Giáo án Bình Ngô Đại Cáo soạn theo định hướng phát triển năng lực

KẾ HOẠCH BÀI HỌC ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ

(Nguyễn Trãi)
PHẦN II :  TÁC PHẨM   – TIẾT 1
MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

  1. Về kiến thức:

Nắm những nét cơ bản về Nhan đề, Thể loại và bố cục, hoàn cảnh ra đời tác phẩm về tư tưởng và nghệ thuật của đoạn 1 văn bản.
hiểu được âm mưu, tội ác của kẻ thù; lập trường của tác giả; các thủ pháp nghệ thuật.

  1. Về kĩ năng:
  1. Về thái độ :
  2. Năng lực: -Năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác…

CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
– Kế hoạch bài học.
– Phiếu học tập, trả lời câu hỏi.
– Máy tính, máy chiếu.
– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
Học sinh:
– SGK, vở ghi, vở bài tập.
– Đọc trước bài mới.
– Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)
– Đồ dùng học tập
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
Hoạt động 1: Khởi động

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Kết quả cần đạt
? Nguyễn Trãi nổi tiếng trước hết bởi tài năng của một nhà văn chính luận kiệt xuất. Em hãy kể tên các tác phẩm văn chính luận tiêu biểu của ông ? Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt các áng văn chính luận của Nguyễn Trãi là gì ?
– HS: tiếp nhận câu hỏi; trả lời
 
– GV: Nhận xét,  chấm điểm; giới thiệu bài học
 -Tác phẩm: Quân trung từ mệnh tập; Đại cáo bình Ngô;…
-Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt các tác phẩm:  tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.
 
  1. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: I. Tìm hiểu chung
Mục tiêu: Giúp HS nắm những nét cơ bản về Nhan đề, Thể loại và bố cục, hoàn cảnh ra đời tác phẩm.
Nhiệm vụ: Cá nhân tự nghiên cứu khi chuẩn bị bài ở nhà; trên lớp so sánh với bạn để kiểm tra nội dung chuẩn bị.
1.     Đại cáo bình Ngô ra đời trong hoàn cảnh như thế nào ?
2.     Tác phẩm viết bằng thể loại nào ? Đặc điểm cơ bản của thể loại đó ? Bố
cục của tác phẩm ?
3.     Giải thích nhan đề “Đại cáo bình Ngô” ?
Phương pháp: làm việc cá nhân; phương pháp nêu và giải quyết vấn đề
Sản phẩm: Những nét cơ bản về Nhan đề, Thể loại và bố cục, hoàn cảnh ra đời tác phẩm.
Phương án kiểm tra, đánh giá: Đánh giá câu trả lời của HS
Tiến trình thực hiện:
 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV yêu cầu HS đọc nhanh phần tiểu dẫn, trả lời câu hỏi: (Chiếu slide câu hỏi)
– Đại cáo bình Ngô ra đời trong hoàn cảnh như thế nào ?
–  Tác phẩm viết bằng thể loại nào ? Đặc điểm cơ bản của thể loại đó ?
– Giải thích nhan đề “Đại cáo bình Ngô”?
 
 
 
?- GV Đại cáo bình Ngô ra đời trong hoàn cảnh như thế nào ?
– HS: Đọc đoạn văn; Trả lời câu hỏi vào trong vở
– GV : yêu cầu một HS trở lời câu hỏi:
– GV: Yêu cầu học sinh nhận xét, bổ sung và chốt lại nội dung kiến thức.
 
 
 
 
– GV: Tác phẩm viết bằng thể loại nào ? Đặc điểm cơ bản của thể loại đó ?
– HS: HS làm việc cá nhân; Ghi câu trả lời vào trong vở; Phát biểu trả lời câu hỏi
– GV: Yêu cầu học sinh nhận xét (nếu có), bổ sung và chốt lại nội dung kiến thức.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
– GV: Giải thích thêm nhan đề “Đại cáo bình Ngô”
– HS: Trả lời.
– GV: Giáo viên giải thích thêm  (Chiếu Slide)  chốt lại nội dung kiến thức
 
I. Tìm hiểu chung
 
 
 
 
 
 
1.Hoàn cảnh ra đời:
2.Thể loại:
– Cáo là thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết
– Trong thể cáo, có loại văn cáo thường ngày như chiếu sách của vua truyền xuống về một vấn đề nào đó, có loại văn đại cáo mang ý nghĩa một sự kiện trọng đại, có tính chất quốc gia.
– Cáo có thể được viết bằng văn xuôi hay văn vần nhưng phần nhiều được viết bằng văn biền ngẫu, không có vần hoặc có vần, thường có đối, câu dài ngắn không gò bó, mỗi cặp hai vế đối nhau
– Cáo là thể văn hùng biện, do đó lời lẽ phải đanh thép, lí luận phải sắc bén, kết cấu phải chặt chẽ, mạch lạc. Tác phẩm tiêu biểu: “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi.
Nhan đề:  Bài bá cáo rộng khắp cho toàn dân biết về việc đã dẹp yên giặc Minh.
Hoạt động 2: 1. Đoạn 1
– Mục tiêu:  Nắm được nội dung kiến thức cơ bản về tư tưởng và nghệ thuật của đoạn 1 văn bản; tư tưởng nhân nghĩa, quan niệm về quốc gia độc lập.
– Nhiệm vụ: HS  hoạt động cá nhân, nhóm ghi đầy đủ những thông tin vào phiếu học tập.
Phương thức thực hiện: Hoạt động cá  nhân,  nhóm; Dựa trên phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, kĩ thuật khăn trải bàn.
Sản phẩm: Kết quả phiếu học tập
Phương án kiểm tra, đánh giá: Đánh giá kết quả hoạt động nhóm của học sinh.
– Tiến trình thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC
GV đọc mẫu một số câu, yêu cầu HS đọc đoạn 1.
 
?- GV: Đoạn văn bản nêu những vấn đề gì ?
– HS: HS hoạt động cá nhân; Trả lời ( Sản phẩm của HS)
– GV: Yêu cầu học sinh nhận xét, bổ sung và chốt lại nội dung kiến thức.
?- GV: Qua 2 câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo“, có thể hiểu vấn đề cốt lõi mà Nguyễn Trãi muốn nêu ra là tư tưởng nhân nghĩa. Vậy tư tưởng nhân nghĩa là gì? Theo em, cốt lõi trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì ? So sánh với người xưa, ông tiến bộ ở điểm nào ?
 
– HS: HS hoạt động cá nhân; Trả lời ( Sản phẩm của HS)
– GV: Yêu cầu học sinh nhận xét, bổ sung và chốt lại nội dung kiến thức.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
?- GV: Để khẳng định chủ quyền của dân tộc tác giả đã dựa vào các yếu tố nào ? So sánh với người xưa, ở đây có điểm gì khác ?
– HS: HS hoạt động cá nhân/nhóm theo bàn( GV phát Phiếu học tập) ; Trả lời ( Sản phẩm của HS)
– GV: Quan sát, hỗ trợ HS
– GV: Yêu cầu học sinh nhận xét, bổ sung và chốt lại nội dung kiến thức.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
– GV: Đánh giá thành tựu về nghệ thuật của đoạn văn bản ?
– HS: HS hoạt động cá nhân; Trả lời ( Sản phẩm của HS)
– GV: Yêu cầu học sinh nhận xét, bổ sung và chốt lại nội dung kiến thức
 
 
 
 
 
II. Đọc hiểu văn bản
1.     Đoạn 1
 
 
 
 
 
* Tư tưởng nhân nghĩa
Khái niệm tư tưởng nhân nghĩa:
+ Theo quan niệm của đạo Nho: nhân nghĩa là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lí.
+ Nhân nghĩa cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN
– Nguyễn Trãi: nhân nghĩa chủ yếu để yên dân trừ bạo
-> Đây là tư tưởng mới mẻ với quan điểm lấy dân làm gốc
” Đây cũng là cơ sở để bóc trần luận điệu xảo trá của giặc Minh (phù Trần diệt Hồ giúp Đại Việt).
” Khẳng định lập trường chính nghĩa của ta và tính chất phi nghĩa của kẻ thù xâm lược.
– Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là ‘yên dân’, ‘trừ bạo’. Yên dân  cho dân được an hưởng thái bình, hạnh phúc. Muốn yên dân thì phải trừ diệt mọi thế lực bạo tàn. Đặt trong hoàn cảnh Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo thì người dân mà tác giả nói tới là người dân Đại Việt đang bị xâm lược, còn kẻ thù tàn bạo chính là giặc Minh cướp nước. Như vậy, với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa gắn liền với yêu nước, chống ngoại xâm. Nhân nghĩa không những trong quan hệ giữa người với người mà còn trong quan hệ giữa dân tộc với dân tộc. Đây là nội dung mới, là sự phát triển của tư tưởng nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi so với Nho giáo. Nhân nghĩa trong phạm trù Nho giáo chủ yếu là mối quan hệ giữa người với người, khi vào Việt Nam, do hoàn cảnh riêng của nước ta thường xuyên phải chống xâm lược, trong nội dung nhân nghĩa còn có cả mối quan hệ dân tộc với dân tộc.
* Quan niệm về quốc gia độc lập:
– Nguyễn Trãi đưa ra những yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc : nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng.
– Với những yếu tố căn bản này, Nguyễn Trãi đã phát triển một cách hoàn chỉnh quan niệm về quốc gia, dân tộc.
– Người đời sau vẫn xem quan niệm của Nguyễn Trãi là sự kết tinh học thuyết về quốc gia, dân tộc. So với thời Lý học thuyết đó phát triển cao hơn bởi tính toàn diện và sâu sắc của nó.
+ Toàn diện vì ý thức về dân tộc trong : Nam quốc sơn hà được xác định chủ yếu trên hai yếu tố : lãnh thổ và chủ quyền, còn đến Bình Ngô đại cáo, ba yếu tố nữa được bổ sung : văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử.
+ Sâu sắc vì trong quan niệm về dân tộc, Nguyễn Trãi đã ý thức được ‘văn hiến’, truyền thống lịch sử là yếu tố cơ bản nhất là hạt nhân để xác định dân tộc. Vả chăng sự sâu sắc của Nguyễn Trãi còn thể hiện ở chỗ : điều mà kẻ xâm lược luôn tìm cách phủ định (văn hiến nước Nam) thì chính lại là thực tế, tồn tại với sức mạnh của chân lí khách quan. Trong bài Nam quốc sơn hà, tác giả đã thể hiện một ý thức dân tộc, niềm tự hào dân tộc sâu sắc qua từ ‘đế’. Ở Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi tiếp tục phát huy niềm tự hào dân tộc sâu sắc, mạnh mẽ đó : ‘mỗi bên xưng đế một phương’. Cần phân biệt sự khác nhau giữa ‘đế’ và ‘vương’ mặc dù dịch sang tiếng Việt đều là ‘vua’. Nếu ‘đế’ là vua thiên tử, duy nhất, toàn quyền thì ‘vương’ là vua chư hầu, có nhiều và phụ thuộc vào đế. Nêu cao tư tưởng hoàng đế là phủ nhận tư tưởng ‘trời không có hai mặt trời, đất không có hai hoàng đế’ là khẳng định Đại Việt có chủ quyền ngang hàng với phương Bắc.
* Nghệ thuật của đoạn văn:
Tác giả sử dụng những từ ngữ thể hiện tính chất hiển nhiên, vốn có, lâu đời của nước Đại Việt độc lập, tự chủ. Bản dịch đã cố gắng lột tả bằng các từ ‘từ trước’, ‘vốn có’, ‘đã lâu’, ‘đã chia’, ‘cũng khác’ (Nguyên văn : ‘duy ngã …’, ‘thực vi … ‘, ‘kỳ thù’, ‘diệc dị’).
– Sử dụng biện pháp so sánh : so sánh ta với Trung Quốc, đặt ta ngang hàng với Trung Quốc, ngang hàng về trình độ chính trị, tổ chức chế độ, quản lí quốc gia (Triệu, Đinh, Lý, Trần ngang hàng với Hán, Đường, Tống, Nguyên).
– Câu văn biến ngẫu cân xứng, nhịp nhàng.
– Cách lập luận kết hợp hài hòa giữa lí luận và thực tiễn: sau khi nêu nguyên lí nhân nghĩa, nêu chân lí khách quan. Nguyễn Trãi đưa ra những chứng minh đầy tính thuyết phục về sức mạnh của nhân nghĩa, của chân lí, nói chung lại là sức mạnh của chính nghĩa. Lưu Cung thất bại, Triệu Tiết tiêu vong. Toa Đô, Ô Mã, kẻ bị giết, người bị bắt. Tác giả lấy ‘chứng cớ còn ghi’ để chứng minh cho sức mạnh của chính nghĩa đồng thời thể hiện niềm tự hào dân tộc./.
Hoạt động 3: 2. Đoạn 2
Mục tiêu: HS hiểu được âm mưu, tội ác của kẻ thù; lập trường của tác giả; các thủ pháp nghệ thuật.
Nhiêm vụ:  GV giao nhiệm vụ, HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp.
1.     Nguyễn Trãi đã tố cáo những tội ác nào của giặc Minh? Tác giả đứng
trên lập trường , thái độ như thế nào? Nghệ thuật viết cáo trạng của tác giả?
Phương pháp: HS đọc sáng tạo; HS làm việc theo cặp đôi.
Phương án kiểm tra đánh giá: Căn cứ vào phần thực hiện của HS: GV nhận xét việc HĐ của HS.
Tiến trình thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾM THỨC
Gv yêu cầu HS đọc nhanh đoạn 2
GV: Nguyễn Trãi đã tố cáo những tội ác nào của giặc Minh? Tác giả đứng trên lập trường , thái độ như thế nào? Nghệ thuật viết cáo trạng của tác giả ?
GV: Chia lớp thành 4 nhóm; phát phiếu trả lời câu hỏi; thời gian thảo luận 5 phút.
–  HS hoạt động nhóm; Trả lời ( Sản phẩm của HS)
– GV quan sát, hỗ trợ HS
– GV: Yêu cầu đại diện nhóm nhanh nhất trình bày, các nhóm học sinh nhận xét, bổ sung và chốt lại nội dung kiến thức
 
2.     Đoạn 2:

Âm mưu và tội ác của kẻ thù Lập trường, thái độ của tác giả Nghệ thuật viết cáo trạng
-Vạch trần luận điệu bịp bợm “phù Trần diệt Hồ” để thừa cơ xâm lược nước ta.
– Tố cáo chủ trương, chính sách cai trị vô nhân đạo, vô cùng hà khắc của kẻ thù:
– Tàn sát người vô tội
– Bóc lột tàn tệ, dã man
– Nguyễn Trãi đứng trên đại lập trường dân tộc, nhân bản, chính nghĩa.
– Thái độ: Căm thù, thương xót.
 
+ Dùng hình tượng để diễn tả tội ác của kẻ thù
+ Đối lập:
+ Phóng đại
+ Câu hỏi tu từ.
+ Giọng điệu: uất hận trào sôi, cảm thương tha thiết, nghẹn ngào đến tấm tức.
+ Chứng cứ đầy sức thuyết phục, lời văn gan ruột thống thiết.
  1. 3. Hoạt động 3: Luyện tập
Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt
+ GV chiếu câu hỏi:
Câu 1: …là thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết.
Đó là định nghĩa về:
a. Hịch;    b. Phú;      c. Cáo;       d. Chiếu
Câu 2: Nhận định nào sau đây không chính xác về nghệ thuật của thể loại cáo?
a. Lời lẽ đanh thép, lí luận sắc bén.
b. Không có đối.
c. Kết cấu chặt chẽ, mạch lạc.
d. Giọng điệu linh hoạt.
Câu 3: Hãy chỉ ra điểm nổi bật trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được thể hiện trong hai câu sau?
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Câu 4: Hãy lập sơ đồ khái quát trình tự lập luận trong đoạn 1 của văn bản ?( Làm ở nhà)
+ Học sinh làm việc cá nhân 1,2,3, câu 4 HS làm việc ở nhà, GV chia 4 nhóm, chọn nhóm tốt nhất cho điểm.
+ GV chốt đáp án câu hỏi 1,2,3; chấm điểm HS tích cực, trả lời đúng.
+ Câu 4 GV thu sản phẩm của HS chấm cho điểm vào đầu tiết sau.
 
 
Đại diện nhóm trình bày
[1]=’c’;  [2]=’b’;
[3] Điểm nổi bật trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi: nhân nghĩa là yên dân trừ bạo
[4] Sơ đồ 1

 

  1. Hoạt động 4: Vận dụng
Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt
Hãy lập sơ đồ khái quát trình tự lập luận trong đoạn 1 của văn bản ?( Làm ở nhà)
+ HS làm việc ở nhà, GV chia 4 nhóm, chọn nhóm tốt nhất cho điểm.
+ GV thu sản phẩm của HS chấm cho điểm vào đầu tiết sau.
 
 
Đại diện nhóm trình bày
Phiếu hoc tập
YÊN DÂN, CHỐNG XL
NGUYÊN LÝ NHÂN NGHĨA
TRỪ BẠO, TRỪ GIẶC MINH
CHÂN LÝ SỰ TỒN TẠI, ĐỘC LẬP CỦA DÂN TỘC
LÃNH THỔ RIÊNG
VĂN HIẾN LÂU ĐỜI
PHONG TỤC RIÊNG
LỊCH SỬ RIÊNG
CÁC TRIỀU ĐẠI RIÊNG
SỨC MẠNH CỦAN HÂN NGHĨA, ĐỘC LẬP DÂN TỘC
KHIẾN KẺ THÙ XÂM LƯỢC THẤT BẠI

 
5. Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng

Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt
1.     So sánh so sánh, đối chiếu để phân biệt sự giống và khác nhau giữa các thể loại: Cáo, Hịch, Chiếu..
2.     Tìm các tài liệu phân tích, bình luận về bài Bình Ngô Đại cáo.
* HS làm việc ở nhà, Hoạt động cá nhân;
* GV thu sản phẩm của HS chấm cho điểm ( miệng/15’) vào đầu tiết sau.
 
 
 

 
 Giáo án sưu tầm
Xem thêm : Trọn bộ giáo án Ngữ văn soạn theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá
Giáo án ngữ văn 10 
Giáo án ngữ văn 11
Giáo án ngữ văn 12

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *