Tiết 25: Đọc văn
CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG, TÌNH NGHĨA
MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức :
– Cảm nhận được tiếng hát than thân và lời ca yêu thương tình nghĩa của người bình dân trong xã hội phong kiến qua nghệ thuật đậm màu sắc dân gian của ca dao.
– Vận dụng hiểu biết về đặc điểm của ca dao để lí giải nội dung, nghệ thuật của các bài ca dao học chính thức và đọc thêm.
- Kĩ năng :
– Đọc – hiểu ca dao theo đặc trưng thể loại.
– Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày cảm nhận về một bài ca dao.
3.Thái độ :
– Cảm nhận được ý nghĩa của ca dao than thân tình nghĩa đối với đời sống.
– Trân trọng vẻ đẹp tâm hồn người lao động và yêu quý những sáng tác của họ.
- CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI CHO HỌC SINH
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đặc điểm, nội dung, nghệ thuật ca dao yêu thương, tình nghĩa;
– Năng lực đọc – hiểu ca dao yêu thương, tình nghĩa;
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về vẻ đẹp ca dao yêu thương, tình nghĩa;
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về đặc điểm, nội dung, nghệ thuật ca dao yêu thương, tình nghĩa;
– Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm, nội dung, nghệ thuật giữa các bài ca dao yêu thương, tình nghĩa;
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC
– Nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề, trực quan.
– Kỹ thuật khăn phủ bàn, kỹ thuật đặt câu hỏi.
PHƯƠNG TIỆN, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
– Máy chiếu, SGK Ngữ văn 10 – t1, sách giáo viên Ngữ văn 10 – t1, chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 10, nội dung trình chiếu…
– Giấy A0, bút dạ, phiếu học tập.
– Sưu tầm tranh, ảnh, các làn điệu dân ca.
TỔ CHỨC DẠY HỌC
- Ổn định tổ chức lớp:
- Kiểm tra bài cũ:
- Tổ chức dạy và học bài mới:
Hoạt động của Thầy và trò | Yêu cầu cần đạt |
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3 phút) – Giáo viên kiểm tra bài cũ: – Học sinh nghe video bài hát dân ca về ca dao than thân yêu thương tình nghĩa. Câu hỏi: Nêu nhận xét về chủ đề của các bài dân ca được chuyển thể từ ca dao? – Giáo viên nhận xét và cho điểm. +Tiếng hát than thân +Tiếng hát yêu thương tình nghĩa 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (35 phút) Giáo viên giới thiệu bài mới: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về bài ca dao than thân và chúng ta đã biết được trong xã hội phong kiến ngày xưa, đặc biệt là những người phụ nữ luôn phải chịu cảnh bất công, không được tự định đoạt hạnh phúc của mình. Tuy nhiên bên cạnh những bài ca dao than thân còn có những bài ca dao yêu thương tình nghĩa. Để hiểu được nội dung của thể loại này chúng ta cùng vào tiết học hôm nay. Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài ca dao số 4: Bước 1: Giao nhiệm vụ: Giáo viên: yêu cầu học sinh đọc bài ca dao số 4 . Câu hỏi: Bài ca dao chia làm mấy phần? nội dung chính từng phần? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: – Học sinh đọc kĩ văn bản trả lời – Giáo viên theo dõi bổ sung *2 phần: +10 câu đầu: Nỗi nhớ thương + 2 câu cuối: Nỗi lo phiền Câu hỏi: Nhân vật trữ tình trong bài ca dao này là ai?Cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình như thế nào? -chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong 10 câu đầu?Tác dụng của biện pháp tu từ đó? Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo * Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động nhóm: Cách tiến hành – Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm . – Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm – Giáo viên phát phiếu học tập cho các nhóm . – Giáo viên quan sát và hỗ trợ học sinh – Sau khi thảo luận cặp đôi theo nội dung của từng nhóm, học sinh sẽ lần lượt trình bày. – Đại diện các nhóm nhận xét, bổ sung và đối chiếu kết quả. Nhóm 1: – Để bộc lộ nỗi lòng thương nhớ, cô gái còn mượn những hình ảnh biểu tượng là chiếc khăn?Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh đó? –Tại sao hình ảnh “khăn” được tác giả dân gian nhắc đến đầu tiên và nhiều nhất trong bài ca dao? Học sinh trong nhóm trả lời: Điệp từ “khăn” (6 lần, ở vị trí đầu câu thơ) ” cấu trúc điệp vắt dòng và điệp ngữ “khăn thương nhớ ai”(3 lần) diễn tả nỗi nhớ triền miên da diết của cô gái. Giáo viên liên hệ: “Nhớ ai bổi hổi bồi hồi Như đứng đóng lửa như ngồi đống than” (Ca dao) Giáo viên: -“ Gửi khăn, gửi áo, gửi lời, Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa”. Nhớ khi khăn mở trầu trao Miệng chỉ cười nụ biết bao nhiêu tình”. (Ca dao) -“Đất nước là nơi ta hò hẹn Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” (Đất nước- Nguyễn Khoa Điềm) Giáo viên giảng: Những hình ảnh nhân hoá và một loạt các động từ chỉ sự vận động trái chiều (vắt îí rơi, lên îí xuống) cộng hưởng với hình ảnh những giọt nước mắt đã diễn tả nỗi nhớ trải ra không gian nhiều chiều và tâm trạng rối bời, ngổn ngang trăm mối của cô gái. Sự vận động: rơi xuống, vắt lên=> tâm trạng ngổn ngang trăm mối hình ảnh “khăn chùi nước mắt”: => gợi nhớ cảnh khóc thầm. Giáo viên: Nỗi nhớ tiếp tục được gửi vào hình tượng ngọn đèn thao thức suốt đêm thâu. Nhóm 2: -Ý nghĩa của hình ảnh “ đèn, đèn không tắt” trong bài ca dao? Học sinh trả lời : – Không gian thu hẹp, thời gian cụ thể hơn(ban đêm) cô gái đối diện với chính mình ” Sự trằn trọc thâu đêm trong nỗi nhớ thương Giáo viên giảng: Hình ảnh ngọn đèn là đốm sáng của bài ca dao, nó như chính ngọn lửa lòng của cô gái trong đêm, gợi tả nỗi lòng trằn trọc nhớ nhung đến mức không sao chợp mắt. Điều này diễn tả nỗi nhớ đã có sự vận động từ ngày sang đêm, từ tấm khăn đến ngọn đèn. Nó cho ta hiểu nỗi nhớ về đêm mới là nỗi nhớ sâu sắc. Giáo viên giảng: Và cuối cùng dường như không kìm lòng được nữa, cô gái hỏi chính lòng mình: Mắt thương nhớ ai Mắt ngủ không yên Nhóm 3: – Em có suy nghĩ gì về hình ảnh “ đôi mắt” và cách diễn tả nỗi nhớ qua hình ảnh này? Đôi mắt– Là cửa sổ tâm hồn” nơi con người khó có thể giấu những buồn vui, ưu phiền. Giáo viên liên hệ đến bài thơ “Sóng” (Xuân Quỳnh) khắc sâu kiến thức: “Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức.” Câu hỏi: Vị trí của các sự vật “khăn, đèn, mắt” trong bài ca dao có ý nghĩa biểu tượng gì? Học sinh trả lời: Ba hình ảnh khăn – đèn – mắt được sắp xếp theo thứ tự đầy ngụ ý: khăn là hình ảnh đại diện cho câu chuyện trao duyên, vật kỉ niệm của đôi nam nữ; đèn là hình ảnh đại diện cho nỗi tương tư, cho nỗi nhớ khi mà tâm sự không thể giãi bày cùng ai, chỉ có ngọn đèn thâu hiểu; còn mắt là hình ảnh biểu đạt cho khoảnh khắc tình yêu nồng cháy trong lòng, không thể che giấu.. ” Ý nghĩa của các hình ảnh: biểu tượng cho nỗi niềm thương nhớ của người con gái đang yêu. Câu hỏi: Như vậy có thể nhận xét gì về cách diễn tả nỗi nhớ nói chung trong 10 dòng thơ đầu? Câu hỏi: – Sự khác biệt về thể thơ của 2 câu kết so với 10 câu trên? – Em hiểu thế nào là cảm xúc lo phiền?Cô gái lo phiền về điều gì? Giáo viên dẫn dắt: Bởi thế theo mạch cảm xúc của nỗi nhớ bất tận khi đến điểm dừng tạm nó trào ra thành nỗi lo phiền: Đêm qua em những lo phiền Lo vì một nỗi không yên một bề Câu hỏi:Đến hai câu kết, kết cấu lời thơ có sự chuyển biến như thế nào? Cô gái lo phiền về điều gì?vì sao? Học sinh phát hiện, phân tích. Giáo viên giảng: + Trong xã hội cũ người con gái không tự quyết định cuộc đời, số phận của mình bởi những hủ tục của xã hội phong kiến. “Thương anh cũng muốn nói ra Sợ mẹ bằng đất, sợ cha bằng trời”. (Ca dao) +Sợ tình cảm chàng trai không bền chặt: “Em tưởng nước giếng sâu Em nối sợi gầu dài Ai ngờ giếng nước cạn Em tiếc hoài sợi dây.” (Ca dao) Câu hỏi: Chủ đề của bài ca dao số 4 là gì? Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài ca dao số 6: Giáo viên: yêu cầu học sinh đọc bài ca dao số 6 . Câu hỏi: nhân vật trữ tình bày tỏ điều gì? Thông qua hình ảnh nào? Học sinh: Phát hiện, trả lời Giáo viên: Em biết gì về hình ảnh được nhắc đến trong bài ca dao? Học sinh: Suy nghĩ, trả lời Giáo viên giảng bình: Muối và gừng là những gia vị trong bữa ăn hàng ngày của nhân dân ta. Và nó còn được dùng như là những vị thuốc cho những con người vừa mới ốm dậy. Đó cũng là hương vị của tình người trong cuộc sống bao đời nay của nhân dân ta: “Tay nâng đĩa muối đĩa gừng Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau” (Ca dao) Câu hỏi: Bên cạnh việc dùng biểu tượng, hai câu cuối bài ca dao tiếp tục khẳng định điều gì? Học sinh trả lời: khẳng định lại một lần nữa sự chung thủy sắt son của đôi vợ chồng dù có gặp khó khăn vất vả. “Râu tôm nấu với ruột bầu Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon” (Ca dao) “Chồng ta áo rách ta thương Chồng người áo gấm, xông hương mặc người” (Ca dao) Câu hỏi: Em có nhận xét về nghệ thuật của bài ca dao? Chỉ ra tác dụng của nó? -Bài ca dao sử dụng lối nói trùng điệp, nhấn mạnh, tiếp nối: muối, gừng, hãy còn, đang còn…để cuối cùng đi đến một khẳng định sắt son của lòng chung thuỷ: Có xa nhau đi nũa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa. Cách nói ba vạn sáu ngàn ngày tức là một trăm năm- tức là một đời người mới cách xa, có nghĩa là không bao giờ xa cách cả Câu hỏi: Chủ đề của bài Ca dao số 6 là gì? Học sinh: Trả lời. Thao tác 4: Giáo viên hướng dẫn tổng kết nội dung và nghệ thuật. Câu hỏi: Giá trị nội dung và nghệ thuật của những bài ca dao đã học? Học sinh: Phát biểu 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5 phút) Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Giáo viên tổ chức trò chơi ”Tiếp sức” – Giáo viên chia lớp ra làm 3 nhóm và nêu vấn đề: Nhóm 1: Hãy chép lại một số bài ca dao bắt đầu từ :Thân em… Nhóm 2: Hãy chép lại những bài ca dao có hình ảnh chiếc khăn và nỗi nhớ người yêu. Nhóm 3: Hãy chép lại những bài ca dao có hình ảnh chiếc cầu. – Luật chơi: Mỗi nhóm cử 1 thành viên viết vào giấy A0 tại chỗ bằng kĩ thuật khăn trải bàn. ngay sau khi thành viên thứ nhất viết hết những câu mình nhớ thì thành viên thứ 2 tiếp tục. Đội thắng sẽ là đội có số bài ca dao nhiều nhất và đúng nhất . Học sinh thực hiện nhiệm vụ: – HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: |
I.Tìm hiểu chung II. Đọc – hiểu văn bản 1. Ca dao than thân 2.Ca dao yêu thương tình nghĩa 2.1 Bài ca dao số 4 a. Nỗi nhớ thương( 10 câu đầu) * Nhân vật trữ tình: cô gái. * Cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình: thương nhớ người yêu – Nghệ thuật : + Nhân hoá: khăn, đèn + Hoàn dụ: mắt + Điệp cấu trúc : khăn thương nhớ ai … +Câu hỏi tu từ: “thương nhớ ai” ” xuyên suốt bài ca dao để khẳng định, bộc bạch nỗi nhớ thường trực, da diết khắc khoải. -Nỗi nhớ của nhân vật trữ tình được diễn tả gián tiếp qua các hình ảnh: Khăn, đèn, mắt – 6 câu đầu: Hình ảnh Khăn– Láy lại 6 lần; chủ yếu thanh bằng. + Hình ảnh khăn được hỏi đến đầu tiên và nhiều nhất trong 6 dòng thơ đầu vì : · Vật trao duyên , vật kỷ niệm · Chia sẻ niềm thương nỗi nhớ của người con gái . “Một điệp khúc làm cho nỗi nhớ thêm triền miên , da diết,khắc khoải , vừa rất mãnh liệt vừa rất nữ tính. + Những trạng thái của chiếc khăn . Thương nhớ. . Rơi xuống đất. . Vắt lên vai. . Chùi nước mắt. ” diễn tả nỗi nhớ trải ra không gian nhiều chiều và tâm trạng rối bời, ngổn ngang trăm mối của cô gái. – Câu 7,8 : Hình ảnh ngọn đèn + Ngọn đèn : thước đo thời gian/ nỗi nhớ chuyển từ không gian sang thời gian, từ ngày sang đêm nên càng thêm sâu sắc, da diết. + “Đèn không tắt” : sự trằn trọc thâu đêm trong nỗi nhớ thương ” là ẩn dụ chỉ ngọn lửa tình yêu bừng cháy, mãnh liệt, nỗi nhớ đằng đẵng với thời gian. – Câu 9,10 : Hình ảnh đôi mắt + Đôi mắt: cửa sổ tâm hồn ” Cô gái trực tiếp hỏi chính mình + “Mắt ngủ không yên”” Sự trằn trọc, thao thức ” nỗi nhớ xâm nhập cả tiềm thức và vô thức của cô gái. ” Hình ảnh đôi mắt diễn tả chiều sâu của nỗi nhớ. + Hỏi khăn/ đèn/ mắt: chính là hỏi lòng mình ” Khăn, đèn, mắt biểu tượng cho nỗi niềm thương nhớ của người con gái đang yêu. [10 câu đầu: + Diễn tả không gian ba chiều của nỗi nhớ (trải rộng theo không gian, trải dài theo thời gian và thâm nhập vào chiều sâu tiềm thức và vô thức của con người). + Thể hiện sự vận động cứ tăng dần, mãnh liệt, dâng trào từ của nỗi nhớ. b. Nỗi lo phiền (2 câu cuối) * Thể thơ: lục bát (khác 10 câu trên: thể vãn bốn)” âm điệu da diết, khắc khoải, lắng sâu. * Tâm trạng: -Lo phiền: lo lắng, phiền muộn không yên một bề , bởi vì: + Những hủ tục của xã hội phong kiến. +Sợ tình cảm chàng trai không bền chặt ” Nỗi lo của cô gái trước ngưỡng cửa hôn nhân. Trong tình yêu ấy chứa đựng sự lo lắng , bất an, đó là những dự cảm về bất trắc. } Tiểu kết: Bài ca dao thể hiện nỗi nhớ thương bồn chồn, da diết xen lẫn những lo âu của một trái tim chân thành, cháy bỏng yêu thương. 2.2. Bài ca dao số 6 – Nhân vật trữ tình bày tỏ nghĩa tình chung thuỷ không phai của con người. Thông qua hình ảnh mang tình tượng trưng: gừng và muối * Câu 1, 2: – Hình ảnh: Muối và gừng: gia vị, vị thuốc: hương vị trong cuộc sống. + Thử thách thời gian không làm nhạt phai hương vị: Muối- 3 năm- còn mặn/ Gừng- 9 tháng- còn cay. – Hình ảnh biểu tượng: muối mặn- gừng cay biểu trưng cho sự gắn bó thủy chung của con người – hương vị tình người ” Đồng thời sự gắn bó tự nhiên của chúng còn biểu trưng cho tình nghĩa thủy chung của con người. *Câu 3,4: – Tình nghĩa con người: “nghĩa nặng tình dày” Ba vạn sáu ngàn ngày – mới xa ” thời gian phiếm chỉ: Cả đời người ” khẳng định lại một lần nữa sự chung thủy sắt son của đôi vợ chồng dù có gặp khó khăn vất vả } Tiểu kết: Bài ca dao trên thể hiện sự gắn bó thuỷ chung, son sắt, bền vững của tình cảm vợ chồng. III.Tổng kết 1. Nội dung: ca dao than thân yêu thương tình nghĩa thể hiện nỗi niềm chua xót đắng cay và thình cảm yêu thương chung thủy của người bình dân trong xã hội cũ. 2. Nghệ thuật: -Thể thơ lục bát, hoặc lục bát biến thể, môt típ dân gian…. -Các thủ pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, hoán dụ, tượng trưng… Một số bài ca dao bắt đầu bằng cụm từ “Thân em” – Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày – Thân em như hạt mưa rào Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa – Thân em như trái bần trôi Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu – Thân em như miếng cau khô Kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày – Thân em như giếng giữa đàng Người khôn rửa mặt, người phàn rửa chân. Một số bài ca dao về nỗi nhớ người yêu và về cái khăn: – Nhớ ai như nhớ thuốc lào Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên – Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai? – Đêm qua ra đứng bờ ao Trông cá cá lặn trông sao sao mờ Buồn trông con nhện giăng tơ Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai Buồn trông chênh chếch sao mai Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ. – Gửi khăn, gửi áo, gửi lời Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa – Nhớ khi khăn mở trầu trao Miệng chỉ cười nụ biết bao nhiêu tình. Xem thêm một số câu ca dao về chiếc cầu dưới đây: – Hai ta cách một con sông Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang – Cách nhau có một con đầm Muốn sang sanh ngả cành trầm cho sang Cành trầu lá dọc lá ngang Đố người bên ấy bước sang cành trầm – Gần đây mà chẳng sang chơi Để em ngắt ngọn mồng tơi bắc cầu Sợ rằng chàng chả đi cầu Cho tốn công thợ, cho sầu lòng em… |
4. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà.( 2 PHÚT)
-Học bài cũ: – Học thuộc lòng sáu bài ca dao. – Sưu tầm thêm những bài ca dao được mở đầu bằng “Thân em…” và “Ước gì“… -Chuẩn bị bài mới: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết ( Tiếng Việt ). |