Giáo án bài Tấm Cám soạn theo phương pháp dạy học tích cực

Soạn bài Tấm Cám Ngữ văn lớp 10. Thiết kế bài dạy theo tiến trình hoạt động của học sinh. Giáo án Tấm Cám soạn theo phương pháp mới, theo định hướng phát triển năng lực của học sinh
Tiết theo PPCT: 23
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TẤM CÁM
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

  1. Về kiến thức:

– Hiểu được ý nghĩa của những mâu thuẫn, xung đột và sự biến hóa của Tấm trong truyện Tấm Cám.
– Nắm được giá trị nghệ thuật của truyện.

  1. Về kĩ năng: Biết cách đọc và hiểu một truyện cổ tích thần kì: nhận biết được một truyện cổ tích thần kì qua đặc trưng thể loại.
  2. Về thái độ, phẩm chất:

– Thái độ: Có tình yêu thương đối với người lao động, có niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện, của chính nghĩa trong cuộc sống
– Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ và sống trách nhiệm…

  1. Phát triển năng lực

– Năng lực chung:
+ Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông
– Năng lực riêng:
+ Năng lực tái hiện và vận dụng kiến thức,
+ Năng lực đọc – hiểu, giải mã văn bản,
+ Năng lực sáng tạo, năng lực tạo lập văn bản,
+ Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống…

  1. CHUẨN BỊ:
  2. Phương tiện thực hiện.

* Giáo viên:
– Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, sách chuẩn kiến thức kĩ năng.
– Các tư liệu tham khảo có liên quan tới bài học.
* Học sinh:
– Sách giáo khoa, sách bài tập, vở ghi, vở bài soạn, bút…

  1. Phương pháp thực hiện

– Giáo viên phối hợp linh hoạt các phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, Thảo luận, so sánh.
C.THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. Ổn định tổ chức.
  2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy trình bày vai trò của sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn tự sự. Nêu cách lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu.
  3. Bài mới

Khởi động:
– GV cho HS xem trích đoạn phim Tấm Cám.
– GV dẫn dắt vào bài: Là người Việt Nam, chắc hẳn, trong thời ấu thơ của mình, ai cũng đã từng hơn một lần được nghe kể truyện cổ tích Tấm Cám. Như cây đa trăm tuổi trước sân đình, như dòng nước sông quê dịu mát và trong lành, như mái rơm mái rạ hiền hòa và ấm áp, truyện cổ tích Tấm Cám đã song hành cùng bao thế hệ người Việt để an ủi, nâng đỡ, khích lệ mỗi con người trước cuộc sống bấp bênh, nhiều rủi ro, bất công và oan trái. Bài học hôm nay, cô và các em cùng một lần nữa trở về miền cổ tích xưa để gặp lại cô Tấm, để hiểu hơn những đắng cay mà người con gái ấy đã đi qua trên con đường tìm đến hạnh phúc và gìn giữ hạnh phúc.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác phẩm
– Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu rõ khái niệm và đặc điểm của truyện cổ tích, bố cục của truyện cổ tích Tấm Cám.
­ – Phương tiện dạy học: bảng phụ, bút dạ.
– Kĩ thuật dạy học: công não, thông tin – phản hồi.
– Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập.
Các bước thực hiện:
* Thao tác 1: Tìm hiểu truyện cổ tích
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Em hiểu thế nào là truyện cổ tích? Có mấy loại truyện cổ tích? Trình bày những đặc điểm của truyện cổ tích thần kì.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ, khái quát kiến thức.
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả
HS trả lời câu hỏi, tóm lại những nét chính về truyện cổ tích và truyện cổ tích thần kì.
HS  khác: nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
–          GV: Nhận xét, chốt lại kiến thức.
Bước 5: Chuyển giao nhiệm vụ mới.
 
 
 
* Thao tác 2: Tìm hiểu chung về truyện cổ tích Tấm Cám.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Truyện cổ tích Tấm Cám thuộc loại truyện cổ tích nào? Em hãy tóm tắt khái quát và nêu bố cục của truyện cổ tích này.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ, khái quát kiến thức.
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả
HS trả lời câu hỏi, tóm tắt truyện Tấm Cám và trình bày bố cục.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
–          GV: Nhận xét, chốt lại kiến thức.
Bước 5: Chuyển giao nhiệm vụ mới.
I. Tìm hiểu chung
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1. Khái niệm và đặc điểm truyện cổ tích
– Truyện cổ tích là tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động.
– Có ba loại truyện cổ tích:
+ Truyện cổ tích về loài vật.
+ Truyện cổ tích thần kì.
+ Truyện cổ tích sinh hoạt.
– Truyện cổ tích thần kì:
+ Là loại truyện cổ tích có nội dung phong phú và số lượng nhiều nhất.
+ Đặc trưng quan trọng của cổ tích thần kì là sự tham gia của các yếu tố thần kì vào tiến trình phát triển của câu chuyện.
+ Thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng trong xã hội, về phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người.
2. Truyện cổ tích Tấm Cám
–  Thuộc loại truyện cổ tích thần kì.
– Tóm tắt:
– Bố cục:
+ Tấm ở nhà và đi dự hội => Thân phận và con đường tìm đến hạnh phúc của Tấm.
+ Tấm vào cung vua, gặp nạn, trở lại cuộc đời và gặp lại nhà vua => Cuộc đấu tranh giành lại hạnh phúc của cô gái mồ côi.
 
 
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản
Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được ý nghĩa của những mâu thuẫn, xung đột và sự biến hóa của Tấm.
– Kĩ thuật dạy học: động não, phòng tranh, mảnh ghép.
– Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập kết hợp với thảo luận nhóm.
Các bước thực hiện:
* Thao tác 1: Tìm hiểu thân phận và con đường tìm đến hạnh phúc của Tấm.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Chia học sinh thành 4 nhóm.
Nhóm 1: Tìm hiểu hoàn cảnh sống, thân phận của Tấm.
Nhóm 2: Tìm hiểu những thủ đoạn của mẹ con Cám và cách ứng xử của Tấm trước khi vào cung.
Nhóm 3: Nhận xét về những thủ đoạn của mẹ con Cám và cách ứng xử của Tấm.
Nhóm 4: Nêu ý nghĩa của yếu tố thần kì trên con đường tìm đến hạnh phúc của Tấm.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– Các nhóm học sinh bầu nhóm trưởng, thư kí và tiến hành thảo luận, lần lượt trả lời các câu hỏi của giáo viên.
Học sinh mỗi nhóm ghi kết quả thảo luận lên bảng phụ.
– Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận
– Học sinh mỗi nhóm báo cáo kết quả thảo luận và treo bảng phụ lên để các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
– Học sinh các nhóm khác thảo luận, nhận xét.
– GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– Giáo viên nhận xét về kết quả của các nhóm, rút kinh nghiệm về cách thảo luận, trình bày.
– Giáo viên chuẩn hóa kiến thức
Bước 5:Chuyển giao nhiệm vụ học tập khác.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Thân phận và con đường tìm đến hạnh phúc của Tấm
a. Hoàn cảnh, thân phận
– Cuộc sống nghèo khó.
– Mồ côi mẹ từ nhỏ.
– Sau mấy năm cha cũng mất => Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám.
=> Hoàn cảnh đáng thương, côi cút, cô đơn.
b. Mâu thuẫn, xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám.

Sự việc Hành động Tấm Hành động của mẹ con Cám
Đi bắt tép để được thưởng yếm đào Chăm chỉ bắt tép
 
Lừa Tấm để lấy giỏ tép
Nuôi cá bống Chăm chút, bầu bạn cùng cá bống Lừa Tấm đi chăn trâu đồng x
, giết bống.
Đi dự hội Nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo. Trộn thóc với gạo bắt Tấm nhặt
Thử giày Hồn nhiên Tham vọng, hợm hĩnh.
Nhận xét Hiền lành, chăm chỉ, thật thà. Gian ngoan, xảo quyệt, luôn tìm cách triệt tiêu mọi niềm vui, niềm hi vọng của Tấm.

=> Tấm là nhân vật đại diện cho cái thiện, mẹ con Cám là nhân vật đại diện cho cái ác. Mẫu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám không chỉ là mâu thuẫn, xung đột giữa dì ghẻ và con chồng trong gia đình mà còn là mâu thuẫn, xung đột giữa cái thiện và cái ác.
c. Con đường tìm đến hạnh phúc
– Tấm: thụ động, chỉ biết khóc khi gặp khó khăn, cản trở.
– Nhờ sự giúp đỡ của Bụt, Tấm bắt đầu tìm đến hạnh phúc, được trở thành hoàng hậu => Biểu hiện của triết lí “ở hiền gặp lành”, thể hiện khát vọng và mơ ước hạnh phúc và tinh thần lạc quan, yêu đời của người bình dân xưa.
=> Tấm nhờ chăm chỉ, lương thiện mà được Bụt giúp đỡ, từ cô gái mồ côi nghèo trở thành hoàng hậu. Con đường tìm đến hạnh phúc của Tấm dù có nhiều khó khăn, trắc trở nhưng cuối cùng, Tấm đã tìm được hạnh phúc cho bản thân mình. Đó cũng là con đường đến với hạnh phúc của các nhân vật lương thiện trong truyện cổ tích Việt Nam nói chung, truyện cổ tích thế giới nói riêng.
d. Vai trò của yếu tố thần kì
– Yếu tố thần kì => sự trợ giúp của Bụt:
+ Luôn xuất hiện đúng lúc.
+ An ủi, nâng đỡ mỗi khi Tấm gặp khó khăn hay đau khổ.
– Vai trò:
+ Thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện.
+ Thể hiện khát vọng thay đổi cuộc đời, thay đổi số phận cho những con người bé nhỏ, bất hạnh trong xã hội.
+ Biểu hiện cho triết lí ở hiền gặp lành.

  1. Củng cố, dặn dò;

– Gv khái quát lại nội dung bài học,
– HS: học bài.
– HS chuẩn bị bài mới theo PPCT: Tấm Cám (Tiết 2)
RÚT KINH NGHIỆM
Tiết theo PPCT: 24
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TẤM CÁM
(Tiết 2)
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

  1. Về kiến thức:
  2.             – Hiểu được ý nghĩa của những mâu thuẫn, xung đột và sự biến hóa của Tấm trong truyện Tấm Cám.- Nắm được giá trị nghệ thuật của truyện.
    1. Về kĩ năng: Biết cách đọc và hiểu một truyện cổ tích thần kì: nhận biết được một truyện cổ tích thần kì qua đặc trưng thể loại.
    2. Về thái độ, phẩm chất:

    – Thái độ: Có tình yêu thương đối với người lao động, có niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện, của chính nghĩa trong cuộc sống.
    – Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ và sống trách nhiệm…

    1. Phát triển năng lực

    – Năng lực chung:
    + Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông
    – Năng lực riêng:
    + lực tái hiện và vận dụng kiến thức,
    + Năng lực đọc – hiểu, giải mã văn bản,
    + Năng lực sáng tạo, năng lực tạo lập văn bản,
    + Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống…

CHUẨN BỊ:

    1. Phương tiện thực hiện.

    * Giáo viên:
    – Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, sách chuẩn kiến thức kĩ năng.
    – Các tư liệu tham khảo có liên quan tới bài học.
    * Học sinh:
    – Sách giáo khoa, sách bài tập, vở ghi, vở bài soạn, bút…

    1. Phương pháp thực hiện

    – Giáo viên phối hợp linh hoạt các phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, Thảo luận, so sánh.

C.THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. Ổn định tổ chức.
  2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy trình bày vai trò của sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn tự sự. Nêu cách lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu.
  3. Bài mới

Khởi động:
– GV cho HS xem trích đoạn phim Tấm Cám.
– GV dẫn dắt vào bài: Là người Việt Nam, chắc hẳn, trong thời ấu thơ của mình, ai cũng đã từng hơn một lần được nghe kể truyện cổ tích Tấm Cám. Như cây đa trăm tuổi trước sân đình, như dòng nước sông quê dịu mát và trong lành, như mái rơm mái rạ hiền hòa và ấm áp, truyện cổ tích Tấm Cám đã song hành cùng bao thế hệ người Việt để an ủi, nâng đỡ, khích lệ mỗi con người trước cuộc sống bấp bênh, nhiều rủi ro, bất công và oan trái. Bài học hôm nay, cô và các em cùng một lần nữa trở về miền cổ tích xưa để gặp lại cô Tấm, để hiểu hơn những đắng cay mà người con gái ấy đã đi qua trên con đường tìm đến hạnh phúc và gìn giữ hạnh phúc.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản
Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được ý nghĩa của những mâu thuẫn, xung đột và sự biến hóa của Tấm.
– Kĩ thuật dạy học: động não, phòng tranh, mảnh ghép.
– Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập kết hợp với thảo luận nhóm.
Các bước thực hiện:
* Thao tác 2: Tìm hiểu cuộc đấu tranh giành lại hanh phúc của Tấm.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Chia học sinh thành 4 nhóm.
Nhóm 1: Tìm hiểu quá trình hóa thân của Tấm.
Nhóm 2: Tìm hiểu ‎ý nghĩa của những sự vật mà Tấm đã hóa thân.
Nhóm 3: Nhận xét về thái độ của Tấm trong quá trình đấu tranh giành lại hạnh phúc.
Nhóm 4: Tìm hiểu ý nghĩa phần kết thúc truyện.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– Các nhóm học sinh bầu nhóm trưởng, thư kí và tiến hành thảo luận, lần lượt trả lời các câu hỏi của giáo viên.
Học sinh mỗi nhóm ghi kết quả thảo luận lên bảng phụ.
– Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận
– Học sinh mỗi nhóm báo cáo kết quả thảo luận và treo bảng phụ lên để các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
– Học sinh các nhóm khác thảo luận, nhận xét.
– GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– Giáo viên nhận xét về kết quả của các nhóm, rút kinh nghiệm về cách thảo luận, trình bày.
– Giáo viên chuẩn hóa kiến thức
Bước 5: Chuyển giao nhiệm vụ học tập mới.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Thân phận và con đường tìm đến hạnh phúc của nhân vật Tấm.
2. Cuộc đấu tranh giành lại hạnh phúc của Tấm
– Sau khi đã vào cung, dù đã trở thành hoàng hậu nhưng Tấm vẫn không quên ngày giỗ cha => Người con gái hiếu thảo.
– Quá trình hóa thân:
+ Tấm trèo lên cây cau => bị dì ghẻ giết hại => hóa thành chim vàng anh.
+ Chim vàng anh bay vào cung, báo hiệu sự có mặt của mình bằng lời cảnh cáo đanh thép: “Giặt áo chồng tao/ thì giặt cho sạch/ phơi áo chồng tao/ phơi lao phơi sào/ chớ phơi bờ rào/ rách áo chồng tao” => hai mẹ con Cám bắt chim vàng anh, ăn thịt.
+ Tấm tiếp tục hóa thân vào cây xoan đào => tuyên chiến trực tiếp với hai mẹ con Cám: “Kẽo cà kẽo kẹt/ lấy tranh chồng chị/ chị khoét mắt ra” => Hai mẹ con Cám đốt khung cửi.
+ Từ đống tro tàn, Tấm tiếp tục hóa thân vào quả thị => trở lại với cuộc đời.
– Ý nghĩa của quá trình hóa thân:
+ Khẳng định sự bất diệt của cái thiện. Cái thiện không chịu chết một cách oan ức trong im lặng, không chịu khuất phục trước cái ác. + Sự hóa thân của Tấm cũng thể hiện tính chất gay gắt, quyết liệt của cuộc chiến đấu giữa cái thiện và cái ác. Trong cuộc chiến đấu ấy, chiến thắng sẽ luôn thuộc về cái thiện.
– Những sự vật mà Tấm hóa thân đều là những sự vật bình dị, thân thương, gắn bó với người dân lao động. Đó cũng là những hình ảnh đẹp đẽ của làng quê Việt Nam xưa.
Nếu như lúc đầu, trong quá trình tìm đến hạnh phúc, Tấm có phần thụ động, thì đến đây, Tấm đã mạnh mẽ đứng dậy, chủ động, quyết liệt giành lại hạnh phúc cho mình.
– Sau bao lần hóa thân chống lại kẻ thù, Tấm trở về với cuộc đời, trong vai một người con gái khéo léo, đảm đang, nhân hậu.
– Nhờ miếng trầu têm cánh phượng, nhà vua đã nhận ra Tấm và đón Tấm về cung.
– Ý nghĩa của miếng trầu:
+ Là biểu tượng của hạnh phúc, của tình yêu.
+ Thể hiện rõ bản sắc văn hóa dân tộc.
– Kết thúc truyện: mẹ con Cám bị tiêu diệt, cái ác phải đền tội, Tấm được hưởng cuộc sống hạnh phúc => Thể hiện rõ triết lí ở hiện gặp lành, ác giả ác báo.
Hoạt động 3: Tổng kết
– Mục tiêu: Giúp học sinh khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật.
– Kĩ thuật dạy học: công não – thông tin phản hồi.
– Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Em hãy khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện cổ tích Tấm Cám.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– Học sinh suy nghĩ, ghi câu trả lời vào giấy nháp.
– Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận
– Học sinh trả lời.
– Học sinh khác thảo luận, nhận xét.
– GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– Giáo viên nhận xét về kết quả của các nhóm, rút kinh nghiệm về cách  trình bày.
– Giáo viên chuẩn hóa kiến thức
Bước 5: Chuyển giao nhiệm vụ học tập mới.
III. Tổng kết
– Truyện cổ tích Tấm Cám phản ánh những xung đột xã hội sâu sắc, đồng thời, thể hiện khát vọng cháy bỏng của nhân dân lao động về một xã hội công bằng, hạnh phúc.
– Truyện xây dựng những mâu thuẫn, xung đột ngày càng quyết liệt, xây dựng nhân vật theo hai tuyến đối lập, sử dụng yếu tố thần kì để dẫn dắt cốt truyện.
  1. Củng cố, dặn dò;

– Gv khái quát lại nội dung bài học,
– HS: học bài.
– HS chuẩn bị bài mới theo PPCT
RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………………
 
(Giáo án sưu tầm)
 
Xem thêm : Tuyển tập đề thi và những bài văn hay về Tấm Cám
Xem thêm : Trọn bộ giáo án Ngữ văn soạn theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá
Giáo án ngữ văn 10 
Giáo án ngữ văn 11
Giáo án ngữ văn 12

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *