Đọc hiểu Cha chở con đi học ,viết bài luận về bản thân để ứng tuyển làm thành viên của Ban tổ chức sự kiện

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT

Ma trận

   TT Kĩ năng Nội dung kiến thức / Đơn vị kĩ năng Mức độ nhận thức  
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tỉ lệ
1 Đọc Truyện 3 3 1 1 60
2 Viết

 

Viết bài luận về bản thân 1* 1* 1* 1* 40
Tổng 25 35 30 10 100
Tỉ lệ% 60 40

 

Đặc tả.

TT Kĩ năng Đơn vị kiến thức/Kĩ năng Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Tỉ lệ %
Nhận biết Thông hiểu Vận Dụng Vận dụng cao
1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Đọc hiểu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Truyện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhận biết:

Nhận biết lời kể, ngôi kể (Câu 1), lời người kể chuyện và lời nhân vật.

Nhận biết đề tài, không gian, thời gian (Câu 2), chi tiết tiêu biểu trong truyện (Câu 3).

– Nhận biết được những đặc điểm của nhân vật , cốt truyện, câu chuyện trong tác phẩm truyện.

– Nhận biết được bối cảnh lịch sử – văn hóa được thể hiện trong văn bản truyện.

Thông hiểu:

– Tóm tắt được cốt truyện và lí giải được ý nghĩa, tác dụng của cốt truyện.

Phân tích được các chi tiết tiêu biểu (Câu 4), đề tài, câu chuyện và lí giải được mối quan hệ giữa các yếu tố này trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

– Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của việc lựa chọn lời kể, ngôi kể , điểm nhìn trong tác phẩm.

Phân tích, đánh giá được đặc điểm của nhân vật (Câu 5) và vai trò của nhân vật trong tác phẩm.

Xác định được chủ đề , tư tưởng của tác phẩm (Câu 6) ; chỉ ra được những căn cứ để xác định chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.

– Phát hiện và lí giải các giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản.

– Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật.

Vận dụng:

– Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra. (Câu 7)

– Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với tình cảm, quan niệm, cách nghĩ của bản thân trước một vấn đề đặt ra trong đời sống hoặc văn học.

Vận dụng cao:

– Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản.

Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp (Câu 8), chi tiết, hình tượng, những đặc sắc về nghệ thuật trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân.

– Liên hệ để thấy một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm truyện thuộc những nền văn học khác nhau.

3 câu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3 câu

 

1câu 1 câu 60
2 Viết 4. Viết bài luận về bản thân. Nhận biết:

Xác định được đúng yêu cầu về nội dung và hình thức của bài luận về bản thân.

– Xác định được đúng đề tài, đối tượng của bài luận về bản thân.

– Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận;

Thông hiểu:

– Thể hiện được mục đích của bài luận; đảm bảo sự phù hợp giữa mục đích, đối tượng và cách thức trình bày bài luận.

– Trình bày được những năng lực, sở trường, quan niệm của bản thân tùy theo mục đích viết luận.

– Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

Thể hiện thái độ khiêm tốn, cầu thị, tự tin của bản thân.

Vận dụng cao:

– Sử dụng hợp lí sự kết hợp của các phương thức miêu tả, biểu cảm,… để tăng sức thuyết phục cho bài luận.

– Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt.

– Vận dụng hiệu quả những kiến thức tiếng Việt lớp 10 để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết.

1* 1*

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1* 1 câuTL 40
Tỉ lệ %   25% 35% 20% 10% 100%
Tỉ lệ chung   60% 40%

Đề kiểm tra

          SỞ GD-ĐT TIỀN GIANG                     ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CÔN              NĂM HỌC: 2023 – 2024

                (Đề tham khảo)                                           MÔN VĂN  KHỐI 10

                                                              Thời gian làm bài: 90 phút

Họ và tên học sinh:……………………………… Mã số học sinh:……………………

—————————————————————-

Phần I. ĐỌC HIỂU: (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

CHA CHỞ CON ĐI HỌC

Suốt thời con học mẫu giáo, chỉ có một lần ba không phải là người đến sớm nhất. Phố đang mưa, ba chạy nhanh quá, không tránh kịp chiếc xe tải bất ngờ quẹo cua, đành thắng gấp. Chiếc Cub lết đi mấy chục mét, ba ngã nằm dưới gầm xe tải. May mà thoát chết! Lồm cồm bật dậy, chạy đến trường, hối hả ẵm con, hối hả xin lỗi. Con làm thinh, nhìn mãi mặt ba, lâu lắm, chợt nói: “Ba ơi, sao trán ba có máu?”.

Năm con vào tiểu học, đường đến trường xa hơn. Ba vẫn chở con trên chiếc Cub cũ mèm. Buổi sáng, hễ chia tay nhau ngoài cổng trường là con nhắc: “Ba ơi! Ba cứ đứng đây nghen, ba! Khi nào con vô lớp rồi ba hãy về nghen, ba!”. “Ừ! Ba sẽ đứng đây! Đừng lo!”.

Con đi qua sân, đến tận hành lang phòng học vẫn quay ra, dáo dác ngó, xem ba có còn đứng đó hay không. Ba đứng nhìn cái lưng nhỏ xíu của con lẫn trong đám học trò, giơ tay thật cao cho con thấy, đợi đến khi con vào lớp mới chạy vội cho kịp giờ dạy.

(…)Năm con vào cấp II, trường xa thêm chút nữa. Chiếc Cub cà tàng giờ uống xăng như uống nước, tuần nào cũng phải đem đến tiệm sửa hai, ba lần, nên ba và con phải thức sớm, dẫn xe ra hẻm, đạp cho nó nổ máy, phun khói đen mù mịt một lúc mới chịu chạy êm. Ba không còn đón con sớm nhất nữa mà có khi trễ, rất trễ vì thỉnh thoảng xe xì vỏ, nghẹt xăng…

Một lần, mưa rất to, phố xá chìm trong nước. Xe ướt bugi, chết máy. Ba xuống xe, dặn: “Con cứ mặc áo mưa, ngồi trên xe để ba dẫn qua chỗ ngập!”. Ba lội bì bõm trong nước, đẩy xe len trong dòng người cũng đang vật vã với cảnh nước ngập đến đùi. Bỗng thấy chiếc xe nhẹ hơn, quay lại, thấy con đã cởi áo mưa, nhảy xuống từ lúc nào, cắn răng đẩy tiếp. Ba và con về đến nhà ướt mem, vậy mà vẫn nhìn nhau cười.

Năm con vào cấp III, trường xa lắm, mỗi ngày hai lượt đi, về hơn hai mươi cây số. Chiếc Cub đã bán cho đồng nát. Ba mua chiếc Dream mới, không còn sợ cảnh chết máy dọc đường. Con ngồi phía sau, nói đủ chuyện trên đời: chuyện nhà, chuyện trường, chuyện thầy cô, bè bạn… Có khi xe đã đến cổng trường mà chuyện còn chưa dứt. Trong tiếng mưa, tiếng còi chói tai, tiếng máy xe gầm rú, tiếng cãi vã, hò hét xô bồ giữa đám khói bụi, giữa những ngã tư, ngã năm ùn ứ người và xe giờ cao điểm, ba vẫn nghe rất rõ tiếng con liến thoắng, vì tiếng nói đó ở ngay sau lưng ba.

Ngày con thi đại học, ba chở con đến trường rất sớm rồi chờ ngoài cổng, chen chúc trong nhóm cha mẹ cũng ngồi chờ con, hết đứng lại ngồi. Gặp vài học sinh nộp bài ra sớm, cả nhóm nhao nhao bu lại hỏi: “Ra tác phẩm gì, con?”, “Đề khó không, con?”…Ba chạy mua một ly nước mía, đợi con ra khỏi cổng trường là vội vã đưa: “Uống đi con! Cho khỏe rồi về! Làm bài được không, con?”.Con cầm ly nước mía, ngó ba, chớp mắt mấy cái như bối rối: “Chắc không tệ ba à!”.

“Đâu, đưa đề ba coi!”. Con cười, lấy đề đưa cho ba. Ba cắm cúi đọc, toàn số và hình, công thức và đồ thị, chẳng biết ất giáp gì. Nhưng thôi, cứ lướt qua cho yên tâm.

Con đi học xa, vậy mà thỉnh thoảng, trong giấc ngủ, ba vẫn hay choàng tỉnh, hoảng hốt vì hình như đã thức dậy trễ giờ đưa con đi học. Biết rằng ở thành phố, chiếc xe là phương tiện tối hậu, nếu không con phải thức sớm, đi bộ cả quãng đường ba cây số từ ký túc xá đến lớp mới kịp giờ, nhưng cứ dụ dự mãi vì lo tình hình giao thông phức tạp, lỡ có bề nào. Cuối cùng, đành bấm bụng đem chiếc Dream lên Sài Gòn cho con đỡ chân…

Con ra trường rồi ở lại Sài Gòn làm việc. Ba đi thăm con, đang chờ ngoài cổng bến xe Miền Tây thì nghe con gọi. Con chạy chiếc Dream ba cho, trờ tới, với tay xách túi đồ, nói: “Lên xe đi ba! Con chở ba về”. Ba ngồi sau lưng con, đi qua chằng chịt phố xá, xe chen xe, người chen người, hoa cả mắt.

Con luôn miệng giải thích: “Ở đây người ta chạy nhanh lắm, không giống ở quê mình!”, “Chỗ này có quán ăn miền Tây nè ba!”, “Mình vừa qua Đầm Sen đó ba”… Ba làm thinh nghe con nói, tiếng nói không còn vang lên từ phía sau mà từ phía trước. Hết nghe rồi lại nhìn! Ba nhìn tấm lưng dài và rộng của chàng trai trẻ, rưng rưng nhớ cái lưng nhỏ xíu của con ngày mới vào tiểu học.

Rồi ba nhìn con đường trước mặt, dài thăm thẳm, lóa nắng, ngập khói bụi, ken đặc xe cộ, nửa ngao ngán, nửa thắc thỏm, tưởng tượng những sáng, những chiều, những tuần… con từ nhà đến chỗ làm rồi từ chỗ làm về nhà trên chiếc Dream đã rệu rã.

– Ráng làm có tiền đổi xe mới đi, con! Chiếc này tệ lắm rồi!

– Còn chạy tốt mà ba! Con ráng o bế nó, để dành chở cháu nội ba đi học!

Ba cười cười, mắng con: “Thằng cha mày!”

(Nguyễn Kim Châu,https://www.truyenngan.com.vn/truyen-ngan/truyen-ngan-gia-dinh/47177-ba-cho-con-di-hoc.html)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1 (1.0 điểm): Trong câu chuyện, lời kể chuyện là lời của ai? Ngôi kể thứ mấy?

Câu 2 (0.5 điểm): Câu chuyện được tác giả kể theo trật tự thời gian nào?

Câu 3 (0.75 điểm): Những chi tiết nào thể hiện rõ nhất tình cảm của người Ba dành cho con trai mình từ khi con còn bé đến trước khi con lên Sài Gòn học đại học?

Câu 4 (0.75 điểm): Sau khi hỏi thăm con lúc con vừa ra khỏi trường thi đại học, người Ba lại cầm lấy đề thi của con đọc dù không biết ất giáp gì. Theo anh/chị hành động đó thể hiện những tâm trạng gì của người Ba?

Câu 5 (1.0 điểm):  Qua câu chuyện trên anh/chị đánh giá nhân vật người Ba  như thế nào? Căn cứ vào đâu để anh/chị nhận xét như thế?

Câu 6 (0.5 điểm): Theo anh/chị, chủ đề của câu chuyện là gì? Từ đó cho thấy tác giả quan niệm như thế nào về mối quan hệ cha con?

Câu 7 (1.0 điểm): Từ câu chuyện trên, anh/chị rút ra được những bài học gì cho bản thân?

Câu 8 (0.5 điểm): Theo anh/chị, câu chuyện trên tác động như thế nào đến giới trẻ ngày nay?

Phần 2: LÀM VĂN (4.0 điểm)

Trong những năm gần đây, “Ngày của Cha” (một ngày tôn vinh người Cha có nguồn gốc phương Tây) đang dần được giới trẻ Việt Nam hưởng ứng ngày càng rộng rãi. Để chuẩn bị  cho  “Ngày của Cha” năm nay, ngày Chủ nhật, 16/6/2024, Câu lạc bộ SỐNG YÊU THƯƠNG của trường ta tổ chức tuyển thành viên cho sự kiện lan tỏa yêu thương này. Em hãy viết một bài luận về bản thân để ứng tuyển làm thành viên của Ban tổ chức sự kiện trên.

……………………HẾT……………………….

4.Đáp án và Hướng dẫn chấm:

 

 

(Đề minh họa)

ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM

 KIỂM TRA HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2023 – 2024

MÔN NGỮ VĂN KHỐI: 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 04 trang)

Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 6.0
  1 – Lời kể của người Ba

– Ngôi kể thứ nhất

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời  2 ý như đáp án: 1.0 điểm

– Học sinh trả lời  1 trong 2 ý như đáp án: 0.5 điểm

– Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0.0 điểm

1.0
2 Câu chuyện được tác giả kể theo trật tự lớn lên, trưởng thành của con: Mẫu giáo – Tiểu học – Cấp II – Cấp III – Đại học – Đi làm

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như đáp án: 0.5 điểm

– Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0.0 điểm

0.5
  3 Những chi tiết thể hiện rõ nhất tình cảm của Ba dành cho con trai mình từ khi con còn bé đến trước khi con lên Sài Gòn học đại học:

– Hồi Mẫu giáo: luôn là người đón con sớm nhất, có lần vội đón con đến nỗi bị tai nạn xe xuýt chết.

– Tiểu học: Luôn đứng cổng trường, vẫy tay cho con thấy cho đến khi con vào lớp học mới thôi.

– Cấp II: một lần trời mưa ngập phố, ba bảo con mặc áo mưa, ngồi trên xe để ba đẩy đi.

– Cấp III: lắng nghe tất cả những câu chuyện con kể vang lên sau lưng ba, chầu chực ngoài cổng trường thi đại học của con

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời  3 ý  đến 4 ý như đáp án: 0.75 điểm

– Học sinh trả lời  2 ý như đáp án: 0.5 điểm

– Học sinh trả lời  1 ý như đáp án: 0.25 điểm

– Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0.0 điểm

0.75
  4 Hành động đó thể hiện những tâm trạng gì của người ba?

– Đọc để yên tâm rằng mình đã nhìn thấy đề thi của con

– Thể hiện sự âu lo của ba sợ con mình không làm bài tốt, sợ con không đỗ đại học sẽ ảnh hưởng đến tương lai của con.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời  2 ý  như đáp án: 0.75 điểm

– Học sinh trả lời  1 ý như đáp án: 0.5 điểm

– Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0.0 điểm

0.75
  5 – Nhân vật người Ba là một người cha giàu lòng thương con, luôn lo nghĩ cho con.

– Căn cứ:

+ Luôn  dõi theo từng bước đường đời của con: nhớ như in từng hình ảnh, kỉ niệm gắn với từng mốc đường đời của con.

+ Ba luôn quan tâm, lo lắng, chăm sóc cho con: lo con phải chờ ba nếu ba rước trễ, đứng nơi cổng trường cho con an lòng, lo con phải lội qua đường ngập nước, sợ con thi rớt đại học, sợ con mỏi chân, muộn giờ nên vượt qua nỗi lo xe cộ, đưa con chiếc xe Dream đi học …

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời 2 ý  như đáp án: 1.0 điểm

– Học sinh trả lời  1 ý như đáp án: 0.5 điểm

– Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0.0 điểm

1.0
  6 – Chủ đề:  Sự yêu thương, chăm sóc của người cha đối với con (thuộc đề tài Gia đình).

– Quan niệm của tác giả: Cha luôn yêu thương, lo nghĩ, dõi theo và lưu giữ những dấu yêu trong từng chặng đường đời của con cho dù con đã khôn lớn bao nhiêu đi nữa.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời 2 ý  như đáp án: 0.5 điểm

– Học sinh trả lời 1 ý như đáp án: 0.25 điểm

– Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0.0 điểm

0.5
  7 Những bài học cho bản thân: Học sinh có thể trình bày theo quan điểm cá nhân miễn hợp lý, thuyết phục. Sau đây là gợi ý:

– Nhận thức: Cùng với Mẹ, Cha luôn là người yêu thương, lo nghĩ, hy sinh cho chúng ta suốt cả cuộc đời.

– Hành động: Hãy làm tròn đạo hiếu của người con: yêu thương, quan tâm chăm sóc Cha khi còn có thể

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời  như đáp án: 1.0 điểm

– Học sinh trả lời được 1 trong 2 ý như đáp án: 0.5 điểm

– Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0.0 điểm

1.0
  8 Tác động của câu chuyện đến giới trẻ ngày nay: Học sinh có thể trình bày theo quan điểm cá nhân miễn hợp lý, thuyết phục. sau đây là gợi ý:

– Bồi đắp thêm tình yêu thương, gắn bó gia đình hơn trong thực trạng ngày càng xa cách thế hệ của mối qua hệ tình thân này.

– Giới trẻ tự nhìn lại chính mình, tự kiểm điểm, tự điều chỉnh thái độ, lời nói, hành vi để sống sao cho xứng với tình yêu thương của ba, của mẹ.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời  như đáp án: 0.5 điểm

– Học sinh trả lời được 1 trong 2 ý như đáp án: 0.25 điểm

– Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0.0 điểm

0.5
Lưu ý: Ở phần Đọc hiểu, Học sinh có thể diễn đạt theo cách riêng nhưng hợp lý, thuyết phục vẫn cho điểm tối đa ỡ mỗi câu.
II VIẾT 4.0
  a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức bài văn

Học sinh trình bày bài văn theo bố cục kiểu bài văn viết luận về bản thân được phân thành 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

0.25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Viết luận về bản thân để ứng tuyển làm thành viên Ban tổ chức sự kiện NGÀY CỦA CHA.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0.5 điểm.

Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0.25 điểm.

0.5
c. Triển khai vấn đề nghị luận

HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được các lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. Có thể theo các gợi ý sau:

– Giới thiệu khái quát những đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của bản thân

– Nêu được mục đích của bài luận: mong muốn được góp sức mình lan tỏa yêu thương nhân NGÀY CỦA CHA năm nay.

– Phân tích được các đặc điểm của bản thân và đưa ra những bằng chứng tin cậy chứng tỏ sự phù hợp của mình với các tiêu chí tuyển dụng của Câu lạc bộ:

+ Hoàn cảnh gia đình: Nêu những tình cảm của Cha dành cho bản thân.

+ Trình bày tình cảm của mình đối với Cha và những việc làm bản thân đã làm thể hiện sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc Cha.

+ Đề xuất các hoạt động tôn vinh người Cha nhân NGÀY CỦA CHA sắp được tổ chức của Câu lạc bộ.

– Khẳng định lại đặc điểm ấn tượng, tiêu biểu của bản thân; thể hiện niềm tin rằng bản thân sẽ có những đóng góp tích cực cho sự kiện khi đã là thành viên Ban tổ chức.

Hướng dẫn chấm:

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (2.0 điểm – 2.5 điểm).

– Lập luận khá chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (1.5 điểm – 1.75 điểm)

– Học sinh lập luận chưa chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ chưa xác đáng, vấn đề nghị luận sơ sài, dẫn chứng không tiêu biểu (1.0 điểm – 1.25 điểm).

– Học sinh lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0.5 điểm – 0.75 điểm).

Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

2.5
  d. Chính tả, ngữ pháp:

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.25
  e. Sáng tạo

– Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

– Có cách diễn đạt mới mẻ, bài văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.

Hướng dẫn chấm:

– Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0.5 điểm

– Đáp ứng được 1 yêu cầu trở lên: 0.25 điểm

0.5
Tổng điểm 10.0

—-HẾT—-

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *