Giáo án bài thao tác lập luận phân tích soạn theo 5 hoạt động

Soạn bài thao tác lập luận phân tích, Giáo án Ngữ văn 11 theo định hướng phát triển năng lực. Xây dựng bài học theo tiến trình hoạt động của học sinh
Ngày soạn: 25/8/2017
Tuần 2:Tiết 8 Làm văn:

THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH

Mục tiêu bài học

  1. Kiến thức:

– Thao tác phân tích và mục đích của phân tích
– Yêu cầu và một số cách phân tích trong văn nghị luận

  1. Kĩ năng:

– Nhận diện và chỉ ra sự hợp lí, nét đặc sắc của các cách phân tích trong các văn bản
– Viết các đoạn văn phân tích phát triển một ý cho trước
– Viết bài văn phân tích về một vấn đề xã hội hoặc văn học.
3.Thái độ: Tự tin phân tích một vấn đề
4. Năng lực:
– Năng lực chung: NLGQ vấn đề, NL hợp tác, NL tự học, NL sáng tạo
NL đặc thù: Nl giao tiếp tiếng Việt, Nl cảm thụ văn học
B-SỰ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
GV: SGK, SGV, tài liệu tham khảo
HS:   SGK, tài liệu tham khảo
C-TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :

  1. Ổn định tổ chức. SS:…………….Vắng:…………………………………………………..
  2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của Hs
  3. Tiến trình bài dạy:

                                                 Hoạt động 1: Khởi động
  GV:Vào bài: Trong cuộc sống cũng như trong học tập thao tác phân tích có vai trò rất quan trọng. Nó giúp ta chia nhỏ vấn đề ra để tiện tìm hiểu, đánh giá hay đưa ra nhận định nào đó.Vậy mục đích, yêu cầu cũng như cách phân tích của thao tác này được biểu hiện như thế nào? Hôm nay cô cùng các em chúng ta cung tìm hiểu bài học: THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH.
 

HĐ của GV và HS Yêu cầu cần đạt
                                                Hoạt động 2: HĐ hình thành kiến thức                           
Phương pháp thực hiện:GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
Bước 1: Tìm hiểu bài.
– Tìm hiểu mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích.
– HS đọc phần I.
– GV tổng hợp phần lí thuyết.
– Chia nhóm nhỏ thảo luận câu hỏi mục I (tr25, 26) SGK.
Nhóm 1.Xác định luận điểm (nội dung ý kiến đánh giá) của tác giả đối với nhân vật Sở Khanh?
HS trả lời, Gv nhận xét vả chốt ý.
 
Nhóm 2. Để thuyết phục người đọc tác giả đã phân tích như thế nào?
HS trả lời, Gv nhận xét vả chốt ý.
 
 
 
Nhóm 3. Chỉ ra sự kết hợp chặt chẽ giữa phân tích với tổng hợp?
 
HS trả lời, Gv nhận xét vả chốt
 
 
GV hỏi: Vậy thế nào là lập luận phân tích?
HS trả lời, Gv nhận xét vả chốt
 
 
 
 
 
 
 
 
Bước 2: Tìm hiểu cách phân tích
GV hỏi: Theo em, ta phải làm gì để sử dụng thao tác phân tích?
HS suy nghĩ trả lời.
– GV tổng hợp lí thuyết.
 
I. Tìm hiểu bài:
 
 
1. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích.
 
a. Tìm hiểu ngữ liệu:
 
 
 
 
 
– Sở Khanh là kẻ bẩn thỉu, bần tiện, đại diện cho  cho sự đồi bại trong xã hội “Truyện Kiều”.
 
– Để thuyết phục tác giả đã đưa ra các luận cứ làm sáng tỏ cho luận điểm ( các yếu tố được phân tích).
+ Sở Khanh sống bằng nghề đồi bại, bất chính.
+ Sở Khanh là kẻ đồi bại nhất trong những kẻ làm cái nghề đồi bại bất chính đó: Giả làm người tử tế để đánh lừa một người con gái ngây thơ, hiếu thảo; trở mặt một cách trâng tráo; thường xuyên lừa bịp, tráo trở.
 
– Thao tác phân tích kết hợp chặt chẽ với tổng hợp: Sau khi phân tích chi tiết bộ mặt lừa bịp, tráo trở của Sở Khanh, tác giả đã tổng hợp và khái quát bản chất của hắn: …” Nó là cái mức cao nhất của tình hình đồi bại trong xã hội này”.
 
b. kết luận:
– Lập luận phân tích là chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố bộ phận để xem xét nội dung, hình thức và mối quan hệ bên trong cũng như bên ngoài của chúng, rồi khái quát, phát hiện ra bản chất của đối tượng.
– Phân tích bao giờ cũng gắn liền với tổng hợp. Đó là bản chất của thao tác phân tích trong văn nghị luận.
– Yêu cầu của một lập luận phân tích:
+ Xác định vấn đề phân tích.
+ Chia vấn đề thành những khía cạnh nhỏ.
+ Khái quát tổng hợp.
2. Cách phân tích.
– Cần dựa trên những tiêu chí, quan hệ nhất định: ( Quan hệ giữa các yếu tố tạo nên đối tượng, quan hệ nhân quả, quan hệ giữa đối tượng với các đối tượng liên quan, quan hệ giữa người phân tích với đối tượng phân tích).
– Phân tích cần đi sâu vào từng mặt, từng bộ phận nhưng cần lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau, cần khái quát để rút ra bản chất chung của đối tượng.
 

 
 

                                               Hoạt động 3: HĐ luyện tập
Phương pháp thực hiện: GV tổ chức giờ dạy theo cách phát phiếu học tập, HS viết tại lớp, TĐTL
 Thực hành
 
 
GV hướng dẫn HS làm bài tập 1,2/SGK
 
Đầu tiên người viết nêu lối viết thể hiện cảm xúc riêng của Xuân Diệu. Sau đó người viết dẫn ra 2 VD. Trong bản dịch“Tì bà hành” của Phan Huy Vịnh và trong hai câu thơ của Thế Lữ để thấy được sự yên tĩnh của KG qua sự cảm nhận của hai nhà thơ. Trên cơ sở người viết khẳng định với XD: cả tình và cảnh đều trở nên xôn xao vô cùng…Nhưng nàng không lặng lẽ buồn, ta thấy nàng run lên vì đau khổ
 
 
 
 
 
 
 
Gợi ý trả lời câu hỏi.
Bài tập 1:
nĐoạn a. Phân tích đối tượng từ mối quan hệ nội bộ đối tượng (diễn biến nội tâm nhân vật): đau xót, quẩn quanh, tuyệt vọng .
nĐoạn b. Phân tích đối tượng theo mối quan hệ giữa đối tượng này với đối tượng khác có liên quan : bài thơ Lời kĩ nữ  của Xuân Diệu với bài thơ Tì bà hành của Bạch Cư Dị
 
2. Bài 2
– Nghệ thuật sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc: văng vẳng, trơ cái hồng nhan, xiên ngang, đâm toạc..
– Nghệ thuật sử dụng từ ngữ trái nghĩa:
Say – tỉnh
Khuyết – tròn
Đi – lại
– Nghệ thuật sử dụng phép lặp từ ngữ, phép tăng tiến
–  Phép đảo trật tự cú pháp trong câu
 
 

 

                                            Hoạt động 4 : vận dụng
Phương pháp thực hiện: GV nêu vấn đề, gợi ý
–         Viết đoạn văn (khoảng 10 dòng) có sử dụng thao tác lập luận phân tích để bàn về vấn đề sau: Lợi ích của việc đọc sách.
 
 
Hoạt động 5:  Hoạt động tìm tòi mở rộng
Phương pháp thực hiện: – GV tổ chức giờ dạy theo cách đưa câu hỏi , HS về nhà sưu tầm qua tài liệu tham khảo, qua mạng…
* Câu hỏi: Tìm hiểu một số thao tác lập luận chính (chú ý các thao tác lập luận đã học trong chương trình ngữ văn THCS)

D-  Dặn dò:
–  Học bài cũ
– Soạn bài mới “ Thương vợ”.
KIỂM TRA VÀ KÍ DUYỆT
Ngày     tháng     năm 2017
(Tài liệu sưu tầm )
Xem thêm : Các thao tác lập luận trong văn nghị luận : thao tác lập luận
Xem thêm : Trọn bộ giáo án Ngữ văn soạn theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá
Giáo án ngữ văn 10 
Giáo án ngữ văn 11
Giáo án ngữ văn 12

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *