
– Nghệ thuật:
+ Tính chất đạo đức- trữ tình.
+ Màu sắc Nam Bộ rõ nét.
– Tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc:
+ Trước tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, trong văn học dân tộc chưa có một hình tượng hoàn chỉnh về người anh hùng nông dân – nghĩa sĩ.
– Tính chất bi tráng: sự kết hợp giữa đau thương và hào hùng tráng lệ.
 
 
II. Nghệ thuật
1. Những đặc điểm lớn
a. Tư duy nghệ thuật và quan niệm thẩm mỹ:
– Tư duy nghệ thuật: thường nghĩ theo kiểu mẫu có sẵn đã trở thành công thức.
– Quan niệm thẩm mỹ: Hướng về cái đẹp của quá khứ, vẻ đẹp tao nhã, cái cao cả,…
b. Bút pháp:
– Ước lệ tượng trưng;
– Sử dụng điển tích, điển cố; thi liệu, văn liệu Hán học.
c. Thể loại:
– Thường sử dụng các thể loại có kết cấu định hình và có tính ổn định cao: thơ Đường luật, Hát nói, Văn tế.
* Tính quy phạm chặt chẽ nhưng vẫn thể hiện được những sáng tạo độc đáo của các tác giả (phá vỡ tính quy phạm).
2. Chứng minh qua tác phẩm
a. Thơ: Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến)
– Tính quy phạm: bút pháp chấm phá, hình ảnh thơ ước lệ tượng trưng.
– Sáng tạo: hình ảnh cụ thể sinh động, gieo vần độc đáo,…
b. Hát nói: Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ.
– Điển tích, điển cố: phường Hàn – Phú,…
– Thể loại: mang tính định hình nhưng vẫn rất tự do, linh hoạt,…
c. Một số tác phẩm khác (nêu trong phần câu hỏi SGK)
III. Hệ thống kiến thức về văn học trung đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 11
 
 

STT Tác giả Tác phẩm Nội dung Nghệ thuật
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Năng lực tự học và
giao tiếp
Tiếng Việt
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Năng lực tự học và giao tiếp Tiếng Việt
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Năng lực tự học và cảm thụ thẩm mĩ
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Năng lực tự học
 
  1. Hoạt động luyện tập (5’)

– Tự ôn tập các câu hỏi còn lại trong phần Hướng dẫn ôn tập – SGK/ Tr. 78 (viết phần trả lời vào vở, kiểm tra vào tiết sau).

  1. Hoạt động vận dụng

– Phân tích bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương, từ đó rút ra những nhận xét về đặc điểm của văn học giai đoạn này.

  1. Hoạt động tìm tòi, sáng tạo

Hãy phát hiện và chỉ rõ những hạn chế trong nghệ thuật của văn học trung đại?
         
* Chuẩn bị bài : Trả bài viết số 2
* Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
(Tài liệu sưu tầm )
Xem thêm : Trọn bộ giáo án Ngữ văn lớp 10-11-12 theo định hướng phát triển năng lực :
Giáo án ngữ văn 10 
Giáo án ngữ văn 11
Giáo án ngữ văn 12

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *